Giá Của Cái Nghèo

Chương 82


Bạn đang đọc Giá Của Cái Nghèo – Chương 82


Ấy thế nhưng không! Tất cả chỉ là cái bọc, ông Tuất không hề mạnh mẽ như những gì ông đã nói.
Sáng hôm sau, khi Gạo nấu cháo ,và mang sang cho cha con ông Tuất một tô cháo đầy, đã gần tám giờ, xong căn nhà hoang tàn Gạo gọi không ai trả lời.

Nghĩ ông Tuất có lẽ vẫn ngủ vì say, Gạo đặt trước cái bàn tối qua ăn vẫn ngổn ngang bát đĩa rồi quay đi.

Xong nghĩ thế nào, cô lại quay lại gọi ông Tuất thêm một lần nữa, có gì đó khiến cô không yên tâm trước sự yên ắng này
-Bác Tuất ơi!bác vẫn ngủ ạ? Dậy ăn cháo thôi bác ơi.
Gạo vừa đi vừa gọi, nhưng vẫn nhận lại sự im lìm, cô sinh ra lo là bởi không thấy tiếng hai đứa con tật nguyền ê a như mọi khi, ômg Tuất chưa dậy, thế còn hai đứa kia chúng đâu?
Vừa đi, Gạo vẫn gọi liên hồi, tuy bên cạnh tường đã đổ ngổn ngang, cô vẫn đi sang bên có cửa nguyên vẹn, cửa khômg chốt, nên sau mấy giây chần chừ, Gạo quyết định mở , cánh cửa bung ra, cô gào lên thất thanh bởi trên trụ nhà, nơi có cái cột gỗ chưa sập, ba người nhà ông Tuất treo lửng lơ, toàn thân đã tím tái cứng đờ, họ đã chết vào lúc đêm, ngay sau khi cha con ông Đỏ đi về.
Gạo tri hô làng xóm sang hỗ trợ đưa người xuống, Hiếu cũng đi sang, hắn bàng hoàng không kém, bởi hắn không nghĩ ông Tuất lại liều đến độ này, hơn nữa chẳng ai lại muốn trong đất nhà mình có người chết bao giờ, không phải một mà là tận ba.
Ba người được hạ xuống tại ba cái chiếu mới tinh trải trên sàn nhà đầy gạch vỡ.

Nghĩ nó chua chát thật đấy! Cả đời sống khổ cực nằm chiếu rách, khi nằm được vào manh chiếu mới cũng là lúc lìa đời.

Hóa ra, ngày hôm qua ông Tuất đi thắp hương về, ông còn xách làn đi mua cho ba cha con ba đoạn dây thừng mới tinh, ông sợ mình cao số người ta cứu được thì lại khổ,sau khi treo chắc chắn hai đứa con mình lên tắt thở, ông mới thó lấy cái chai thuốc sâu, lắc đều trước khi uống ,làm một hơi tu hết sạch rồi mới từ từ bước lên cái ghế đẩu đã đặt bên dưới thòng lòng cho đầu vào, và nhắm mắt chấp nhận.
Gạo gào lên đau đớn tột cùng trước ba người xấu số, cả đời ông Tuất cất công chạy chữa bệnh cho con cái , ấy vậy mà chỉ vì bị thằng Hiếu lừa, ông thà chết trong chính căn nhà của ông bà để lại còn hơn giao cho kẻ ác.
Trên cái bàn gỗ cạnh giường, có một tờ giấy ghi vài dòng nghệch ngoạc ông Tuất để lại trước lúc chết.

Vỏn vẹn nội dung ghi:” Tao thà chết trên đất nhà mình còn hơn dọn đi để mày cướp mất.

Loại thất đức bất nhân !trời quả báo mày”
Tất cả đều biết người ông Tuất nhắc đến là ai, xong nó không còn ý nghĩa gì vào lúc này.

Đám ma ông Tuất diễn ra vào chiều hôm ấy, Chính trên mảnh đất nhà ông theo như di nguyện.

Nhà thì đổ nát, bừa bãi gạch vỡ ,ngói mái bay tứ tung, mỗi người một chân một tay dọn dẹp khoảng trống để quan tài.


Nhìn căn nhà tiêu điều cùng ba cái áo quan, người ta chỉ biết trách Hiếu tham lam đồn ông Tuất vào đường cùng khiến ông tự kết liễu cuộc đời.

Gạo đưa ông Đỏ sang nhìn hàng xóm lần cuối, ông ôm lấy quan tài bạn cùng đi bộ đội năm nào bị con trai của gián tiếp giết chết thì đau lòng, áy náy day dứt vô cùng.

Vì đang ốm, cho nên Gạo cũng đỡ ông về nhà ngay không cho ông sang đấy gặp hơi lạnh lại ốm thêm.

Ông Đỏ bước đi trong tiếng người rì rào dèm pha ,chê trách ông đẻ đứa con ra lấy tiền giết người yếu thế.
Ở dưới quê có một cái rất nực cười, đó là bình thường sẽ không ai động vào, cho đến khi xảy ra chuyện, nhưng đến khi xảy ra rồi, họ liên tục đổ lỗi cho một người được cho là liên quan để mang ra bàn tán mổ xẻ.

Biết không thể động đến Hiếu vì hắn có địa vị, có tiền, người ta quay ra chửi ông Đỏ không biết cách dạy con, để nó ăn trên mồ hôi xương máu của người khác khiến ông Đỏ cúi mặt xuống đất không dám nhìn mặt ai.
Để ông Đỏ ở nhà, Gạo lại sang lo đám, mấy bà hàng xóm nhìn mặt cũng không ưa gì cô nói bóng nói gió đủ đường.

Càng nghĩ Gạo lại căm thằng Hiếu sống tệ, chẳng biết nó đi đâu từ lúc bấy không thò mặt về, cũng không hỏi han xem đám sứ thế nào, hay bao giờ đem chôn.
Chiều tối, người làng đến ngồi uống nước nói chuyện cho nhà bớt cô quạnh, ba cỗ quan tài nằm sát nhau , bên trên là nải chuối bát cơm quả trứng, nhang khói cháy thoang thoảng khiến ai cũng cay mắt.

Họ ôn lại những kỉ niệm của nhà ông Tuất như lời tâm sự đối với người đã chết.
– Bác ơi! Sao bác lại làm thế bác ơi!…
Tiếng một người gào lên khóc tức tưởi khiến tất cả giật mình lặng im đồng loạt trông ra hướng cổng, không ai khác, cái giọng khắm như mắm tôm ấy chính là Hiếu,hắn gào lên như thể bố hắn chết, tay cầm cái vòng hoa to hơn cái nia dựng giữa ba cái quan tài lạnh lẽo.

Rồi cứ thế, hắn kể lể chuyện ngày xưa kỉ niệm của hắn với ông Tuất trước sự chứng kiến của nhiều người làng, đa phần họ bĩu môi dài thượt chê.
– bác ơi!bác ra đi đột ngột thế này à bác ơi, sao bác không nói với con lời nào.

Bác đi rồi ai cho con ăn cơm lúc đói khát bác ơi…
Hiếu kể nhiều lắm, khóc cũng ghê, hắn gào lên đến nỗi sàu cả bọt mép ra.

Nghĩ đúng là giả tạo, khi mới sáng hôm qua hắn còn bắt ông Tuất để lấy nhà cho bằng được , đến nỗi hắn thuê xe múc phá sập nhà ông, vậy mà giờ hắn quỳ lạy như thể tử tế nhất trần đời này.

Vài người nói ý với Hiếu:
– Anh mà để ômg Tuất ở lại thì đâu ra nông nỗi này, giờ khóc thế chứ anh khóc nữa ông ấy với hai đứa con cũng chẳng sống lại được đâu.

Mà như thế cũng có khi lại hay, chết rồi thì đỡ vướng anh san đất.

Người ta bảo giàu thì làm gì có tình người là đúng đấy.
Hiếu sụt sùi ,Đỏ ngầu mắt giải oan:
– Các bà nói như thể tôi sống ác ấy, tại ông Tuất thế nhà, đúng hạn tôi lấy là sai à? Phải như các bà các bà có đòi lại tiền không? Làm cứ như mình lương thiện lắm không bằng, sao lúc ông ấy còn sống các ông các bà không cho ông ấy mượn tiền trả tôi đi.

Giờ ông ấy nghĩ quẩn đổ thừa cho tôi hại buồn cười thật ấy, hôm trước ông ấy nói với tôi là đuối lắm rồi, già cả suốt ngày chạy vạy khắp nơi vay tiền chữa bệnh cho con, ông ấy cũng khổ lắm chứ.

Có vì lẽ ấy mà ông Tuất mới nghĩ quẩn.
Hiếu nói cứ như thật nên tất cả thôi không còn trách móc nữa, có đúng hay hắn chỉ là đang bốc phét thì cũng chịu, người đã chết tất cả không còn ý nghĩa gì nữa.
Thế nhưng cũng phải nể Hiếu một chỗ, hôm trước hắn dồn người ta vào đường cùng, đến nỗi người ta không chịu nổi sức ép mà thắt cổ chết, ấy vậy mà giờ hắn gào khóc thảm thiết như thể việc người ta tự tử chả liên quan đếch gì đến hắn, ngược lại hắn thương ông Tuất như cha như mẹ, cả cái làng này đã có ai chết mà được viếng hoa tươi đắt tiền thế này đâu , đến bà Đỏ đẻ ra hắn mùng một ngày rằm hắn còn chẳng mua nổi ba bông thắp nhang.

Nếu cái vòng hoa này khiến người ta có cái nhìn khác về hiếu thì cũng đáng lắm chứ, bởi nói thì nói, mảnh đất này hắn cũng chiếm được rồi.
Sang ngày hôm sau ,ba người nhà ông Tuất được chôn tại nghĩa địa quê nhà với sự tiếc thương của bà con làng xóm, cả đời ông đã quá vất vả rồi, đến lúc cần phải nghỉ ngơi, và cái chính chết là cũng hết nợ.
Đám sứ nhà ông Tuất xong thì ngày mai lại việc cúng cho cô Hường.

Mấy hôm nay lo nhà ông Tuất khiến Gạo cũng không có thời gian sang bên nhà bà Thanh.

Bởi cô cũng vẫn nghĩ, hai ông bà Chín có thể thuyết phục được ông bà Thanh Long làm lễ để cho cô Hường một danh phận đàng hoàng, yên lòmg người đã chết.

Nào ngờ, chiều nay, hai ông bà chạy sang báo:
– bà Thanh không cho cúng bái, bà ấy bảo lúc sống bà ấy không chấp nhận thì chết bà cũng không cho.


Bà ấy nói xung quanh nhà bà gắn nhiều bùa thiêng không đời nào cô Hường vào được.

Bây giờ phải làm thế nào hả cháu?
Bà Chín quay sang hỏi Gạo, cô nói:
– Thế hai bác có nói cái thai cô Hường là con thằng Quý không?
Ông Chín lắc đầu ,ông nói:
– Không kịp nói cháu ơi! Mới chỉ mở mồm đòi làm lễ trong nhà không mà bà Thanh đã gạt đi xong đứng lên không chịu nghe rồi cơ hội đâu mà kể nữa.

Mới đầu nghĩ kể chuyện bà thầy nói ra nhà ấy sẽ sợ mà răm rắp làm theo, ai ngờ, cũng gan lì ghê gớm lắm.
Gạo tặc lưỡi, sao nhà ấy nó lại ngang ngược vậy không biết, thó lấy cái nón góc nhà, Gạo nói:
– Đi, cháu với hai bác sang bên ấy nói chuyện, còn không được nữa thì….

thôi! Chấp nhận vậy, ai sống ác thì người ấy tự gánh .
Gạo đi cùng hai ông bà Chính sang bên nhà, bao nhiêu ngày mệt nhọc nay lại lo đến chuyện này, cũng đến khổ cho cái thân cô.
Vào đến nhà, thấy đồ đạc vẫn để trong góc, có lẽ nhà ông bà Thanh Long này về cũng chưa lâu, trong nhà bếp, tiếng bà Thanh chửi con dâu lanh lảnh:
– Tao dặn mày thế nào? Về quê phải biết mở mồm ra mà Chào hỏi, người dưới ấy kĩ tính thân làm dâu mới phải để ý, giữ ý giữ tứ, đằng này tao đi sắm đồ với bác trưởng có một lúc ,mà mày lại cãi nhau tay đôi với con bác ấy.

Sau ai còn mặt mũi nào mà về.
Đang nói dở đoạn, thì nghe tiếng bước chân người vào khiến bà Thanh không nói nữa.Gạo đến, bà long tong chạy ra niềm nở đón khác hẳn với thái độ hằn học với con dâu.

Chỉ tay ra hiệu vào ghế ngồi, bà Thanh bước đến hớn hở nói chuyện:
– Gạo cũng đến à? Cô mới vừa về sáng nay,hôm nay cô chưa mở lại tiệm cho nên sổ sách cũng chửa có gì, mai cháu đến tính giúp cô nhé.

Cô có mua kẹo lạc với bánh gai đây, cháu mang về mà ăn.
Gạo gật đầu nhận lấy gói kẹo với năm cái bánh gai từ tay bà Thanh.

Đamg định nói chuyện với Gạo,thì vợ chồng bà Chín thấp thỏm phía cửa, vẫn bực mình vì chuyện ban sáng ông bà ấy nói liên quan đến cô Hường, nên bà thanh đuổi khéo:
– muộn rồi, hai ông bà không tímh xem chuồng trại thế nào ư? Dạo này đang bùng dịch ở lợn đấy, lo mà quản cho tốt, chứ lơ đễnh hỏng ăn tôi không có tính lương cho đâu.
Ông bà Chín gật đầu Vâng dạ đi xuống dưới,khi đi qua Gạo, hai người nhìn cô ,bây giờ chỉ còn biết trông cậy vào Gạo mà thôi.
Để cho hai người ấy đi, Gạo lân la hỏi dăm ba câu hỏi han rồi mới vào việc chính, thấy cái Thảo bị chửi vẫn ngồi trong bàn ăn lâu lâu nó liếc mắt nhìn Gạo tỏ vẻ không vừa ý.


Khó chịu là phải, khi bà Thanh đối xử với Gạo có phần nhẹ nhàng hơn nó, còn nó thì xểnh cái gì ra là bà ấy chửi.

Đáng lí chuyện này chỉ nên bàn riêng với bà thanh để tránh phiền hà, hoặc bị người khác soi mói, thế nhưng sớm muộn gì thì cái thảo cũng biết ý định của Gạo, tình thế cấp bách, cho nên cô nói với bà thanh:
-Thím, thím có tin tưởng cháu không ? Cháu nói ra chuyện này liệu thím có nghe cháu không?
Gạo hỏi lấp lửng xem thái độ của bà Thanh ra sao, nhưng bà hiểu được ý.

Bà nghiêm mặt hỏi lại:
– Cháu cũng đang muốn nói chuyện về việc con Hường đấy phải không? Xin lỗi, cô không rảnh để nghe….
– thím cứ từ từ để cháu nói đã, chẳng lẽ thím không muốn biết cái thai của cô Hường thực sự là của ai hay sao?
Đúng như lời bà Chín kể, chưa nói được dăm câu bà Thanh đã đùng đùng bỏ đi.

Khi Gạo nói về cái thai của cô Hường nhằm tăng tính tò mò của bà Thanh, bà quay lại thật, thế nhưng bà lại cười, rồi nói:
– Cháu định nói đấy là con của chú Long phải không? Nếu phải con ông ấy thì sao,mà không phải thì sao? Thì cô cũng chẳng cần quan tâm.

Cô nói cháu hay, gia đình cô giàu có nhất nhì cái làng này , nhà có cả trang trại nghìn con, có tiệm cầm cố cỡ lớn, tiền kiếm được không ít, cho nên những con đàn bà lăng loàn muốn rình mò úp sọt chú Long nhà cô không phải là ít.

Nhưng như thế thì đã sao? Đàn ông ai khômg mê sắc ghẹo nguyệt trêu hoa, nếu có đúng thật chú ấy có phải lòmg con Hường, nhưng nghĩ mà xem, chú ấy không dại gì mà bỏ cơ nghiệp, tiền tài vợ con để chạy theo một con đĩ rẻ tiền.

Có trách, chỉ trách những con điếm ấy quá tham lam , muốn úp chồmg cô mà không được.

Thiếu thì đứa vác cái bụng bầu đến nhà cô đòi trách nhiệm, nhưng trách nhiệm vào mắt, ngu thì chết,chúng nó đáng bị như thế lắm.
Bà Thanh nói bằng cái giọng hả hê, khi nhắc đến những người đàn bà đã qua tay ông Long.

Gạo lắc đầu, cô đáp;
– Cháu không bảo chú Long là người khiến cô Hường có bầu,mà Quý mới là người có bầu.

Cháu chỉ mong thím là người sáng suốt mà suy nghĩ lâu dài,những chuyện cháu nói ra đây đều rất nghiêm túc.
Bà Thanh nhíu lông màu không dám tin, người đàn bà quyền lực trong mọi hoàn cảnh cũng phải giật mình trước lời nói của Gạo.

Đáng lí bà cũng chẳng muốn nghe đâu vì cũng chẳng xa lạ gì kịch bản gài dính bầu để bắt đền ,xong Gạo lại nói Quý mới là tác giả thì bà Thanh lại thấy buồn cười và có hứng thú nghe đôi chút.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.