Giết người trong mộng

Chương 11


Đọc truyện Giết người trong mộng – Chương 11

Chương 15
LÀN THEO MỘT ĐỊA CHỈ MỚI
Khách sạn Royal Clarence thuộc loại cổ lỗ nhất vùng. Mặt tiền xây hình vòng cung kiểu dáng thời xưa, nhưng vẫn thu hút được khách du lịch gia đình ra biển nghỉ mát.
Nàng Narracott ngồi phía sau quầy tiếp tân, trạc chừng bốn mươi bảy, bộ ngực căng đầy, tóc cắt theo kiểu xưa.
Nàng thân mật chào đón Giles, ánh mắt như muốn nói “đây là khách quý”. Giles theo thói quen hay ba hoa nổ ra một tràng nghe vui tai. Rằng anh đã tranh lưu lại khách sạn Royal Clarence mười tám năm về trước. Vợ anh không thích bày chuyện bởi sổ sách lâu năm người ta hủy hết; anh thì bảo không ăn thua, một cơ sở làm ăn tầm cỡ như Royal Clarence phải lưu giữ tất cả hồ
sơ. Cả trăm năm cũng còn.
“Vâng, không hẳn vậy đâu, thưa ông Reed. Thật ra chúng tôi còn giữ sổ sách khách trọ mỗi khi cần. Có cả tên nhưng nhân vật quan trọng. Này, có cả tên nhà vua lúc ông còn là hoàng tử xứ
Wales, công chúa Adlemar xứ Holstein Retz đi nghỉ mùa đông với người hầu. Nhà văn, họa sỹ
như Dovery – danh họa chuyên vẽ chân dung”.
Giles nghe nói khâm phục hết mình, cả một kho tàng lâu nay mới được bày ra.
Nghe kể danh tính những nhân vật quan trọng, anh lật tìm những trang lưu lại tháng tám.
Đây rồi, đúng là danh mục ta đang tìm kiếm.
Hai vợ chồng đại úy Richard Erskine, Anstell manor, Daith, Northumberland, ngày hai mươi bảy tháng bảy đến mười bảy tháng tám.
“Tôi có thể sao ra một bản không?”.
“Được chứ. Giấy mực đâu? À, ông có cây viết kia. Xin lỗi tôi hải quay về văn phòng”.
Nàng để lại tập hồ sơ, Giles cắm cúi xuống chép.
Quay về lại Hillside, Gwenda đang loay hoay trong vườn bên luống hoa.
Nàng đứng ngay dậy nhìn Giles chưa biết sao.
“Xong xuôi cả chứ?”
“Ờ, phải xong thôi”.
Gwenda nhắc lại nhỏ nhẹ từng chữ:
“Anstell Manor, Daith,. Đúng thế em được nghe bà Edith Pagett nhắc tới Northumberland. Họ
còn đó không?”

“Ta tới đó xem sao”.
“Ờ, được thôi, ta nên đi cho biết – chừng nào đây”.
“Càng sớm càng tốt. Sáng mai được không? Ta lái xe ra tới đó. Đi cho mấy khuôn mặt nước Anh”.
“Chẳng may họ chết hết rồi thì sao? Hoặc bỏ đi để người khác tới ở”.
Giles khẽ rùng mình.
“Ta về lại quay qua tìm chỗ khác. Anh có viết thư cho bác sỹ Kennedy nhắc nhở ông gửi theo mấy cái thư của Helen sau khi bà bỏ đi – nếu ông còn cất giữ – với một mẩu giấy cho chính tay bà viết”.
“May ra”, Gwenda nói, “thì gặp lại được mấy người giúp việc kia – có cả Lily – bà biết làm chiếc nơ con mèo Thomas”.
“Em còn nhớ, nghĩ cũng hay đấy, Gwenda”.
“Có chứ phải không? Em còn nhớ con Tommy nữa kia, con mèo nhị thể với ba con mèo con”.
“Cái gì? Thế còn Thomas nào?”.
“Ờ, tên con mèo mới là Thomas – gọi đầy đủ là Thomasina. Còn bà Lily – nay bà ra sao? Bà Edith Pagett trông mãi không thấy tung tích đâu. Không thấy trở lại đây – sau khi thôi việc ở nhà St. Catherine bà kiếm ra được chỗ cho Torquay, bà viết thư về một hai lần rồi thôi. Bà Edith nghe đồn bà lấy chồng nhưng không rõ là ai. Nếu gặp lại bà thì còn biết thêm nhiều cái mới lạ
hơn”.
“Còn Leoniee, bà ấy người Thụy sỹ”.
“Cũng hay – bà là người nước ngoài, chắc chăng quan tâm tới mấy chuyện đó. Em không còn nhớ mặt mũi bà ấy ra sao nữa. Không. Còn bà Lily may ra còn nhớ được chút gì, bà tinh ý lắm…
Em nhớ ra, ta tới tòa báo nhờ đăng quảng cáo rao vặt – cần tìm Lily Abbott”.
“Ờ”, Giles nói. “Ta phải làm ngay thôi. Sáng ngày mai ta đi miền Bắc xem thử có tìm ra được tung tích nhà Erkines không”.
Chương 16
CHÀNG CÔNG TỬ
“Henry, ngồi xuống”, bà Fane quay qua nói với con chó xù bị hen mắt đang thèm thuồng nhìn
“thêm cái nữa đi, Marple, bánh còn nóng hổi”.
“Cám ơn, bánh ngon quá, bà bếp nào làm bánh khéo thật”.
“Louisa khá đấy. Phải tính hay quên. Nhưng bánh thì không lẫn vào đâu được. Còn bà Dorothy Yarde nay ra sao, chứng đau nhức thần kinh tọa khiến cho bà khốn đốn”.
Marple vội chia sẻ nỗi đau chung. Cũng may trong số bạn bè khắp nước Anh có thể tìm được một người còn nhớ mặt bà Fane nhờ bà viết thư cho hay là hiện ở Dillmouth có một người tên là Marple mong được gặp mặt bày tỏ đôi điều.

Eleanor Fane người cao lớn, bệ vệ, cặp mắt nhìn lạnh như thép, mái tóc bạch kim cứng đờ, hai gò má hồng hào, nước da trắng mịn khỏa lấp được cái ý tưởng người ta hay gán cho bà kém dịu dàng trong cách ứng xử.
Trong buổi sơ kiến, hai bên nhắc chuyện bà Dorothy đang ốm hay biết đâu là một thứ bệnh tưởng, rồi qua chuyện sức khỏe của Marple, đến thời tiết vùng Dillmouth, tâm lý bọn trẻ giữa thời đại mới có nguy cơ sa lầy.
“Ta không ăn bánh giòn như bọn trẻ”, bà Fane vừa nhắc. “Nhà trẻ chỗ tôi không làm bánh kiểu đó”.
“Bà có nhiều con trai lắm phải không?”. Marple hỏi.
“Có ba đứa, đứa lớn là Gerald nó làm cho ngân hàng Far East bên Singapore. Thằng Robert thì đi quân đội” bà Fane sụt sịt mũi, “nó lấy vợ rồi”, bà nói ra từng chữ. “Lâu nay không nghe tin tức gì nữa. Nó muốn làm theo ý nó không chịu nghe tôi. Tôi thì nghĩ sao nói vậy. Nó lấy vợ tôi nghĩ
xui xẻo cho nó. Nó cứ tưởng đâu sung sướng, tội nghiệp, tôi thì chả thấy sung sướng chỗ nào”.
“Bà còn người con út chưa lấy vợ thì phải?”.
Bà Fane vẻ mặt tươi cười.
“Chưa, thằng Walter còn ở chung với gia đình. Tính hay nhõng nhẽo, như là trẻ con, tôi phải lo cho nó ăn uống. (Nó sắp về tới đây). Thú thật với bà chưa có đứa con nào hiếu thảo như nó, có phước như tôi mới được vậy”.
“Cho nên cậu không tính chuyện lấy vợ?”. Marple gặng hỏi.
“Thằng Walter không muốn bận bịu vì mấy con gái tân thời, nó không để ý. Hai mẹ con tâm đầu ý hợp lắm nên cũng ngại thấy nó ít đi đây đó vui chơi. Buổi tối nó đọc truyện Thackeray cho tôi nghe, rồi chơi bài tây. Thằng Walter chỉ thích quanh quẩn ở nhà”.
“Thế thì tốt quá”, Marple nói. “Anh ta suốt ngày lo việc cho hãng? Nghe nói bà còn một người con trai làm đồn điền trà ở bên Ceylon”.
Bà Fane khẽ nhăn mặt. Bà gọi thêm bánh nướng rồi mới phân trần.
“Hắn còn rất trẻ. Tuổi trẻ ngông cuồng, nao nức muốn đi đây đó. Chưa thật có bóng dáng con gái xen vô làm cho mọi thứ xáo trộn”.
“À thế đấy, tôi có đứa cháu, để tôi nhớ”.
Bà Fane bỏ không để ý chuyện đứa cháu Marple. Bà nói huyên thuyên.
“Con bé nghĩ thật là bất lịch sự, bao giờ cũng thế. À, đâu phải là diễn viên hay nghệ sĩ gì. Là cô em của ông bác sĩ, nhìn tưởng đâu như đứa con gái, nhỏ tuổi hơn nhiều, không biết làm sao nuôi dưỡng nên người. Mấy ông đành chịu thua phải không? Con bé này nó kích động dữ lắm, bắt bồ
với một anh chàng trong hang, một chân thư ký quèn, tính tình không ai ưa như nó. Anh chàng bị
cô lập ngay. Vi phạm tiết lộ bí mật nghề nghiệp. Con bé Helen Kennedy này đẹp gái đấy chứ.
Tôi thì không thấy nó đẹp chỗ nào. Đầu tóc nó sửa lại. Anh chàng Walter mê nó tít thò lò. Con bé làm sao xứng đôi với một anh chàng không nghề nghiệp không tiền và chẳng có nhà nào chịu cho làm dâu. Thử hỏi người làm mẹ nghĩ sao? Walter ngỏ lời cầu hôn con bé không chịu, anh chàng nuôi sẵn ý định điên rồ trong đầu bỏ đi qua Ấn Độ lập đồn điền trồng trà. Chồng tôi mới bảo: “Cho nó đi luôn”, dù trong thâm tâm vô cùng bất mãn. Ông thì muốn giữ chân Walter lại làm cho hãng luật, bởi nó đã học xong chương trình luật với mấy môn khác. Thật là bọn đàn bà con gái làm hỏng hết mọi sự”.
“À, tôi hiểu. Tôi có đứa cháu…”.

Bà Fane vẫn bỏ qua chuyện đứa cháu của Marple.
“Vậy là thằng bé bỏ đi qua bang Assam hay Bangalore gì đó. Nó đi biệt, lâu quá tôi chẳng còn nhớ. Tôi đâm ra buồn chán, nó ốm yếu làm sao kham nổi. Nó đi chưa đầy một năm (chịu khó làm ăn, tôi tự hào về nó) rổi bà có tin nổi không, con bé mặt dày mày dạn kia đổi ý đòi lấy nó”.
“Trời!”. Marple lắc đầu.
“Nó gom góp đồ đạc, đăng ký chuyến bay. Bà thử đoán xem con bé còn giở trò gì nữa?”.
“Làm sao tôi dám nghĩ ra”.
Marple nghiêng người ra trước lắng tai nghe.
“Nó bỏ đi yêu một ông đã có vợ, tôi nói thiệt. Nó gặp ông ta trên một chuyến tàu đi ra nước ngoài, ông đã có vợ con, chuyện thật. Trong lúc anh chàng Walter ngóng cổ trông gặp lại con bé ngoài bến tàu, mới vừa giáp mặt con bé thốt ra lời khước từ chuyện vợ chồng. Bà thử coi có động trời chưa?”.
“À, tôi cũng nghĩ như bà. Con trai bà từ rày không còn dám yêu thương ai nữa”.
“Anh chàng giờ thấy rõ cái bộ mặt đểu giả của con bé. Vậy mà cái thứ đàn bà đó bỏ qua mọi chuyện ngoài tai”.
“Anh chàng”, Marple chưa biết nói sao, “chắc phải căm giận vì con bé tráo trở? Với người khác thì họ nổi giận lên đùng đùng?”.
“Thằng Walter nhà tôi biết kiềm chế không như người ta. Dù trong bụng có điều phật ý nó muốn bỏ qua không để cái bức xúc ra ngoài mặt”.
Marple nhìn chăm chăm.
Nghĩ ngợi một hồi bà nói ra thử dò dẫm.
“Là vì chuyện đó không ai hay biết? Làm cha mẹ đôi lúc còn chưa hiểu hết con cái. Gặp đứa nó nổi xung lên bất chừng. Một khi tâm sự bị dồn nén quá sức chịu đựng đến ngày bùng nổ”.
“Ái chà, nghe cô Marple vừa nói tôi lấy làm lạ. Tôi nhớ kỹ mà. Thằng Garald và Robert tính nóng nẩy thì thích xô xát với nhau. Bọn trẻ sung sức xáp lại bộp nhau đủ trận”.
“Dạ, nó vậy đó”.
“Anh chàng Walter thì ít nói, lại chịu khó. Một bữa Robert nhìn thấy chiếc máy bay làm mẫu của Walter do cẩu thả nó lỡ tay làm giập nát. Đến giờ tôi vô trường nhìn thấy Robert nằm dài dưới sàn, Walter trên tay cầm cây que sắt. Thấy vậy tôi lo kéo Walter đi chỗ khác, nó vẫn miệng nói oang oang” “Thằng phá hoại, thằng phá hoại, tao giết mày…”. Bà thấy chưa, tôi muốn bủn rủn tay chân. Bọn trẻ nó hung hăng thế đó, có phải vừa đâu?”.
“Dạ phải mà”, Marple nói, mắt nhìn đâu đâu.
Bà muốn nhắc lại chuyện cũ.
“Vậy là duyên nợ không thành. Con bé thì sao?”.
“Nó bỏ về. Trên chuyến tàu hồi hương gặp một ông khác góa vợ, có một đứa con, chịu lấy ông.
Đàn ông xa vợ là mục tiêu dễ tấn công, tuyệt vọng, buồn chán. Hai vợ chồng mua một căn nhà về ở khu ngoại ô thành phố, ở St. Catherine, gần một bệnh viện. Ăn ở không được bao lâu con bé lại bỏ đi ngay trong năm đó. Theo anh chàng nào đó”.
“Trời!”. Marple lắc đầu, “vậy là con bà có phước!”.
“Tôi thường nhắc cho nó biết”.
“Vậy là anh chàng bỏ nghề trồng trà vì không đủ sức theo nổi?”.
Một nếp nhăn thoáng hiện trên gương mặt bà Fane “Cuộc sống không bằng phẳng như nó tưởng”, bà kể “Sáu tháng sau nó bỏ về luôn”.

“Chuyện nghe lạ”, Marple buột miệng nói “Nhà con bé ở gần đâu đây thì hay biết mấy, cùng một địa phương”.
“Thằng Walter này đáng phục”, người mẹ kể “Dù gì đi nữa nó vẫn tỏ ra là người biết xử sự. Tôi phải nghĩ ra trong đầu (đã có lúc tôi tự nói ra) thà đừng gặp lại, gặp nhau làm gì chỉ thêm khổ
cho cả hai. Walter đòi làm thân trở lại, nó lui tới nhà cũ để được chơi giỡn với đứa trẻ. Lạ thay, đứa con ấy mới về lại. Giờ nó đã lớn khôn, có chồng. Thấy nó tới văn phòng Walter muốn làm tờ
di chúc. Con bé lấy họ Reed. Bà Reed”.
“Hai ông bà Reed hở? Tôi biết mặt, hai vợ chồng đối đãi thiệt tình quý hóa lắm. Cô vợ chính là đứa con gái cơ đấy”.
“Con của bà vợ đầu, bà chết bên Ấn Độ. Tội nghiệp ngài thiếu tá, tên là gì nhỉ, Hallway hình như
là, ông muốn điên cái đầu vì con đàn bà chơi khăm bỏ nhà đi mất tiêu. Nào ai đo được lòng dạ
đàn bà xấu xa hãm hại người ăn ở thiệt tình”.
“Còn anh chàng trước kia có dan díu với con bé? Anh chàng làm thư ký cho văn phòng đứa con trai của bà. Giờ hắn ra sao?”
“Nay hắn khá lắm, chủ hãng du lịch lữ hành tàu Daffodil Coaches. Bảng hiệu Afflicks Daffodil Coaches, sơn màu vàng sáng rực. Thời đại mới lo chuyện ăn chơi”.
“Hãng Afflick hở?”. Bà Marple hỏi.
“Jackie Afflick. Cái anh chàng hợm hĩnh, tự cao tự đại. Thế cho nên hắn gặp Helen Kennedy là vừa. Cô nàng là em gái ông bác sĩ, hắn muốn tìm một chỗ dựa”.
“Cho nên cô nàng Helen không muốn về lại Dillmouth?”
“Không. Giã từ luôn. Ra đi không một lời từ biệt. Tội nghiệp ông bác sĩ, ông có tội tình gì. Cha ông lấy thêm một đời vợ nhỏ tuổi hơn nhiều. Helen có máu bay nhảy như mẹ đẻ. Tôi cứ nghĩ…”.
Bà Fane chợt bỏ ngang.
“Kìa Walter vừa về tới”. Bà nghe tiếng chân người nhà phía ngoài trước. Walter mở cửa bước vô.
“Đây là cô Marple. Con nhấn chuông gọi mang thêm trà đi”.
“Mẹ yên tâm, con một tách thôi”.
“Nhà ta có sẵn trà, Beatrice, dọn thêm bánh nướng ra”, bà dặn người giúp việc vừa bưng bình trà ra.
“Dạ có”.
Walter cười mỉm nói:
“Mẹ tập cho con hư thêm”.
Marple chào đáp lại không quên để mắt dò xét.
Anh chàng ít nói, rụt rè, người sao mà khó dò. Anh chàng thiệt tình vậy mà mấy cô gái không để
ý nhào vô lấy mấy anh chàng bạc tình. Walter, chàng trai đang chờ mấy cô. Tội nghiệp Walter con cưng của mẹ… Thằng nhóc Walter Fane dám cầm cây song sắt xông tới uy hiếp đứa anh trai đe dọa đòi giết luôn…
Marple chưa hiểu sao.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.