Gió Lạnh Đêm Hè

Chương 31


Bạn đang đọc Gió Lạnh Đêm Hè – Chương 31


Kiều Lê Vân mệt mỏi quá, lại thêm lo buồn vô hạn, trằn trọc trên giường mãi vẫn chưa ngủ được. Cho đến khi nàng vừa chợp mắt thiu thiu được độ mười phút, lại giật mình bàng hoàng: Có tiếng mở và khép cửa buồng, một sự thể mà nàng rất quen thuộc, rất dễ sợ! Quả nhiên, bà Viễn xuất hiện trước mắt nàng! Nàng vội vàng cất tiếng:
– Má! Má gọi con ạ?
– Cô nằm gì mà lúc nào cũng nằm liệt giường liệt chiếu được vậy? Càng ngày cô càng lười biếng hơn, không buồn mó tay vào công việc gì nữa.
Kiều Lê Vân đã ngồi dậy, vội bước xuống đất và mau miệng xin làm ngay công việc nọ việc kia. Nhưng bà Viễn lại bảo:
– Hãy khoan. Cô hãy ở đây, tôi có việc cần nói với cô đã.
– Dạ, thế ạ? Để con mang ghế vào má ngồi.
Nàng toan đi lấy cái ghế, thì bà ngắt ngang:
– Khỏi cần. Thôi, nghe tôi hỏi…
Bà nhìn lên bức hình của con trai, với ánh mắt bực bội khó chịu, rồi hỏi Vân với giọng nhạt nhẽo lạnh lùng:
– Sao? Nghe nói cô có thai?
– Thưa… Con chỉ mới nói chuyện với chị Lưu về tình trạng sức khỏe và những hiện tượng trong cơ thể của con, và chị ấy kết luận rằng con có thai. Thế thôi!
– Hừm! Không thèm nói cho tôi hay, mà cô chỉ nói với chị Lưu? Vậy, mẹ chồng của cô là ai? Là tôi, hay chị Lưu?
– Mẹ tha thứ chọ Vì con không biết như vầy là có mang.
– Dưới mắt cô, làm gì có mụ già này? Cô không coi tôi làm mẹ chồng cô, cô khinh tôi là kẻ không hiểu biết gì hết.
– Má! Con đâu dám thế? Xin má xét lại và tin lòng con.
– Thôi, lúc này không còn thời giờ để nói chuyện tình nghĩa ấy!
Và bà Viễn giở giọng gian ác, nói không ghê miệng:
– Tôi yêu cầu cô hãy phá cái thai đó đi!
– Trời!

Kiều Lê Vân kinh ngạc vô cùng, thiếu chút nữa bị ngất xỉu vì lời nói bất ngờ của mẹ chồng. Thì ra, bà Viễn không hề đếm xỉa gì đến giọt máu của Khang Thu Thủy? Mặt vẫn lạnh như tiền, bà Viễn kiên quyết nói tiếp:
– Cô phải làm thế mới xong.
Kiều Lê Vân òa lên khóc thảm thiết, rồi van xin:
– Không! Không! Con lạy má! Má tha cho con. Con cần phải có đứa con này. Anh Thủy cũng cần có nó.
– Thằng Thủy nó còn non trẻ, lại là sinh viên du học. Thế nào lại chẳng có một cô gái xinh đẹp và vẹn toàn thân thể yêu thích nó! Lo gì nó không có con!
Nàng vẫn thổn thức, cố nuốt lệ. Bà lại hỏi:
– Cô thử nghĩ coi: Nếu cô lại đẻ ra một đứa con có tật, thì chúng tôi biết làm thế nào?
– Nếu thế, con xin bế đứa hài nhi ra đi, con xin rời bỏ nhà này mà đi thật xa.
– Một lời nói là một đọi máu. Cô nói rồi, cô phải giữ lời.
Tội nghiệp Kiều Lê Vân! Nàng chỉ còn biết gục mặt xuống chiếc gối mà khóc, nghe rất thương tâm. Nhưng, dù nước mắt của nàng có thấm mềm sắt đá, vẫn không làm cho lòng bà Viễn xúc động mảy maỵ Bà càng bực tức giận dữ:
– Sao mà lắm nước mắt thế? Lúc này đã có ai chết đâu, mà cô khóc? Tôi để yên cho cô sinh đẻ đứa con, ấy là tôi xử tốt với cô lắm rồi.
– Con được đội ơn má nhiều lắm.
– Hừm! Đâu dám nhận lời cám ơn của cộ Chỉ mong rằng đến một ngày mai đây, cô chịu buông bỏ thằng con tôi ra, ấy là tôi cám ơn cô vô cùng.
– Con không thể lìa bỏ, bởi anh ấy yêu thương con. Anh ấy là chồng của con. Nếu quả thật anh ấy không yêu con, con nhất định lìa bỏ. Nhưng lìa bỏ không có nghĩa là không yêu anh ấy.
– Thôi, thôi! Đủ rồi. Đừng lải nhải chuyện yêu đương trước mặt tôi nữa. Có điều tôi cần bảo cho cô biết là: Có mang, có chửa không phải là lý do để cô lơ là công việc trong nhà này! Cô vẫn phải làm mọi việc thường lệ.
– Vâng, con xin làm, con sẽ làm nữa.
– Không làm cũng không xong, nghe cô!
Với một người mẹ chồng nanh nọc độc ác như bà Viễn, thì giọt máu của con trai bà, tức giòng máu nhà bà nằm trong bụng người con dâu mà bà ghét bỏ… nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Bà không hề thiết đến giọt máu ấy. Muốn con bà bỏ vợ, thì bà phải làm sao hủy hoại cái sợi giây đang thành hình sẽ ràng buộc đôi trẻ đó. Bà bắt Kiều Lê Vân phá thai, nàng nhất định không chịu phá, tất nhiên bà phải bắt nàng làm lụng thật cơ cực vất vả, khiến cho nàng phải có lúc sa sẩy mà để… tụt cái thai ấy ra, bà mới nghe.
Tuy nhiên, hành động, cơ mưu của bà độc ác như vậy mà miệng lưỡi của bà đối trước thân gia, lại rất tử tế ngọt ngào!…
Bữa hôm tiếp điện thoại của bà Văn gọi tới, bà Viễn niềm nở chào hỏi và xác nhận tin con dâu thụ thai với giọng hân hoan:

– A lổ… A! Thì ra “chị suôi” của tôi! Dạ, thưa đúng như thế ạ. Vân đã có tin mừng. Đây cũng nhờ phúc đức của bà bên nhà nữa vậy. Dạ vâng! Thế thì quý hóa lắm, còn gì hơn?… Mà ông bà quá bộ sang chơi để thăm Vân, là việc rất cần. Vâng, chúng tôi đón đợi ông bà đây ạ!…
Buông ống nói xuống, bà Viễn hối hả gọi chị Lưu sửa soạn mọi thứ, và đi mua thêm thức ăn về làm bữa tiệc, tiếp đãi thân gia…
Rồi hôm ấy, trong khi ông Văn chuyện trò với ông bà Viễn ở phòng khách, thì bà Văn và Kiều Lê Vân ôm nhau ứa lệ nghẹn ngào ở trong buồng riêng của nàng.
Bà Văn đoán biết con gái bị đối xử không ra gì, nhưng không tiện hỏi. Bà hy vọng ngày Khang Thu Thủy trở về, hắn sẽ cứu được vợ ra thoát cảnh khổ đau. Phần Kiều Lê Vân, nàng cũng hy vọng như thế, nên cắn răng giấu nhẹm mọi hành động tàn ác của mẹ chồng, để cha mẹ ruột khỏi đau lòng xót ruột.
ông bà Văn có muốn đưa thức ăn và đồ uống và thuốc thang đến tẩm bổ cho con, cũng không dám, vì nếu ngỏ lời sẽ chạm đến tự ái của bà Viễn, và rất có thể xích mích giữa hai nhà, gây điều tiếng không haỵ Hai bên cha mẹ ruột và cha mẹ chồng xung đột, Kiều Lê Vân sẽ chết kẹt ở giữa. Thêm nữa, trước mặt thân gia, bà Viễn hứa sẽ chăm nom săn sóc con dâu đầy đủ, trông chừng từng giấc ngủ miếng cơm… thì ông bà Văn còn biết nói sao?
Mặc dù vẫn lo buồn đau đớn, nhưng cái ngày hôm ấy là ngày tương đối dễ chịu nhất của Kiều Lê Vân: Nàng được gặp cha mẹ, được mẹ âu yếm săn sóc bên giường, và nhất là bà mẹ chông không dám sai khiến nàng làm lụng một việc gì, dù là việc rất nhẹ.
Ngày vui quá ngắn ngủi, vụt đi như bóng câu qua cửa sổ, rồi những ngày buồn khổ lại diễn ra như cũ như xưa..
o0o
Sáng hôm ấy, Kiều Lê Vân đang xách thùng tưới hoa ở ngoài vường, dưới ánh nắng gay gắt, mồ hôi nhễ nhại đầm đìa… bỗng có tiếng cười nói lanh lảnh phía sau nghe rất quen thuộc.
– Vân ơi! Chà! Yêu hoa thế kia à? Chăm tưới hoa lắm nhỉ?
– A! Thật không ngờ được Lệ đến thăm!
Thì ra Hoa Lệ, một trong bốn cô bạn chí thân của Kiều Lê Vân. Lệ vào nhà, tới phòng khách, thấy chị Lưu nói Vân đang tưới hoa ở ngoài vườn, nên cô gái liền tìm ra.
Không lẽ tiếp bạn ở ngoài vườn, Kiều Lê Vân phải mời Lệ vào phòng khách; và cô bạn vui tính này nói cười tíu tít, chuyện dứt không ra. Cố nhiên, Kiều Lê Vân phải gắng gượng tươi nét mặt để che dấu nỗi cực khổ, và đối đáp đầy đủ mọi câu chuyện, không dám uể oải lơ là…
Khi hai cô bạn học cũ, cách biệt lâu ngày, bỗng gặp lại nhau thì thiếu gì chuyện để nói? Thêm nữa, Hoa Lệ là một thiếu nữ tốt bụng, xuề xòa, rất yêu mến bạn, nên cô hỏi thăm đủ thứ: hỏi về nếp sống hàng ngày của cuộc đời làm vợ, làm dâu; hỏi về tin tức và việc học hành của Khang Thu Thủy ở ngoại quốc; hỏi thăm cha mẹ ruột của bạn… và trăm thứ nữa. Hết thăm hỏi, đến kể lể: Kể chuyện về ba cô bạn Hồ Bình, Vương Nhụy, Khâu Anh Đài; kể lể về việc học hiện tại; kể lể về… những mối tình ngắn ngủi, hoặc dây dưa, chưa biết “ngày mai rồi sẽ ra sao “…
Cho đến khi cô bạn dứt ra đi về, Kiều Lê Vân tiễn chân bạn ra cổng, rồi quay vào nhà, nàng mới sực nhớ tới công việc đang bỏ dở: tưới hoa!
Nàng vội vã chạy ra vườn để tiếp tục công việc nặng nhọc ấy, nhưng đã trễ mất rồi: Nàng thấy bà mẹ chồng đang xách thùng nước tưới từ khóm cây này qua khóm khác. Tim nàng đập dồn dập, sắc mặt tái mét, Kiều Lê Vân bước tới xin lỗi:
– Thưa má, vì có chị bạn học đến thăm, con phải tiếp chuyện.
– Hừm! Nếu không có cái chân thọt, thì cô có thể là bông hoa loè loẹt để trưng bày ở phòng tiếp khách!
Tiếp bạn gái một chốc, mà bị câu mai mỉa sâu cay như thế, nàng cố nuốt nhục im hơi, không dám biện bạch một lời. Bà Viễn quẳng cái thùng tưới nước xuống. Nàng vội xách lên, đi múc thêm nước, lật đật, lảo đảo trở lại tưới hoa. Nhưng chưa hết! Bà mẹ chồng cay nghiệt còn đứng đó mắng nhiếc thậm tệ:

– ép buộc “mợ” phá thai, tôi ngại phạm pháp, “mợ cả” à! Cho nên ngày đêm tôi chỉ mong mỏi làm sao cho “mợ” sẩy tuột cái của nợ đó ra! Tốt hơn hết là lúc này mợ đẻ non ngay ra vườn hoa này, để cho tôi hết lo lắng ngày đêm; lo sợ rằng mợ sẽ đẻ ra một cái của quái!
Nước mắt tuôn ràn rụa, Kiều Lê Vân không dám ngừng tay làm việc. Trước khi rời khỏi vườn hoa, bà Viễn còn mắng thêm một câu:
– Hừm! cái giống què quặt thì làm sao mà sinh đẻ ra con cái tốt lành cho được!
o0o
ông bà Viễn không cho Kiều Lê Vân một đồng một chữ để tiêu xài. Ông bà Văn muốn cho nàng, nàng lại không muốn lấy. Bới vì mẹ chồng đã tước đoạt hết tự do của nàng, thì dẫu nàng có tiền, nàng cũng không thể bước chân đi đâu để mua sắm gì được. Nhưng cũng chính vì nàng không chịu giữ tiền bạc trong mình, mà hôm ấy nàng bị một trận nhục nhã, do cô em chồng gây ra.
Trưa hôm ấy, nàng đang sắp sửa chợp mắt ngủ trưa, thì thấy Khang Tiểu Mai đẩy cửa buồng bước vào:
– Chị ngủ đó sao?
– Không. Chỉ nằm nghỉ chút thôi. Cô cần hỏi gì đấy?
– Gần đây, em xài hơi quá tay, nay hết nhẵn tiền, mà ba với má đều nhất quyết không cho đồng nào nữa. Đang cần món tiêu rất gấp, chị cho mượn tạm một ngàn đồng, được chăng?
Kiều Lê Vân giật mình thầm nhủ: “Khang Tiểu Mai mua sắm món gì, mà cần số tiền lớn quá vậy?” Tuy nhiên, nếu như có được số tiền ấy, nàng cũng phải cho cô em chồng vay, để lấy lòng, nhưng ngặt vì không có, nàng đành nói thật:
– Tôi chỉ còn vỏn vẹn ba trăm, định dành để mua tem gửi thư cho anh dần dần. Vậy cô cần quá, thì hãy lấy tạm mà tiêu. Nếu chưa đủ, để tôi gọi điện thoại về hỏi xin má tôi, rồi đưa cô sau.
Đột nhiên, Khang Tiểu Mai trở mặt giở giọng nói:
– Thôi, chẳng cần nữa. Chị không thích cho vay, thì cứ nói thẳng thắn ra. Tôi rất ghét cái lối viện cớ này chuyện nọ để chối khéo.
– Này, cô Mai! tôi không phải hạng giả dối đâu.
– Hừm! Tôi đã biết từ trước. Con người tật nguyền, làm sao lòng dạ tử tế được!
– Này! Cô nên biết…
– Biết gì? “Cô” định đánh tôi chăng?
– Tôi sẽ không khi nào mắng cô một lời, chứ đừng nói là đánh cộ Nhưng cô đòi hỏi, cũng phải cho tôi một thời hạn chứ?
– Thôi, từ nay tôi sẽ không yêu cầu cô việc gì nữa hết! Cô ghê gớm quá. Tôi không dám trêu vào tay cô.
– Cô Mai! Cô đừng nên như thế!
– Tôi nói toạc ra cho cô hay: Anh Thủy tôi ở ngoại quốc, đã có một cô “bồ” học giỏi và đẹp tuyệt rồi!
Câu nói “rung cây” của Khang Tiểu Mai không làm cho Kiều Lê Vân giật mình lo sợ hoặc hoài nghi tức tối, bởi nàng rất tin tưởng ở chồng. Khang Tiểu Mai thấy thế, càng tức, đay nghiến thêm:
– Cô còn nằm lì ở nhà tôi làm gì nữa? Toan chơi trò “đó rách choán chỗ” sao? Hãy nhìn kỹ lại cái chân mà suy ngẫm về giá trị mình. Anh Cả tôi chỉ bồng bột chốc lát, chứ không thật sự yêu thương cô như cô tưởng đâu. Anh ấy chỉ thử chơi cho biết mùi đời chốc lát mà! Cô tưởng anh ấy sẽ yêu mãi mãi sao? Đừng mê ngủ nữa!

– Thôi! Được rồi. Cô đã muốn nói, tôi không thèm cãi nhau với cộ Cô cứ mắng nữa đi. Nhưng mắng nho nhỏ đủ cho tôi nghe là được rồi. Đừng lớn tiếng la thét mà ba má giật mình thức dậy!
Nhưng ông bà Viễn đã giật mình thức dậy rồi. Bà Viễn sồng sộc chạy vào, hùng hổ quát hỏi:
– Chúng mày làm sao thế?
– Cô ả què ấy sỉ nhục con.
Bà Viễn tin ngay lời con gái. Bà giận dữ chửi tàn tệ:
– Con què kia! Dám sỉ nhục con tao? Mày trở mặt phá nhà tao phải không?
Mặc cho Kiều Lê Vân phân bua giải thích, bà Viễn cứ sấn tới, giang thẳng cánh tay, tát vào mặt nàng một tát đổ đom đóm mắt!
Tội nghiệp! Làn da mặt của nàng vốn mịn mềm trắng trẻo, bấy giờ bị một cái tát phũ phàng tàn nhẫn, năm ngón tay bà Viễn in trên đấy đỏ tía, rồi tím bầm rành rành.
Đánh đập nàng rồi, bà Viễn còn chưa thôi, bà còn đứng lại chửi mắng tàn tệ một hồi nữa.
Kiều Lê Vân bị đau đớn ê chề cả thể xác lẫn tinh thần. Nàng như mê đi, không còn biết gì nữa. Cho đến khi bà mẹ chồng tàn ác lui ra, rồi chị Lưu tìm vào an ủi vuốt ve, nàng mới như bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng. Trước cảnh ấy, chị người ở cũng phải động lòng xót xa thaỵ Chị nhìn ngắm Kiều Lê Vân mang dạ chửa với những ngón tay tàn nhẫn in trên mặt, mà phải thầm thắc mắc: Phỏng một tấm lòng yêu đương của chàng trai Khang Thu Thủy có đủ để đền đáp cho cân xứng với cái thảm họa mà cô gái cưng nhà họ Kiều này phải gánh chịu lấy chăng? Tấm thân ngọc nhà này vốn được cha mẹ cưng nuông như cưng trứng mỏng, chỉ vì yêu, mà phải tự đọa đày, lao đầu vào nhà họ Khang, làm những công việc của kẻ tôi đòi, và chuốc lấy những trận đòn như kẻ cướp!
Làn da băng tuyết trên đôi má nàng, vốn chỉ dành cho cha mẹ mơn trớn hôn nựng, nay chỉ vì yêu, đến nỗi bị bàn tay cục súc của một ác phụ đập vào, in hằn dấu vết năm ngón tay! ôi! người xưa vẫn nói “tình là giây oan”, phải chăng đây cũng là một trường hợp? Nghĩ miên man như vậy, rồi chị Lưu nhỏ nhẹ hỏi:
– Tại sao bị đánh đập như vậy, mợ không phản đối?
Kiều Lê Vân nói như trong giấc mơ:
– Phản đối?… Phản đối liệu có ích gì?
– ít ra, mợ cũng biện bạch cho rõ phải quấy chứ?
– Tôi… tôi đành chỉ còn cắn răng chịu đựng, chờ ngày anh Thủy hồi hương… chớ còn biết làm cách nào khác?
Thật vậy, nàng chỉ còn mỗi một hy vọng để tiếp tục sống. Đó là tình yêu và đức chung thủy của chồng.
Nhưng, trong những ngày tháng chồng nàng còn chưa về, nàng còn tiếp tục sống kiếp đọa đày thê thảm.
Sau cái tát và trận mắng chửi, nàng lại phải lăn lưng ra làm những việc thường lệ: lau sàn nhà, xách nước tưới khắp vườn hoa, giặt quần áo, quét dọn sân trước, sân sau, và phụ với chị Lưu, lo cơm nước ngày ba bữa.
Một hôm, bị Ốm lại phải làm việc mệt mỏi quá sức, Kiều Lê Vân ngất xỉu nằm lăn xuống đất. Chị Lưu hoảng hốt kêu inh ỏi, bà Viễn với Khang Tiểu Mai vẫn bình thản dửng dưng. Chị Lưu hằn học nói giọng trách móc, bà chủ mới mở miệng bảo con gái:
– Mai! Mày phụ với chị Lưu, khiêng nó vào buồng. Nó giả vờ chết, thì cứ để cho nó nằm ở trong ấy mà giả vờ với… bốn bức tường!
Thấy Kiều Lê Vân nằm thở yếu hơi, chị Lưu giục Khang Tiểu Mai đi mời bác sĩ, thì cô gái đanh ác lắc đầu, không nói chuyện mời thầy chạy thuốc gì hết!…


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.