Gió Lạnh Đêm Hè

Chương 3


Bạn đang đọc Gió Lạnh Đêm Hè – Chương 3


Cư xá Trung Dũng tọa lạc tại ngoại ô thành phố; phía trước có khu đất trống, được dự tính tại thàng một công viên. Nơi đây lại gần trái núi Thanh Sơn. Nhà Kiều Lê Vân tuy ở tầng dưới cùng, nhưng cũng chỉ cần mở cửa sổ ra, là có thể thưởng ngoạn phong cảnh đẹp.
Sáng sớm hôm ấy, nàng khoan khoái từ giường ngủ bước xuống, quên cả bước đi khó khăn. Nàng vội vã đi vào buồng tắm, vừa đáng răng vừa nhớ lại giấc mơ đêm quạ Quả thật Khang Thu Thủy đã trở lại với nàng trong giấc mộng. Đã là trong mộng, hắn càng xinh trai quyến rũ bội phần…
– Vân ơi! Mau vào ăn sáng con.
Nghe mẹ gọi, nàng quay đầu nhìn, tay ngưng chải răng, nhưng vì miệng đầy bọt kem, nên không thể lên tiếng thưa được. Nàng chỉ khẽ gật đầu ra dấu nàng đã nghe rồi.
Khi rửa mặt xong, chợt cảm thấy hơi đau ở má. Nàng lập tức nhìn vào gương… thì ra cái “vết đậu dậy thì”. Một cô gái vào tuổi hai mươi hai, chính là đang ở vào thời kỳ thanh xuân phát tiết vậy.
Trong lúc ăn sáng, Kiều Lê Vân nhìn mẹ, cao hứng nói:
– Má à! Hôm nay con phải đi vẽ bức tranh mới được.
– Ừ, đã lâu lắm con chưa ra ngoài vẽ tranh. Nhưng con sẽ đi với ai bây giờ?
– Con đi một mình được rồi, không đi đâu xa chỉ ra chỗ chân núi kia thôi.
Bà Kiều Khắc Văn, qua ánh mắt từ ái, có vẻ như đã phát giác tâm sự cô con cưng. Nhưng thật ra, không phải như vậy. Bà chỉ thích đưa ánh mắt, như soi rọi tìm hiểu ý tứ con gái thế thôi…
Bà vẫn thường buồn rầu thắc mắc trong đời bà chưa hề làm điều gì xấu xa, thất đức, thì tại sao đứa con gái duy nhất của bà lại phải mang tật? ôi! Nếu con bà không bị tật chân tai hại, thì với gương mặt kiều diễm như hoa xuân, với đôi mắt bồ câu mơ màng đáng yêu, với thân hình yểu điệu hấp dẫn đó, con bà phải đoạt vương miện trong bất cứ cuộc thi tuyển hoa hậu nào rồi!
– A!…
– Kìa, má! Má lại…
Thấy mẹ thở dài, Kiều Lê Vân vội hỏi mấy tiếng bỏ lửng như vậy… Bà Văn đành trả lời qua vấn đề khác.
– à, có gì đâu. Má chỉ cảm thấy thời gian trôi quá mau; vẫn trôi đi một cách vô tình…
Lần này cũng như bao nhiêu lần rồi, mỗi khi thấy con gái có ý nghi hoặc về tiếng thở dài của mình, bà Văn đều nói lảng qua chuyện khác. Bà thương con vô cùng, nên bà giốc hết tâm cơ để lo liệu chăm sóc cho con được vui. Lòng người mẹ sẽ rất đau buồn nếu thấy đứa con cưng của mình tỏ dấu đau đớn, chán nản vì tật nguyền của nó. Người mẹ thương con luôn tránh than vãn, và nên nhịn cả tiếng thở dài, bởi sợ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm tư của con…
Ăn sáng xong, Kiều Lê Vân đứng dậy. Nàng cũng biết cách làm ẹ vui, nàng bèn tươi cười nhìn mẹ nói:
– Má ạ! Hôm nay con tin chắc có thể hoàn thành một bức danh họa!
Bà Văn vui vẻ nói:
– Lòng con đầy tự tin, mẹ chúc con thành công.
o0o
Khoảng mười mấy phút sau, Kiều Lê Vân tới chân núi Thanh Sơn. Nàng đang dựng giá vẽ, cầm cây bút lông, ngẩng nhìn nền trời trong sáng với những đám mây nổi trôi… Rồi ánh mắt nàng hạ xuống chỏm núi. Nhưng nàng không vẽ phong cảnh hôm nay!.
Tuy nàng nhìn ngắm mây trôi và đỉnh núi, nhưng chẳng phải nàng nhìn để vẽ chúng, mà chính để tìm kiếm ở khoảng giữa mây ấy… Một hình ảnh cái nụ cười đêm qua.
Cuối cùng, nàng ngồi xuống. Ngọn bút vừa đưa ra, đã rụt lại. Lê Vân yêu hội họa vô cùng. Nhưng trước nay, nàng chưa hề vẽ truyền thần một chàng trai nào cả, hơn nữa, vẽ một chàng trai mà nàng yêu mến, thì nay là lần đầu tiên trong đời.
Vừa thẹn thầm vừa vui với riêng mình, Kiều Lê Vân thầm cầu nguyện hôm nay nàng thành công trong nét bút. Nơi này, nàng rất thích ngồi để vẽ. Vậy hôm nay cần một tác phẩm khác thường, nàng chỉ có thể tạo ra nó ở đây.
Nàng quyết tâm hạ bút…
Vừa mới phát họa xong hình một khuôn mặt, nàng ngửng đầu lên, đã thoáng thấy sự lạ. Nàng đưa tay dụi mắt; phải chăng ảo ảnh lại hiện ra nữa đây?
Cách chỗ nàng ngồi không đầy mười thước, đã có một chàng trai đứng đó. Chàng mang cặp kính mầu xanh che nắng; một nụ cười hoan hỉ trên môi, như sung sướng được gặp người quen.
Nàng chưa biết nên hành động ra sao, thì chàng trai xuất hiện đột ngột ấy tươi hơn, chân thoăn thoắt bước lại gần nàng. Hắn vừa kịp dừng chân bên cạnh giá vẽ, nàng đã lẹ làng đưa tay kéo miếng vải che kín bức họa mới khởi đầu. Và khi hắn đưa tay gỡ cặp kính xuống, nàng giật mình kinh ngạc. Đây chẳng phải ảo ảnh, mà là người bằng xương bằng thịt, là cảnh thực với cây cỏ trời mây rõ ràng. Tim nàng đập mạnh dữ dội…
– Ông…
– Cô không thể ngờ Khang Thu Thủy lại tới đây ư?

Kiều Lê Vân vừa toan đứng đậy, kịp thời nhớ ra, và cảnh cáo mình chớ làm như thế nữa. Đôi má nóng lên rần rần, nàng chỉ còn biết nắm chặt cây bút vẽ, không dám ngửng lên nhìn mặt Khang Thu Thủy; và run run giọng nói:
– Tôi thật không biết nên chọn cách nào đây? Hoan nghênh ông? Hay khước từ ông?
– Cố nhiên tôi hy vọng cô lựa cách thứ nhất.
– Để tỏ lòng cảm tạ Ông phục vụ tôi trong bữa tiệc cưới hôm qua, tôi xin để ông tùy ý lựa chọn.
– Tôi lựa chọn cái điều khiến người ta phấn khởi vui sướng.
Như vận dụng hết can đảm, Kiều Lê Vân ngửng đầu lên nhìn, và nàng lại nhận ra một sự thể lạ hơn nữa.
– Ồ! ông yêu thích hội họa lắm sao?
Khang Thu Thủy vỗ vỗ vào bộ đồ vẽ, tươi cười đáp:
– Chỉ lạm mạo mà thôi cô à.
– Ông nói dối! Nói nhún nhường! Hay nói thật đấy?
– Nói thật đấy cô ạ.
Hắn đặt bó đồ vẽ xuống đất, rồi tiếp:
– Bởi vì, trước một nữ họa sĩ vào hạng khá như cô, nói năng thật thà là điều không ngoan nhất.
– Đó là lời tán tụng theo phép lịch sự? Hay là lời thẳng thắn tự nhiên?
– ý thứ hai là đúng.
– Ai! Ai nói cho ông hay?
Kiều Lê Vân đã bạo dạn hơn, dám nhìn chăm chú vào mặt chàng trai.
Hắn đáp:
– Xin hãy cho phép tạm giữ kín. Tôi nói tạm mà thôi.
Nàng nhìn ngắm bó dụng cụ hội họa của hắn mà bảo:
– Nếu vậy ông bầy giá vẽ đi. Chỗ này không phải của riêng tôi.
Hắn có vẻ quá sung sướng vì được người đẹp chiếu cố, thành thử phải dè dặt.
Hắn như muốn bước tới cầm lấy tay nàng, nhưng lạ không dám, cứ xoắn hai bàn tay vào nhau… rồi sau mới cúi xuống lượm bộ đồ vẽ, và đột nhiên hắn tỏ vẻ ngây ngây ngẩn ngẩn hỏi nàng:
– Tôi bầy giá vẽ bên cạnh cô nhé?
– Tôi không có ý kiến.
– Cám ơn cô.
Bầy xong giá vẽ bên cạnh giá vẽ của nàng, hắn cầm cây bút đứng đó, trông ra vẽ như một nhà danh họa, và nàng vừa nhìn ngắm hắn, vừa thầm nghĩ trong lòng:
“Nếu ngày nào cũng tới đây, ngồi kế bên mình để cũng vẽ tranh với nhau, thì… sung sướng biết mấy! “.
Bấy giờ hắn quay nhìn nàng, làm bộ ngây ngô nói:
– Đối trước một nữ họa sĩ kiều diễm lại có thiên tài như cô, tôi thật không biết hạ bút thế nào đây? Và cũng chẳng biết nên vẽ thứ gì bây giờ?
Nàng cười hỏi:

– Ông thường vẽ loại nào giỏi nhất?
– Tôi chả dám nói…
Hắn lại quay nhìn nàng, và tiếp:
– Cô Vân à! Tôi cố nén lòng không được, vậy xin đề nghị một điều này nhé?
– Vâng!
– Kiều Lê Vân hơi giật mình áy náy..
– Có được chăng thưa cô?
– Mong rằng sự trả lời của tôi không làm ông thất vọng.
– Cô à! Chúng ta hãy cùng gác bút, đi ngắm trời mây một chút, nên không?
– Như thế này còn chưa phải là ngắm trời mây hay sao?
Hắn có vẻ băn khoăn khó nói. Nàng rất thích nhìn hắn trong hiện trạng này, bèn nhẹ nhàng bảo:
– Ông không có cái gì ngồi nhỉ?
– Có chứ!
Dứt lời, hắn ngồi ngay xuống đám cỏ non xanh, và còn hứng chí nói:
– Thật dễ chịu.
Nàng như quên bẵng đi rằng nàng với hắn hãy còn xa lạ, cứ tươi cười hỏI:
– Hồi còn nhỏ, chắc ông nghịch ngợm phá phách ghê lắm?
– Sao cô biết?
– Ông không sợ dơ quần áo ư?
Hắn bật lên cười dòn, và nàng cũng cười theo, thật vui vẻ hồn nhiên…
Lát sau, suy nghĩ một chút, hắn thú thật:
– Cô Vân à! Cô biết tại sao tôi biết được cô thường ra đây ngồi vẽ tranh không?
– Chịu.
– Tại vì tôi đã tiếp được tin.. “tình báo”.
Kiều Lê Vân lấy làm lạ, nhưng gượng cười:
– Thế ư? “Thám tử” nào vậy?
– Hồ Bình chứ ai!
– A!
– Phải. Khi tôi gạn hỏi địa chỉ của Vân, thì “bà” ấy thủ khẩu như bình. Nhưng rồi sau “bà” ấy mách kế cho tôI: Cứ chịu khó, sáng sáng, chiều chiều tìm đến chân núi Thanh Sơn, phía trước cư xá Trung Dũng, may ra có thể dò biết quý chỉ, nhìn thấy ngọc nhan… quả nhiên, tôi mới tới lần đầu đã…

– Đã săn “bắt” được tôi?
Kiều Lê Vân ngắt ngang lời nói Khang Thu Thủy, đồng thời trong lòng nàng thầm cảm ơn Hồ Bình. Và Thu Thủy nói tiếp, giọng êm ái ngọt ngào như rót vào tai nàng:
– Tôi đã… tôi đã vô cùng vinh hạnh được gặp cô ở đây.
– Thì ra hôm qua cô ấy đã…
– Vâng cô ấy đã có vài phút rảnh tay, mách bảo cho tôi. Cô ấy thật là một cô dâu được việc. Sáng nay cô cậu đã đáp xe xuống miền Nam hưởng tuần trăng mật rồi.
– Tôi chân thành cầu chúc cho họ được hưởng tuần trăng mật đầy hạnh phúc.
– Hôm qua, cô có vào tân phòng của họ, dự cuộc vui nhộn không?
Suy nghĩ mấy giây, nàng đáp:
– Có, tôi có vào.
– Nói dối nhau làm chi thế?
– Sao ông biết?
Nàng bắt chước giọng nói và dáng điệu thách thức của hắn vừa rồi. Hắn đáp:
– Tôi là người về sau cùng, trước sau tôi không hề thấy cô ở đâu hết.
Nàng mỉn cười, hỏi:
– Phá phách ra sao? Có nhộn không?
– Chà chà! Họ “náo tân phòng” đại tếu đại nhộn!
– “Họ” nghĩa là gồm có cả ông trong đó?
– Vâng đúng thế.
Khang Thu Thủy đáp và nhìn Kiều Lê Vân với ánh mắt chan chứa thâm tình.
– Nhưng tôi không quấy phá. Nếu có cô vào dự, nhất định tôi đã trổ tài đại náo một phen.
Trước giọng nói ấy, trước ánh mắt ấy, Kiều Lê Vân cảm thấy hồi hộp thật sự Tim nàng đập mạnh. Chàng trai ở sát bên nàng, đang thật sự tán tỉnh nàng?
Nghĩ đến bàn chân tật nguyền của mình, nàng hoảng sợ! Như hành động theo bản năng tự vệ, nàng bỏ rơi cái xách tay xuống trước bàn chân để che dấu…
– Cô Vân! Tại sao không vào tân phòng dự cuộc vui, theo tập tục của dân tộc tả Cô Bình là bạn học rất tốt của cô mà?
Nàng bối rối ấp úng:
– Tại vì… Hôm qua… lúc ấy… đột nhiên tôi thấy trong người khó ở, như sắp phát bệnh, do đó tôi phải ra về trước.
Hắn tỏ lộ sự vui mừng ra mặt:
– May thay! Hôm nay cô đã khỏe khoắn, ra đây vẽ tranh được rồi.
– Cảm ơn anh.
Thấy nàng đổi cách xưng hô thân mật, gọi hắn bằng tiếng “anh”, hắn càng bạo dạn hơn, đưa tay toan lật tấm vải phủ bức họa để xem..
Nhưng nàng kịp thời nhận thấy, và chận giữ lại, đôi má đỏ lên như nóng cháy rần rần:
– Không! Không thể xem được.
Hắn không có ý ép nài đòi xem, nên rút tay về, rồi xoa xoa vuốt vuốt những ngọn cỏ xanh non, cho… đỡ ngượng nghịu. Sau đó, là những phút im lặng. Trên trán Khang Thu Thủy những giọt mồ hôi rỉ ra lấm tấm, vì lúc ấy mặt trời đã lên cao, không khí bắt đầu nóng nực.
Hai người tuy ngồi chỗ bóng mát, nhưng cũng cảm thấy nóng.
Thôi, thế là Kiều Lê Vân chắng còn vẽ vời gì được nữa. Nàng không thể phủ nhận chàng trai này đã khuấy động tâm trí nàng. Một cô gái ở tuổi dậy thì, đang lúc hoài xuân, bỗng có chàng trai khôi ngô duyên dáng như vầy xuất hiện gạ chuyện, nàng làm sao giữ được bình tĩnh để vẽ tranh?
Hai người im lặng hồi lâu, thỉnh thoảng lén nhìn nhau…
Rồi cuối cùng Khang Thu Thủy cất tiếng phá cái không khí trầm tịch ấy:

– Cô Vân à! Tôi là bạn học cùng lớp của Diệp Lạc. Cái hồi nãy hay tin hắn đã yêu và theo đuổi Hồ Bình, tôi đã chê hắn ra miệng đó.
Kiều Lê Vân lấy làm lạ, quay nhìn chàng trai, với vẻ sốt ruột, chờ nghe lý dọ Hắn nói tiếp:
– Chẳng phải tôi chê Hồ Bình không đẹp, không tốt, mà tôi chỉ tưởng rằng người thanh niên đáng lúc lo học hành thì không nên nghĩ đến chuyện yêu đương, phải để tâm trí vào cuốn sách tập bài. Dù bị ai chê cười là “con mọt sách” cũng không sợ.
Kiều Lê Vân nghe có vẻ lạ tai. Anh chàng này đã chống sự yêu đương trong lúc cần học tập, thì lúc này còn tìm đến bên nàng tán tỉnh làm gì? Và nàng để ý nghe hắn nói tiếp:
– Tới khi tấm thiếp hồng báo hỉ của họ gửi tới tay tôi, tôi vẫn lắc đầu, oang oang chê cười, bô bô tuyên bố: Hôn nhân sẽ gây trở ngại cho sự học vấn của Diệp Lạc.
– Nhưng anh vẫn đi dự hôn lễ của họ.
– Phải, cho tới khi dự hôn lễ của họ, tôi mới thay đổi hẳn cái quan niệm cũ rích kia.
– A!.. Thế thì sức mạnh của ảnh hưởng thật to.
Kiều Lê Vân hứng thú vì câu nói của Khang Thu Thủy, nàng phải kêu lên như vậy. Bây giờ, hắn không ngồi xếp bằng tròn nữa, hắn duỗi thẳng đôi chân trên mặt cỏ xanh, rồi giải thích:
– Có lẽ không phải tôi chịu ảnh hưởng, mà tôi khám phá ra một sự thật: Khi con người đã tự nhận mình yêu người nào đó, thì mình mới biết ái tình là một thứ vô cùng trọng yếu, nó tạo sung sướng cho cuộc sống con người.
Nghe tới đây Kiều Lê Vân cúi đầu, không nói gì cả.
Khang Thu Thủy tiếp:
– Cô Vân à! Chúng ta mới gặp nhau hai lần, xin tha cho tôi cái tội đường đột, ăn nói quá trớn nhé!… Tôi phải thành thật mà nói, trong tiệc cưới của cặp Hồ- Bình hôm qua, cô đã nổi trội sáng chói như luồng cầu vồng; và bẩy màu sắc tuyệt vời ấy đã xuyên qua riềm mi mắt, chiếu tận tâm não tôi. Tôi, một kẻ trước nay chưa hề chú ý đến một cô gái nào, trong khoảnh khắc đã nảy sinh lòng ngưỡng mộ vô hạn đối với cô; đến nỗi tôi trở thành bạo dạn lạ thường, bước ngay tới, ngồi bên cạnh cộ Tôi săn sóc, phục vụ cô trên tiệc một cách chân thành và rất tự nhiên. Khi được Hồ Bình mách kế tìm kiếm cô, tôi rất cảm ơn cô ấy và liền thi hành ngaỵ Cô Vân, cô chê cười tôi cũng đành chịu. Xin thú thật với cô: Tôi nào có biết vẽ viết gì đâu? Bộ dụng cụ hội họa này, tôi vừa mới mua ở tiệm hồi đêm.
– Tôi… Tôi thật… không biết nên… nói thế nào cho phải đây?
Kiều Lê Vân nghe những lời thành khẩn thiết tha của Khang Thu Thủy, nàng cảm thấy thân mình lạc vào cảnh mộng và chỉ biết đáp lại bâng quơ.
– Xin cô vui lòng nhận lấy tình bạn của tôi. Được cô coi như bạn, cũng là một an ủi lớn lao cho tôi rồi.
– Quen biết nhau như vầy, mặc nhiên chúng ta đã trở thành bạn hữu rồi. Huống chi, anh lại là bạn học của chồng Hồ Bình nữa?
– Tôi biết nói gì để tạ Ơn chiếu cố cho xứng đáng đây?
– Chẳng cần phải thế.
Khang Thu Thủy sung sướng quá, đứng bật dậy, tay cầm cây bút vẽ, miệng nói ba hoa, tíu tít:
– Cô Vân à! Vậy cô dạy cho tôi vẽ nhé! Ngày còn ở lớp tiểu học, tôi rất thích vẽ các ông Nhạc Phi, Trịnh Thành Công, và còn thích vẽ những bộ mặt kiểu của tuồng cổ nữa.
Nàng nghe nói, càng cảm động hơn, khẽ hỏi hắn:
– Tại sao anh không tiếp tục tập vẽ?
– Lên tới ban tú tài, bài vở quá nhiều, không còn thời giờ để vẽ nữa.
– Thế là suýt nữa “mai một kỳ tài” nhé!
Cả hai cùng cười vui vẻ, sau câu nói đùa của nàng. Hắn hỏi:
– Thế nào? Bây giờ nữ họa sư muốn học trò trổ tài vẽ thử cái gì để chấm điểm đây?
– Anh vẽ thử đi xem?
– Còn gì thích thú hơn!
Khang Thu Thủy bèn cầm bút vẽ một khuôn mặt vương tướng thời cổ, kiểu thường được trình bày trên sân khấu.
Kiều Lê Vân ngồi yên lặng, ngắm từ khuôn mặt trông nghiêng đến bàn tay cầm bút của Khang Thu Thủy, nàng càng nhận thấy hắn đẹp trai, dễ mến vô cùng.
Phần Khang Thu Thủy hắn đã thật sự yêu nàng, vì trước mặt một cô gái đẹp thùy mị như thiên tiên giáng thế, với đôi mắt bồ câu trong sáng, với gương mặt ngọc phúc hậu, với khung cảnh non sông nước biết hữu tình này, chàng trai nào mà không yêu cho được?
Kiều Lê Vân đã đẹp lại thông minh, xét qua cử chỉ ngôn ngữ của chàng trai, từ trong tiệc cưới hôm qua cho tới trước cảnh hữu tình ngày hôm nay, nàng dư biết hắn đã yêu nàng rồi. Nhưng càng biết chắc, đầu óc nàng càng bối rối với những dấu hỏi liên tiếp hiện ra:
“Khang Thu Thủy đã hỏi chuyện Diệp Lạc và Hồ Bình về nàng nhiều hay chưa? Họ đã nhận xét thế nào về tính tình của nàng? Và đặc biệt vợ chồng Diệp Lạc, Hồ bình đã nói cho Khang Thu Thủy biết nàng bị tật chân hay chưa? Nếu Hồ Bình không nói ra, liệu Diệp Lạc có nói ra hay không? ”
Lúc này Khang Thu Thủy dường như vẫn chưa hoài nghi về cái chân của nàng cả. Nàng đưa mắt liếc nhìn chàng rồi lại ngầm nhìn về bàn chân tật nguyền của mình, nàng vẫn tin chắc hắn chưa phát hiện.
Sau vài lời khen của nàng về hình vẽ của hắn, cả hai cùng bật lên cười. Khang Thu Thủy quăng cây bút vẽ, lại ngồi xuống đám cỏ, rút khăn tay ra lau những giọt mồ hôi trên trán. Kiều Lê Vân sực nghĩ ra nàng có đem theo cái quạt giấy nho nhỏ ở trong xách taỵ Nàng lấy ra, tươi cười trao cho hắn.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.