Gió Lạnh Đêm Hè

Chương 19


Bạn đang đọc Gió Lạnh Đêm Hè – Chương 19


Cánh cổng nhà ông bà Văn vừa mở, Khang Thu Thủy dắt chiếc xe ra tới bên ngoài, rồi đạp máy nổ:
– Vân, ngồi lên em. Ngồi cho vững, ôm chắc lấy eo anh. Chớ có ngủ gật nghe!
– Đâu có thế.
Khang Thu Thủy còn quay đầu lại, lễ phép nói với bà Văn:
– Dạ, bác cho phép, các con đi ạ!
– Con đi nghe má!
– Ừ. Anh em phải cẩn thận coi chừng, nhé!
– Dạ, cháu xin nhớ.
Bà Văn đứng nhìn theo con gái đang ngồi sau lưng một cậu bạn trai xinh đẹp trên chiếc mô tô, thì bao nhiêu nỗi buồn bã chua chát trong lòng bà đều tan biến đi hết. Bà đóng cổng cài then, trở vào đến phòng khách, thì vừa vặn chuông điện thoại reo vang.
– A lổ Đây là nhà ông Văn… A! Té ra anh Văn? Anh Văn ơi, chừng nào thì anh về?
Đầu giây bên kia, ông Văn đáp lời vợ:
– Hôm nay phải dự cuộc vui tiễn hành khoa trưởng nên tôi phải về muộn đấy. Báo tin để mình haỵ Chứ con nó đâu?
– Nó vừa mới theo thằng Thủy đi chơi rồi, anh Văn à! Thằng Thủy đưa nó đi dự ca vũ mừng sinh nhật một đứa bạn của hắn.
– Có lẽ không phải khiêu vũ. Cũng chẳng phải…
– Hắn cũng nói như thế. Thủy có bảo thầm cho tôi hay rằng: Dẫn con Vân đi tham dự cuộc vui, chẳng phải là để nhảy nhót, mà là để luyện cho con Vân bạo dạn hơn lên, làm tiêu tan dần dần cái mặc cảm tự ti của nó.
– Thằng Thủy yêu thương nó như thế, thật là quý.
– Chúng mình nên cảm tạ trời phật.
– Phải. Thôi, không còn chuyện gì nữa. Tôi cúp nhé!
– Vâng, em đợi anh ở nhà.
Bà Văn đặt ống nói xuống, rồi trở vào buồng của con gái. Bà âm thầm xếp đặt thứ này thứ nọ cho chỉnh tề trật tự. Các bà mẹ thương không quản khó nhọc vì con, huống chi bà Văn chỉ có mỗi một mụn con gái, mà nó lại mang tật.
Bà sợ bụi bặm bám vào bức hình Khang Thu Thủy, nên bà lấy tấm vải thật nhẹ mỏng và sạch tinh, phủ lên đấy. Bà không hiểu con gái mình đã quên treo bức hình lên tường? Hay là nó chủ ý để ở giá vẽ? Bà không dám động chạm di chuyển theo ý mình nữa.
Trên bàn cũng ngổn ngang đủ thứ. Bà lại chịu khó sắp xếp lại cho con. Và nhân đó, bà trông thấy cuốn nhật ký của con:
– “Dù tình thế có xoay chuyển tới đâu đi nữa, mình cũng quyết không nông nổi mở miệng nói với bất cứ ai rằng mình rời bỏ anh Thủy. Anh Thủy không thể thiếu mình. Mình càng không thể thiếu anh ấy. Đời này kiếp này, mình phải sống bên Thủy, mãi mãi, không thể rời nhau. Trời ơi! Sao cha mẹ anh ấy không đổi tính mà cư xử nhân từ đối với hai đứa một chút? Mình tuy có chút tật nhỏ, nhưng mình có thể vận dụng hết tấm lòng, đem hết tuổi xuân và năm tháng của đời ra, để khuyến khích Thủy, gần gũi Thủy. Tại sao mình lại bị thọt chân? Má ơi!… “
Nhìn qua trang nhật ký, bà Văn lại đau lòng ứa lệ. Tội nghiệp con gái bà biết bao! Trang nhật ký này càng chứng tỏ mối tình của đôi trẻ không ai dễ gì phá hoại được. Nếu không thế, thì đây sẽ là một màn bi kịch thương tâm.
Chợt nghe tiếng chuông reo, bà Văn giật mình, vội cầm khăn tay của con lau khô nước mắt, rồi vội vã đi ra mở cổng.
– Thưa bà cho phép hỏi: Đây có phải là nhà ông bà Văn không ạ?
– Dạ thưa phải. Bà tìm…
– Tôi muốn xin gặp ông hoặc bà Văn.
– Thưa, chính tôi đây. Mời bà vào, và cho biết quý danh ạ?

– Dạ, thưa nhà tôi là Khang Định Viễn, tôi là má của Khang Thu Thủy.
Bà Văn biết là bà Viễn, mà vẫn nồng nhiệt đón mời:
– A, thì ra ông bà thân của cậu Thủy. Chúng tôi rất hân hạnh vui mừng.
– Cảm ơn bà lắm lắm.
Bà Viễn được mời vào phòng khách. Chủ khách nhắp trà, trò chuyện khách sáo một lát, rồi bà Viễn sắp sửa nói vào vấn đề thật sư… thì bỗng nghe chuông điện thoại reo. Bà Văn vội đứng dậy.
– Bà thứ lỗi…
– Dạ, không dám.
Trong khi bà Văn ra cổng xem ai ấn chuông, thì bà Văn ngồi trong này, vừa đưa mắt nhìn ngắm gian phòng khách khắp một lượt, vừa thầm nghĩ những lời lẽ khéo léo cứng cỏi hơn, để lát nữa thuyết phục người đối thoại. Cứ như nhận xét của bà, thì bà Văn là một người dễ tính rất dễ thuyết phục. Và bà thầm có cảm giác coi thường.
Chốc lát, nữ chủ nhân trở vào, khoan thai nói:
– Thì ra người bưu tín viên đưa thự Kìa, bà Viễn! Kính mời bà xơi trà đi chứ!
– Dạ, xin vâng.
Bà Viễn nâng tách trà lên, nhưng bà chưa hề hớp một hớp nào, đã nói:
– Thưa bà, hôm nay tôi đường đột tới xin gặp bà…
– Không dám. Có chuyện gì, xin cứ tự nhiên cho hay.
Bà Viễn đặt tách trà xuống:
– Sự thể như vầy, thưa bà: Cháu Thủy nó còn non trẻ, đang ở tuổi cần chăm chú vào việc học. Vì lo cho tương lai của cháu, tôi và ông nhà tôi ngày đêm khuyên lơn cổ võ, và trước nay cháu nó học thật khá, tấn tới đều đều, bà con thân hữu ai ai cũng mừng cho chúng tôi. Ôi! Thế mà gần đây cháu nó…
Bà Văn tỏ ra rất lịch sự, lễ độ, cứ chăm chú lắng nghe, không xen vào một tiếng. Bà Viễn thở dài nói tiếp:
– Khoảng hai tháng trở đây, cháu nó đột nhiên đổi tính, nó đổi khác đến nỗi chúng tôi không dám tin nữa. Nó không còn tha thiết gì đến việc học, như trước nữa. tôi bỡ ngỡ không hiểu tại sao. Cho mãi đến một hôm, bị cật vấn gay gắt, nó mới để lộ cho thấy lý do: Thì ra nó đã yêu đương trai gái rồi.
Đến đây bà Văn mới mỉm miệng nói, trong khi ánh mắt vẫn hiền hòa thân mật, không có một vẻ chống đối nào:
– Thưa bà, theo tôi nghĩ, một sinh viên đại học đã sắp đến ngày tốt nghiệp rồi, thì có yêu đương cũng là chuyện bình thường, có gì đáng ngại?
– Nhưng vợ chồng tôi, cũng như ông bà ngoại của cháu, đều có một kỳ vọng khá cao ở cháu, như mong cháu nó có ngày xuất ngoại du học. Bởi cháu nó là một viên ngọc quí trong đại gia đình họ Khang.
– Thường thường tình yêu có thể khích lệ một thanh niên cố gắng xây tương lai sự nghiệp.
– Vâng, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng to tát của tình yêu đối với học vấn, sự nghiệp. Bởi yêu đương là một chuyện gây tổn phí nhiều thì giờ, tiền bạc và tinh thần.
Bà Văn nói với giọng cứng rắn hơn:
– Nếu nghĩ như thế, thiết tưởng bà nên khuyên răn ngăn giữ cháu đi.
– A! (Bà Viễn thở dài) Nhưng cháu nó bỗng đổi tính, nói không nghe, bảo không được nữa rồi!
– …
Bà Văn có vẻ thương hại, ngồi im không nói gì. Bà Viễn nói tiếp:
– Thưa bà, chúng ta đều là những kẻ làm mẹ, nên đều không lạ gì nỗi lòng “ích kỷ” của người mẹ, khi muốn cho con cái hơn người. Tuy nhiên, đó cũng là lễ thường tình, phải không thưa bà?

– Bà nói rất đúng.
– Vậy, xin thú thật: tôi đã vô tình động chạm đến lòng tự ái của cô Hai nhà tạ Thưa bà, mong bà thử đặt giả thiết: Nếu con trai của bà kết bạn với một cô con gái có tật, thì bà nghĩ sao? Tôi dám chắc bà sẽ phản đối. Trên đời này, có ai lại muốn có một nàng dâu “hữu tì” bao giờ?
Mặc dầu trong lòng rất giận ghét bà Viễn, ngoài mặt bà Văn tỏ ra người có phong cách cao cả, khoan dung. Bà vẫn ôn tồn nói:
– Bà nói rất đúng và thực tế.
– Do đó, hết thảy mọi người trong nhà tôi đều phản đối sự giao du giữa Thu Thủy và cô Hai.
– Thật ra, chính tôi cũng phản đối.
– …
Bà Viễn trố mắt vì bất ngờ. Bà Văn tiếp:
– Tôi nghĩ rằng: một cô gái có tật, mà dám chấp nhận tình yêu của một chàng trai bề ngoài thật xinh đẹp, lại thêm học giỏi học cao nữa, thì thật là một sự thể nguy hiểm, không nên nghĩ đến. Một tình yêu như thế, liệu có bền lâu được chăng?
– Vâng. Có những lúc con tôi đã hành động theo cảm tình.
– Vậy, bà nên kiếm cách ngăn giữ con trai bà. Bởi vì con gái tôi đã chịu đau khổ vì số phận rồi, tôi không muốn thấy nó phải đau khổ vì một cuộc hôn nhân trắc trở sau này nữa.
Bà Viễn nghe giọng nói đanh thép, thì thở dài liên tiếp:
– Ôi!… Khó thay!… Tôi thật không còn biết phải làm thế nào cho được nữa đây?
Bà Văn thừa dịp, liền lựa giọng khuyên giải, thức tỉnh:
– Thời đại đã thay đổi mất rồi, bà Viễn ạ. Đời này thanh niên đua nhau tự do luyến ái. Lời cha mẹ răn dạy không còn đủ sức ngăn giữ được con cái, mà cũng không gây được ảnh hưởng đáng kể nào nữa. Tôi đã khuyên can con gái tôi, và cũng khuyên can cả cậu Thủy nữa rồi, mà đâu có ngăn cản được? Cả hai cứ coi như gió thoảng ngoài tai.
– Thưa bà, vậy chỉ còn có một cách: tôi xin bà răn cấm cô Hai, không cho gặp mặt con tôi nữa. Nếu không sớm cắt đứt mối liên lạc này, thì tôi xin nói thật rằng: tương lai sáng lạng của con tôi sẽ bị tan vỡ vì cô Hai mất thôi!
– Phần tôi, lại rất lo lắng, sợ rằng cảm tình chân thành của con gái tôi bị cậu Hai coi làm trò chơi, rồi nó sẽ khổ! Vậy, để khỏi mất lòng nhau, để giữ cho êm đẹp cả hai nhà, chúng ta hãy cùng lo quản thúc giữ gìn lấy con mình. Tôi bảo đảm với bà rằng: Con gái tôi sẽ không khi nào bước chân đến nhà bà để tìm gặp cậu Thủy.
– Tôi mong mỏi bà làm ơn cấm cản dùm cháu Thủy, đừng cho nó tìm đến đây nữa.
– Thì trước nay tôi vẫn cấm cản! Nhưng bà chưa biết: con trai bà rất khéo quyến dụ, ăn nói lịch sự khôn ngoan. Tôi không thể dùng đến sức mạnh xua đuổi cậu ấy đươc.
Trước khi tìm đến nhà này, bà Viễn đã chuẩn bị rất nhiều lý lẽ; bà định tâm sẽ nói rất nhiều. Thậm chí, bà còn rắp tâm làm ầm ĩ sôi sục lên một phen, nếu cần, để đạt tới thắng lợi. Nhưng lúc này nghĩ lại, bà đã cảm thấy tắc kỳ ngôn lộ! Sau khi trông thấy bà Văn, bà Viễn thấy rằng sự thể không đơn giản như bà tưởng tượng. Rồi khi đối mặt đọ lời bà cũng chẳng hơn được bà Văn. Có thể nói: bà bị thua lý!
Thế là bà Viễn đứng dậy:
– Thôi, xin cảm ơn bà đã có lòng tiếp đãi. Tôi xin phép cáo biệt.
– Bà hãy ngồi chơi chút đã. Vội gì?
– Thôi, không thể ngồi lâu. Xin phép cáo biệt.
Ra khỏi nhà ông bà Văn, bà Viễn thấy hối hận, bà lẩm nhẩm qui lỗi cho cô con gái bà:
– Chỉ tại cái con Mai! Nó cậy khôn, múa mép xúi mình đến nhà người ta…
Buổi ca vũ mừng sinh nhật cô bạn của Khang Thu Thủy thật náo nhiệt tưng bừng. Từng cặp, từng cặp, các cô các cậu ôm nhau nhảy như điên. Khang Thu Thủy cứ ngồi kè kè sát bên cạnh Kiều Lê Vân để cùng nhau thưởng thức tài nghệ của các bạn. Thỉnh thoảng hắn lại trỏ tay vào một cặp, hoặc một cô, một cậu xoay tới gần, rồi ghé miệng vào tai nàng mà kể lai lịch…
Lát sau, Kiều Lê Vân hỏi:

– Anh Thủy ơi! Anh thật không biết nhảy? Vậy tại sao anh còn dẫn em tới dự?
– Bạn mời, không lẽ từ chối, ngồi nhà? Việc cần thiết cho anh là: nuôi dưỡng, tăng cường tính bạo dạn cho em. Sau này, dù gặp trường hợp nào, em cũng không ngán sợ, không co đầu rụt cổ nữa. Với lại…
Và hắn cười, hỏi:
– Em có muốn nghe thêm chăng?
– Có, muốn.
– Với lại, anh muốn cho các bạn anh được biết: anh có cô bạn gái xinh đẹp đáng yêu như em đây.
Cảm động vì lời nói, nàng thấy tự hào, lòng sung sướng lạ thường, như hoa xuân nở tung. Nàng nhìn hắn với ánh mắt thiết tha, trong khi lòng say men tình ngây ngất. Những bóng người xoay lộn, nhảy nhót không còn lọt vào đôi mắt nàng, tiếng nhạc ầm ĩ rậm rật không còn lọt vào lỗ tai nàng nữa. Chỉ còn hình ảnh Khang Thu Thủy trong đáy mắt, chỉ còn tiếng nói của Khang Thu Thủy trong não tâm nàng.
– Ơ kìa! Thủy, sao không nhảy?
Nghe anh bạn này hỏi, anh bạn kia hỏi, Khang Thu Thủy chỉ cười, xua tay đáp lớn tiếng:
– Tớ không biết nhảy!
Rồi cô bạn học tóc dài bước đến, trang trọng lịch sự bảo:
– Kìa anh Thủy! Anh mời chị Vân nhảy đi chứ!
– Cô biết đấy: tôi đâu có biết nhảy? Cô Vân cũng vậy.
– Thưa chị Vân! Tôi rất cảm ơn chị có lòng yêu mến, quá bộ tới dự vũ hội mừng sinh nhật của tôi. Giờ đã thế… thì mời anh với chị chiếu cố trà nước bánh quả nhiều nhiều đi cho!
– Cám ơn chị.
Cô gái tóc dài xõa kín bờ vai mời khách xong, lại bỏ đi chỗ khác. Bóng dáng yểu điệu của cô đã lẩn khuất vào đám đông, Kiều Lê Vân thành thật nói:
– Cô ấy thật đẹp. Càng trông càng xinh.
Khang Thu Thủy trỏ tay nói:
– Em trông kìa, cái anh chàng đang ôm cô “díp” đỏ mà nhảy kia, chính là “bồ” của cô tóc dài đó.
– Người cao lớn nhỉ!
– Bạn học đều gọi hắn là “Sếu Vườn” đấy.
– à, anh Thủy này, Diệp Lạc với Hồ Bình sao không tới?
– Anh cũng không rõ. Mà nghe nói: Cô Bình là mưu sĩ rất cừ của em?
– Thế, anh Lạc không phải là quân sư của anh chắc?
– Cặp vợ chồng son ấy thật khôn khéo. Gần đây em có gặp họ không?
Kiều Lê Vân xoay xoay đĩa bánh kẹo trên bàn:
– Cứ mỗi khi có chuyện buồn nản, khó nghĩ, thì em lại tìm đến con Bình. Thật thà mà nói, nó quả là liều thuốc trấn tĩnh tinh thần của em.
Khang Thu Thủy nói với giọng biết ơn:
– Anh vô cùng cảm động vì lòng tốt của vợ chồng hắn. Nếu không có họ, anh dễ gì được biết em, yêu em sung sướng như vầy!
– Phần em, từ hôm đi lại với anh, em “xa” hẳn ba cô bạn tốt.
– Thật đáng tiếc nhỉ!
Thật vậy. Đã lâu rồi, Kiều Lê Vân không còn tìm đến chơi với ba cô Khâu Anh Đài, Hoa Lệ và Vương Nhụy nữa. Mà cũng chẳng mấy lạ: Cô nào cũng đã có cậu nấy: ai ai cũng mắc bận chuyện yêu đương cả mà!
Một bản nhạc chấm dứt, các cặp ngừng nhảy, ùn ùn đưa nhau về các bàn. Một anh bạn học mang kính trắng bước tới bàn Khang Thu Thủy và Kiều Lê Vân, toe toét cười bảo:
– Anh Thủy ơi! Tôi nhờ anh bói dùm ột quẻ nào!

Khang Thu Thủy bật lên cười, không nói gì. Kiều Lê Vân chẳng hiểu ý tứ thế nào, ghé tai Khang Thu Thủy hỏi nhỏ:
– Anh ấy muốn nói gì thế?
– A!… Chả là anh ấy thấy chúng mình cứ ngồi lì một chỗ hoài, không nhảy nhót, không di chuyển đi đâu cả; anh ấy muốn nói giỡn rằng chúng mình ngồi đây vạch chữ lên mặt bàn, chơi trò bói “Xích tự” với nhau. Và anh ấy nhờ bói dùm một quẻ.
Nghe Khang Thu Thủy giảng giải, Kiều Lê Vân rất thích thú. Ngồi giữa chỗ đông đảo mọi người, trong bầu không khí náo nhiệt và sôi nổi, vui vẻ trẻ trung ngày, nàng không còn cảm thấy một chút tự ty nào nữa. Và cũng có khi nàng quên bẵng đi, không còn nhớ mình là cô gái thọt chân. Nàng tuy không khiêu vũ, nhưng cũng được lây cái vui nhộn sung sướng, quên hết mọi nỗi buồn thường ngày.
Nàng lại ngồi cạnh Khang Thu Thủy. Chỉ riêng cái sự thể gần gũi hắn cũng đủ khiến cho nàng quên hết ưu sầu rồi. Thế mới biết rằng: tình yêu của người yêu đủ bù đắp hàn gắn vào chỗ thiếu kém của người được yêu vậy. Kiều Lê Vân chẳng là một bằng chứng sống động đó sao?
Sung sướng thay! Nàng đang ngồi theo dõi đám đông khiêu vũ… từng cặp, từng cặp, ôm nhau quay theo nhẹc điệu Valse dìu dặt, nhẹ nhàng, trẻ trung… Người nhảy say sưa, rạo rực, thì người ngồi ngắm nhìn, thưởng thức nghệ thuật, cũng đẹp mắt đẹp lòng, và say sưa như du hồn vào cõi mộng trời mơ.
o0o
Bà Viễn trố mắt, sỗ sàng mắng con gái:
– Nhảy! Nhảy! Lại nhảy nhót chứ gì! Mày đi biền biệt suốt ngày đến tối, rồi vác xác về nhà là nằm! Chứ thằng anh mày đã về chưa?
– Dạ chưa.
Khang Tiểu Mai quẳng cái gối đang ôm trong lòng ra:
– Má! Má đến đấy… thế nào?
– Hỏng to rồi! Chỉ tại mày! Mưu kế của mày chẳng ra cái chó gì hết.
– Sao? Họ không chịu tiếp? Họ từ chối khéo?
Bà Viễn uể oải ngồi xuống:
– Điều đó thì không!… Rót cho tao tách trà đi.
Khang Tiểu Mai bưng trà đến ẹ:
– Má nói đi, cho con được biết: Cô Vân có nhà không?
– Tao làm sao biết! Ai mò vào buồng riêng của nó mà dòm!
– Thế thì, mười phần chắc chín là… lại đi chơi với anh cả rồi.
Bà Viễn lắc đầu lắc cổ, nhăn mặt nhíu mày buồn bã:
– Sự thể xảy ra đến như vầy, tao thật không dám tin rằng nó là con tao nữa.
Khang Tiểu Mai như quá sốt ruột, hối hả hỏi tiếp:
– Má! Đến đấy, rồi kết quả ra sao?
– Bà Văn còn tỏ ra oán giận thằng Thủy quyến dụ con gái bà ấy, thì mày còn bảo tao tới đấy làm gì? Tới mà trách người ta nữa sao? Tao biết nói không lại với bà ấy, nên tao đành trở về. Chỉ tại cái mưu hèn kém của mày, nên tao lại bị người ta oán giận.
Khang Tiểu Mai vẫn chưa nản lòng:
– Đừng lo, má à! Có thất bại rồi mới thành công. Chỉ cần nghĩ ra biện pháp hữu hiệu, con tin chắc sẽ có ngày đạt mục đích.
– Còn biện pháp nào nữa?
Cô gái lại thừa cơ gạ gẫm:
– Con có cách khác mách má. Bây giờ con chẳng còn một đồng trong túi. Ngày mai có phim hay, con định đi xem, má cho con xin ít tiền…
– Hỏi xin ba mày ấy.
– Dạ.
Khang Tiểu Mai dạ rồi, ghé tai mẹ thì thầm mách kế… Sở dĩ cô gái hết lòng giúp mẹ, là vì cô không muốn có một người chị dâu tương lai thọt chân.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.