Giết người trong mộng

Chương 15


Đọc truyện Giết người trong mộng – Chương 15

Chương 22
LILY TỚI ĐIỂM HẸN
“Chà báo hại”, Giles vừa thốt lên một tiếng.
Anh vừa bóc cái thư mới gửi tới chiều nay và nhìn chăm chăm chưa hết bàng hoàng.
“Sao vậy?”
“Vừa nhận thư của chuyên gia tra tự dạng”.
Gwenda vội hỏi ngay:
“Vậy không phải bà gửi thư ở nước ngoài về?”.
“Đúng mà, Gwenda. Chính tay bà viết”.
Hai vợ chồng nhìn nhau.
Gwenda chưa vội tin:
“Vậy đâu phải là thư giả, thư chính tay bà viết. Cái đêm hôm đó Helen đã bỏ nhà ra đi. Bà có viết thư về. Vậy đâu có ai siết cổ bà chết”.
Giles chậm rãi nói:
“Hình như là vậy. Thiệt ra việc này rắc rối đấy, ta chưa hiểu hết được. Mọi thứ như đảo lộn từ
đầu chí cuối”.
“Vậy là do lỗi của chuyên gia”.
“Cứ cho là vậy, nhưng xem ra coi bộ bí mật. Này Gwenda chuyện này anh không biết gì hết. Hay là bọn mình ngu cả lũ”.
“Cũng tại vì em vụng về mà ra. Thôi ta đến thăm Marple đi, còn dư thời gian trước khi tới nhà bác sĩ Kennedy lúc bốn giờ rưỡi”.
Vậy mà Marple lại nghĩ khác, bởi chuyện thăm hỏi có gì phải ngại.
“Nhưng này cô Marple”, Gwenda hỏi “vậy nghĩa là sao?”.
“Là thế này, có ai dám tự cho là mình tài ba hơn người”.
“Nghĩa là thế nào?”
“Là do nhầm lẫn”, Marple nói ra gật đầu đồng ý.
“Như thế nào đâu?”
“Nghe này Reed, chắc ông phải thấy vụ này đang được khép lại”.
“Nếu xác nhận đúng mấy cái thư đó do chính tay Helen viết – có nghĩa là bà đã bị giết chết hay sao?”.
“Chính mấy cái thư do Helen tự tay viết mới là điều đáng nói”.
“Tôi hiểu… có thể nói là tôi đã hiểu. Hay là Helen vì hoàn cảnh đưa đẩy, bị ép buộc phải viết mấy cái thư ngoài ý muốn… nội vụ đến đây đã được khép lại trong một phạm vi nhất định. Ta cần phải xác định rõ hoàn cảnh đó ra sao”.
“Đây nè, Reed. Ông nghĩ chưa tới. Đơn giản thôi”.
Giles cảm thấy như buộc phải nghe theo.
“Tôi thấy không đơn giản chút nào”.
“Ông ráng chịu khó động não một chút…”.
“Nói nhanh lên đi, Giles”, Gwenda thúc giục, “Trễ mất rồi”.

Marple tươi cười nhìn hai vị khách ra đi.
Đúng hẹn, hai vị khách tới nhà bác sĩ Kennedy.
Ông bước ra mở cửa.
“Tôi cho người giúp việc đi công chuyện hết buổi chiều nay. Ông phân bua. “Vậy cho nó tiện”.
Ông mời hai người bạn vào bên trong phòng khách đã bày sẵn bộ đồ uống trà có cả bánh ngọt, bơ, bánh mì.
“Uống cạn chén trà rồi ta mở đầu câu chuyện. Phải thế không?” Ông hỏi lại Gwenda cho có lệ:
“Ta để cho bà Kimble được tự nhiên nhé”.
“Vậy cũng được thôi”, Gwenda nói.
“Nào hai bạn tính sao đây? Hay là tôi cần phải giới thiệu ngay. Sợ có phiền cho bà ấy chăng?”.
Gwenda thong thả nói.
“Dân ở địa phương tính hay đa nghi. Ông nên tiếp riêng bà ấy thì hay hơn”.
“Vậy đi”, Giles nói.
Bác sĩ Kennedy nói:
“Các bạn qua phòng bên ngồi chờ, nhớ hé cửa một chút để còn nghe thấy được. Như vậy không ai trách được”.
“Vậy chẳng khác nào nghe lóm, nhưng mà chả sao”, Gwenda nói.
Bác sĩ Kennedy nhếch mép cười nói”
“Ở đây ta không bàn chuyện nể nang. Tôi không đứng ra bảo đảm bí mật – nếu cần tôi sẽ giải thích”.
Ông liếc nhìn đồng hồ.
“Tàu sẽ vào ga Wodleigh Road lúc bốn giờ ba mươi lăm. Vậy là đã tới được mấy phút, bà đi bộ
lên đồi thêm vài phút nữa”.
Ông đi lại trong phòng có vẻ sốt ruột, mặt mũi phờ phạc.
“Tôi không hiểu”, ông nói. “Không hiểu chuyện này ra làm sao. Giả sử Helen không bỏ nhà ra đi, mấy cái thư gởi cho tôi do kẻ khác ngụy tạo”. Gwenda trở người – Giles khẽ nghiêng người ra dấu. Bác sĩ nói tiếp: “Giả sử Kelvin không giết bà ấy, thì mọi chuyện sẽ thế nào?”
“Có kẻ khác giết”, Gwenda nói.
“Nhưng nếu có kẻ khác giết bà, tại sao Kelvin tự nhận mình là thủ phạm”.
“Bởi ông tự nghĩ vậy. Ông nhìn thấy bà chết nằm trên giường ông tưởng là mình giết. Chuyện đó cũng có thể có, phải không?”
Bác sĩ Kennedy gãi mũi cho đã ngứa.
“Làm sao tôi dám nói. Tôi không phải là bác sĩ tâm thần. Hay là bị một cú sốc. Thần kinh bất ổn chăng? Ờ, có thể lắm. Nhưng mà kẻ nào muốn giết bà?”
“Trong vụ này có một trong ba người là thủ phạm”, Gwenda nói.
“Ba người? Ba người nào? Không ai có thể viện cớ để giết Helen cả – trừ phi là kẻ mất trí. Bà không ân oán với ai. Bà được mọi người yêu thương”.
Ông bước tới bàn giấy lục tìm trong ngăn kéo. “Tôi thấy được cái món này hôm kia – lúc lục tìm mấy cái thư”.
Ông đưa ra tấm ảnh phai màu, cô bé trong ảnh mặc bộ đồ thể thao, tóc chải ngược ra sau, vẻ mặt tươi tắn. Đứng bên cạnh là anh chàng Kennedy lúc còn thanh niên, tay ôm con chó săn nhỏ.
“Lúc này tôi nhớ bà ghê lắm”, giọng ông nghe hờ hững, “mấy năm trước thì không nhớ – tưởng chừng quên luôn… Lúc này không hiểu sao nhắc hoài. Đến phiên các bạn lo mấy việc này”.
Ông muốn gán ép cho họ.

“Đó là việc của bà”, Gwenda nói.
Ông quay lại hỏi ngay.
“Thế là thế nào?”
“Chỉ có thế. Tôi không hề nói khác hơn. Chắc không phải do bọn tôi mà ra. Việc này do ở bà Helen”.
Xa xa tiếng còi rúc lên một hồi nghe thống thiết. Bác sĩ Kennedy bước ra ngoài, mọi người cùng đi theo. Một màn khói lững lờ trôi dạt ngược về phía thung lũng.
“Tàu kia rồi”, Kennedy nói.
“Tàu đang vào ga?”
“Không, tàu đi, trong giây lát bà sẽ ghé lại đây”.
Giây lát đã trôi qua, vẫn không thấy bà Lily Kemble.
II
Lily Kemble xuống tàu tại ga Dillmouth Junction, đi bộ một quãng qua cầu tới ngay ga tàu chợ.
Hành khách thưa thớt – độ năm bảy người. Hôm nay là ngày họp chợ ở Helohester.
Tàu chuyển bánh – xục xịch băng qua thung lũng ngoằn ngoèo. Tàu ghé ba chặng mới tới ga cuối Lonsburybry là: Newton Langford, Matchings Halt (doanh trại Woodleigh Camp) và Woodleigh Bolton.
Lily nhìn qua cửa sổ, không phải nhìn ngắm phong cảnh đẹp mà để ý bộ bàn ghế bọc nệm. Kiểu thế kỷ mười tám…
Tàu tới ga Matchings Halt, chỉ còn mỗi mình bà, trình vé rồi bước ra qua cửa phòng vé. Đi bộ
dọc theo con lộ nhỏ thấy bảng đề “Đi Woodleigh Camp” theo đường dốc mòn đi lên đồi.
Lily Kemble men theo đường dốc bước nhanh đi lên. Một bên là hàng cây, bên kia là dốc đứng mọc đầy bụi cây thạch thảo, cây kim tước.
Chợt có tiếng động từ trong lùm cây vụt chạy ra, Lily Kimble nhảy dựng lên.
“Trời ơi! Ông làm tôi hết hồn”, bà kêu lên một tiếng. “Tôi đâu ngờ gặp ông chỗ này”.
“Tôi chọc cho bà hoảng vía chơi mà. Chưa hết đâu còn nữa”.
Đứng nhìn quanh bốn bề tưởng như lạc lõng giữa rừng. Không ai nghe thấy được tiếng la thét hay vùng vẫy cục cựa.
Con chim rừng bị động ổ vội tung cánh bay cao vọt ra khỏi lùm cây…
III
“Bà này sao lạ nhỉ?” Bác sĩ Kennedy lóng ngóng nói một mình.
Kim đồng hồ chỉ năm giờ kém mười.
“Ta chỉ rõ đường đi cho bà rồi. Ra khỏi nhà ga quẹo trái, đi tới nữa quẹo phải. Ta đã dặn trước từ
đó tới đây mấy phút thôi”.
“Hay biết đâu bà đổi ý”, Giles nói.
“Có thể lắm”.
“Hay trễ tàu”, Gwenda nói xen vô.
Kennedy thong thả nói:

“Không có gì hết. Có thể bà không tới. Dân địa phương ở đây khó mà biết được họ nghĩ gì trong đầu”.
Ông bước tới bước lui trong phòng.
Rồi ông bước tới bàn điện thoại xin số máy.
“A lô, nhà ga đấy hả? Tôi bác sĩ Kennedy đây. Tôi có người thân vừa tới ga chuyến bốn rưỡi.
Người ở quê ra, tuổi ngoài bốn mươi. Có nghe ai hỏi thăm đường đi tới nhà tôi không? Hay… sao ông nói sao?”.
Hai vị khách ngồi gần còn nghe được giọng nói nhừa nhựa của anh chàng phụ trách nhà ga Woodleigh Bolton.
“Không có ai là người nhà của ông đâu. Chuyến bốn rưỡi không thấy. Hành khách chuyến này là quý ông Narracotts từ Meadowns tới, Johnnie Lawes; cuối cùng là con gái nhà lão Benson.
Ngoài ra không còn ai khác nữa”.
“Vậy là bà đã đổi ý”, bác sĩ Kennedy nói. “Các bạn chờ đó tôi sẽ phục vụ trà. Nước sôi rồi”.
Ông trở rat ay bưng bình trà, khách và chủ cùng ngồi xuống.
“Ta hỏi thăm chừng vậy thôi”, mặt mũi ông tươi tỉnh lại. “Địa chỉ bà đây, ta sẽ tới đó xem sao”.
Nghe tiếng chuông điện thoại reo ông đứng dậy nhấc máy.
“Thưa bác sĩ Kennedy?”.
“Tôi nghe đây”.
“Tôi là thanh tra mật thám Last, Sở cảnh sát Longfort. Có phải ông đang trông một người phụ nữ
là Lily Kimble – bà Lily Kimble – sẽ đến gặp ông tại nhà chiều nay?”
“Dạ tôi đây. Mà sao? Hay là có tai nạn gì đó chăng?”
“Tai nạn thì không phải đâu. Bà ấy chết rồi. Chúng tôi tìm thấy cái thư ông gởi còn nằm trong xác nạn nhân. Chúng tôi phải báo ngay. Vậy ông có thể sắp xếp để tới Sở cảnh sát Longfort trong thời gian nhanh nhất”.
“Tôi sẽ đến ngay”.
IV
“Nào ta phải làm rõ vụ này ngay”, thanh tra Last vừa nói.
Ông ngồi nhìn từ chỗ Kennedy qua tới Gwenda và Giles – hai vị khách cùng đi. Gwenda mặt biến sắc, nắm chặt hai bàn tay. “Có phải ông đang chờ người này đi chuyến bốn giờ năm phút từ
ga Dillmouth Junction tới?”
Bác sĩ Kennedy gật đầu.
Thanh tra Last nhìn xuống bức thư còn để lại trong xác nạn nhân. Rõ như ban ngày.
Kính gởi bà Kimble (do chính tay bác sĩ Kennedy viết).
Hân hạnh được trình bày để bà biết rõ như sau. Theo địa chỉ ghi trong lá thư này tôi không còn ở
Dillmouth nữa. Bà đón chuyến tàu 3:30 tại ga Coombeleigh, xuống ga Dillmouth Junction đổi tàu, đi tàu Lonsbury Bay tới ga Woodleigh Bolton. Nhà tôi cách chỗ ga đi bộ chừng vài phút. Ra khỏi ga một chặng rẽ trái, nhìn thấy con đường bên phải đi tới. Nhà tôi nằm ở cuối đường bên phải. Ngoài cổng có treo bảng tên.
Chào bà,
James Kennedy.
“Không ai ngờ là bà lại đáp chuyến tàu sớm”.
“Chuyến tàu sớm nào?” Bác sĩ Kennedy mặt mũi sững sờ.
“Bà đã tính đâu vào đó. Bà xuống ga Coombeleigh một rưỡi chứ không phải ba rưỡi – đón chuyến hai giờ năm phút tại ga Dillmouth Junction, tới nơi xuống ga Matchings Halt nằm trên ga Woodleigh Bolton một chặng”
“Lạ lung thật!”
“Bà ấy đến chữa bệnh ở chỗ ông à?”
“Không. Tôi nghỉ làm mấy năm rồi”.
“Tôi vừa nhớ ra. Ông biết rõ lai lịch của bà ấy chứ?”
Kennedy lắc đầu.

“Tôi không gặp bà từ hai mươi năm nay”.
“Nhưng nếu gặp lại – ông còn nhìn ra không?”
Gwenda rùng mình, bác sĩ đâu sợ gì chuyện chết choc, Kennedy ngẫm nghĩ rồi nói:
“Trong vụ này khó mà nhìn ra đúng như trước hay không. Bà bị siết cổ chết à?”
“Bị siết cổ. Tìm thấy xác trong bụi cây trên chặng đường từ ga Matchings Halt tới doanh trại Woodleigh Camp. Người tìm thấy xác là một quân nhân chạy bộ từ trong trại đi ra lúc đó khoảng bốn giờ kém mười. Bác sĩ pháp y khám nghiệm nạn nhân chết trong khoảng từ hai giờ mười lăm tới ba giờ. Nạn nhân có thể bị giết chết sau khi vừa rời khỏi nhà ga đi tới đây. Kể từ lúc đó không còn hành khách nào ở nhà ga Matchings Halt”.
Sân ga lúc đó chỉ còn mỗi mình bà.
“Mà sao bà xuống ga Matchings Halt làm gì? Hay bà xuống nhầm chỗ? Không thể có chuyện đó.
Bà đã tới sớm hơn hai tiếng, không đi chuyến tàu ông chỉ, tìm thấy trong người còn giữ bức thư
ông gửi. Thôi bây giờ tôi muốn biết bà có quan hệ gì với ông?”
Bác sĩ Kennedy lục túi lấy ra cái thư của Lily.
“Tôi đem theo đây, mẩu tin đăng quảng cáo rao vặt trên tờ báo địa phương của hai ông bà Reed đây”.
Thanh tra Last cầm đọc thư của bà Lily Kimble kèm theo mẩu tin quảng cáo. Ông đưa mắt liếc nhìn bác sĩ Kennedy rồi đến Giles và Gwenda.
“Tôi có thể biết sơ qua nội dung việc này ra sao? Chắc là dài dòng lắm thì phải”.
“Chuyện từ mười tám năm về trước”, Gwenda vừa nói ra.
Câu chuyện được kể lại theo từng mốc thời gian them thắt cho rôm rả. Thanh tra Last chịu khó ngồi nghe ba vị khách mời thuật chuyện. Kennedy kể một cách rõ rang, còn Gwenda kể còn thiếu đầu đuôi nhưng lối kể chuyện nghe hấp dẫn. Giles nhớ ra đâu kể tới đó không dè dặt như
Kennedy nhưng dài dòng lê thê.
Nghe kể xong, ngài thanh tra thở ra một hơi rồi tóm tắt lại.
“Bà Halliday là em gái bác sĩ Kennedy và mẹ kế của bà Reed đây. Bà mẹ bỏ nhà ra đi đã mười tám năm ngay tại ngôi nhà bà đang ở. Bà Lily Kimble (thời con gái tên là Abbott) là người giúp việc cho chủ nhà lúc đó. Cho tới nay bà Kimble còn cho là (dù đã qua bao nhiêu năm) có chuyện tráo trở trong vụ này. Vào thời điểm đó bà Halliday đã bỏ nhà ra đi theo anh chàng nào đó (không ai biết mặt mũi ra sao). Ngài thiếu tá Halliday thì chết trong trại tâm thần mười lăm năm trước, ông bị ám ảnh là thủ phạm giết vợ – nếu như ông có mắc chứng hoang tưởng”.
Ông bỏ lửng.
“Sự việc nghe kể thì hay nhưng không đủ chứng cứ. Điểm then chốt là hiện nay bà Halliday sống chết ra sao? Nếu chết, chết từ lúc nào? Làm sao bà Lily Kimble biết chuyện đó”.
“Có lẽ bà còn biết nhiều chuyện động trời hơn nữa kia. Cho nên bà phải chết để khỏi bật mí nội vụ cho mọi người biết”.
Gwenda kêu lên một tiếng:
“Ai có thể biết bà đang muốn kể về chuyện gì? Trừ những người như chúng ta ngồi đây”.
Thanh tra mật thám nhìn qua nàng như muốn dò xét.
“Bà vừa nhắc tời một điểm đáng lưu ý, nạn nhân đáp chuyến tàu hai giờ năm thay vì bốn giờ
năm tại nhà ga Dillmouth Junction. Phải tìm hiểu lý do vì sao. Và rồi, bà xuống tại nhà ga nằm trên ga Woodleigh Bolton một chặng. Lạ nhỉ? Tôi cho là, sau khi gửi thư cho ông bác sĩ, nghĩ
sao bà lại hẹn với một người lạ mặt khác, có thể tại địa điểm doanh trại Woodleigh Bolton, bà đã tính toán trước nếu buổi hẹn hôm đó không thành, bà đi ngay tới nhà bác sĩ Kennedy coi ông nói gì. Rất có thể bà nghi ngờ một anh chàng nào đó nên muốn viết thu hẹn gặp”.
“Rõ rang là vụ tống tiền”. Giles nói toạc ra.
“Tôi nghĩ không phải vậy đâu”, thanh tra Last nói, “tính đàn bà tham lam mà hay mơ mộng – kẹt quá chưa biết xoay xở ra sao. Thôi được rồi, ta chờ nghe đến phiên chồng bà khai báo ra sao?”.
V
“Tôi đã nhắc nhở”, lão Kimble đau đớn nói ra. Đừng có xía vô mấy chuyện đó, tôi đã nói rồi. Bà muốn qua mặt tôi, cái gì cũng biết. Thế là xong đời Lily. Biết nhiều cũng khổ”.
Qua phiên thẩm vấn, lão Kimble đã tiết lộ mấy điểm đáng lưu ý.
Lily giúp việc cho nhà St. Catherine được một thời gian rồi mới gặp lão, hai người có tình ý với nhau. Bà thích đi xem hát, có lần kể cho lão nghe bà đã từng ở trong ngôi nhà xảy ra án mạng.
“Nghe ra chẳng thấy gì, chỉ được cái nặn óc mà tưởng tượng. Lily kể ra không thấy cái nào nghe được. Kể đủ chuyện vòng vo tam quốc, nào là ông chủ giết bà chủ đem giấu xác dưới hầm rượu –
qua tới chuyện một con bé giúp việc người Pháp ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ thấy có cái gì đó là lạ hay một anh chàng nào đó. “Bà đừng có để ý tới mấy người nước ngoài”, tôi đã dặn. “Bọn nói láo, không phải như mình đâu”. Bà cứ thế kể dù tôi không muốn nghe, vẽ vời đủ thứ chuyện y như là chuyện hình sự. Bà hay coi báo “Sunday News, chuyên đăng chuyện vụ án. Mấy thứ
chuyện tào lao, bà cìn nghĩ ra chuyện được ở trong ngôi nhà gây án mạng – mà tưởng tượng thì đâu có hại gì. Qua tới chuyện bà hỏi tôi có coi báo mục quảng cáo này chưa. Tôi mới bảo, “Bà đừng có xía vô mấy cái chuyện đó, khơi ra làm gì mà hại thân bà”. Bà mà chịu nghe tôi thì đâu phải mất mạng”.
Lão ngồi lặng lẽ sau một lúc.
“À”, lão nói tiếp. “Bà đâu phải mất mạng, Lily biết nhiều mới khổ”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.