Giết người trong mộng

Chương 5


Đọc truyện Giết người trong mộng – Chương 5

Chương 7
BÁC SĨ KENNEDY
Mấy bữa sau, khi đi dạo ngoài bãi biển, gặp lúc trời lộng gió, Gwenda dừng lại đứng núp bên chiếc cột chắn gió dành cho du khách.
“Ô kìa. Cô Marple?”nàng buột miệng kêu lên, ngạc nhiên thích thú.
Marple – trên người khoác chiếc áo long, khan quàng quấn quanh cổ.
“Thật là một dịp đáng ngạc nhiên, cô em đã tìm thấy ta ở đây?”. Marple nhanh miệng nói “Bác sĩ
khuyên tôi nên đi đổi gió một thời gian, nghe em kể Dillmouth cảnh đẹp ta phải ra tận đây – nhờ
có người bạn quen biết có người nấu ăn và quản gia cũ nhận cho ở lại”.
“Sao không thấy cô ghé thăm bọn em?”. Gwenda hỏi lại.
“Người già hay làm phiền, mấy cô cậu mới lấy nhau muốn được yên ổn”. Marple cười. Cô cậu thế nào rồi?”. Đã giải đáp được hết việc hiểm hóc chưa?”.
“Đã tìm thấy rồi?”. Vừa nói Gwenda vừa ngồi xuống gần bên.
Nàng thuật lại hết đầu đuôi mọi chuyện.
“Tới đây!”. Nàng kết thúc câu chuyện, bọn em đã nhờ đăng quảng cáo trên báo – địa phương và một tờ nhật báo phát hành số lượng lớn. Nội dung kêu gọi ai biết rõ Helen Spenlove Halliday, họ
thời con gái Kennedy hãy lien hệ với chúng tôi. Chắc thể nào cũng phải có vài tin hồi âm chứ?”.
“Phải có chứ”. Yên chí – ta cũng nghĩ như em?”.
Marpe nói năng từ tốn như mọi khi, mắt nhìn có vẻ bối rối khác thường, liếc nhìn Gwenda. Bác sĩ Haydock ám chỉ cái gọi là những chuyện dính líu “Marple mới nghiệm ra. Đúng thế, nhưng muộn mất rồi, không thể quay lại nữa…”.
Marple nhỏ nhẹ phân bua:
“Ta cảm thấy đang sa chân vô cái vụ này. Cuộc sống của ta, các bạn biết đó, chẳng mấy khi được vui thú. Các bạn chớ nghĩ ra muốn dòm ngó vô công việc riêng tư của hai bạn”.
“Tất nhiên chúng em sẽ kể”, Gwenda nhiệt tình. “Cô phải biết hết mọi chuyện. Sao, nếu em là cô em đã nhờ bác sĩ gởi vô nhà thương điên rồi. Cô hãy cho em số điện thoại, khi nào rảnh, mời cô tới nhà uống trà với chúng em – tiện đó đi một vòng nhìn xem ngôi nhà. Cô phải đến để xem xét hiện trường, cô đi chứ?”.
Nàng bật cười thành tiếng, tiếng cười pha lẫn chút âu lo.
Vừa đi khỏi được một lúc, Marple khẽ lắc đầu rồi nhíu mày.
II
Giles và Gwenda theo dõi tin thư từng ngày, không hy vọng được gì. Kiểm tra lại mới được hai cái the của mấy tay thám tử tư muốn khoe khoang công trạng.
“Ta còn thừa thời gian nhờ tới họ”, Giles nói “nếu đã thuê mướn phải nhờ một hãng có uy tín, không làm theo kiểu lục lạo từ thư từ. Coi vậy chưa chắc mấy anh chàng kia làm được việc hơn ta”.
Qua mấy bữa sau lời dự đoán anh đưa ra quả đúng thật. Một lá thư gởi tới, nét chữ rõ rang tuy hơi khó đọc của một người trong giới nghiên cứu.
Gall Hill
Woodleigh, Bolton.

Thưa ông,
Phúc đáp mục rao vặt đăng trên báo Times. Người mang tên Helen Spenlove Kennedy chính là em gái tôi. Từ nhiều năm đã qua không hay biết em tôi ở dâu, này tôi rất mong được gặp lại.
Trân trọng,
James Kennedy, M.D.
“Woodleigh Bolt, Giles buột miệng nói. “Từ đây tới đó không bao xa. Woodleigh Camp là nơi dành cho người đi chơi cắm trại, nơi đồng hoang vu, từ đây ra tới đó chừng hơn bốn chục cây số.
Ta viết thư báo tin chừng nào ghé thăm bác sĩ Kennedy được, hay ông ta có thể bước đến nhà ta?”.
Sau đó không lâu thư phúc đáp của bác sĩ Kennedy đã tới, ông sẵn sang tiếp đón hai vợ chồng ngày thứ Tư tuần sau.
Woodleigh Bolton là ngôi nhà nằm cao lêu nghêu trên đỉnh, nhìn xuống bên dưới là khi cắm trại Woodleigh Camp và dải đất hoang vu nối dài ra tận ngoài biển.
“Thì ra đây là một vùng quang cảnh đìu hiu?” Gwenda chợt rùng mình nói.
Ngôi nhà nhìn vô thấy lạnh lẽo. Nhác thấy một bà bước ra mở cửa, nước da đen đủi khó ngó. Bà đưa hai vị khách đi ngang qua gian nhà phía trước thấy trống trơn thẳng tới trong phòng làm việc của bác sĩ Kennedy. Vừa nhác thấy, ông đứng dậy chào hỏi. Căn phòng rộng rãi, trần cao, chung quanh bố trí những giá đầy sách.
Bác sĩ Kennedy là một lão trung niên, tóc hoa râm, hai mắt nhìn còn sắc sảo ẩn dưới hàng chân mày rậm. Ông đưa mắt nhìn soi mói từng người.
“Có phải quý vị là hai ông bà Reed. Bà Reed mời bà ngồi xuống đây, chiếc ghế này ngồi thoải mái hơn. Nào các bạn cần gì cứ tự nhiên”.
Giles kể sơ qua câu chuyện.
Hai vợ chồng mới lấy nhau ở New Zealand, vừa trở lại nước Anh – nơi mà lúc nhỏ người vợ đã trải qua một thời gian, mong muốn gặp lại bà con bè bạn.
“Các bạn biết em tôi – con cùng cha khác mẹ – và ngay cả tôi – có họ hàng gì với các bạn đây?”.
Lão cất tiếng hỏi giọng điệu lịch sự pha lẫn chút ác cảm.
“Bà là mẹ kế của tôi”, Gwenda nói “Cha tôi có hai đời vợ, tôi không nhớ rõ cho lắm, bời ngày đó tôi còn nhỏ. Họ khai sinh của tôi là Halliday”.
Ông kinh ngạc nhìn nàng, chợt mắt ông sáng lên, nét mặt đổi khác hơn ban nãy, không còn giữ
kẽ nữa.
“Lạy Chúa tôi”, ông nói. “Cháu đây là Gwennie thiệt sao?”
Gwenda gật đầu lia lịa, cái tên gọi từ lúc còn thơ bé.
“Dạ!”. Nàng nói “Gwennie là tôi đây”.
“Lạy Chúa. Nay cháu đa lớn và đã có chồng. Tháng ngày thấm thoát! Thế là…mới đó mà…mười lăm năm trời… Ồ không, lâu hơn nữa vậy kìa. Cháu đâu còn nhớ ra tôi, có phải không”.
Gwenda lắc đầu.
“Tôi quên luôn cả cha tôi, tất cả chỉ còn là một dấu vết mờ ảo”.
“Đúng thế! Bà vợ trước của Halliday từ New Zealand qua đây. Ta còn nhớ lời ông kể lại. Quê hương bà giàu đẹp lắm thì phải?”.

“Một đất nước đẹp nhất trên hành tinh này, cháu cũng thích nước Anh, đẹp lắm”.
“Cháu đi du lịch, hay là qua đây luôn”. Ông đưa tay nhấn chuông, “ta uống trà nhé”.
Người giúp việc dọn trà ra bàn. Ông nói “Mời hai vị dùng trà, bữa nay có bánh nướng phét bơ, hay là dùng bánh ngọt, có sẵn đây”.
Người giúp việc mặt mũi khó ngó vừa nói “Dạ, vâng” rồi bước lui ra.
“Đến giờ ta dùng trà”. Bác sĩ Kennedy nói. “Nhằm gặp bữa nên ra cùng ăn mừng”.
“Ông thật là tử tế”, Gwenda nói “thưa không, không phải đi du lịch, chúng tôi đã mua được nhà?” nàng im lặng một lúc nói tiếp. Ngôi nhà Hillside”.
Bác sĩ Kennedy chợt lên tiếng nói vu vơ.
“Ô, ta nhớ nơi đó. Vùng Dillmouth. Tôi nhận được thư từ địa chỉ này gởi đi”.
“Có phải là một chuyện trùng hợp ngẫu nhiên”, nàng Gwenda nói rồi quay qua hỏi “phải không Giles”.
“Đúng thế,” Giles nói. “Quả không sai chút nào”.
“Tôi thấy nhà treo bảng rao bán”. Gwenda nói. Trước sự ngỡ ngàng của bác sĩ Kennedy, nàng nói tiếp “Cũng chính ngôi nhà xưa kia chúng tôi đã ở qua một thời”.
Bác sĩ Kennedy cau mày nghĩ ngợi “Nhà Hillside. Thật đấy ư. Ôi – nhưng tôi nghe đã đổi tên khác trước kia người ta gọi là St. hay là gì đó – nếu đúng là ngôi nhà đó – nằm trên phố
Leahampton hướng về thành phố, bên phải trục lộ đúng thế không nhỉ?”
“Dạ đúng”.
“Thì ra ngôi nhà đó.Nghe tên mà sao lạ tai. Mà khoan đã nào, St. Catherine – đúng rồi ta đã từng nghe qua cái tên này”.
“Và tôi đã từng được ở trong ngôi nhà đó một thời gian, phải không?”. Gwenda hỏi.
“Có, chuyện đó hẳn nhiên rồi”. Ông chăm chú nhìn nàng, mặt mũi tươi lên. “Vậy cô muốn về ở
lại đây sao? Chắc không còn nhớ quê mình ra sao?”
“Dạ không. Nhưng mà – tôi thấy như được ở lại trong nhà mình”.
“Như được ở trong nhà mình”, ông bác sĩ lặp lại lời nàng.
“Ông có biết?”. Gwenda nói, “tôi muốn được nghe kể lại mọi chuyện – chuyện cha tôi và Helen.
Và…” – chợt nàng nói cụt lủn ” và đủ thứ chuyện”.
Ông nhìn nàng nghĩ ngợi trong đầu.
“Chuyện bên New Zealand thì ta nghĩ họ chẳng nhớ gì mấy. Mà sao vậy nhỉ? Ôi, thật ra chẳng có gì phải kể ra đây. Em gói tôi – Helen -cùng một chuyến tàu với ông ấy bên Ấn Độ về đây. Lúc đó ông đã góa vợ, có một đứa con gái còn nhỏ. Bà Helen thấy ông tội nghiệp đem lòng thương ông.
Còn ông đang cô đơn. Đố ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Về tới London hai ông bà lấy nhau.

Sau đó trở lại Dilmouth tìm gặp tôi. Tay Kelvin Halliday này tử tế, tính bồn chồn nóng nảy – hai vợ chồng xứng đôi – thế đó”.
Ông lặng thinh một hồi nói tiếp:
“Nhưng chưa đầy một năm bà bỏ đi lấy chồng khác. Ta đoán cháu đã biết rõ việc đó”.
“Bà lấy ai vậy?” Gwende hỏi.
Ông đưa mắt nhìn soi mói về phía nàng.
“Không nghe bà kể lể”, ông nói. “Bởi bà không tin ta.Ta không biết rõ hai người xích mích gì với nhau. Ta không hiểu. Bởi quen với nếp sống giữ lề thói – ta thích cảnh sống một vợ một chồng.
Bởi vậy Helen không muốn cho ta biết chuyện đó. Có lúc nghe thiên hạ xì xầm – phải có chứ –
nhưng không biết là ai. Nhà cửa lúc nào cũng khách khứa tấp nập từ London, có khi khắp nơi bên nước Anh qua đây. Trong số bạn bè phải có một người biết chuyện”.
“Tức là không có chuyện ky dị, phải không”.
“Helen không muốn ly dị. Chính Kelvin kể lại cho ta nghe. Ta đoán chừng, bà lấy một ông khác đang sống chung với vợ.
“Còn cha tôi thì sao?”
“Ông cũng không muốn ly dị”.
Bác sĩ Kennedy nói cụt lủn.
“Tôi muốn nghe chuyện cha thôi thêm nữa”, Gwenda nói. “Không hiểu sao tự dưng ông gửi tôi qua New Zealand?”.
Kennedy nghĩ ngời một hồi,
“Theo chỗ ta biết, mấy bà con ở bên đó thúc giục ông ta. Đến khi cuộc hôn nhân lần thứ hai không ra gì, ông ta mới nghĩ ra chỉ có cách đưa cô qua đó?”.
“Ông tự quyết định việc đó ư?”.
Bác sĩ Kennedy nhìn quanh chỗ bếp sưởi, ông tìm cây thong ống điếu.
“Ôi, ta làm sao biết được, lúc đó ta nghe nói sức khỏe ông kém”.
“Có việc gì vậy? Ông chết vì lý do gì”.
Cánh cửa xịch mở, bà giúp việc khệ nệ bưng vô một mâm đầy ắp món ăn.
Nào là bánh nướng bơ, mứt trái cây, không thấy một chiếc bánh ngọt nào. Bác sĩ Kennedy khéo ra dấu cho bà ấy rót trà mời khách. Lúc Gwenda vừa đỡ lấy mẩu bánh, bác sĩ Kennedy gượng nói một cách vui vẻ.
“Cô sửa sang lại ngôi nhà tới đây kể cho ta nghe. Thay đổi nhiều lắm không?”.
Gwenda không trả lời, nàng nhìn qua bác sĩ, nói:
“Ông biết vì sao cha tôi chết không?”.
“Này cháu, ta không biết nói sao cho đầy đủ. Nghe nói một dạo sức khỏe ông kém lắm, phải vô nằm nghỉ ở nhà an dưỡng – nghe đâu ở ngoài duyên hải. Hai năm sau thì ông chết”.
“Làm sao tìm ra nhà điều dưỡng nằm ở chỗ nào?”.
“Ta chịu thua, không thể nhớ ra ngay lúc này, chỉ nhớ mang máng đâu ở bên duyên hải miền Đông”.
Vậy là ông muốn tìm cách thoái thác. Giles ngồi đưa mắt liếc nhìn Gwenda.
Giles lên tiếng:
“Ông có thể chỉ nơi chôn cất cha tôi? Tới đó, Gwenda sẽ được nhìn thấy ngôi mộ nơi cha nàng yên nghỉ”.

Bác sĩ nghiêng người quan bên bếp sưởi; tay với lấy con dao nhíp loay hoay nạo cái tẩu.
“Các bạn phải biết là”, ông nói như đang nói với người xa lạ, “ta chẳng muốn nhớ lại chuyện xưa. Như cái chuyện thờ cúng ông bà – thật là một việc lầm lẫn. Bởi vì cái cần nhớ là tương lai trước mắt. Như hai bạn trẻ đây còn trẻ, đầy sức sống, tương lai chào đón trước mắt. Nên nhìn về
phía trước. Chớ ra đến nơi, cắm hoa trên ngôi mộ, phỏng ích gì khi đó là một nhân vật các bạn không còn nhớ ra người đó là ai”.
Gwenda mạnh dạn nói:
“Tôi mong được nhìn thấy nơi an nghỉ cuối cùng của cha tôi”.
“Tiếc là ta không thể làm khác hơn được”. Bác sĩ Kennedy nói. “Chuyện đó lâu lắm rồi, vả lại trí nhớ ta kém cỏi. Từ lúc ông rời khỏi Dillmouth, ta với ông mất liên lạc từ đó. Ta còn nhớ ông có thư từ một lần lúc ông vô nhà an dương nghe nói đâu bên chỗ duyên hải miền Đông – nói vậy nhưng không chắc là ở đó, ta không rõ nơi chôn cất ông ở đâu”.
“Chuyện lạ”. Giles nói:
“Không hẳn đâu, bởi ta biết được là nhờ hỏi qua Helen. Ta vẫn mến bà ấy; là em gái con cùng cha khác mẹ, kém hơn ta rất nhiều tuối, ta đã bỏ công gắng nuôi lớn nên người, cho ăn học đàng hoang. Lúc còn là một thiếu nữ, bà lăng nhăng với một anh chàng. Cũng may vụ đó ra giải quyết êm. Thế rồi bà bỏ qua Ấn Độ lấy một ông tên là Walter Fane. Đây, anh chàng này cũng khá lịch sự, con trai một ông luật sư có tiếng ở Dillmouth, nhwung cuộc sống tẻ nhạt. Anh chàng thương Helen lâu rồi, còn bà chẳng ngó ngàng gì tới. Không hiểu sao bà đổi ý bay qua Ấn Độ đòi lấy ông ta. Lúc gặp lại, thì chuyện đó không thành. Bà đánh điện xin tiền trở về quên nhà, tôi gửi ngay. Trở lại quê nhà bà lấy anh chàng Kelvin, mãi về sau tôi mới hay. Cho nên cũng dễ hiểu vì sao ta với ông Kelvin không còn liên lạc kể từ lúc bà bỏ đi?” Chợt ông nói tiếp: “Bà Helen bây giờ ở đâu? Các bạn biết chỉ cho tôi được chứ? Tôi mong được gặp lại?”
“Làm sao chúng tôi biết”, Gwenda nói “chúng tôi chẳng hề nghe được một chút tin tức”.
“Vậy mà tôi cứ nghĩ là nhờ mục quảng cáo đăng trên báo”, ông nhìn hai vị khách săm soi, “các bạn nói cho tôi nghe vì sao lại nhờ đăng báo?”.
Gwenda nói:
“Chúng tôi muốn liên lạc…” nàng bỏ lửng.
“Với một nhân vật không thể nhớ ra được phải không?” Bác sĩ Kennedy tiếp lời.
Gwenda nói ngay:
“Tôi nghĩ là – nếu được gặp bà ấy – bà ấy sẽ kể lại chuyện cha tôi”.
“Đúng thế, đúng thế. Tôi hiểu. Tiếc là tôi không giúp gì được. Trí nhớ mòn mỏi theo năm tháng, chuyện kia đi qua đi lâu lắm”.
“Hay ít ra”, Giles lên tiếng. “Ông cũng biết nhà an dưỡng kia là gì? Hay là nơi điều trị người bệnh lao”.
Bác sĩ Kennedy mặt đanh lại.
“Đúng, đúng thế, hình như là chỗ đó”.
“Chúng tôi phải nhanh chóng tìm ra”, Giles nói “xin cảm ơn ngài đã thông tin chúng tôi kịp lúc”.
Anh đứng lên, Gwenda theo sau.
“Ngàn lần cảm ơn ông”, nàng nói. “Nếu có dịp nào mời ông đến thăm nhà Hillside”.
Hai vị khách lui ra, Gwenda ngoái lại nhìn qua vai lần cuối. Hai bác sĩ Kennedy đứng lên bếp sưởi tay vê hàng ria mép lốm đốm những sợi bạc, nét mặt âu lo.
“Lão chưa nuốn ra hết”, Gwenda vừa bước ra xe vừa nói. “Có vấn đề đấy. Này Giles, giá mà từ
nay ta đừng có nhúng tay vô…”.
Hai người nhìn nhau, mỗi người nghĩ một cách nhưng cũng chung một nỗi lo âu.
“Bà Marple đoán không sai!”, Giles chưa tin ở mình. “Anh cho là, này Gwenda, thà đừng có đụng tới”.
Gwenda lắc đầu.
“Không đâu, Giles, ta chưa thể dừng lại đây. Ta còn nhiều âu lo suy nghĩ. Không, ta phải đi tới cùng… Bác sĩ Kennedy không muốn nói ra bới ông còn giữ kẽ – mà như phỏng ích gì. Ta phải đi tới cùng, phải tìm cho ra ngọn nguồn – cho dù, nếu chính cha của em là người…?”
Gwenda không thể nói gì hơn được nữa.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.