Ép Hôn Lấy Chồng Tàn Tật

Chương 40: Tin Từ Viện Kiểm Sát


Bạn đang đọc Ép Hôn Lấy Chồng Tàn Tật – Chương 40: Tin Từ Viện Kiểm Sát


Bốn người đứng ở cổng, chờ xe chở đồ đi trước rồi mới lên xe.

Nguyên hiếm khi chủ động lái xe nên tranh chỗ với chú Phước, để chú với mẹ ngồi ghế sau.

Đầu óc của Ngọc nhanh nhạy, cô leo tuốt lên hàng ghế đầu ngồi, bật một bản nhạc trữ tình lãng mạn lên nghe.
“Và anh nâng niu em như đóa hoa
Còn em xem anh như trăng ngọc ngà
Tự do như mây vàng mình phiêu du non ngàn
Dẫu trần gian bao la đến đâu nơi anh là nhà.”
Ngọc chỉ cảm thấy bài nhạc này rất hay, cho đến khi bà Diệp chợt nói:
– Bài hát này không may mắn đâu.

Mẹ xem phim thấy buồn lắm.
– Ơ thế ạ.

Con không biết, con chỉ thấy lời khá thơ mộng thôi.
Chú Phước xen lời vào:
– Chỉ là một bài hát thôi mà, hay là được.

Bà đừng nói quá dọa tụi trẻ.
– Thì tôi cảm giác thôi mà.
Ngọc vẫn thấy mình nên tắt nhạc đi.

Nguyên cười với cô, khởi động máy để xe từ từ lăn bánh.
Kít!
Xe chưa lăn bánh được bao lâu thì trước mặt vụt qua một bóng người.

May mà Nguyên đã kịp phanh xe lại, nếu không lúc này chắc chắn đã có tai nạn xảy ra rồi.
Ngọc mở cửa kính ra định hỏi xem người bên ngoài có sao không thì thấy khuôn mặt của thím Thanh.

Thím ấy đang nhìn mọi người trong xe với đôi mắt đỏ lừ đầy căm hận:
– Các người hãm hại con tôi.

Các người chưa xong đâu.


Đừng hòng bắt con tôi vào trong tù, các người không giữ nổi nó đâu.
Sự điên cuồng của người đứng trước xe làm Ngọc rùng mình từng cơn, thậm chí quên mất cả việc nên phải phản ứng như thế nào.
Nguyên lấy lại bình tĩnh rất nhanh.

Anh ấn nút đóng cửa, bẻ bánh lái lướt qua thím Thanh để đi vào đường lớn.

Sắc mặt của bà Diệp cũng chẳng khá gì cả:
– Như cô hồn bất tán.

Cô ta làm thế nào thì mới dạy được một thằng con khốn nạn như thế chứ.

Giờ ngồi đây trách ai?
Ngọc ngồi bên cạnh Nguyên rón rén hỏi.
– Anh có nghe thấy thím ấy nói gì không?
– Chỉ là người điên nói chuyện thôi, em mặc kệ đi.
– Nói chung chúng ta vẫn cẩn thận thì hơn.
– Anh biết rồi, sau này không gặp mặt nữa, đỡ phiền phức hơn nhiều.
Ngọc vẫn không yên tâm được nhìn vào gương chiếu hậu.

Chiếc xe tiến về phía trước, còn hình ảnh phản chiếu của thím Thanh thì lùi dần về phía sau, cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ không rõ hình dạng.

Cô vẫn cảm thấy mọi chuyện không hề đơn giản như vậy.

Đằng sau tất cả những bình yên mà cô khao khát, vẫn còn những đợt sóng ngầm đang chuẩn bị đánh ập vào bờ.
***
Thủ tục tố tụng Tùng mất tới gần nửa tháng, vì dù gì cũng là án hình sự.

Dính tới chuyện bắt cóc, hành hung, cưỡng hiếp, tội danh của dì Xuân cũng không đơn giản như xưa, phạt năm bảy ngày tạm giam là xong nữa.

Ngay cả mợ Hạnh cũng đang khốn đốn cầu xin con gái giúp đỡ, đám cưới của cọ trai cũng chẳng tiến hành được.

Cô với Vân Anh, kể từ ngày đó không còn gặp nhau nữa.
Kể cũng phải, hai người như nước với lửa, có nhìn thấy nhau cũng ý loạn tâm phiền mà thôi.
Ông Hoạt quả thực giữ đúng lời hứa ly hôn với bà ta, giành quyền nuôi đứa con gái mới mấy tuổi.


Mấy ngày đầu xa mẹ, con bé hay khóc quấy.

Ông Hoạt còn cố tình gọi điện cho Ngọc, để cô nghe thấy tiếng của Huyền mà mủi lòng về nhà.
Cô không biết vì lý do gì mà ông đột ngột hối hận và quan tâm đến đứa con gái bị vứt bỏ như mình.

Vì bất giác nhận ra bản thân đã vô trách nhiệm như thế nào trong mười năm qua sao?
Dẫu gì cũng là cha con, Ngọc không thể quá xẵng với ông Hoạt, nhưng về nhà thì dứt khoát không.

Cô bảo ông đưa Huyền đến chơi với Lan mấy ngày là được rồi.
Năm người, tính cả chú Phước và Lan dọn đến nhà mới, tâm trạng nóng nảy của Ngọc cũng được xoa dịu.

Cô không gặp ác mộng giữa đêm nữa, chỉ có điều hình như ngày càng tăng cân lên.
Ngọc buồn lòng vô cùng, nhân ngày nghỉ, cô kéo bà Diệp đến trung tâm thương mại để đi mua sắm.

Hai người đi vòng vòng một lúc lâu, chợt dừng lại trước cửa một tiệm bán áo cưới.

Bà Diệp cứ nhìn mấy mẫu được trưng bày trong đó mà mơ ngẩn, Ngọc hiểu ra, ủn bà vào trong.
– Con làm gì thế?
– Hay là hai mẹ con mình chụp chung một kiểu ảnh váy cưới đi.
– Hả.

Mẹ già rồi, còn mặc váy cưới làm gì nữa.
– Mẹ cứ nói thế nào ấy, mẹ còn trẻ lắm cơ mà.
– Quỷ này.
Bị lôi lôi kéo kéo, bà Diệp không chịu được đành phải chọn váy cưới và trang điểm kiểu cô dâu.

Hai người cùng chụp một bộ ảnh, ai nấy đều xinh đẹp vô cùng.
Ngọc xoay mẹ mình mấy vòng, hỏi chú Phước đang ngồi chờ nãy giờ:
– Chú có thấy bộ này ổn không?
Ông hắng giọng:
– Ổn không thì con nói, chú có biết gì đâu.
– Nhưng chú có thấy mẹ con mặc bộ này đẹp không nè.
– Đẹp đẹp lắm.

Ngọc nghe vậy cực kỳ hài lòng, kêu hai cô nhân viên gói bộ váy cưới mà bà Diệp mặc lại, còn bộ mình mặc thì không lấy.

Bà Diệp nhấm nháy:
– Con mua làm gì thế.

Mẹ có mặc đến đâu.
Nhân lúc chú Phước quay ra ngoài, Ngọc ghé vào tai bà nói nhỏ:
– Mẹ có nhớ hai tháng trước mẹ đưa con đến đây không? Mẹ nói mỗi bộ váy cưới chọn lựa, khách sạn, danh sách khách mời… đều liên quan đến gia tộc.

Nhưng chúng ta là phụ nữ mà, cố gắng hết sức đồng hành cùng chồng ngày thường.

Còn ngày cưới, chúng ta vẫn nên làm theo điều mình thích, thấy chiếc váy nào đẹp thì mua chiếc đó.
Cô xoay người bà Diệp, để bà nhìn bóng lưng hấp tấp của chú Phước bên ngoài cửa kính.
– Chúng con đều trưởng thành cả rồi, đều có cuộc sống riêng.

Không còn ai bắt nạt được chúng con nữa.

Đã đến lúc mẹ nên làm việc mình thích rồi.
Bà Diệp cúi đầu, ngượng ngùng:
– Ây dà cái con bé này.

Mẹ già rồi, còn… làm gì mà nghĩ đến cái đó nữa.
– Thật không? Chú Phước là người rất tốt đó.

Mẹ nhìn xem, trông chú ấy chưa già tí nào cả, nếu bị người khác cướp đi thì con không chịu trách nhiệm đâu nha.
Bà Diệp vểnh tai lên nghe ngóng:
– Tốt thế nào nói cho mẹ nghe.
Ngọc “ừm” một tiếng kéo dài, cố tỏ ra thần bí vô cùng để bà Diệp tò mò:
– Cái này mẹ với anh Nguyên biết rõ nhất mà.

Chú chỉ chở con đi có mấy ngày thôi con đâu rõ đâu.
– Thế mà nói như đúng rồi.
– Nhưng con nhìn người chuẩn lắm.

Hôm rồi thằng Tùng nó bắt nạt con ở ngoài cửa, chú Phước không hề suy nghĩ gì cả mà húc mạnh xe vào đuôi xe của nó.

Mẹ nghĩ xem làm thế nguy hiểm thế nào, chú Phước là dân lái xe, tất nhiên hiểu mà.

Con hỏi chồng con rồi, chú ấy tự làm thế chứ không phải anh nhờ vả hay ra lệnh.


Chú ấy xem anh Nguyên là người thân, xem con như con cháu trong nhà, nên mới dốc sức bảo vệ hai đứa như thế đó.
Bà Diệp quả nhiên chưa từng nghe chuyện này, nên cứ mắt tròn mắt dẹt cảm thán chuyện nguy hiểm quá.

Rồi bà lại giậm chân chửi “mấy tên khốn nạn” chỉ biết lừa dối và hãm hại người khác như Tùng, trù nó cả đời không được ra khỏi tù.
Ngọc không ngăn mẹ chồng trút giận, vui vẻ đón lấy hộp váy cưới trong tay nhân viên cửa hàng.

Giây phút cô muốn ra ngoài, một bóng người mặc áo đen chợt lướt qua tầm mắt.
Ngọc hốt hoảng mở tung cửa tìm kiếm khắp con phố.

Xung quanh toàn những người đi mua sắm, ai nấy đều xách đồ cười vui vẻ, bóng dáng vừa rồi không thấy đâu cả, cứ như tất cả những gì cô mới thấy chỉ là ảo giác mà thôi.
Là ảo giác, Ngọc tự trấn an mình.

Nếu nó là sự thật, thì cơn ác mộng kia của cô không biết sẽ như thế nào…
– Ngọc, làm gì mà vội thế con?
Ngọc nghe thấy tiếng gọi vừa quay lại.
Thì ra bà Diệp và chú Phước đã hớt hải chạy theo.

Bắt được cô, bà Diệp bèn hỏi có chuyện gì xảy ra mà chạy gấp rút như thế.
– Dạ… không có gì đâu ạ.

Chắc con nhìn nhầm thôi chứ làm sao nó có mặt ở đây được?
– Ai? Con thấy ai mà sợ hãi thế?
– Ban nãy con nhìn thấy…
Ngọc chưa nói hết câu thì điện thoại trong túi xách của cô chợt reo vang.

Cô bảo bà Diệp chờ một chút, rồi ấn máy để nghe.
Người gọi đến là Nguyên.

Ngay khi Ngọc nhấc máy, Nguyên đã hổn hển nói:
– Em với mẹ đang ở đâu?
Ngọc nhìn quanh trả lời:
– Em với mẹ ở trung tâm mua sắm cùng chú Phước, sao thế anh?
– Để chú Phước đưa về nhanh.

Bên viện kiểm sát trả lại hồ sơ của chúng ta vì không đủ căn cứ khép tội.

Tùng được thả ra rồi.

Anh vừa mới nhận được thông báo.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.