Bạn đang đọc Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên – Chương 8
Chúng tôi trở về Hoa viên Long Trạch. Lúc sáng vội vã về ký túc xá, tôi chưa kịp nhìn kĩ tòa nhà này. Từ xe nhìn ra, giữa tổng thể quy hoạch ảm đạm của khu vực này, Hoa viên Long Trạch nổi bật hơn hẳn so với những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa khác. Nó vừa giống một chú chim công đang xòe đuôi, vừa giống một đóa hoa sen đang bung cánh, hình ảnh lãng mạn bay bổng như thế, là do bàn tay anh vẽ ra thật sao?
Bên trong tòa nhà đèn hoa rực rỡ, đèn treo pha lê, tranh tường, đài phun nước, rừng cọ bao vây bốn phía. Người ra vào quần áo chỉnh tề, vài người phụ nữ trẻ ăn mặc khá thời trang, tay ôm chú chó nhỏ mặc áo hoa, thắt nơ bướm, ngồi trên sô pha trong góc đại sảnh trò chuyện với nhau. Trang sức chói mắt, son môi chói mắt, đẹp đẽ quí giá đến chói mắt.
Tôi nhìn thấy người bảo vệ buổi sáng, anh ta vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt như cười như không. Lịch Xuyên nói kết cấu tòa nhà phức tạp lắm, anh phải nắm tay tôi để tôi khỏi lạc đường. Người bảo vệ thấy Lịch Xuyên, liền bước nhanh tới, cung kính đến mức như nịnh nọt: “Anh Vương.”
Lịch Xuyên dừng bước, chờ anh ta nói hết.
“Anh Tô, trợ lý của anh, có tới tìm anh.”
“À, tôi tắt điện thoại.” Anh cầm điện thoại, nói với tôi: “Xin lỗi, tôi cần gọi điện thoại, được không?”
Khách sáo vô cùng, tôi vội vàng nói: “Xin cứ tự nhiên.”
Sợ làm phiền anh nói chuyện, tôi định tránh đi. Anh giữ chặt tôi lại.
– Là tôi, Lịch Xuyên.
– Tôi còn hai bản vẽ cuối nữa. Deadline[1] là ngày 15 tháng sau phải không?
[1] Thời hạn cuối cùng.
– Lấy trước? Lấy trước là sao? Deadline chính là deadline, không thể lấy trước. Trừ phi họ trả thêm tiền.
– Trả thêm bao nhiêu? Tôi không biết, anh kêu Phòng dự toán tính đi. Tính xong thì ngày mai nói cho tôi biết.
– Tối nay có cuộc họp? Khi nào? À… Họp định kỳ, tôi quên mất.
Anh nhìn đồng hồ.
– Mọi người đến đông đủ rồi?
– Mời họ về đi. Tôi không được khỏe lắm, không đến được.
Anh tắt máy, đang tính bỏ điện thoại vào túi, điện thoại lại reo.
Anh nhìn tên người gọi, nghe máy.
– Anh Hai.
– Khỏe lắm.
– Không sao.
– Không sắp xếp được, đợi hai tháng nữa đi. Tháng 2 anh ở đâu?
– Có thể em sẽ về Zurich, thư ký sẽ thông báo lịch trình cho anh.
– Nhận được rồi, cảm ơn anh.
– Em đang ngủ, còn nằm trên giường, tối hôm qua thức khuya.
– Tạm biệt.
Thời gian trò chuyện là 30 giây. Anh gác máy, nhìn tôi với vẻ mặt xin lỗi.
“Ngày nào cũng bận như vậy hả?” Tôi hỏi.
“Không phải ngày nào cũng bận.” Anh nói, “Bây giờ chúng ta có thể đi bơi.”
Chúng tôi cùng đi lên lầu, thay đồ bơi. Anh mặc một chiếc quần bơi màu đen, lộ ra cơ bụng săn chắc cùng cơ ngực nở nang. Chúng tôi mỗi người quấn áo choàng tắm, đi thang máy xuống lầu 3.
Tòa nhà có hai tầng có hồ bơi. Ở tầng 3 có một hồ, không một bóng người. Tôi tựa vào lan can nhìn xuống, hồ bơi tầng 2 lớn hơn, còn có thêm khu vui chơi cho trẻ em, nhưng cũng chỉ khoảng 10 người đang chơi đùa ở trong nước.
“Lãng phí tài nguyên quá.” Tôi nói “Sao ở đây ít người bơi quá vậy.”
“Em tin chắc là em biết bơi sẽ không bị chết đuối chứ?” Thấy tôi đi chân trần bước ngắn bước dài dọc thành hồ bơi, anh đột nhiên hỏi.
“Chắc chắn.”
“Em biết không, tôi có quen một người, anh ta nói anh ta biết bơi, sau đó anh ta nhảy xuống trước mặt tôi, một giây sau liền kêu cứu.” Anh nhìn tôi “Tôi đành phải nhảy xuống vớt anh ta lên.”
“Nếu anh nhảy xuống mà kêu cứu, tôi cũng sẽ cứu anh.” Tôi hất mặt lên, khiêu chiến.
“Nói vậy, ý em là tôi có thể hoàn toàn yên tâm mà bơi, không cần luôn ở cạnh em?”
“Anh yên tâm 100% luôn đi.”
“Bạn Tạ Tiểu Thu, quán quân bơi tự do 400m.” Anh cởi áo choàng tắm ra “Chúng ta thi thử, thế nào?”
“Được thôi.” Tôi cầm hai cây nạng của anh, gác ở thành hồ.
“Trung học Nam Trì.” Anh chỉ vào dòng chữ trắng trên áo tắm của tôi “Em học trường này?”
“Đúng vậy. Thế nào, tên nghe rất hay mà. Trước cổng trường tôi là đường Tây Môn. Nam Trì, Tây Môn, tên nghe rất cổ kính.”
“Khi nào em về quê, tôi cũng đi theo xem trường của em thử.” Anh đột nhiên thốt ra. Người này, có đôi khi nói chuyện cứ khờ khạo như học sinh lớp Một.
Tôi đứng trước mặt anh, sờ sờ gáy anh: “Được rồi, bạn Lịch Xuyên, muốn hoài niệm thì về quê mình đi, đừng mượn Vân Nam của tôi mà tự kỷ.”
“Cậu sinh viên lúc nãy nói, người Vân Nam ăn Bún Qua Cầu?”
“Ừ.”
“Bún Qua Cầu là gì?”
“Phía nam Vân Nam có huyện Mông Tự, hồi xưa Đại học Liên Hợp Tây Nam[2] ở đó. Nghe kể có một chàng tú tài, một mình sống trên đảo để dùi mài kinh sử. Vợ anh ta sợ chồng mình ăn cơm nguội, mới phát minh ra món bún ăn với nước dùng nóng, mỗi lần đi đưa cơm cho anh ta, phải đi qua một cây cầu nhỏ. Sau này anh tú tài thi đậu, nói là nhờ công lao của loại bún kia, nên đặt tên món bún đó là Bún Qua Cầu.”
[2] Năm 1937, kháng chiến chống Nhật chính thức bùng nổ trên toàn cõi Trung Quốc, 3 trường đại học lớn nhất của Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa và Đại học Nam Khai liên kết, thành lập Đại học Liên Hợp và dời về Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Sang năm 1938 lại tiếp tục dời về Mông Tự, tỉnh Vân Nam và ở lại đó suốt 8 năm. Đến năm 1946 mới trở về địa điểm cũ ở Bắc Kinh và Thiên Tân.
“Đợi lát nữa bơi xong, chúng ta đi ăn Bún Qua Cầu, được không? Ở Bắc Kinh chắc chắn có, đúng không?”
“Quán ăn Vân Nam nào cũng có. Chỉ không biết địa chỉ quán thôi.” Tôi cũng rất nhớ món này.
“Dễ ợt, tôi lên mạng tìm, một giây là ra.” Anh nói “Tôi đứng mỏi rồi, xuống nước đi.”
Chúng tôi cùng nhảy xuống hồ.
Tôi cố gắng hết sức, bơi nhanh như lướt gió, nhưng vẫn cảm thấy anh bơi cạnh tôi. Anh cứ bơi cạnh tôi, dù tôi cố gắng cỡ nào cũng không vượt qua được. Đến 30m cuối cùng, không thấy anh đâu. Khi bơi tới đích, vừa ngẩng đầu, liền phát hiện anh ngồi cạnh hồ bơi, nhìn tôi cười.
“Hôm nay ăn hơi nhiều, người nặng hơn, nên bơi chậm. Tối nay anh chưa ăn gì, toàn là tôi ăn giùm anh.” Tôi cố cãi.
“Không phục đúng không?” Anh kéo tôi lên.
“Không phục.”
“400m lần nữa?”
“Lần nữa.”
Chúng tôi lại cùng nhảy xuống nước. Lần này, chỉ một lát là anh bỏ tôi lại phía sau, dẫn đầu suốt cho đến đích. Cuối cùng, khi tôi bứt phá, lại đụng đầu vào ngực anh.
“Á!” Tôi hét lên.
“Đâu phải thi đấu chính thức gì, không cần bơi dữ vậy.” Anh định kéo tôi lên khỏi mặt nước “Tôi mà không đỡ kịp thì em sẽ đập đầu vào vách hồ.”
Tôi kéo anh xuống nước: “Không được, thi thêm lần nữa.”
“Không được, thi lần nữa em cũng thua.” Anh nói “Cô Hai à, đối mặt sự thật đi.”
“No way.[3]”
[3] Đừng hòng.
“Hay là tôi chấp em 10m, tôi đuổi theo em?”
“Muốn sỉ nhục tôi à?”
“Không dám.”
Chúng tôi xuất phát cùng lúc, anh lại tiếp tục dẫn đầu. Vẫn nhanh hơn tôi vài giây.
Cuối cùng, anh kéo tôi lên, bình tĩnh nhìn tôi ngồi thở dốc bên hồ: “Muốn uống nước không?”
Tôi lắc đầu.
“Bên đó có ghế dựa, nếu mệt, có thể qua đó nằm nghỉ.” Anh chỉ vào một loạt ghế phơi nắng phía đối diện.
“Lạ quá, sao hôm nay không có ai đi bơi?” Tôi nhìn xung quanh.
“Người khác đều bơi ở tầng dưới.” Không cần phải nói, anh thiết kế tòa nhà này, đương nhiên có đặc quyền đối với một số khu vực.
“Tốt quá rồi.” Tôi nói.
“Tốt cái gì?”
“Tôi phải nhân cơ hội này xử anh. Ai cho anh ở trước mặt nói lung tung với thầy hiệu trưởng?” Tôi nhảy lên, xô anh xuống nước, ở dưới nước nhéo lưng anh.
“Á, á,” Anh bị nhéo đau “Tôi cố giành học bổng cho em mà?”
“Anh còn nói, anh còn nói!” Tôi lại nhéo cổ anh.
Anh nắm tay tôi, khóa chặt hai tay tôi lại. Tôi đá chân anh: “Bỏ ra!”
Anh càng khóa tay chặt hơn, không để tôi cử động, rồi đột nhiên hôn tôi. Bắt đầu từ trán, dần dần hôn xuống, cố ý tránh hôn môi, lại hôn từ vành tai cho tới xương quai xanh, đến mức mặt tôi đỏ bừng như lửa, rồi anh ngẩng đầu lên, nhìn tôi chăm chú.
“Did I scare you?[4]”
“No[5].”
“Can I kiss you?[6]”
“Yes[7].”
[4] Tôi có làm em sợ không?
[5] Không.
[6] Tôi có thể hôn em không?
[7] Được.
Đôi môi của anh hơi lạnh, hơi thở ấm áp thơm thơm, tôi đờ đẫn nhìn anh. Anh buông tay ra, ôm lấy mặt tôi, hôn mạnh hơn, giống như muốn dùng nụ hôn chạm đến linh hồn tôi.
Thời khắc quan trọng nhất trong đời nhanh chóng tiếp diễn. Nụ hôn đầu và lần đầu của tôi xảy ra cùng ngày, cùng lúc! Tình cảm trào dâng, chuyện cứ thế mà đến. Tôi cam tâm tình nguyện, không chút hối hận.
“Đau lắm hả?” Tuy Lịch Xuyên lớn tuổi hơn tôi, nhưng ánh mắt anh cũng mờ mịt y như tôi. Anh không thành thục lắm, thậm chí, còn hơi ngượng ngùng. Anh rất nhẹ nhàng cẩn thận, sợ làm đau tôi. Sau đó, anh ôm chặt lấy tôi, không để ý việc tôi đặt tay ở vết thương trên đùi anh, nhẹ nhàng sờ miệng vết thương, vuốt ve phần da thịt bị thương.
Tôi đoán, ngoại trừ y tá của bệnh viện ra, Lịch Xuyên chưa từng bị ai chạm vào vết thương. Nước hồ ấm áp, anh lại run rẩy như đang phát lạnh. Mà trong đầu tôi tưởng tượng ra cảnh sau tai nạn xe anh thương tích đầy mình, được nhân viên cứu thương đưa vào phòng cấp cứu, trên người cắm đầy các loại ống.
Chắc chắn phải là một tai nạn đáng sợ, để lại vết thương đáng sợ trên người anh, gần như mất đi một nửa người.
Hồ bơi không người, khi nói chuyện luôn có tiếng vang.
Chúng tôi leo ra khỏi hồ bơi, rồi mặc thêm áo choàng tắm. Eo tôi hơi nhói đau, phải gập người, ngồi xuống cạnh hồ.
Anh áy náy nhìn tôi, lúc lâu sau, nhẹ nhàng hỏi: “Vẫn còn đau lắm hả?”
“Không sao đâu.” Tôi thản nhiên cười, không kìm lòng được lại ngơ ngẩn nhìn khuôn mặt tuấn tú của anh.
“Anh xin lỗi.” Anh nói: “Lần sau nhất định sẽ cẩn thận hơn.”
Tôi hít sâu: “Lần sau?”
“Cần anh dìu em không?” Anh đã đứng dậy, thấy tôi vẫn cúi người, sợ tôi đi không nổi, liền giơ tay kéo tôi lên.
“Không cần.” Tôi đưa nạng cho anh.
Sau đó tôi đứng lên, làm như vô tình khoác lên vai anh.
“Bỏ tay ra, dê xồm.”
“Người ta chỉ dìu anh thôi mà.”
Chúng tôi đi vào thang máy, thang máy đóng cửa, anh la: “Bỏ tay ra.”
“Sợ cái gì, đây là thang máy cá nhân.” Tôi nói, sau đó, tôi cúi người xuống, hôn vết thương dưới người anh. Anh nắm tóc tôi, muốn kéo tôi lên, nhưng không dám kéo mạnh, sợ làm tôi đau.
Một tiếng “đinh” vang lên, cửa thang máy mở ra.
Chúng tôi vào nhà, đứng sau cánh cửa nhìn nhau, anh lại dịu dàng hôn tôi lần nữa.
“Còn đau không?” Từ đầu đến cuối, hình như anh chỉ quan tâm vấn đề này.
“Không đau.” Tôi thích tay anh vuốt ve trên người tôi, thích chạm vào khuôn mặt anh, đắm chìm trong hơi thở của anh. Thích kích thích anh, nhìn bộ dạng anh bị tình dục tra tấn.
“Anh phải đi tắm.” Anh nói.
“Em chờ anh.”
“Em không tắm à?”
“Ừ… không thích lắm.” Vào mùa đông, tôi chỉ tắm ba ngày một lần. Haiz, nhà tắm ở trường quá đông.
Anh kéo tai tôi tới phòng tắm: “Không được. Tính giữ lại bằng chứng đúng không? Tắm, phải tắm.”
Tắm xong đi ra, tôi phát hiện anh đã thay đồ xong, đồ tây giày da, cả người rực rỡ, đồng hồ cũng đeo rồi.
Tôi vẫn mặc đồ kiểu học sinh, áo len, váy ngắn, đeo ba lô, trên ba lô treo một chùm chìa khóa dài, kêu leng keng leng keng.
Anh nhìn tôi: “Sao anh càng nhìn thì càng thấy em nhỏ vậy?”
“Em lớn rồi. Hơn nữa, còn già trước tuổi đó.”
“Em mấy tuổi rồi?”
“Mười bảy.”
“Dụ dỗ con gái vị thành niên, anh có tội với Tổ Quốc. Nhưng để mầm non của Tổ quốc phát triển thuận lợi, em phải được chăm bón thường xuyên mới được. ”
Nói xong, anh liền nhào về phía tôi, ra tay mạnh mẽ. Chân giả của anh vẫn cột chặt vào eo, tôi cởi dây buộc giúp anh: “Có cần cột chặt dữ vậy không? Nhìn cũng thấy khó thở rồi.”
Thân thể anh tỏa ra mùi hương hỗn hợp của lô hội và hạnh nhân.
Anh tìm khóa kéo trên váy tôi, gần như là xé rách váy.
“Từ từ thôi, váy sắp bị anh xé rách rồi.” Tôi cười nói.
“Rách thì anh đền” Anh lại tiếp tục. Chúng tôi ôm chặt nhau trên sô pha, cho tới cao trào.
Cuối cùng, anh cúi đầu thở dốc, gợn sóng trong mắt dần tan: “Hôm nay có phải thời gian an toàn của em không?”
“Thời gian an toàn là gì?”
“Kì kinh nguyệt lần trước của em hồi nào?”
“Vừa mới hết. Bộ đồ này chắc phải một ngàn tệ? Bị em làm thành một đống bầy nhầy rồi.” Tôi đứng dậy dọn dẹp.
Anh nhẹ nhõm thở ra: “Lỡ em có việc gì, chắc ba em sẽ làm thịt anh.”
“Đừng sợ.”
“What?[8]”
[8] Cái gì?
“Đừng sợ.” Tôi lại lặp lại.
“Em nói, đây là lần đầu của em?”
“Đúng vậy.”
“Vậy em… không sợ?”
“Còn phải xem là với ai? Với anh, em không sợ.” Tôi dõng dạc nói. Sau đó, hỏi lại: “Chắc không phải lần đầu của anh đâu hả? Nhìn anh lớn tuổi hơn em mà.”
“…” Từ chối trả lời.
“Không ngờ em dũng cảm như vậy.” Giọng nói của anh mang chút xấu hổ.
“Đừng suy nghĩ nhiều, được không? Nam nữ ở bên nhau, chỉ vậy thôi. Mau mặc quần áo vào, em đói bụng rồi, đi ăn Bún Qua Cầu!”
“Để anh tắm cái đã.”
“Lại tắm nữa? Bệnh thần kinh.” Tôi nhìn anh, hết biết nói gì. Người này có bệnh thích sạch sẽ.