Bạn đang đọc Giá Của Cái Nghèo – Chương 19
… Bữa cơm trưa ăn vội vàng có ít cá khô, canh rau tập tàng nấu được Gạo hái trong vườn nhà.
Đối với nhà nghèo như nhà cô, thì món cá khô kho mặn là món xa xỉ lắm rồi.
Nửa cân cá khô này là anh Nhân cháu ông Lang cho từ năm ngoái, lâu lâu mới bỏ ra ăn vài con nên giờ vẫn còn vài lạng
Gạo vừa nấu riêng cho u một nồi cháo trắng, sang hàng xóm xin thêm ít đường.
Thương cô gái trẻ hiếu thảo, người ta cho nửa bát con.
Nghĩ nhiều thế này, chi bằng nấu hai thìa còn đường, còn đâu đem cất trong trạn, khi nào cần lại mang ra dùng.
Ngó thấy bà Đỏ nôn ban trưa giờ mới ngủ được một lát, ông Đỏ đang vót tre trước cổng cho mát mẻ.
Nắng ban trưa khiến mồ hôi ông rơi trên nền da lưng đen trũi, khiến Gạo thương thầy vô cùng.
Ông Đỏ đang cố làm cho xong mấy cái thúng tre để kịp bán vào phiên chợ ngày mai cho con gái đóng tiền học.
Tuy đã được nhà trường hỗ trợ học phí một nửa vì là nhà khó khăn, xong ông vẫn không lo đủ tiền học cho con.
Từ đầu năm nay đã là cuối năm, Đáng lí ngày hôm qua ông đã gom đủ, đưa cho Gạo hôm nay mang lên đómg, xong vì cái thảo không biết gì, nghĩ thầy cho nó tiền tiêu vặt thì tị.
Khiến cô chạnh lòmg cũng mang đi đong gạo.
– Thầy này! Chốc nữa thầy múc cháo dưói bếp cho u hộ con nhé.
Con đi học đây, thầy vào nhà đi ạ,ngồi ngoài này thoáng nhưng nắng lắm thầy ạ.
Ông Đỏ gật đầu, hất tay ra hiệu cho con gái cứ đi, ông nói:
– Được rồi, thầy sẽ lấy cháo cho u.
Con cứ đi học đi, còn tiền học phí, nói cô cho thầy khất hết tuần này, tuần sau nhất định thầy sẽ có đủ
Gạo gượng cười, nhưng mặt không tươi nổi, cô không muốn làm ông Đỏ buồn liền quay mặt đi.
Cô biết ông Đỏ rất khổ, cho nên không muốn nhắc nhiều đến chuyện tiền nong,như vậy ông đỏ sẽ áp lực vô cùng.
Năm nay là năm cuối cấp sắp sửa thi, ve kêu phượng cũng nở, vậy mà Gạo vẫn chưa nộp được tiền ,những khoản đóng góp, quỹ , bảo hiểm các thứ cô không hề hoàn thành được khoản nào.
Và ngày hôm nay đã là hôm chót cô đã hứa mang tiền lên nộp, nhưng đen đủi thay nhà lại hết gạo ăn.
Biết hôm nay lên cô giáo sẽ lại trách, nhưng cô khômg còn cách nào hơn.
Thôi thì cô giáo đã đòi từ hồi đầu năm đến bây giờ rồi.
Mặt gạo chả dày lên cả phân rồi ấy chứ sợ cái gì nữa.
Đúng như dự đoán, cô giáo vào thì nhìn Gạo đầu tiên, do cô học giỏi xếp nhất nhì lớp ,nên mọi hôm đòi thì cô hay gọi ra ngoài cửa nói riêng.
Nhưng đến hôm nay hạn chót cuối cùng ,gạo lại né tránh khiến cô giáo không thể nào chịu được nữa.
Gõ cái thước kẻ lên bàn, cô giáo chỉ đích danh Gạo mà mắng:
-Này Gạo, có phải tôi hiền nên em nghĩ tôi không ra gì phải không? Gia đình em một vừa hai phải thôi chứ, nếu không phải vì thương em học giỏi, ngoan hiền, tôi đã tống cổ em không dạy từ lâu rồi.
Trông mặt mũi xinh xắn mà bị tật hứa hẹn.
Thế nào!rồi hôm nay có tiền chưa?
Gạo cúi gằn mặt xuống bàn, nước mắt chảy ướt đẫm cả trang vở.
Khẽ nhìn cô giáo ,Gạo lí nhí:
-Cô ơi! Cô cho em khất đến tuần sau cô nhé.
Nhà em không còn tiền…
Cô nói ngập ngừng , chưa kịp nói hết câu thì cô giáo sửng cồ nhảy bổ lên chửi:
– Không có chứ gì? Không có thì mời em ra khỏi lớp.
Lần này tôi không bao che cho kẻ lươn lẹo nữa, cả năm nay tôi nhắc em rồi tuần sau là thi cuối cấp rồi…
– Thưa cô…
Khi cô giáo ra hiệu cho Gạo rời đi, bởi không nộp tiền.
Thì Quý, cậu bạn học cùng ngồi cuối lớp ngập ngừng giơ tay ý kiến.
Đang nóng giận, nhưng cô giáo vẫn ra hiệu cho cậu nói .
Quý đứng lên, rút trong túi ra một sấp tiền, khẽ đi đến cạnh cô giáo, Quý nói:
– Thưa cô! Em sẽ nộp tiền học cho Gạo.
Từ nay về sau cô đừng đòi bạn ấy nữa.
Cô giáo và cả lớp giật mình nhìn Quý.
Tuy cậu ta học dốt nhưbg được cái nhà lại rất giàu.
Không hiểu lí do nào khiến Quý lại quyết định nộp tiền cho gạo.
Mặc cho cô giáo đã đòi khản cổ từ đầu năm;
– tuần sau tôi sẽ nộp cho cô, cậu không cần phải nộp hộ tôi đâu.
– Tôi không cho cậu không, mà tôi cho vay, khi nào có cậu phải trả lại tôi.
Cô giáo nghe Gạo không muốn nhận sự giúp đỡ thì bĩu môi, khẽ nhận sấp tiền của Quý, cô nói :
– Quý nó nói phải đấy, nó cho mượn sau em trả nó chứ nó có cho em luôn đâu.
Đã không cảm ơn được một câu lại còn… thôi lên đây mà kí vào cho xong, để cô còn đi quyết toán cho nhà trường.
Nghe cô giáo nói, Gạo e dè đi tới kí tên vào sổ.
Trước lúc ấy cô còn căng thẳng với Gạo, vậy mà giờ trao tiền, cô lại ngọt ngào đến lạ kì.
Hóa ra khômg phải những người chân lấm tay bùn ,những người nghèo như gia đình cô mới biết thèm khát đồng tiền ,mà tất cả xã hội này đều là nô lệ của đồng tiền.
Giờ ra về ,Gạo chạy theo Quý, hắn là con nhà giàu nên có xe ô tô đưa rước.
Ra đến cổng cô mới đuổi kịp hắn, cô nói:
– Cảm ơn Quý đã cho tôi mượn tiền.
Tuần sau nhất định tôi sẽ trả đủ cho quý
Quý cười xua tay, hắn nhìn gạo mà đáp;
– Ôi tưởng gì? Gạo cũng chẳng cần phải nghĩ đến chuyện đó đâu.
Chỗ ấy còn chưa được một nửa tiền tiêu vặt của tôi một ngày nữa.
Bạn bè với nhau, cùng học chung một lớp giúp nhau là lẽ thường, Gạo đừng có ngại.
Khi nào gặp khó khăn, Gạo cứ nói với tôi.
Nói xong , Quý lên xe ô tô đi thẳng, cô gái trẻ nhìn theo xe của người con trai giàu có mà thắc mắc không thôi.
Chuyện Gạo nợ tiền đóng học gần như tuần nào cũng nhắc, mà Quý thì cô cũng không hay nói chuyện bao giờ.
Vậy mà giờ hắn lại cho cô mượn tiền vô điều kiện, ra chiều làm thân.
Liệu có chuyện gì mà Gạo chưa biết không.
Nghĩ đến đây, cô cũng chỉ tặc lưỡi thở dài,thôi thỉ xóa nợ tiền học phí chuyển sang nợ quý cũng chẳng sao.
Hắn là con ông chủ cầm đồ, có lẽ sẽ không đòi tiền cô giống như cách mà cô giáo thúc giục tiền học phí mỗi ngày.
Chiều hôm ấy đi học về sớm, Gạo đi qua con đường làng quen thuộc ,nơi người ta nuôi cá.
Vừa đi đến đây thì cô Bảy, nhà có ao nuôi treo biển:” cho câu cá chép”.
Gạo đã đi qua rồi, thế nhưng nghĩ thế nào, cô quay lại hỏi chuyện cô Bảy;
– Cô Bảy không bán cá sao ạ? Sao lại cho người ta câu? Hay… cô cho cháu câu nhé.
Nhìn thấy Gạo, cô Bảy liền đáp:
– Gạo đấy à? Dạo này cá bị dịch, nên cá xuống giá, mà mẻ cá này nhà cô chưa được thu.
Sợ thời gian tới nó còn xuống nữa, cho nên cô cho người ta câu, gỡ được đồng nào thì gỡ.
Nhưng câu phải mất tiền, nửa tiếng sáu mươi nghìn , cứ thế mà nhân.
Gạo móc trong túi ra được mỗi tờ hai chục tiền thừa của buổi trưa đi mua gạo.
Chìa ra cho cô Bảy, Gạo lúng túng đáp:
– Cô Bảy, con chỉ có hai chục nghìn thôi, không ấy… cô cho con câu mười phút cô nhé.
Con câu đúng mười phút thôi ạ.
– Gì? Mười phút?Mày có bị làm sao không thế? Nửa tiếng sáu chục nghìn chắc gì mày đã câu được con nào ,mà bảo chỉ mười phút mà mày đòi câu được cá.
Gạo nghe cô Bảy nói thì im bặt, nhìn tờ hai chục nghìn trên tay cũng tiếc , nếu trong mười phút ấy mà không được con nào, thì chẳng phải mất toi không hai chục nghìn.
Xót đứt ruột.
Cô Bảy trông Gạo tội , tặc lưỡi ,cô nói:
-Thô,i đưa hai chục đây.
Tao cho câu thêm năm phút, tổng là mười lăm phút.
Sau mưòi lăm phút ấy mà không câu được con nào thì phải chịu, cấm được đòi lại tiền.
Cô Bảy giao kèo chắc ăn rồi giật lấy tờ hai chục của Gạo, ánh mắt nhìn tờ tiền rơi vào túi cô Bảy không khỏi tiếc nuối.
Thôi thì cứ thử, biết đâu trời lại thương.
Nói xong, cô Bảy cho Gạo mượn cần câu, nhưng giun cô phải tự đào:
– Giun xuống chỗ gốc cây mới có kìa, mày ra đấy làm gì có giun, đúng là học giỏi mà gà quá.
Thấy Gạo chạt tít ra tận gần bờ, nên cô chỉ vào gốc cây vải nhưng Gạo không nghe.
Cô gái nhỏ nhìn quanh một hồi ,thấy có hòn gạch chìm hẳn xuống đất, nhanh tay đào nó lên.
Đích thị có cả một ổ giun dưới ấy.
Vừa nhặt giun, Gạo đắc ý nói với cô Bảy;
-Ở dưói gốc vải chắc chắn sẽ không có giun.
Cô xem, gốc cây ẩm ướt thật, nhưng lại được vun đất rất tơi xốp, với lại rải phân gà bón gốc thế này, Sẽ làm nóng đất ,chả con giun nào dám ở.
Cô Bảy nhìn Gạo, cách giải thích của cô gái nghèo hết sức thuyết phục.
Nói gì thì nói Gạo có thể không biết gì về cách nuôi cá, xong về chuyện trồng cây trồng rau, cô bảy sẽ không thể nào giỏi bằng Gạo được.
Thấy mình bị bắt bẻ mặt cô Bảy nghệt ra, bực mình, cô hối:
– Mày không câu nhanh đi còn nhiễu sự, còn mười phút thôi đấy.
Gạo nghe vậy thì mang mồi ra rìa ao chứ không phải ngồi trên bờ.
Cô Bảy rảnh rỗi không làm gì cũbg theo chân Gạo đi câu.
Khi vừa mới ngồi xuống, Gạo vứt một nửa chỗ giun xuống nước khiến cô Bảy lại nói:
– cô này mày bị điên à? Sao lại đổ giun xuống đấy, mày không định để mồi mà câu à?
– cô im lặng một lúc đi, Miễn mười phút nữa cô canh hết giờ báo cháu là được.
Cô cứ nói thế này cháu câu làm sao.
Gạo ra hiệu cho cô Bảy im lặng ,cô nhìn gạo khó hiểu.
Thế nhưng lúc sau cô lại nghĩ đúng thật mình không nên xen vào chuyện câu cá của Gạo, cô càng không câu được cá ,thì há chẳng phải cô bảy ăn trọn cả hai chục nghìn này của Gạo hay sao.
Thế nên , cô bảy không nói năng gì nữa ,mà im lặng xem Gạo làm thế nào trong vài phút tới
Mấy con giun đất được Gạo ném xuống ,đàn cá đói ăn thấy mồi liền bơi đến ăn giun.
Gạo vẫn không câu, ném tiếp mấy con giun béo nữa xuống cho cá ăn rồi từ từ mới xâu mồi.
Chỉ còn năm phút là hết giờ, Gạo mới nghiêm túc câu, tay này cầm cần, nhưng tay kia vẫn cầm giun, lâu lâu lại rắc cho cá ăn .
Cô Bảy cười khẩy bĩu môi, cô nghĩ trông cái điệu này là không ăn thua rồi.
Nếu cho ngồi một tiếng nữa ,chưa chắc đã được con khỉ khô nào chứ đừng có nói vài phút.
Thế nhưng, suy nghĩ ấy bị cắt cái phập, khi Gạo câu được con cá chép đầu tiên.
Nhẹ nhàng cho vào xô, Gạo tiếp tục cho vài con giun xuống, khi cá đã quen và kéo đến đông để đớp mồi, cô lại tiếp thục gắn giun vào lưỡi câu cho xuống.
Rất nhanh, thêm một con cá chép nữa lại được nhấc lên, cứ động tác quen thuộc, lấy được cá, lại rắc giun xuống ao.
Chỉ vài phút ngắn, Gạo câu được tất cả bốn con.
Cô Bảy trông thấy cũng chóng mặt , nghĩ lại có hai chục nghìn mà câu được ngần ấy cá thì lỗ.
Đến khi câu được con thứ năm, toan nhấc lên gỡ cá thì cô Bảy cầm lấy dây cước, rồi túm lấy con cá ,lạnh lùng, cô đáp;
– Hết giờ, do khi chưa gỡ xong mà kim đồng hồ nhảy đúng lúc hết thời gian.
Cho nên con cá này là của tao.
Gạo tuy tiếc, nhưng thôi, câu được bốn con thế này là ngoài sự mong đợi rồi.
Thế cho nên con thứ năm Gạo vui vẻ trả lại, mặc dù cô Bảy khó chịu ra mặt.
Hóa ra , chẳng phải là Gạo không biết gì, cũng không bỗng tự nhiên mà Cô lại bỏ giun xuống cho cá ăn no ăn chán thì thôi.
Cách đó là để thu hút sự chú ý của đàn cá kéo đến đó đông hơn.
Trong khi lũ cá mất cảnh giác, Gạo thả cần câu có gắn thật nhiều giun, khi cá không cảmh giác sẽ mắc câu.
Há miệng mắc quai, một câu khá đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Đúng cả với cô Bảy trong lúc này.
Ngỡ tưởng ăn lọt hai chục nghìn của cô gái nghèo, nào đâu bị câu mất bốn con cá chép tính ra cả hơn trăm.
Cuối cùng không biết ai mới là người khôn kẻ dại ở đây..