Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 6: Tín ngưỡng [2]


Đọc truyện Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất – Chương 6: Tín ngưỡng [2]

Cuộc đời đã được
định sẵn, bạn và tôi đều không thể chọn lựa, chẳng muốn nước chảy bèo
trôi, rốt cuộc vẫn phải mặc cho vận mệnh sắp đặt. Ngawang Lobsang
Gyatso[11] là Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Năm 1617, Ngawang Lobsang Gyatso
sinh ra ở huyện Qonggyai, Lhoka, Tiền Tạng[12], thuộc gia tộc
Qonggyaipa. Gia đình Ngài là địa chủ phong kiến ở Lhoka, cũng là quý tộc dưới trướng chính quyền Phagmodrupa[13]. Một con em quý tộc vừa sinh ra đã được đội lên vầng hào quang hoa lệ, vốn cho rằng đời này sẽ giữ
nghiệp nhà giàu có, cưới vợ sinh con, sống cuộc sống sung túc mà tầm
thường. Nhưng Đức Phật đã trao cho Ngài sứ mệnh lớn hơn, khi Ban Thiền
thứ 4 Lobsang Chökyi Gyaltsen nhận định Ngài là Đạt Lai thứ 5, cuộc đời
của Lobsang Gyatso liền có biến đổi trời long đất lở.

[11]
Ngawang Lobsang Gyatso (A Vượng La Bốc Tạng Gia Mục Thố, 1617-1682): Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, và có lẽ là vị nổi danh nhất, được người Tạng tôn
trọng gọi là “Đại sư thứ năm”. Ngài là vị Đạt Lai đầu tiên khởi xướng
chế độ “chính quyền tăng lữ”, nắm giữ quyền cai trị Tây Tạng. Kể từ đó,
Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo tinh thần tôn giáo cũng như chính trị
tại Tây Tạng.

[12] Qonggyai (Quỳnh Kết) là một huyện của địa khu
Lhoka (Sơn Nam), khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Địa khu Lhoka nằm ở
đông nam Tây Tạng, trung và hạ phần của thung lũng sông Yarlung Tsangpo, được coi là vùng đất khai sinh của văn minh Tây Tạng. Nó có ranh giới

với Lhasa ở phía bắc, Nyingchi ở phía đông, Shigatse ở phía tây, có biên giới quốc tế với Ấn Độ và Bhutan ở phía nam. Thủ phủ là trấn Tsetang,
cách Lhasa 183km.

Tiền Tạng: gồm Lhasa và địa khu Lhoka.

Ngài rốt cuộc không phải là người phàm, thiên tư thông minh, dĩnh ngộ, tài
năng kiến thức xuất chúng, sáu tuổi được đón vào tu viện Drepung phụng
dưỡng, tiếp nhận nền giáo dục đặc biệt. Trong lịch sử Phật giáo Tạng
truyền, Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso là một nhân vật vô cùng quan trọng, Ngài bình định chiến loạn, xây lại cung Potala, xác lập địa vị thống
trị của phái Gelug ở Tây Tạng. Một nhân vật mưu lược kiệt xuất, một vị
anh hùng kiến công lập nghiệp, được muôn người thành kính quỳ bái, đồng
thời cũng trải qua thử thách của khói lửa chiến trường. Chúng ta dường
như nhìn thấy một người cầm lái, không sợ mưa gió, cầm vững tay lái
ngược bao sóng cả, cuối cùng đến được bờ bên kia đầy hoa sen.

Lúc đó Tây Tạng là thời đại thống trị của chính quyền địa phương Karma[13], do Đệ Ba[14] quản lý chính sự, phái Karma Kagyu[15] và Tsangpa Khan áp
dụng chính sách áp bức tàn phá đối với Hoàng Giáo. Khoảng năm 1630,
chính quyền Tsangpa Khan lợi dụng cơ hội các thế lực địa phương tranh
chấp nội bộ, thừa cơ phát động một cuộc đấu tranh chống Hoàng Giáo,
khiến Đạt Lai thứ 5 tránh về Lhoka. Lúc đó Hoàng Giáo ở Tây Tạng và vùng Kham[16] Thanh Hải, thậm chỉ ở nhiều nơi thuộc Mông Cổ đều rất được
đông đảo nhân dân ủng hộ. Sau một thời gian trù hoạch, Đạt Lai thứ 5 và

Ban Thiền thứ 4 thượng nghị, cử người đến Thanh Hải bí mật triệu Gushi
Khan[17] dẫn binh tiến vào Tây Tạng. Do đó mới lật đổ nền thống trị của
chính quyền địa phương Karma, ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 kiến lập chính quyền Ganden Phodrang[18].

[13] Chính quyền Karma: chính quyền liên minh giữa Tsangpa Khan và phái Karma Kagyu.

[14] Đệ Ba hay Đệ Ti (Desi) là dịch âm tiếng Tạng, nghĩa gốc là “tù trưởng
bộ lạc, thủ lĩnh”. Cuối thời Minh, người thống trị Tây Tạng Tsangpa Khan cũng xưng là Đệ Ba. Đến thời Thanh, phái Gelug nắm quyền, trước sau bổ
nhiệm tám vị Đệ Ba, là quan chức cao nhất quản lý sự vụ hành chính của
chính phủ địa phương Tây Tạng. Trong đó nổi tiếng nhất là Đệ Ba thứ 5
Sangye Gyatso (Tang Kết Gia Thố).

[15] Karma Kagyu: Chỉ phái có thế lực mạnh nhất và ảnh hưởng lớn nhất trong phái Kagyu.

[16] Kham: từng là một trong ba vùng truyền thống của Tây Tạng (Ü-Tsang,
Amdo, Khan), hiện nay được chia ra giữa các đơn vị cấp tỉnh của Trung
Quốc là Khu tự trị Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam. Đây là nơi
dân tộc Khampa, một phân nhóm của dân tộc Tây Tạng sinh sống.

[17] Gushi Khan (Cố Thùy Hãn): thủ lĩnh của bộ lạc Khoshut (Hòa Thạc Đạc) của người Mông Cổ tại vùng hồ Thanh Hải.


[18] Ganden Phodrang (Cam Đan Pha Chương): tên tẩm cung của Đạt Lai Lạt Ma ở tu viện Drepung. Trước khi xây lại cung Potala, Đạt Lai thứ 5 luôn sống ở đây, và nắm giữ quyền lực chính trị tôn giáo Tây Tạng thời đó, Ganden Phodrang cũng trở thành từ đồng nghĩa với chính phủ địa phương Tây
Tạng, nên giới sử học gọi đó là “chính quyền Ganden Phodrang”.

Không phải thành lập chính quyền Ganden Phodrang thì có nghĩa Lobsang Gyatso
là vua của Tây Tạng. Trên thực tế, địa phương Tây Tạng hoàn toàn chịu sự khống chế của Gushi Khan. Lobsang Gyatso kiêu ngạo, với hoài bão lớn
lao của Ngài, làm sao cam tâm thần phục thế lực Mông Cổ? Ngài phải mưu
cầu địa vị chính trị độc lập, không phụ thân phận Đạt Lai thứ 5 của
Ngài. Khi chính quyền Ganden Phodrang thành lập, đúng vào lúc vương
triều nhà Minh sắp sụp đổ tan tành. Nội địa chiến tranh loạn lạc, thế
lực Mãn Thanh ở quan ngoại[19] nhanh chóng lớn mạnh, đối với họ, giang
sơn Đai Minh dễ lấy như trở bàn tay. Hoàng Giáo đứng đầu bởi Đạt Lai thứ 5 và Ban Thiền thứ 4, để củng cố địa vị thống trị đã có, quyết định tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền Mãn Thanh ngày càng hùng mạnh. Năm 1642,
Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso phái Khutuktu[20] Ila Kuksasn làm đại biểu, lên đường đến Thẩm Dương[21].

[19] Quan ngoại: vùng đất phía đông Sơn Hải Quan hoặc vùng đất phía tây Gia Dụ Quan, Trung Quốc.

[20] Khutuktu (Hô Đồ Khắc Đồ): Chức hàm cao tăng Phật giáo Tạng truyền, chỉ xếp sau Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma.

[21] Thẩm Dương: thành phố thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc. Từ 1625-1644, đây là kinh đô của Mãn Thanh, còn có tên là Thịnh Kinh.

Lúc đó, Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực[22] dẫn các thân vương bối lặc[23],
đại thần ra ngoài thành nhiệt tình nghênh đón, theo quan điểm của Hoàng
Thái Cực, chuyến viếng thăm của người Tạng là do ý trời sắp đặt, là
tượng trưng cao xanh bảo hộ triều Thanh. Do đó, Hoàng Thái Cực còn hướng lên trời làm lễ ba quỳ chín lạy, sau khi vào thành, lại đích thân đến

nơi ở của sứ Tạng thăm hỏi. Sứ Tạng lưu lại tám tháng ở Thẩm Dương, được Mãn Thanh niềm nở khoản đãi. Đến khi quay về Lhasa, Hoàng Thái Cực còn
viết thư trả lời cho cả Đạt Lai, Ban Thiền và Gushi Khan, đồng thời khen ngợi Đạt Lai Lạt Ma “cứu vớt chúng sinh”, “trợ hưng Phật pháp”. Còn ban tặng lễ vật hậu hĩ, bày tỏ sự xem trọng của Mãn Thanh đối với Phật giáo Tạng truyền.

[22] Hoàng Thái Cực (1592-1643): vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh, miếu hiệu Thanh Thái Tông, cai trị từ năm 1627 đến năm 1643.

[23] Thân vương: người được phong vương trong họ hàng thân thuộc của hoàng
đế. Bối lặc: tước vị quý tộc thời Thanh, địa vị ở dưới thân vương, quận
vương.

Tất cả phảng phất bụi trần lắng đọng, Đạt Lai hai mươi lăm tuổi Lobsang Gyatso trải qua phân tranh biến ảo, cuối cùng trở thành
lãnh tụ hô mây gọi gió của chính trị tôn giáo toàn Tây Tạng. Mãn Thanh
như một ngọn núi sừng sững cao chót vót, đà lớn mạnh của nó vượt xa Mông Cổ, Lobsang Gyatso với ánh mắt và tầm nhìn thâm thúy của Ngài, đã tranh thủ được sự ủng hộ và chấp nhận hết sức đắc lực của chính quyền Mãn
Thanh. Điều này cũng có nghĩa địa vị của phái Gelug ở Tây Tạng được củng cố triệt để, còn Lobsang Gyatso cũng thành vị anh hùng được người Tạng
sùng bái.

Bản thân sinh mệnh kỳ thực là thuần túy mà sạch sẽ,
nhưng trong quá trình trưởng thành, dần dần chúng ta đã nhuộm quá nhiều
bụi hồng. Trong hành trình cuộc đời, mỗi người đều có nhiều tao ngộ
không thể tránh khỏi, hoặc dũng cảm đối diện, hoặc hoảng hốt chạy trốn,
hoàn toàn ở lựa chọn của bản thân. Lobsang Gyatso từ khi sinh ra đã bị
vận mệnh chi phối, do đó khi Ngài tư tưởng dồi dào, cũng muốn chi phối
vận mệnh. Dù chúng ta là người mạnh hay kẻ yếu, chỉ cần sống trong năm
tháng yên tĩnh mà huyên náo này, tươi tỉnh đó, âu sầu đó, vui vẻ đó,
cũng đau đớn đó.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.