Giấc Mộng Đế Hậu

Chương 71: Quan Trường (21)


Bạn đang đọc Giấc Mộng Đế Hậu: Chương 71: Quan Trường (21)


Hứa Sơn nghe xong câu thơ, nhất thời cảm thấy vừa kinh ngạc, vừa tức giận, vừa bất đắc dĩ. Nhưng Hứa Sơn thì vẫn là Hứa Sơn, hắn chỉ thất thần trong chốc lát, rồi lại bình tĩnh rời khỏi cỗ ngồi, quỳ một chân xuống, thưa
“Con đội cha trên đầu chính là đạo hiếu. Tên tự của thần độc một chữ Hiếu”
Mọi người nghe vậy như chợt vỡ lẽ ra, Hiền phi ra vẻ kinh ngạc, rồi tự vỗ trán mình, bảo
“Tiếp thật ngốc quá đi. Phần trên của chữ Hiếu là bộ phận chính của chữ lão(già), phần dưới là chữ tử (con). “Tử” đội “Lão” trên đầu thành “Hiếu”. Lâm đại nhân có lối ghép chữ thâm quá. “
Tông đế hơi ngả người về phía sau, thâm thúy nhìn Lâm Hiệp, nói một câu nhiều hàm nghĩa.
“Xem ra giao tình giữa Lâm đại nhân và Hứa tướng quân quả nhiên không tệ.”
Nghe xong câu này, Bình vương lập tức nhíu mày lại.
Thanh Nguyên ngẫm nghĩ một lát, thầm liếc nhìn sắc mặt khó coi của Hứa Sơn, thì hiểu ngay dụng ý của Tông đế. Xem ra lần này Hứa Sơn có nhảy xuống sông Hồng cũng không rửa sạch nổi oan này.
Là thế này, dân gian nước Chung thường có tục đặt tên tự cho con cái để dễ nuôi. Hơn nữa, người ta còn mê tín cho rằng tên tự này chỉ được dùng trong nhà, chỉ người thân thiết với nhau mới được biết, nếu không đứa trẻ sẽ yểu mệnh.
Trong triều ai cũng ngầm hiểu Lâm Hiệp là thân tín của Tông đế, còn Hứa Sơn luôn ở thế trung lập, khon ngả theo phe cánh nào.
Nay Lâm Hiệp đã biết tên tự của Hứa Sơn, vậy chẳng phải gián tiếp tuyên bố rằng, Hứa Sơn đã hàng phục dưới trướng Tông đế.
Bây giờ, dù Hứa Sơn có muốn đổi ý dâng binh phù đi theo phe thái hậu, thì với tình cách đa nghi của Bình vương, cũng chẳng dám tin dùng hắn.
Nói cách khác, chỉ bằng một cái tên tự, Tông đế đã dễ dàng chặt đứt con đường lùi của Hứa Sơn.
Hứa Sơn nhếch mép cười giễu, nghĩ thầm, giờ dù hắn có nói thế nào thì trong mắt Bình vương cũng chỉ là lời ngụy biện.
Hắn qua quýt khách sáo vài câu với Tông đế, rồi bốc lên một lá bài.
“Hôm nay chơi tửu lệnh, Vậy mời viết một câu đối với đề tài rượu.” Thanh Nguyên đọc lá bài lên.
Hứa Sơn nghe xong, trong lòng nảy ra một ý, bèn đọc
“Văn thần tiêu sầu duy hữu tửu” (Quan văn chỉ biết mượn rượu giải sầu.)
Câu đối vừa được xướng lên, đa số quan văn đều tức giận liếc xéo hắn, vài người hiểu chuyện bèn tỏ vẻ khó hiểu nhìn nhau.
Về mặt chữ nghĩa, câu đối này giống như đang xỏ đám quan văn vô dụng chỉ biết uống rượu ngâm thơ, nhưng thực chất nó ẩn chứa ý nghĩa bôi bác khác.
Năm Sâm đế thứ bốn mươi sáu, là năm đầu tiên Lâm Hiệp vào triều, cũng là những năm cuối đời Sâm đế.
Lâm Hiệp hùng tâm tráng chí, khí thế bừng bừng, chỉ trong một tháng vào triều đã dâng lên tám tấu chương đề nghị cải cách mọi mặt, vạch trần các loại hủ bại hối lộ trong triều, vì vậy mà vô tình làm phật lòng rất nhiều quan viên trong triều.
Lúc đấy Sâm đế đã gần đất xa trời, không còn tha thiết quốc sự, nên chỉ khen ngợi vài câu lấy lệ rồi lấy cớ ngân khố có hạn mà thẳng thừng loại bỏ tấu sớ của hắn.
Chứng kiến tấu sớ của mình bị bỏ xó, trong khi các loại tấu sớ kiến nghị trang hoàng hoàng lăng (mộ vua), làm lễ tế trời lại được móc bạc chuẩn tấu cho tiến hành, Lâm Hiệp rất lấy làm uất ức, ngày cảng chán nản với thế cuộc, chỉ biết uống rượu tiêu sầu.
Có một lần say rượu, còn buột miệng làm một bài thơ
” Ngẩng đầu ta muốn hỏi Ngọc Hoàng
Có tài tất được trọng dụng, liệu có thật?
Dự Nhượng nuốt than mà chết ,
Tần Cối rốt cuộc lại chết già
Lưu Bang vô lại làm chủ Vị Ương.
Hạng Võ anh hùng tự sát Cai Hạ.
Xưa nay hào kiệt không được thoả sức tung hoành, đành mượn rượu nuốt chí vào bụng.”
Có vải vị quan vốn không ưa hắn bèn đem bài thơ trình lên Sâm đế.
Sâm đế nổi trận lôi đình, hạ chỉ tước hết quan tịch, nhốt hắn vào địa lao, vĩnh viễn không được ra ngoài.
Từ một trạng nguyên được đề tên riêng một bảng vàng, chỉ trong chớp mắt, đã trở thành một kẻ tù tội trắng tay. Cuộc đời Lâm Hiệp tường chừng như chấm hết,
Phải tận đến khi Tông đế lên ngôi hai năm sau đó, Lâm Hiệp mới được đặc xá rời khỏi địa lao, đồng thời cho khôi phục chức quan.
Từ đó về sau, Lâm Hiệp không bao giờ đụng đến rượu nữa và cũng chỉ nguyện trung thành với Tông đế.
Câu đối này rõ ràng là nhằm vào Lâm Hiệp, tuy trong câu đối không một chữ nào nhắc đến Lâm Hiệp, nhưng về mặt ý nghĩa thì rõ ràng có ý giễu Lâm Hiệp chỉ vì ly rượu mà mang họa vào thân.
Ai cũng biết chuyện xảy ra năm Sâm đế bốn mươi sáu đó đã trở thành cái vẩy ngược của Lâm Hiệp, ai cũng biết mà không ai dám nói ra.
Nghĩ đến đây, lại không khỏi thắc mắc, nếu Lâm Hiệp và Hứa Sơn đã thân đến nỗi biết cả tên tự của nhau, sao Hứa Sơn lại công khai xúc phạm hắn như thế?
Tông đế biết Hứa Sơn muốn thông qua câu đối này để chọc giận Lâm Hiệp, và phủi sạch “mối giao tình” với y.
Thế nhưng, ngoài dự liệu của mọi người, Lâm Hiệp lại không có phản ứng gì, tựa như không biết ẩn ý của Hứa Sơn.
Lâm Hiệp cầm chén trà lên, làm động tác kính rượu mời Hứa Sơn, rồi nâng chén cạn sách, còn ung dung đáp trả bằng một câu đối khác
“Võ tướng thoái lổ cánh vô thi” (Quan võ làm thơ đuổi giặc, cũng không làm được)
Nghe xong câu đối, ngự sự đại nhân đã cúi đầu cười lén.
Lúc đầu chỉ có một người cười, sau đó thì cả điện cùng cười khúc khích, cả Hiền phi cũng không nhịn được, phải cầm quạt che miệng mà cười.
Còn Hứa Sơn thì tối sấm mặt mũi liếc xéo Lâm Hiệp.
Hứa Sơn cũng từng có một câu chuyện thời quá khứ không mấy hay ho thế này này.
Thời còn niên thiếu, Hứa Sơn rất khinh đám quan văn suốt ngày chỉ biết ngắm trăng vịnh thơ, hắn cho rằng, căn cơ của một quốc gia là nằm ở quân đội, chứ không phải các thứ lễ nghĩa linh tinh.
Vì vậy, khi Ngự sử đại nhân dâng tấu sớ đề nghị lập một Thi phủ để bảo tồn và sưu tầm văn thơ. Hứa Sơn đã lớn tiếng chất vấn ngay giữa triều, rằng
“Lập Thi phủ làm gì, thà để dành bạc luyện bình còn có ý nghĩa hơn. Sau này giặc vào kinh rồi, ngự sự đại nhân có ngâm thơ đuổi chúng về được không?”
Ngự sự đại nhân giận tím mặt, sau đấy cáo bệnh không vào triều suốt một thời gian dài.
Câu nói này nhanh chóng được lưu truyền khắp nơi.
Cũng trong đó, bộ tộc Châm ở phía bắc làm loạn đòi tự trị.
Sâm đế không muốn khai chiến, chỉ ban chiếu chỉ khuyên đầu hàng.
Tộc trưởng tộc Châm viết một câu vỏn vẹn lên tấm chiếu chỉ rồi cho người trả về kinh.

Khi viên giám quan mở chiếu chỉ ra, không khí trong triều đang căng như dây đàn.
Thế mà khi hắn đọc xong, Sâm đế và các bá quan đều cười rần rần. Riêng Hứa Sơn thì tức đến nghiến răng nghiến lợi.
“Chừng nào Hứa thiếu tướng quân biết làm thơ, thì tộc Châm ta sẽ đầu hàng.”
Cuối cùng triều đình cũng dẹp tan được cuộc nổi loạn, lại còn có thêm một câu chuyện cười kinh điển.
Hiển nhiên, câu đối này cũng là nhằm vào Hứa Sơn.
Tông đế vỗ đùi cười to, rõ là bộ dạng tiểu nhân đắc chí, bảo
“Này Hứa khanh, trẫm thấy Lâm khanh đối rất chuẩn. Khanh có phục không?”
“Thần phục.”
“Vậy thì, nợ huynh do muội trả, trẫm nghe nói Hứa tiểu thư là viên minh châu trên tay Hứa Khanh, tất có chỗ hôn người, vậy thì mới Hứa tiểu lên bốc lá bài tiếp theo.”
Tông đế vừa dứt lời, cả điện đều yên tĩnh.
Thái hậu đặt chén trà xuống, căng thẳng nhìn Tông đế.
Bình vương tỏ vẻ khó hiểu nhìn cử chỉ thất thố của bà, Nên biết rằng nếu Hứa Thu vào cung thì phẩm vị chắc chắn phải trên hy tần. Một vị hoàng đế muôn lập phi tử có phẩm vị cao như thế tất phải có phụng ấn của thái hậu. Nghĩa là thái hậu có toàn quyền ngăn cản việc tiên cung này, cớ sao bà lại lo lắng như thế?
Hứa Thu tuân lệnh bước lên phía trước, bốc một lá bài, rồi làm một bài thơ không hay không dở.
Cả quá trình bốc bài lẫn làm thơ chỉ vọn vẹn một khắc, không hề gây ra sự chú ý nào, đúng như ấn tượng vẻ ngoài của nàng ta mang lại, mờ nhạt.
Tông đế khen ngợi vài câu rồi quay qua nói với thái hậu
“Mẫu hậu, sáng nay nhi thần gặp phải hiện tượng lạ ở Thanh điện, bèn triệu Hồ đại nhân vào cung hỏi xem có ý nghĩa gì. Hồ đại nhân nói rằng, đấy là do thủy thần hiển linh, báo cho chúng ta hay ở Chung quốc đã xuất hiện một thiên chi kiều nữ. Nếu nhi thần có thể lấy được nàng vào cung, thì tất sẽ được thủy thần phù trợ, Chung quốc ta sẽ mưa thuận gió hòa.
Hồ đại nhân còn tiên đoán được, thiên nữ mang mệnh trời đó, chính là Hứa tiểu thư. Nay, nhi thần muốn nạp Hứa tiểu thư làm phi, phẩm vị quý phi, mẫu hậu thấy thế nào.”
Thái hậu im lặng không trả lời, nhưng Dung quốc công thì không thề lám ngơ, bèn xen vào
“Hoàng thượng, phẩm vị quý phi cao quý như vậy, sao có thể chỉ vì vài câu phán đoán mơ hồ mà ấn định được. Hơn nữa, năm xưa Hứa lão tướng quân đã từng vào cung xin thánh chỉ miễn cho Hứa tiểu thư vào cung. Thánh chỉ là lệnh của thiên tử, đã ban ra sao có thể thu hồi, đã hứa rồi sao có thể bội ước. Vả lại, thần cảm thấy những cái gọi là “hiện tượng lạ” này rất đáng nghi, chỉ sợ có kẻ rắp tâm muốn mê hoặc thánh thượng, Khần cầu thánh thượng chớ vội quyết định, hãy để thần đệ điều tra rõ ràng rồi mới bàn tiếp cũng chưa muộn. “
Một vài vị quan thuộc Dung đảng cũng tỏ rõ lập trường, ngay giữa yến tiệc quỳ xuống phản đối việc phong phi.
Hứa Thu tỏ ra bàng quan trước mọi việc, dường như người được nạp vào cung không phải nàng ta.
Hiển nhiên Tông đế đã lường trước tình huống này, nên cũng chẳng tỏ ra tức giận, bình tĩnh nói
“Tiến đế ban thánh chì miễn Hứa tiểu thư vào hậu cung của người, chứ không phải hậu cung của trẫm. Thủy thần đã có lệnh bảo trẫm nạp nàng làm phi, mà các khanh lại cố tình ngăn cản, vậy có phải các khanh sẽ giúp trẫm gánh chịu hậu quả không?”
Bình vương không cho là đúng, bèn đứng dậy thưa
“Hoàng thượng, Hồ đại nhân tuy có lúc phán đoán như thần, nhưng cũng có lúc nói toàn lời xằng bậy. Xin thứ thần đệ nói thẳng, là một bậ đế vương mà lại răm rắp làm theo những lời nói giả thần giả quỷ không căn cứ như vậy thì thật là khiến lòng người không phục. Nếu có một ngày Hồ đại nhân đoán rằng thần đệ chính là hung tinh gây hại cho thánh thượng, vậy có phải thánh thượng sẽ thẳng tay ban chết cho thần?”
Tuy lời can gián của Bình vương có phần chém đinh chặt sắt (cứng rắn vô cùng), thậm chí co` thể ghép vào tội phạm thượng,, nhưng rõ là lý lẽ đầy mình, vô cùng thuyết phục.
Ngay cả những vị quan trước giờ vẫn trung thành theo Tông đế cũng đã có phần dao động.
Bởi chỉ riêng tấm binh phù trong tay Hứa Sơn đã khiến họ phải kiêng dè rồi, nay còn thêm cả chức ví quý phi, có khác nào hổ mọc thêm cánh.
Nạp phi tần là chuyện gia sự của hoàng đế, nhưng nạp “quý phi” thì đã trở thành quốc sự.
Tuy Tông đế là hoàng đế nhưng cũng không thể bất chấp ý kiến của quần thần.
Thanh Nguyên lén quan sát long nhan, thấy vẻ mặt hắn vẫn thàn nhiên như không.
Thậm chí, Tông đế còn cười khẩy quay qua thái hậu mà hỏi
“Vậy ý của mẫu hậu như thế nào?”
Sắc mặt thái hậu trắng bệch, khẽ cắn vào môi dưới. Trong lúc ai cũng nghĩ rằng bà sẽ phản đối, thì thái hậu lại tìm cách hòa hoãn
“Hoàng nhi này, theo mẫu hậu thấy, chúng ta cứ gác việc này lại thôi, ngày khác hãy nói tiếp.”
Bình vương trong bụng sợ đêm dài lắm mộng, càng kéo dài thì Tông đế càng nghĩ ra thêm nhiều quỷ kế, nên bèn phản đối ngay
“Mẫu hậu, năm nay Hứa tiểu thư đã bước vào tuổi cập kê, nếu chúng ta không thể cho Hứa tướng quân một câu trả lời dứt khoát, e là sẽ làm lỡ hôn sự của Hứa tiểu thư. “
“Đúng vậy, khẩn xin thái hậu nhanh chóng quyết định.” Dung quốc công quỳ xuống nói đắp vào.
Thái hậu trong bụng đầy nộ khí, nhưng lại không dám nổi giận với Bình vương, đành nuốt giận vào người, quay qua nói với Tông đế
“Tuy chúng ta là thiên gia, nhưng cũng không nghịc lại được thiên ý. Nhưng dù sao Hứa gia cũng có ý chỉ của tiên đế trong tay, chúng ta có phải nên hỏi qua ý của Hứa gia không?”
Hứa Thu nghe vậy, bèn vội quỳ xuống giữa điện, động tác như nôn nóng, nhưng giọng nói thì hờ hững.
“Thần nữ nguyện ý vào cung hầu hạ thánh thượng.”
Hứa Sơn ngoài mặt bình tĩnh, nhưng trong lòng thì vừa tức giận vừa kinh ngạc.
Tức giận vì em gái làm ra chuyện mất mặt giữa đại điện.
Kinh ngạc vì, tuy gả họ Trần nói với hắn người trong lòng Hứa Thu là Tông đế, nhưng hắn tuyệt không tin.
Nhưng nếu không tương tư Tông đế thì sao lại chịu dấn thân vào chốn hậu cung?
Đến nước này thì thái hậu cũng không còn gì để nói, đành bảo
“Nếu đã là lưỡng tình duyệt duyện thì đành thuận ý trời. Hoàng thượng hãy tự quyết định lấy”
Bình vương cả kinh vội quỳ xuống can ngăn
“Mẫu hậu, chúng ta không thể trơ mắt nhìn hoàng thượng bị mê hoặc.” nếu Hứa Thu tiên cung nghĩa là Tông đế và Hứa Sơn đã gắn bó lợi ích với nhau, Hứa Sơn chỉ cỏn cách hai tay dâng Binh phù, đến lúc đó thì nguy to.
Dung quốc công và một loạt quan lại cùng đồng lòng quỳ xuống.
“Xin hoàng thượng và thái hậu chớ bị mê hoặc.”
Ngay cả mẹ ruột là thái hậu mà cũng dám dùng đến chiêu lấy thịt đè người này, rõ là Bình vương đang muốn được ăn cả ngả về không.
Thái hậu thấy tình hình càng nghiêm trọng thì tái mét mặt mũi, đập mạnh xuống ghế, quát
“Các người đang làm gì thế hả? Đây là gia sự của hoàng gia, ngay cả bản cung cũng đã đồng ý các người lấy quyền gì mà phản đối.”
Bình vương khó tin nhìn thái hậu. Đây là lần đầu tiên thái hậu nổi giận với hắn, tuy không hiểu dụng ý của bà, nhưng dù thế nào hắn cũng không thể nhượng bộ.

“Thái hậu, dù hôm nay phải nhận tội khi quân thì thần cũng nhất quyết phản đối.”
Thái hậu tựa như vô lực ngã dựa vào ghế, bà chỉ vào Bình vương, nhưng lại không mắng ra được lời nào.
Quần thần im phăng phắc không ai dám ngỏ một lời.
Lúc này, giọng nói của Tông đế vang lên nhẹ hẫng, nhưng vì quá yên tĩnh, nên dường như có thể nghe ra sự trào phúng trong từng câu chữ
“Hoàng đệ, có phải đệ cho rằng là bậc đế vương trẫm không nên tin vào những lời phán đoán thiếu căn cứ của những bậc thuật sĩ giang hồ không?”
“Thần đệ không có ý nghi ngờ năng lực của Hồ đại nhân, nhưng chúng ta cũng là con cháu của trời, nếu Thủy thần có hiển linh thì cũng phải do tự chúng ta lĩnh ngộ ẩn ý của thần, không đến lượt những người phàm giả thần gạt người.” Bình vương đáp.
Tông đế chỉ chờ có thế, bèn nói tiếp
“Vậy trẫm hỏi khanh, khanh có biết vì sao Đường hoàng hậu lại bị phế không?”
Đường hoàng hậu chính là mẹ ruột của Tông đế, bị phế vào năm Sâm đế thứ hai mươi chín, sau đó thì chết già trong lãnh cung. Nếu chưa chết, vậy vị trí thái hậu ngày hôm nay hẳn không đến lượt Dung thái hậu.
Bình vương ngẩng đầu nhìn Tông đế, trong nhất thời không hiểu trong hồ lô của Tông đế đang bán thuốc gì, nhưng cũng không dám đáp bậy, đành tùy cơ ứng biến đọc những gì ghi trong thành chỉ phế hậu
“Bởi Đường hoàng hậu vi phạm cung quy, quản chế hậu cung bất lực.”
“Sai. Năm Sâm đế thứ hai mươi chín, hạn hán mất mùa xảy ra liên miên, trong khi long thể của tiên đế ngày càng bất an, hay mệt mỏi vô cớ, ngay cả thái y viện cũng đành thúc thủ vô sách (bó tay). Lúc ấy Hồ đại nhân đã mách tiên đế rằng xưa nay trong ngũ hành Âm Dương vốn kiêng kỵ nhau. Thủy thần là thần nước nên đường nhiên mang âm khí, trong khi Đường hoàng hậu tuy là phận nữ nhưng trên người lại mang dương khí. Đã vậy lại còn thường xuyên ra vào thái miếu phụng thờ Thủy thần, việc này đã khiến Thủy thần nổi giận bèn trừng phạt lên người Sâm đế và Chung quốc, Cách duy nhất để xoa dịu Thủy thần là phải phế bỏ ngay hoàng hậu. Tiên đế vì quá lo sợ nên đã răm rắp nghe theo, vội tìm một cái cớ có lệ rồi lập tức phế ngay Đường hoàng hâu. Nếu nói như Bình vương, vậy có nghĩa là những lời của Hồ đại nhân toàn là nói nhảm, vậy Đường hoàng hậu vốn vô tội, phải được khôi phục thân phận mẫu nghi, phải không?” từng lời nói của Tông đế đều chứa đầy gai nhọn, giọng nói lạnh lùng đến mức khiến người hoag3 sợ.
Bình vương há hốc mồm không thể tin được, hắn cúi đầu thầm nghĩ trộm, Đường hoàng hậu vừa bị phế, mẫu hậu đã được tôn lên ngôi hoàng hậu, không cần nghĩ cũng biết nhất định việc phế hậu này là do bà nhúng tay vào. Bảo sao thái hậu không dám phán đối Tông đế nạp phi. Bởi như vậy khác nào tự vả vào mặt mình,
Hầu như tất cả mọi người đều nghĩ vậy, cũng thấy giật mình kinh hãi, ngay cả Dung quốc công cũng kinh ngạc đánh vỡ chén trà.
Đường hoàng hậu tại vị hơn hai mươi năm, vô cùng được lòng thái hoàng thái hậu, lại sinh được trưởng hoàng tử, đường đường là bậc mẫu nghi thiên hạ, vậy mà nói phế là phế, dễ dàng như vậy sao?
Tông đế quan sát một lượt phản ứng của mọi người, trong lòng không giấu nổi sự bi ai.
Ngay cả những ngưởi dưng cũng cho rằng lý do phế hậu này thật quá vô lý, vậy mà phụ hoàng thân là phu quân của người, lại nhẫn tâm ép chết mẫu hậu.
Thanh Nguyên nghe xong câu chuyện này trong lòng chỉ càng thêm sợ hãi Tông đế.
Thử nghĩ xem, thái hậu và Hồ đại nhân là kẻ thù giết mẹ của hắn. Tuy thân phận thái hậu quá cao quý hắn không thể xét xử. Nhưng Hồ đại nhân chỉ là con cá trong chậu, nếu muốn trả thù thì chỉ cần tìm đại cái tội nào đó cũng đủ để bức tử ông ta.
Nhưng y lại không làm vậy, thậm chí còn lợi dụng Hồ đại nhân bày ra kế sách lấy độc trị độc để đạt được lợi ích.
Nhìn nét đau khổ vụt qua trong mắt hắn, Thanh Nguyên biết cái chết của Đường hoàng hâu là tâm bệnh của hắn.
Vậy mà chỉ vì muốn nạp được Hứa Thu vào cung, y chẳng ngại tự vạch miệng vết thương ra, công khai đem việc phế hậu này trở thành bảo kiếm trong tay, đâm lại Dung thái hậu một nhát.
Việc phế hậu này truyền ra ngoài chắc chắn sẽ trở thành một vết nhơ muôn đời của hoàng gia, người ngu ngốc thì chê cười Sâm đế hồ đồ, mà người sáng suốt thì cười nhạo Tông đế bất hiếu, vì muốn có được mỹ nhân mà không tiếc bôi nhọ phụ hoàng.
Thông minh như y thể nào mà chả lường được những hậu quả này, nhưng y vẫn bất chấp hậu quả mà làm.
Một người phải nhẫn tâm, lạnh lùng cỡ nào mới có thể dẫm đạp lên danh dự, dẫm đạp lên chính nổi đau của ban thân để tiến lên.
Một người như vậy mà không thể nào có được giang sơn này, thì kẻ nào mới đủ tư cách đây?
Mặc dù chỉ cần nhìn sắc mặt thái hậu thì sự thật đã rõ mười mươi, nhưng Dung quốc công vẫn cố cãi chày
“Hoàng thượng, việc phế hậu này là việc của đời trước, dám hỏi sao người lại biết được. Hơn nữa, Sâm đế đã ban thánh chỉ nêu rõ Đường hoàng hậu bị phế vì một lý do khác, thần chỉ tin vào lý do đã được viết bằng mực đen trên thánh chỉ.”
“Quốc công không tin thì đó là chuyên của khanh, chẳng liên quan đến trẫm. Trẫm là thiên tứ, lời trẫm nói chính là bằng chứng. Còn nếu các khanh đã muốn làm rõ ràng ra thì trẫm sẽ không ngại mà cho người điều tra đến cùng, chỉ cần tìm Hồ đại nhân và những cung nhân đã từng hầu hạ tiên đế năm xưa ra đối chất thì sẽ rõ như ban ngày thôi.”
“Đủ rồi.” Thái hậu đập một cái bốp xuống bàn, quát lớn
“Đã là ý của Thủy thần thì chúng ta cứ thế mà làm theo thôi, có gì mà phải bàn tán. Bổn cung nói cho các khanh hay, việc nạp Hứa tiểu thư vào cung đã được định rồi, không ai được dị nghị.”
“Thái hậu bớt giận. Chúng thần không dám.” cả điện cùng quỳ xuống nhận tội.
Tông đế nén lại nổi đau đang dâng trong lòng, nở nụ cười hài lòng, nói
“Được rồi, nếu các khanh lẫn thái hậu đều không phản đối, vậy trẫm ban chỉ triệu Hứa thị vào cung hầu hạ phân ưu với trẫm, ban tước vị quý phi. Ngày mười lăm tháng sau, nhằm ngày rằm tiến cung.”
Huynh muội nhà họ Hứa quỳ xuống tạ ơn rồi lui về chỗ.
Một hồi sóng gió kể như được dẹp yên.
Thanh Nguyên thu hồi những suy nghĩ lại, vẻ mặt nịnh nọt nói
“Chúc mừng hoàng thượng nạp được một vị phi tử tài sắc vẹn toàn. Thần xin được mạn phép làm một câu đối kính dâng người
Hạm đạm chi liên hài tú mạc.
Uyên ương dực tỵ mỵ tương đài.
(Nghĩa là Hoa sen chung rễ hợp rèm thêu.
Uyên ương chắp cánh nổi đài đẹp).”
Tông đế khen hay rồi ban thưởng cho vài mảnh đất tốt trong kinh.
“Nếu hôm nay đã vui như thế, sao hoàng thượng không tự bốc một lá bài?” Thanh Nguyên gợi ý.
Tông đế đang vui nên nói gì nghe cũng hợp tai, bèn nhấc long thủ (tay rồng) bốc một lá bài.
“Từ xưa anh hùng vốn là bảo đao. Nhưng cũng lắm “bảo đao” không hợp thời bị bỏ xó sang bên. Vậy hãy vịnh một cặp câu đối ca ngợi họ.”
Tông đế nghe xong đề bài, ngón tay gõ gõ lên mặt bàn vài cái, nhíu mày suy nghĩ một lúc, rồi thờ dài một tiếng, đọc
“Nhất tử thành danh tự cổ anh hùng phi sở nguyện (Tử mà thành danh, chí anh hùng từ xưa thường không toại)”
Các bá quan văn võ nhìn nhau, ai cũng ngầm hiểu Tông đế đang thương nhớ lão tướng quân Mục Đồng.
Mục tướng quân năm xưa từng là thầy dạy võ của Tông đế, tuy chức vị không cao nhưng rất được lòng quân.
Sau, ông được giao trấn thủ Hữu thành. Có lần quân Man di phía Bắc vì gặp phải nạn châu chấu mất mùa liên miên, nên đành bần cùng sinh đạo tặc , tập hợp dân đói tấn công vào Hữu thành
Hữu thành quân số ít ỏi, tất nhiên không phải là đối thủ của man di.
Mục lão tướng quân chiến đấu hết sức ngoan cường, dù quân cứu viện vẫn chưa đến nhưng vẫn cầm cự cố thủ suốt nửa tháng trong thành.
Nhưng sau vì để bảo vệ dân chúng trong thành, Mục lão tướng đành dâng thành đầu hàng, rồi thắt cổ tự sát.

Quân man di chỉ muốn cướp lương thực chứ không có ý giết người, nên tuy chiếm được thành nhưng cũng không gây ra cuộc thảm sát nào.
Sâm đế nghe tin báo thất thủ mất thành thì nổi trận lôi đình, khép tội thủ thành bất lực, rồi tước hết chức vụ của lão tướng quân, đồng toàn xử phạt toàn gia.
Chỉ đến khi Tông đế kế vị, mới cho ban chiếu chỉ khen ngợi hành động đầu hàng của lão tướng quân là hết sức sáng suốt, anh minh, đồng thời cho khôi phục tước vị.
Từ lúc lão tướng quân chết đến khi Tông đế kế vị là khoảng thời gian mười lăm năm đằng đẵng, trong suốt mười lăm năm đó, lão tướng quận phải mang trên người tội thủ thành bất lực.
Đúng trog lúc mọi người đang chìm trong dòng hồi tưởng tiếc thương Mục lão tướng, thì một giọng nói thanh thanh trong trẻo g lên, như nguôn suối rót vào tai người.
“Bình sinh trung nghĩa đương niên đại cục khả vô tâm (Sinh trọn trung nghĩa, nhìn đại cục có thể chẳng thẹn tâm).”
Thế là ai nấy đều quay về hướng phát ra giọng nói ấy.
Là Tiêu Lam.
Thấy mọi người đều nhìn về mình, Tiêu Lam vội bước ra quỳ trước đại điện, giọng nói không giấu nổi sự sợ hãi như chim non gặp cành động, nói
“Thần nữ lỡ lời mạo phạm, xin thánh thượng tha tội.”
Hôm nay, Tiêu Lam mặc trên người bộ đồ lụa màu xanh nhạt, lớp lụa mềm mại như càng tôn thêm thân thể lả lướt như cánh bướm của nàng ta.
“Ngẩng đầu lên cho trẫm xem.”
Lúc nàng ta ngẩng đầu lên, Tông đế đã thất thần ngây người ra, phải đợi đến khi Hiền phi khẽ thúc vào người một cái, hắn mới như sực tỉnh lại, lệnh cho Tiêu Lam đứng dậy.
Sau này, trong kinh lưu truyền câu nói “Hồng nhan khiến đế vương phải ngây người.” để miêu tả vẻ đẹp của người con gái, cũng bắt nguồn từ cái nhin say đắm của Tông đế ngày hôm nay. Nhưng đấy là sau này.
“Câu đối lúc nãy của trẫm quả thật khuyết mất một vế, vế này của nàng vừa hay bù ngay chỗ khuyết.
Từng câu từng chữ đều đối rất chỉnh.” Tông đế nói.
Xong, lại ngập ngừng một lúc, rồi lại thở dài, bảo
“Thật ra, câu đối này không phải do trẫm viết. Có lần trẫm đến viếng mộ Mục lão tướng thì thấy đã có người dán lên. Trẫm cũng mất rất lâu mà không thể viết ra về đối còn lại. Còn cho rằng câu đối như vậy lả đã vô khuyết (hoàn hảo).
Lúc ấy trẫm còn nghĩ, người vô danh viết ra câu đối này hẳn phải rất thấu hiểu nổi tiếc hận của tướng quân. Nhưng hóa ra cả trẫm và người vô danh đó đều đã lầm, chính nàng mới là người hiểu ông ấy nhất. Thế gian đều thương ông ấy phải ngậm oán mà chết, nhưng nếu biết nhờ quyết định sáng suốt của ông mà đã cứu được tính mạng của hàng vạn người dân ở Hữu thành, hẳn Mục tướng quân đã rất yên lòng.”
“Hoàng thượng quá khen rồi, câu đối này vốn đã rất hay rồi, tiểu nữ chỉ là thêu hoa trên gấm thôi (thêm thắt cho đẹp thêm.). ” Hứa Thu trả lời.
Tông đế không nói tiếp nữa, mà lái câu chuyện sang hướng khác
“Chẳng hay vị tiểu thư này là thiên kim nhà nào?”
“Bẩm, gia phụ là bậc thương nhân, họ Tiêu. Tiêu nữ là con thứ ba trong nhà”
Tông đế như chợt nhớ ra điều gì đó, bèn vui vẻ khen ngợi luôn mồm
“Vậy hóa ra đây là Tiêu tài nữ nổi danh kinh thành. Thảo nào lại tài hoa như thế, Lần trước triều đình gặp nguy, cần quyên bạc chuyển đến Châu thành, may nhờ Tiêu tiểu thư vì nghĩa quên lợi , quyên đến sáu nghìn lượng, triều đình mới vượt qua một phen hiểm nguy, Tiêu tiểu thư quả là nữ trung hào kiệt.”
“So với Hiền phi, hoàng hậu thì hành động của tiểu nữ chẳng đáng kể chút nào, được hoàng thượng nhớ đến là phúc phận của Tiêu gia.” Tiêu Lam khiêm tốn hữu lễ đáp.
Hiền phi sợ Tông đế càng nói thì càng thêm thích Tiêu Lam, bèn vội xen vào
“Hoàng thượng, hay ta mời Tiêu tiểu thư bốc một lá bài nữa nhé.”
Tông đế khen chí phải rồi lệnh cho Tiêu Lam bốc một lá.
Thanh Nguyên một bên giơ tay áo lên, một tay lén kéo một lá bài lên, khiến lá bài này nhỉnh lên cao hơn một chút so với những lá còn lại.
Lúc Tiêu Lam vừa nhìn thấy khay đựng bài, đã không chút suy nghĩ mà chọn ngay lá nhỉnh lên đó.
Thanh Nguyên cầm lá bài lên, hưng phấn nói to
“Hoàng thượng, Tiêu tiểu thư chọn trúng lá bài Ngọc tửu rồi.”
“Lá bài Ngọc tửu là gì?”
“Là lá bài chứa đựng những đề tài hóc búa nhất. Nếu người bốc đáp ứng được yêu cầu do lá Ngọc tửu đưa ra,. vậy người đó sẽ được tôn làm Thi tiên Thánh tửu của buổi tiệc.”
Hiền phi dịu dàng nhìn Tiêu Lam, nói
“Tiêu tiểu thư thật may mắn, bao nhiêu người bốc mà không trúng, Tiêu tiểu thư vừa bốc đã trúng ngay lá Ngọc tửu. Vậy Trần đại nhân hãy đọc lá bài lên xem.”
Tiêu Lam thầm sợ hãi trong lòng, lời của Hiền phi rõ là ý ngôn tại ngoại (lời nói có ẩn ý khác).
Thanh Nguyên tỏ ra không biết gì hết, cầm lá bài lên đọc
“Bốc trúng là Ngọc tửu, vị quý nhân này hẳn không phải người tầm thường, Hôm nay là ngày xuân tươi đẹp, vậy trong vòng bảy bước hãy làm bốn bài thơ vịnh đào, vịnh người đẹp, vịnh trăng, vịnh nổi lòng mùa xuân.”
Vừa nghe xong, ai nấy đều than đề quá khó.
Kỳ vương nghiêm mặt nói
“Bổn vương nói Trần đại nhân này, với đề bài này thì đến Lâm Công Khanh (hy vọng mọi người còn nhớ anh này) còn phải nhăn mặt nhíu mày. Cho dù ngươi có muốn bắt chước điển tích Tào Thực bảy bước làm thành thơ thì cũng phải đọc kỹ cái điển tích đó chứ. Tào Thực đi bảy bước mới làm được một bài thơ thôi đấy, ngươi lại đòi đến bốn bài. Tào Thực lúc sinh thời nổi tiếng là biết thương hoa tiếc ngọc, nếu biết ngươi cố tình dựa hơi điển tích của ông ấy để làm khó hồng nhan, ông ấy sẽ đội mồ sống lại mắng nhà ngươi.”
Tông đế nghe xong bèn bật cười ha hả, mọi người thấy Tông đế cũng không nén được cười, bèn không nhịn nữa, ai nấy đều bụm miệng cười.
Đến cả Hứa Sơn cũng phải cầm chén trà lên cười lén.
Thanh Nguyên dở khóc dở cười, không biết nói gì.
“Đề tài này quá khó, cho dù Tiêu tiểu thư không làm được cũng không ai dám chê cười. Tiêu tiểu thư không cần áy này.” Kỳ vương nói.
“Đúng đấy. Ngay cả bậc nam tử hán cũng chưa chắc làm được, huống chi là bậc nữ nhi như tiểu thư.” một người khác phụ họa.
Tiêu Lam khẽ cúi người, dịu dàng đáp
“Cảm ơn các vị đã nói đỡ. Nhưng dù văn thơ không bằng ai, tiểu nữ vẫn muốn thử muua1 rìu qua mắt thợ một lần.”
Nói vừa dứt lời, Tiêu Lam đi liên tiếp bảy bước, Mỗi nước chân đều nhẹ nhàng không nhanh không chậm.
Vị trí của bước thứ bảy, là ngay đối diện Tông đế. Tiêu Lam mỉm cười đối mặt với Tông đế, rồi thản nhiên bương lời ngọc
.”Tiểu nữ xin được phép mượn hoa đào trong điện để vịnh một bài.
VỊNH HOA ĐÀO
Bên vườn mơn mởn đóa hoa xuân
Nhoẻn miệng tự tình trước mỹ nhân
Diễm lệ hương trời thiên hạ trọng
Kiêu sa sắc nước thế gian cần
Mây ghen thua thắm vì giai cảnh
Tuyết hận kém xanh bởi tuyệt trần
Lữ khách đường về say lối lạc
Lòng ta khéo động đến vô ngần.”
Ngay lúc mọi người còn chưa kịp phản ứng, lại nghe cô ngâm tiếp
“Hôm nay không có trăng, tiểu nữ đành dựa vào đêm trăng tròn hôm trước để vịnh trăng.
BÁI TÂN NGUYỆT

Khai liêm kiến tân nguyệt
Tức tiện há giai bái
Tếngữnhân bất văn
Bắc phong xuy quần đới
Nghĩa lả Mở rèm thấy tấm trăng non
Thềm trên bước xuống vái luôn trăng này
Khẽ lời khấn, chẳng ai hay
Thoảng cơn gió bấc thổi bay dải quần “
Bài trước vừa xong, cô đã nói luôn
“Ngưởi đẹp trong thiên hạ này nhiều vô số, nhưng trong thanh điện ngày hôm nay thì không ai bì được với Hiền phi. Vậy, tiểu nữ xin mạn phép dựa vào sắc nước hương trời của nương nương mà vịnh một bài.
DIỄM NỮ TỪ (Bài ca người đep)
Lộ tỉnh đào hoa phát
Song song yến tịnh phi
Mĩnhân tư thái lý
Xuân sắc thượng la y
Tựái tần khuy kính
Thời tu dục yểm phi
Bất tri hành lộ khách
Dao nhạ ngũ hương qui
Nghĩa là Hoa đào lộtỉnh mới khai
Song song chim yến thảnh thơi lượn vòng
Ấy là người đẹp tư dung
Vẻ xuân mơn mởn ởt rong áo là
Soi luôn nét mặt đậm đà
Ngượng ngùng có lúc cửa hoa muốn cài
Hay đâu có khách dạo ngoài
Xa xa hưởng lấy những mùi hương thơm “
Sắc đẹp bình thường của Hiền phi qua bài thơ lại càng trở nên tinh tế động lòng người.
Tông đế nghe xong bèn nhìn sang Hiền phi, nói
“Trẫm cảm thấy dường như bản thân đã may mắn có được một viên minh châu tuyệt sắc thì phải.”
Một vị thân sỹ lớn tuổi hỏi
“Tiêu tiểu thư có thể để lão đây hỏi một câu được không? Tại sao cô lại dùng chữ Diễm chứ không phải chữ Mỹ. Chữ Mỹ tả người đẹp không phải càng thích hợp hơn chữ Diễm sao?”
Tiêu Lam lễ phép đáp
“Bởi tiểu nữ cảm thấy chữ Diễm rất đẹp. Chữ“diễm” gồm những nét phức tạp, có bộ“ sắc” bên phải, bên trái dưới gồm bộ“đậu”, trên là hai bộ“điền”cân đối và hai bộ“thập” đối xứng. Chỉ từ mặt chữ thôi cũng đã thấy được vẻ đẹp lộng lẫy của người đẹp.”
Lão thân sỹ nghe xong bèn thở dài cảm khái
“Lão đây suốt đời mê cái đẹp, hễ nhắc đến người đẹp thì chỉ biết đến chữ Mỹ, mười bài thì hết chín bài có chữ Mỹ rồi. Nhưng giờ mới ngộ ra chữ Mỹ chỉ đẹp về mặt nghĩa, còn chữ Diễm thì đẹp từ trong cốt cách mà ra. Chỉ tiếc cho những vị mỹ nhân được lão vịnh thơ, ai nấy đều diễm lệ từ trong xương tủy, rốt cuộc lại trở thành cái “mỹ” tầm thường trong thơ lão. Lão đây học cả đời cũng không bằng một cô nương tóc còn xanh như tiểu thư.”
Tiêu Lam khiếm tốn đáp một câu “Tiền bối quá khen.”, nhưng trong lòng thì vui như được mùa,
Lão thân sỹ họ Trần này tuy không phẩm tước gì, nhưng lại nổi tiếng khắp kinh thành về tài vịnh thơ tặng mỹ nhân. Cả đời lão chỉ làm thơ về người đẹp. Hầu hết mỹ nhân được ông ta tặng thơ đều trở nên nổi tiếng, được nhiều người tới cửa cầu thân.
Được ông ta khen ngợi như vậy còn quý hơn được vua ban thưởng.
Tiêu Lam cố trấn tĩnh tâm trạng vui sướng, ngẩng đầu nói
“Tiểu nữ xin mạn phép vịnh nổi lòng của bản thân trong cảnh ngày xuân ấm áp này.
CẢM NGỘ ( Xúc cảm )
Lan diệp xuân uy nhuy
Quế hoa thu hạo khiết
Hân hân thử sinh ý
Tự nhĩ vi giai tiết
Thùy tri lâm thê giả
Văn phong tọa tương duyệt
Thảo mộc hữu bản tâm
Hà cầu mỹ nhân chiết
Nghĩa là Xuân lá lan xum xuê
Thu quế hoa thanh khiết
Mạch sống cứ tràn trề
Làm nên vòng thời tiết
Ai hay kẻ ẩn mình
Ngồi nghe gió thao thiết
Cây cỏ cũng có lòng
Chẳng cần người đẹp biết.”
Cau thơ cuối được ngâm lên trong thương cảm.
Cả điện như chìm trong ý thơ dạt dào của mùa xuân. Mãi một lúc sau, tiếng vỗ tay khen gợi của Tông đế vang lên, mới kéo được họ về chốn nhân gian
“Hay quá. Thật không hổ danh đệ nhất tài nữ. Bảy bước làm bốn bài thơ, ngay cả Tào Thực còn phải hổ thẹn không bằng. Tiêu tiểu thư mới thực xứng với danh Thần thi.”
“Đúng vậy. Quả thật không hổ danh tài nữ.”
“Lời thơ tuôn ra như suối nhưng vẫn mượt mà đầy ý nghĩa. Mỗ đây tự thẹn không bằng.” một nhân sỹ trẻ tuổi nói góp vào.
Trong chốc lát cả điện nhao nhao đầy những lời tán dương tận mây xanh.
Bình vương trong lòng cảm thấy có gì đấy bất ổn, càng trở nên cảnh giác hơn bao giờ hết.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.