Bạn đang đọc Giá Của Cái Nghèo – Chương 109
Tại bệnh viện lúc này, bà Thanh vẫn đang miệt mài dọn dẹp phòng cho con trai.
Mấy hôm chăm con, tóc bà đã bạc đi nhiều , nhưng không khi nào bà thôi hi vọng một ngày Quý sẽ tỉnh lại.
Cái túi thơm chả biết đựng loại bùa nào trong ấy cái Thảo xin được của bà mù vẫn treo trên đầu giường ở cái cây sắt chuyên gài chai truyền dịch, mấy ngày nữa trôi qua, vẫn chẳng có hi vọng gì.
Khi đang gấp chăn, thì Quý mở mắt trừng trừng khiến bà Thanh giật mình, hắn quay sang nhìn bà, đôi mắt tuy vô hồn, xong đấy là tín hiệu mừng vì Quý đã tỉnh lại sau bao nhiêu ngày ròng hôn mê.
Bà Thanh vội vàng gọi con dâu, Thảo mới vừa chợp mắt vì cả đêm thức canh chồng , sau lần làm lễ ấy, người ta thấy con Thảo hiền lành đi nhiều không còn thấy nó chành chọe đành hanh hay vênh mặt lên khinh người nữa , bởi nó biết, Quý ra nông nỗi này, chủ yếu là do nó.
Lâu lâu bà giúp việc lên đây, nó lại hỏi xem có tin gì của Gạo,xong cũng chẳng có gì.
Hiếu vẫn đang cho người mò, xong ai cũng biết hắn làm vậy chỉ để che mắt thiên hạ thôi.
Nếu chết, Xác nó chả trôi ra tận đâu rồi chứ ở đó mà lặn mỗi đoạn tai nạn.
Bà giúp việc kể, hôm trước hiếu lại sang vay ông Long tiền ,xong vì hắn đã vay nhiều lần lại không có thế chấp, cũng chưa trả được đồng nào, cho nên ông Long không cho vay nữa.
Lúc hỏi mượn thì ân cần là thế, ấy vậy lúc người ta bảo khômg cho vay thì sửng cồ lên chửi, Hiếu chỉ tay vào mặt ông Long rủa không ra gì rồi cũng quay về.
Cái kiểu Chí Phèo ngang ngược, cãi nhau cũbg là hết nợ đấy mà.
Trần đời người ta không sợ thằbg điên, cũng chẳng sợ thằng say, mà người ta chỉ rén những thằbg bất cần, chẳng sợ cái gì sất.
Xuất phát của Hiếu nào phải là người có ăn có học, mà là từ phường trộm cướp.
Bà giúp việc kể chuyện cho mỗi cái Thảo nghe, còn nó xin bà thương lấy nó đừng kể chuyện anh vay mượn rồi bùng đến tai bà Thanh.
Bởi bà gai nó lắm rồi, kể thêm chuyện này bà lại xỉa xói nó cho xem.
Nghe tiếng mẹ chồng thất thanh, Thảo bật dậy rồi nhanh chân chạy vào, thấy bà Thanh đabg ngồi ở trên giường nhìn Quý, bà liên tục hỏi nó rằng có nhận ra u không nhưng Quý không trả lời.
Thấy chồng tỉnh Thảo cũng mừng, đi đến ngồi xuống sau bà Thanh nhìn chồng, ai ngờ vừa nhìn thấy Thảo , Quý đã vội nói ngay:
– Vợ đấy à?
Cái giọng nhẹ nhàng hơi khàn vì rất lâu Quý mới tỉnh khiến cả hai đứng hình.
Bà thamh hỏi con:
– Đúng rồi, là vợ con đấy? Cái Thảo đấy con.
Còn u đây, u con đây sao con không biết.
Bà Thanh ra sức làm dấu, gọi con như hét, để ánh mắt Quý quay qua nhìn bà dù chỉ một cái , xong từ khi có Thảo vào, mắt nó đã dính luôn vào người Thảo, mặc cho bà có cố gắng thế nào.
Từ lúc tỉnh, Quý ôm trần lấy Thảo như thể nó là mẹ Quý.
Mặc dù từ lúc tỉnh dậy cho đến giờ , Quý không đoái hoài gì đến bà Thanh mà chỉ biết có Thảo khiến bà chạnh lòng, xong bà cũng chỉ biết động viên mình rằng con tỉnh lại là tốt rồi ,thời gian còn dài sớm muộn gì nó cũng nhận ra thôi.
Một ngày trôi qua khi Quý tỉnh, nó cũng không biết ai vào với ai, chỉ cười ngờ nghệch với vợ.
Thấy chồng không được bình thường , Thảo cũng sợ, nó nói với bà Thanh:
– U ơi! Sao con thấy nhà con cứ thế nào ấy.
Lúc chiều bác sĩ vào khám nói sao hả u?
– Người ta bảo nó tiến triển tốt, không phát hiện ra chuyện gì bất thường.
Cứ đợi vài ngày nữa thuốc thang xem thế nào.
Thảo gật , thế nhưng phía bên kia, Quý chẫu mồm lên cãi:
– Biết gì nào? Có biết nấu chân giò không? Có biết cho mỡ cái Hường vào không? Này!mai nấu chân giò nhé, cho tí mỡ người vào cho thơm
– Nó… nó nói cái gì thế?
Bà Thanh bàbg hòabg khi nghe thằbg Quý nói, nhưng người tái mặt vẫn là Thảo.
Nó sợ bị bà Thanh biết chuyện thì vội lấp liếm:
– chắc là nhà con bị ảnh hưởng đầu óc, u đừng bận tâm người không tỉnh táo…
– Tỉnh táo cái mả bố mày!Mày cho ông ăn thịt người ,giờ còn rủa ông không tỉnh táo hả.
Cái nồi đất vứt sau đống rơm cạnh giếng làng chắc giờ vẫn còn đấy…
Tuy cái nét đờ đẫn không khôn ngoan của con trai nói chuyện như bịa, xong nét mặt sợ hãi của cái Thảo là thật.
Nó đang lo chuyện bị bại lộ, bà Thanh tiến đến gần nó , sự thắc mắc điềy bí ẩn của con dâu bao lâu bà tò mò lại trỗi dậy, bà gầm vào mặt nó :
-Mày đã làm gì con tao? Ăn thịt người là thế nào? Chẳng lẽ mày lấy thịt con Hường cho thằng Quý? Mục đích của mày là gì…?
-U ơi!U thương con mấy, con không cố tình hại anh ấy đâu.
Chỉ là con muốn anh Quý thương con, con được gả cho anh ấy thôi.
Con không nghĩ mọi sự lại đến nước này…
Thảo gián tiếp thừa nhận trước cái túm cổ chặt của bà Thanh.
Bà tát nó mấy nhát, Quý nhìn thấy u đánh vợ thì ngồi trên giường hoan hô.
Sau một hồi,bà nói với nó:
– Mày cứ đợi đấy, nếu con tao không khỏi thì mày xác định chết đi là vừa.
Cái Thảo ngồi xó nhà khóc như mưa, ân hận tầm này chẳng cứu được nó.
Nhìn chồng ngờ nghệch, nó chỉ trách bản thân mình tham lam.
Cả ngày , Quý cứ thơ thẩn , nhưng đến khi ai hỏi gì thì nó cười, kể về chuyện vợ cho ăn xác người chết để gây lú.
Quý cứ kể xong thì bà thanh lại khômg chịu được quay ra đánh Thảo.
Nó tím cả mặt mũi ,nó bấu vào chân bà van xin nhưng bất thành.
Thi thoảng đến đêm, người ta nghe thấy tiếng thằng Quý ngồi đọc bài thơ về lòng tham, tiếng nó vang vọng khiến cả dãy hành lang lạnh gáy..
” Ngẫm xem thiên hạ thời nay
Mấy ai lòng dạ thẳng ngay mà lường
Biết ai là kẻ thiện lương
Con người mưu mẹo nhiều đường hiểm thâm
Thế gian xem nhẹ chữ Tâm
Vì câu lợi ích âm thầm hại nhau…
Bần hàn hay kẻ sang giàu
Thi nhau chà đạp để cầu lợi danh
Môi trường nào cũng cạnh tranh
Hơn thua thủ đoạn giật giành cho mau
Bạn bè hôm trước hôm sau
Đã thay đổi hẳn bởi câu…tiền tài…
Người có một, muốn có hai
Lòng tham vô đáy, chẳng ai muốn dừng…
Anh em xem tựa người dưng
Phân chia của cải…chẳng ưng thiệt thòi
Đồng nghiệp để ý săm soi
Nhỏ to với sếp… Mong đòi tiến thăng…
Hơn thua cũng bởi miếng ăn
Cũng bởi cái mặc… Bởi rằng cái Tôi
Vì tham kẻ có “ghế” ngồi
Làm bao nhiêu chuyện tệ tồi xấu xa…
Vì tham trai lấy bà già
Gái lấy ông lão để mà sướng thân…
Vì tham chẳng ngại chẳng ngần
Trăm câu chót lưỡi, trăm lần đầu môi…
Cũng vì ái dục mà thôi
Cũng vì hưởng thụ… Phân ngôi, chia hàng
Vì danh lắm kẻ làm càn
Vì lợi lắm kẻ trăm đàng … Vét vơ…
Vì tham lắm kẻ “ăn dơ ”
Lắm người bạc ác làm ngơ…lộng quyền
Cũng vì coi trọng đồng tiền
Làm cho thiên hạ đảo điên trăm điều
Làm sao biết ít hay nhiều ?
Bao nhiêu cho đủ… Mà chiều lòng tham…!”
Những ngày tiếp theo trôi đi Quý không có tiến triển gì, bà Thanh vẫn đay nghiến cái Thảo suốt ngày nhưng nó nhịn nhục chấp nhận, ngày ngày cùng bà Thanh chăm thằng Quý tâm thần.
Đi khắp nơi người ta nói thằng Quý này bình thường, đầu óc chẳng bị làm sao, ấy vậy mà nó cứ sảng, lắm khi nó còn địmh nhảy qua cửa sổ lần nữa nhưng được Thảo giữ lại.
Chết hụt nhiều lần, ắt sẽ có lần nó làm liều lần nữa, cho nên bà Thanh quyết địmh cho con trai uống an thần liều cao để nó ngủ suốt ngày, còn khi nào tỉnh có người canh chừng, còn phải khóa chân con bằng xích sắt vào thành giường đề phòng chạy mất.
Nhìn Quý ngây ngô đọc về những bài thơ về tham lam, bà Thanh không dám nghĩ đứa con trai vàng quý báu bà nâng niu chiều chuộng lại điên dại thế này .
Sau chuỗi ngày khám xét không kết quả, bà Thanh quyết đưa con trai về nhà.
Ngày hôm nay không thấy bà đay nghiến cái Thảo nữa, nghĩ bà đã nguôi nhưng không phải.
Khi đợi xe để về, bà nói với Thảo:
– Tao cho mày ở lại không phải vì tao quên chuyện mày làm với con tao, vì mày là vợ nó cả làng ai cũng biết, giờ nó thế này, tao để mày chăm chồng, thấm thía nhữbg gì mày gây ra cho nó.
Đấy cũng là một phước phần cho mày rồi.
Thảo gật đầu với đôi mắt ngấn lệ, bà Thanh thừa hiểu,nếu đuổi con Thảo đi lúc thằng Quý bệnh thì lại dễ dàng cho nó quá, con bà bệnh hoạn, nó thoát thân bà khômg cam lòng.
Đánh thì cũng đã đánh rổi, chửi cũng chửi nhiều rồi, cho nên việc nó làm để cho nó tự ngẫm, tự thấm thía, để nó hầu hạ con trau bà như thế mới đáng.
-Về làm gì? Còn nhà nữa đâu.
Cháy….cháy cả rồi….
Quý ngồi hất hất cái xích cho nó va vào chân giường sắt kêu lên keng keng.
Nghe con nói sả g cũng nhiều rồi, cho nên bà Thanh chỉ còn biết thở dài.
Tầm này y khoa cũng bó tay với bệnh tìmh của nó, chắc bà chuyển sang ăn chay với lại cúng bái cho con thôi.
Bà giúp việc cũng vừa lên tới viện dọn đồ về ,nhưng ngày hôm nay bà ấy lạ lắm, tay chân cứ run lẩy bẩy như bị trúng gió vậy hở tí là đổ, hở tí là rơi khiến bà Thanh gắt:
– bà bị cái giống gì thế? Có mỗi việc dọn đồ mà không nên.
Nói đi ! Bà bị cái gì?
-Tôi….
tôi…
Bà giúp việc bị bà Thanh gắt thì càng run tợn, hai mắt đỏ hoe lên không dám nhìn.
Bất giác ,bà Thanh đến lời của con trai lúc nãy, túm lấy áo bà giúp việc, bà Thanh hỏi:
– Có phải… nhà tôi bị cháy không.
Bà mau nói đi.
Bà ở bị bà Thanh lắc cho muốn rách áo, bà liền lắc đầu ,ấp úng sợ, bà nói:
– Dạ, dạ không có phải.
Mà… mà …là…là trại lợn….
nó…nó…
-Nó làm sao? Hay là….
bà rửa chuồng không sạch nên bị bệnh dịch phải không?
Bà ở không thốt nên lời nên bà thanh lại xía vào, nhưng vẫn không phải ý bà ở muốn nói đến.
Bà lắc đầu, thở cái phào lấy bình tĩnh, bà kể:
– Không phải đâu bà, tôi dọn dẹp rất sạch sẽ , có ông Long biết đấy, tôi có dám lười biếng ngày nào.
Nhưng chẳng biết thế nào , sáng nay tôi lại xuống trại như mọi hôm thì… thì thấy cả trại lợn chết đen chũi ngửa bụng lên như kiểu chết cháy ấy bà ạ.tôi có báo ông Long rồi, ông bảo tôi cứ bình tĩnh đi đón bà, còn ông Long ở nhà sẽ báo thú y đến xem có phải lợn bị bả không?
Nghe đàn lợn chết hết, bà Thanh còn sốc hơn gấp nhiều lần, xảy ra quá nhiều chuyện khiến bà mệt mỏi lắm rồi,nay nghe thấy tin này bà không đứng vững nữa.
Cả nghìn con lợn lớn bé chứ ít ỏi gì đâu.
Lúc cuống, bà lại trì triết bà ở;
-Không do mụ thì là do ai? Mụ nói mụ không lơ là, vậy tại sao lợn chết.
Tôi mà điều tra được chuyện gì, tôi tống mụ đi tù…
– Chẳng phải bà ấy làm đâu, cái Hường làm đấy.
Nó chưa c ó đi đâu,nó đang bay lởn trong này này.
…
Bà giúp việc khóc lóc kể lể, Lời của Quý nói khiến tất cả rợn sống lưng.
Lại là Hường….
Cuối cùng thì chị ta cũng không buông tha cho nhà Quý.
Biết con tâm thần, xong nhữbg lời của Quý nói ra nó không phải là vô nghĩa.
Cứ nhắc đến cô Hường, toàn thân bà Thanh lại sởn gai ốc lên vì sợ.
Đi đến gần con, bà nói nịnh:
– Vậy con chỉ cho u cách làm thế nào để cô Hường không phá nhà mình nữa đi con.
Chẳng phải bà mù nói mọi chuyện ổn cả rồi hay sao…
– muốn yên ổn,có một người hợp mệnh phải … chết.
Quý nói xong thì nhe răng ra cười, cuối cùng trăm đường tránh không thoát nổi số, vẫn phải có người chết .
Bà Thanh sợ lắm.
Sau khi thu dọn xong, mấy người cùng bắt xe về, họ không về nhà ngay mà sang thẳng nhà bà mù.
Gặp được bà mù bà Thanh mặc cho những hôm bị bà mù chửi rủ, hôm nay đến bà vẫn gắt um lên trách:
– Bà nói đi!tại sao con tôi bây giờ lại đâm ra điên loạn như thế?chẳng phải tôi đã làm tất cả nhữbg gì bà nói rồi hay sao.
Giờ đàn lợn nhà tôi chết, con tôi bị điên,bà nói xem, tôi phải làm cái gì để con Hường nó tha cho gia đình tôi?
Bà mù thấy bà Thanh khóc,vẫn thái độ khó chịu , bà lần này chửi còn hăng hơn những lần khác:
– Tiên sư cha con đĩ này! Mày định h đổ lỗi cho ai? Giá từ đầu mày cho con người ta ở lại, giá từ đầu mày thà h tâm cưu mang u con nó.
Giá mà mày nghe lời con cái Gạo.
Nhưng mày xem xem có cái giá nào nhà mày nên hồn,chỉ có cái giá đỗ thôi.
Tao nói rồi tai mày nghe không thủng phải không? Tao chỉ là người đứng giữa để thỏa hiệp giữa người sống và người chết.
Tao có bảo cố gắng để giữ mạng cho con trai mày, nhưng phước nhà mày mỏng, nó đâm điên bây giờ qua ăn vạ tao chắc.
Này!cái Hường nó tha là nó nể con Gạo, và ông bà già kia nên nó không lôi thằbg này đi là may, chứ không phải thoát chết là bình yên đâu, hóa điên là còn nhẹ đấy.
Hai u con nó chết oan ức thế mày nghĩ nó để nhà mày yên.
Giữ mạng là ngon rồi, Phần đời còn lại liệu liệu mà ăn ở.
Lo lễ lạt, cúng vái cứu con mày, giờ mày qua mắng vốn nhà tao.
Thôi thôi! Cút mẹ mày về.
Lần sau đừng có đến nữa, đến tao cũng dí vào mà thèm tiếp..