Em Còn Yêu Anh Không?

Chương 21: Ngày về...


Bạn đang đọc Em Còn Yêu Anh Không? – Chương 21: Ngày về…


Chương 21: Ngày về…
Sài Gòn. 
Tháng 2 năm 1999…
Thấm thoát đã 3 năm trôi qua kể từ lần cuối cùng Nga về lại Sài Gòn để thăm gia đình. 
3 năm, thời gian không quá dài, nhưng cũng không quá ngắn, để một cô gái Sài Thành vốn quen với cuộc sống núi rừng cảm thấy khá bỡ ngỡ khi về lại thành phố hiện đại, đông đúc và ồn ào này. Nơi đây, cô không còn được sống bình lặng giữa núi rừng Ba Tu yên ắng, không còn được nhìn ngắm những nương rẫy bậc thang trãi dài, không còn nghe thấy tiếng khèn, tiếng trống, tiếng thổi lá, tiếng trẻ con dân tộc Xơ -đăng í ới gọi nhau. Và nhất là không còn nhìn thấy đồi chè xanh bạt ngàn tuyệt đẹp.
Lọt thỏm giữa dòng người đông đúc, ồn ào ở bến xe miền Đông. Nga ngơ ngác nhìn từng dòng người qua lại. Một cảm giác trống rỗng và lạ lẫm dâng tràn trong lòng cô. 
Điều duy nhất có thể xua tan cảm giác đó ngay lúc này, chính là niềm vui sướng xen lẫn bồn chồn khi cô sắp gặp lại gia đình thân yêu, nhất là người mẹ già mà cô ngày đêm thương nhớ.
Nhân đón Nga ở bến xe. Anh mỉm cười nhẹ hỏi han và đỡ lấy túi hành lý từ tay cô. 
Vốn là một cô gái nhạy cảm. Nên ngay từ ánh nhìn đầu tiên gặp lại Nhân, Nga đã nghi ngờ có điều gì đó chẳng lành đã xảy ra trong nhà qua nét mặt bồn chồn, lo lắng của anh trai.
“Có chuyện gì ở nhà hả anh? Em lo lắng suốt cả chặng đường dài.
” Nga ngồi phía sau xe, nghiêng người hỏi vọng lên phía trước.
Nhân chỉ ậm ừ không trả lời, chỉ chăm chú lái xe. Anh cũng ít trò chuyện dọc đường như thường lệ.
Nga bồn chồn không yên. Trong lòng chỉ muốn về nhà thật nhanh. Xe chạy được một quãng khá xa, cô mới bắt đầu nhìn dáo dát xung quanh đường. Đây không phải là con đường về nhà như mọi khi. Chẳng lẽ, cô đi quá lâu nên quên luôn cả đường về nhà. Chắc chắn là không, cô không đãng trí đến như vậy đâu.
“Ủa, anh Hai. Sao anh không chở em về nhà mà chở em đi đâu vậy?
” Nga tò mò hỏi.
“Về đến nơi rồi anh sẽ kể cho em nghe.
” Nhân e dè đáp, giọng nghe rất buồn càng khiến Nga lo lắng gấp bội.
Xe chạy vào một con đường ngoằn ngoèo ở quận 4. Sau một hồi quanh co, uốn lượn làm Nga xây xẩm hết cả mặt mày. Xe dừng trước một khu nhà trọ tồi tàn dành cho công nhân có thu nhập thấp.
Nhân và gia đình đã dọn đến đây từ tuần trước. Thấy Nga vẫn còn đang đứng ngơ ngác, tần ngần trước nhà. Nhân giục cô bước vào  trong căn phòng nhỏ chừng 15 m2 vẫn còn lỉnh kỉnh đồ đặc chưa được tháo ra.
“Anh…chuyện này là thế nào?
” Ánh mắt Nga lộ vẻ hoang mang. Cô hỏi Nhân rồi đi thẳng ra phía sau nhà nhìn dáo dác
“Anh Hai, mẹ đâu rồi?

“Mẹ đang nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy…
” giọng Nhân nghèn nghẹn, ánh mắt buồn chua xót.
Mặt Nga biến sắc, tim đập thình thịch, hai tay cô run lên khi nghe tin bà Nguyệt phải vào viện. Cô lắp bắp hỏi dồn.
“Sao mẹ lại nằm viện? Bệnh tim của mẹ lại tái phát nữa sao? Lần trước gặp mẹ trên Ba Tu, mẹ vẫn còn vui khoẻ mà anh?
” Nga mếu máo hỏi.
“ừ…
” Nhân gật đầu.
“Thế mẹ giờ sao rồi anh? Mẹ không sao chứ anh? Sao anh không báo sớm hơn cho em biết? Anh Hai à, anh mau chở em vào thăm mẹ đi anh.
” Mắt Nga lấp lánh dòng lệ, những giọt nước mắt nhanh chóng đổ xuống đôi má trắng muốt nhưng xanh xao. Cô nghe tim mình đau nhói, nỗi lo lắng, sợ hãi xâm chiếm hết cả lý trí. Cô tự oán trách bản thân mình vì đã không nghe lời mẹ về lại Sài Gòn.
“Để anh dọn nhanh đống đồ này rồi hai anh em mình vào thăm mẹ. Mẹ nhớ em lắm. Gặp lại em, chắc chắn mẹ sẽ rất mừng và khỏi bệnh ngay thôi. Em đừng lo…
” Nhân trấn an Nga.
“Bố đang ở trong bệnh viện với mẹ hả anh?
” Nga lấy tay quệt nước mặt. Sau đó, cô mới nhìn quanh phòng và rồi hỏi Nhân
“Mà sao nhà mình lại dọn đến đây hả anh?
” 
Mặt Nhân đăm chiêu lại. Anh thở dài, vừa thu dọn lại đống đồ bề bộn trên nền nhà vừa 
kể mọi chuyện cho Nga biết chuyện ông Thiên. Không thể diễn tả được khuôn mặt ngỡ ngàng của cô khi nghe tin dữ này. Cô sốc đến độ ngã quỵ xuống nền gạch tàu hoen ố, ánh mắt hoang mang ngây dại nhìn Nhân mà không thể thốt nên thành lời. 
“Sao…bố…lại…
” Giọng Nga nghèn nghẹn. 
Nỗi thương xót ẹ trào dâng trong lòng cô. Mẹ cô không đáng bị đối xử và ruồng rẫy như vậy. Cả đời bà đã hy sinh hết cho bố và gia đình này. Tại sao bố có thể bỏ mẹ để đến với người đàn bà đó được. Nga cung chặt tay lại, những đường gân xanh nổi lên làn da trắng ngần.
Nhân đỡ Nga ngồi lại trên tấm nệm đủ màu sắc đang được đặt trên nền nhà rồi trấn an cô. 
“Em đừng lo nghĩ nhiều. Chuyện đâu còn có đó. Để mẹ bớt bệnh. Anh sẽ thu xếp công việc để đi tìm bố về. Anh không nghĩ bố sẽ bỏ mặc mẹ và chúng ta đâu.

Nga quay sang nhìn Nhân và đôi mắt long lanh nước, cô ngây ngô hỏi anh như muốn chắc chắn những gì anh vừa nói ra.
“Thiệt không hở anh?
” Giọng Nga nghèn nghẹn.
“..Ừ..
” Nhân vuốt tóc Nga đầy âu yếm như ngày cô còn bé, rồi cố gắng mỉm cười như 
muốn giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vấn đề.

Suốt cuộc nói chuyện, anh luôn cố gắng che giấu ánh mắt đỏ ngầu mệt mỏi vì thiếu ngủ. Cả tuần nay, anh làm việc ngày đêm. Sáng anh đến xí nghiệp làm. Tối anh lại đi làm chạy bàn trong nhà hàng đến tận khuya. Từ ngày dọn đến đây, anh và tụi nhỏ không còn làm hàng mã nữa vì không có chỗ để làm. Hàng người ta cũng không còn đặt nhiều như trước nữa. Trong khi tiền viện phí cho bà Nguyệt rất mắc tiền nên dù có 
cố gắng bao nhiêu thì đồng lương ít ỏi của anh cũng không thấm vào đâu.
Ngọc, Ngân, Nam vẫn cố gắng đến trường rồi thay phiên nhau tuất trực ở bệnh viện để trông bà Nguyệt.
Sau một hồi ngồi khừ ra trên tấm đệm. Nga cũng định thần lại chút ít. Cô nhanh chóng phụ Nhân sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Sau đó, cô đi nấu cháo cho bà Nguyệt để mang vào bệnh viện thăm bà.
—-
Bệnh viện Chợ Rẫy. 
Khoa tim mạch.
Phòng 102. 
Vừa nghe thấy Nhân chỉ tay phòng bệnh trước mặt. Nga đã vội vàng rời bỏ anh trai 
đang đi cùng để chạy thật nhanh vào gặp mẹ.
Nga chạy đến bên giường bà Nguyệt rồi cúi người ôm chầm lấy bà. Bằng giọng nghèn nghẹn vì xúc động, cô hốt lên.
“Mẹ….con về rồi…
” 
Bà Nguyệt đang thiêm thiếp ngủ. Nhưng khi vừa nghe tiếng Nga đã vội vàng mở đôi mắt mệt mỏi, nặng trịch lên nhìn cô. Mới có một tuần nằm viện mà bà Nguyệt trông xuống sắc trầm trọng. Nga có cảm giác cơn bạo bệnh đã cuốn đi vài tuổi của bà.
“Ơ, con gái… của mẹ ..đã …về… rồi à?
” Mắt bà Nguyệt rưng rưng không kiềm được 
nỗi xúc động. Đôi môi khô tím tái run run, bà cất giọng yếu ớt.
“Dạ…Mẹ ơi, con đã.. về rồi. Mẹ thấy trong người thế nào hả mẹ? Mẹ bớt mệt chưa mẹ? Mẹ ơi, con xin lỗi. Lẽ ra, con phải về thăm mẹ sớm hơn. Con bất hiếu quá…Mẹ tha tội cho con…
” Nga khóc, đầu gục xuống giường, bàn tay vẫn nắm chặt lấy tay mẹ.
Cô giận chính mình, chỉ biết nghĩ đến bản thân, chỉ nghĩ đến việc chờ đợi một người không đáng để chờ đợi. Lẩn trốn an phận ở Ba Tu mặc cho gia đình phải sống khổ sở. Đã để mẹ già bệnh tật nằm lẻ loi như thế này đây.
Bà Nguyệt giơ cánh tay gầy guộc lên vuốt tóc Nga nhưng sợi dây truyền nước biển lòng thòng đã ngăn động tác của bà.
“Đừng khóc…, con gái ngoan… của mẹ. Mẹ không có.. sao đâu, con đừng lo. Vài ba 
bữa, mẹ lại khỏi mà…Con về khi nào?
” Bà Nguyệt thều thào, gương mặt đã giãn ra bớt. 
“Dạ, con mới về hồi chiều. Nấu cháo xong là con vào đây ngay.
” Nga vẫn khóc, nước mắt giàn giụa cứ tuôn ra từ khoé mi đã chịu nhiều đau khổ.
“Nín.. đi con. Mẹ không sao… thiệt mà. Nè, nghe mẹ hỏi. Con về lần này sẽ.. ở bao lâu?
” Bà Nguyệt nói như nài nỉ Nga.
“Về luôn nghen con… Đừng… đi lên đó nữa.

Nga không nghĩ suy giây phút nào, gật gật đầu nhanh sau đó.
“Dạ. Lần này, con về ở luôn. Con không đi nữa. Con sẽ không đi xa mẹ và gia đình nữa. Con sẽ luôn bên cạnh mẹ, mẹ ơi…Con biết lỗi của con rồi.

Nga vẫn khóc rấm rứt, gục đầu xuống người bà Nguyệt, ngửi ngửi hương chanh bưởi quen thuộc từ người bà. Bà Nguyệt đặt một tay lên tấm lưng đang tức tưởi khóc của Nga vỗ về. Ở trong vòng tay mẹ, cô lại thấy mình nhỏ bé như ngày còn thơ dạy. Mẹ cô, gia đình cô luôn dang tay che chở cho cô.
Bà Nguyệt cười nhẹ nhưng ánh mắt u sầu, bà nhẹ nhàng vuốt tóc Nga.
“Con có lỗi gì đâu. Con là đứa con gái ngoan nhất, hiếu thảo nhất của mẹ. Thôi, 4 năm dạy chữ trên đó đủ rồi. Con vẫn còn nhiều cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khác mà…

Nga không nói gì, chỉ ôm mẹ cứng ngắt mà không muốn buông ra. Cô chỉ gật gật đầu nghe lời mẹ vừa nói.
Ngọc đang ngồi đọc truyện tiểu thuyết nãy giờ. Cô thở dài gấp quyển sách lại đặt lên bàn rồi cất giọng gắt gỏng.
“Mệt bà chị Ba ghê. Bác sĩ đã dặn là tránh làm mẹ xúc động mà cứ khóc hoài…

Nhân ngồi bên cạnh vừa cung tay gõ lên đầu Ngọc vừa mắng.
“Con nhỏ này hỗn…

Ngọc cố nén giọng để không phải la toáng lên.
“Anh làm gì vậy…đau muốn chết à…
” Vừa nhăn nhó, Ngọc vừa đưa tay day day nơi 
vừa bị Nhân gõ.
Nga nghe Ngọc nói vậy thì nhanh chóng bật người dậy. Cô lau vội gương mặt đẫm lệ cố mỉm cười nhìn mẹ để bà cảm thấy tốt hơn. Cô vốn là người mau nước mắt. Khi gặp chuyện gì xúc động là nước mắt cứ tuôn ra vô thức không tài nào kiểm soát được.
“Ờ, chị biết rồi. Chị xin lỗi….
” Nga rối rít nói.
“Nam với Ngân đâu rồi em?

“Tụi nó đi học buổi trưa. Chắc giờ về nhà rồi.
” Ngọc xẳng giọng.
Ngọc luôn ăn nói thiếu lễ độ với chị gái. Chỉ khi cần gì hay xin gì là mới dịu giọng suông nịnh. Bà Nguyệt rầy la không biết bao nhiêu lần mà vẫn chứng nào tật nấy.
“Ngọc, con ăn nói với chị như vậy đó hả? Không biết dạ thưa gì hết
” Bà Nguyệt cố cất giọng yếu ớt.
Thấy mẹ đang bệnh nên Ngọc cũng không dám cãi lại chỉ gãy gãy đầu.
“Dạ, con quên…

Như sực nhớ ra điều gì. Nga quay sang hỏi Ngọc.
“Hôm nay, em không đi học sao?

“Em…học buổi sáng..
” Ngọc ngập ngừng trả lời, ánh mắt tinh ranh như đang chuẩn bị đối phó. 
Thật ra, hôm nay, cô cúp cua. Không phải vì bận chăm mẹ mà là vì cô lười. Thật ra là một công đôi việc, theo như sự lý giải của riêng cô. Liếc thấy ánh mắt hoài nghi của bà Nguyệt. Ngọc vội vàng đòi về nhà tắm rửa học bài. Cô sợ nán lại lâu hơn bà Nguyệt lại gặn hỏi thì
“giấu đầu, lòi đuôi
” là chết chắc.
“Thôi, em về đây. Chị trông mẹ nhé. Mai, em lại vào.
” Cô lại gần bà Nguyệt nắm tay 
bà.
“Mẹ, con về nghen mẹ. Mẹ ráng ăn cháo uống thuốc au hết bệnh mẹ nhé

Bà Nguyệt mệt mỏi nhìn Ngọc dặn dò.
“Tổ cha cô, nịnh quá đi à…Lo đi học nghen con, đừng ham chơi nghen con. Nhớ coi 
chừng hai em đó.

“Dạ, mẹ yên tâm. Con biết rồi.
” Ngọc cười tươi nhìn mẹ.
Tạm biệt bà Nguyệt và Nhân xong, Ngọc xách chiếc giỏ màu hồng phấn khoác chéo qua người. Cô chào Nga nhưng hất mặt ra phía ngoài cửa như muốn ra tín hiệu. 
Nga hiểu ý nên cũng đi theo sau Ngọc. Đến khi hai chị em ra đến ngoài hành lang bệnh viện, Ngọc mới lên tiếng hỏi xin Nga một ít tiền dằn túi. Nga nghe thấy liền mỉm cười nhẹ, lấy trong túi tờ 20.000 đồng đưa cho Ngọc. Thế nhưng, Ngọc lại chu môi 
chê ít rồi nói.
“Chị Ba cho em thêm 20.000 đồng nữa có được không? Hôm nay, em đi sinh nhật 
bạn. Nhiêu đây sao mua đủ quà được…

Nga nghe thế liền cho Ngọc thêm 20.000 nữa rồi dặn dò.
“Em đi sinh nhật tranh thủ về sớm còn lo cho Ngân và Nam nữa nghen.

“Em biết rồi
” 
Ngọc mừng rỡ, cười tít mắt nhận tờ tiền từ tay Nga rồi cảm ơn rối rít. Cô nhanh chân chào tạm biệt chị rồi chạy đến chỗ hẹn với mấy đứa bạn đang đợi. Thật ra, hôm nay, cô chẳng đi sinh nhật gì. Chỉ là tụ tập đàn đúm với mấy đứa bạn cùng lớp ở quán cafe vườn trên Lái Thêu thôi.
Nga trở vào phòng múc cháo rồi đút cho bà Nguyệt. Cô cẩn thận thổi nhiều lần đến khi chắc chắn rằng cháo đã nguội hẳn rồi mới đút cho bà. Thế nhưng, chỉ mới ăn muỗng đầu tiên, bà đã nhăn mặt là từ chối muỗng cháo tiếp theo. Vị giác đăng nghét khiến bà nhăn mặt.
Nga vốn không phải là người giỏi nấu nướng. Vì thế, cô tưởng cháo mình nấu không ngon nên vội vàng hỏi.
“Cháo không ngon hả mẹ? Hay để con xuống đường mua cháo khác ẹ nha.
” Nga lo lắng hỏi, lấy khăn giấy lau khoé miệng còn đọng lại hạt cháo thừa.
“Không …chỉ là miệng mẹ thấy đắng quá. Không muốn ăn gì hết.
” Bà Nguyệt lắc đầu phủ nhận.
“Mẹ ráng ăn một chút để uống thuốc nha mẹ. Không có gì trong bao tử thì làm sao 
uống thuốc được, người sẽ mệt lắm mẹ.
” Vừa nói, cô vừa cố đút muỗng cháo tiếp theo vào miệng bà Nguyệt.
Bà Nguyệt thấy con nài nỉ nên cũng cố nuốt vài muỗng cháo cho con an lòng. Vừa ăn, bà vừa nhìn Nga đầy âu yếm. Trong năm người con của bà, bà đặc biệt yêu thương Nga nhất. Cô làm gì, nói gì bà cũng thấy vui. Chỉ cần nhìn thấy cô là bà đã cảm thấy khoẻ hơn trong người. Lần này, nghe Nga trở về lại Sài Gòn luôn, bà mừng lắm.
Một bệnh nhân nữ trạc tuổi bà Nguyệt đang nằm giường bên cạnh xoay người nhìn 

hai mẹ con Nga rồi nói vọng qua.
“Chị có phước thật. Mấy đứa nhỏ, đứa nào cũng hiếu thảo quá chừng

Bà Nguyệt mỉm cười mệt mỏi, gật gật đầu với một niềm hãnh diện le lói trên gương mặt phảng phất nét u buồn.
“Bé Thảo cũng hiếu thảo quá chừng. À, mà sáng giờ,… sao không thấy nó vào thăm chị? Nó đi làm ca hả?
” Bà thều thào, cố nói lớn hơn để ngưòi bên cạnh nghe rõ.
“Ừ, hôm nay, nó làm ca ngày… Chắc cũng sắp vào thay cho em gái nó. Mà con bé này, đi ăn cơm ở đâu mà lâu dữ.
” 
Bà Tú nhìn ra cửa làu bàu nói. Bà cũng bị bệnh tim nhưng không nặng như bà Nguyệt. 
Vài hôm nữa thôi, bà cũng nhanh chóng được xuất viện.
“Bác ăn chút cháo nhé? Con nấu nhiều lắm
” Nga tươi cười mời bà ăn cháo. Dù đôi mắt vẫn còn đang đỏ hoe.
Lúc nào cũng vậy, Nga luôn cuốn hút người đối diện bởi nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời. Bà Tú Chi cũng ngẩng người ra với nụ cười ấy rồi gật đầu nhẹ. Thật ra, bà cũng 
đang rất đói bụng.
Nga múc một chén cháo mang sang giường cho bà, rồi đút cho bà ăn như vừa làm với bà Nguyệt khiến bà cười ngất, xua tay. So với bà Nguyệt, bà Chi có vẻ khoẻ hẳn rồi.
“Thôi, được rồi con. Để bác tự ăn.

Nga cười nhẹ, đưa bác cháo cho bà Chi.
“Bác coi chừng bổng nhé. Cháo còn nóng lắm ạ

Bà Tú Chi đón bát cháo từ tay Nga cười, tấm tắc khen.
“Cháu không những ngoan mà còn xinh quá.

Nga nghe vậy thì bất ngờ và vô cùng mắc cỡ, mặt cô ửng hồng trông càng xinh hơn sau lời khen của bà Chi.
“Dạ..Cháu đâu có xinh đâu ạ…
” Nga bẽn lẽn vén mái tóc dài đen mượt óng ã.
Bà Chi và Nga nhìn nhau rồi cùng mỉm cười. Dù mới gặp lần đầu, nhưng bà Chi rất có 
cảm tình với Nga hơn cả những người em gái của cô.
Cùng lúc đó, có một cô gái ăn mặc rất thời trang bước vào. Cô tươi cười chào bà Nguyệt rồi tiến đến bên giường bà Chi.
“Mẹ, mẹ đang ăn cháo hả? Con Nguyên đâu mà để mẹ ở đây một mình thế này.
” Cô gái vừa nói vừa nhìn dáo dát.
“Nó đi ăn rồi
” Bà Chi thổi muỗng cháo cho vào miệng.
Đang đói bụng nên bà cảm thấy tô cháo thịt sao mà ngon đến thế!
“Trời, cái con nhỏ này. đợi con đến rồi đi ăn không được sao?
” Thảo bực mình gắt gỏng, hai tay bóp bóp chân cho bà Chi.  
“Mà ai mua cháo ẹ vậy?

Bà Chi quay qua phía Nga đang ngồi tươi cười giới thiệu.
“Nga nấu đó. Nó mời mẹ ăn. Nga là con gái lớn của dì Nguyệt đó con.
” 
Bà Chi ăn xong bát cháo liền đặt lên chiếc tủ ngay bên cạnh rồi khen Nga.
“Cháu khéo tay quá. Nấu cháo ngon lắm. Chả bù với Thảo nhà bác. Vụng về lắm.
” 
Nga không nói gì, chỉ gãy đầu mỉm cười.
Bà Chi lại quay sang phía cô gái nói.
“Cô đó nha. Lo mà học một lớp nấu ăn để sau này còn nấu ăn cho chồng con.

Cô gái nghoe ngẩy chu môi đáng yêu tươi cười nói với bà Chi.
“Con gái mẹ sẽ chỉ lấy đại gia. Lúc đó, thuê người giúp việc nấu. Mẹ đừng có lo

“Tổ cha cô. Suốt ngày cứ mơ mộng lấy chồng đại gia.
” Bà Chi thở dài nhìn con gái.
Cô gái vẫn đang hì hụt bóp chân cho bà Chi. Sau đó, cô quay sang nhìn Nga mỉm 
cười thân thiện.
“Vậy à, cám ơn Nga đã chăm sóc mẹ giúp mình. Mình là Cam Thảo. Rất vui được làm 
quen với Nga.

Thảo giơ tay ra làm quen với Nga, phong thái rất lịch sự và tự tin. Thảo có khuôn mặt xinh đẹp rất cá tính với mái tóc high light dài chấm lưng.
“Không có gì đâu Thảo. Nga chỉ sợ cháo mình nấu dở quá. Dì Chi ăn không nổi thôi.
” 

Nga cười hiền dịu, giơ tay ra làm quen với Thảo. Lúc này, cô mới để ý Thảo có một 
đồng tiền rất duyên bên má phải.
Bà Chi nhìn hai cô gái mỉm cưòi vui vẻ. Nghe Nga nói vậy. bà cắt ngang.
“Đâu có, ngon lắm!

“Vậy dì ăn tiếp nhé…

——-
Chương 17: Vượt biên giới…
Tối,
Tiếng côn trùng kêu rỉ rã bên ngoài hành lang bệnh viện. Đã 2 giờ đêm, bệnh nhân và thân nhân chăm sóc cũng mệt mỏi chìm vào giấc ngủ chập chờn. 
Nhân đến bệnh viện thăm mẹ sau khi đã hết giờ làm. Tối nay, anh trông xe ở một quán bar ở quận Bình Thạnh. Dù mệt đứ đừ, nhưng anh vẫn cố gắng ghé ngang bệnh viện để thăm mẹ một chút. Dù biết rằng, giờ này, mẹ cũng đã chìm vào giấc ngủ. Nhưng vì lịch làm việc của anh đã đặc kín nên anh không còn thời gian rảnh nào khác để ghé qua đây. Vì thế, rảnh lúc nào là anh lại chạy ngay vào thăm mẹ lúc đó. Anh cảm thấy có lỗi với mẹ. Vì từ khi bà nhập viện đến giờ, anh không có thời gian vào trông nom. Đành phó phát việc này ấy đưa em. Nhưng anh còn biết phải làm sao? Anh cần làm việc cật lực để đủ tiền trả viện phí ẹ.
Nhân nhanh chân bước qua hành lang bệnh viện vắng tanh và lạnh lẽo. Từ xa, anh đã thoáng thấy bóng dáng Nga đứng cô độc bên ngoài phòng bệnh. Anh định giơ ta vẫy gọi nhưng lại thựng lại khi nhìn thấy…
Nga đang khóc….
Nhân đứng tần ngần vài phút lặng người nhìn Nga trước khi ho khan một tiếng để người phía trước kịp thời gian quay lưng gạt nhanh những giọt nước mắt còn vương vấn trên đôi má trắng muốt nhưng xanh xao.
“Giờ này, sao em không ngủ mà còn ra đây đứng? Làm sao có sức mà trông mẹ?
” Nhân trách cứ Nga, nhưng giọng nói chất chứa sự quan tâm và thương yêu.
Nga nhìn anh trai bằng đôi mắt còn vương chút nước long lanh, đầy thương yêu và không giấu được vẻ xót xa. Chỉ mới có hai tuần thôi mà Nhân đã gầy đi trông thấy. Cứ làm việc liên tục ngày đêm như thế này, sức khoẻ nào mà có thể chịu nổi. Nghĩ đến đây, cô càng hạ quyết tâm, phải mau chóng tìm việc làm để đỡ đần anh trai mình. Tuy nhiên, việc trước mắt, cô cần phải sang Campuchia để tìm bố về. Chắc chắn, nếu bố biết mẹ đang bệnh sẽ phải bỏ cờ bạc mà về Sài Gòn ngay.
“Anh à, chắc vài ngày nữa, em phải sang Campuchia một chuyến để tìm bố.
” Nga trầm ngâm.
Từ ngày ông Thiên cầm nhà đem tiền sang Campuchia đánh bạc, cả gia đình đều không hay biết tin tức gì về ông. Cũng không biết hiện ông đang ở tỉnh nào ở Campuchia. Bên đó, có biết bao nhiêu sòng bạc lớn nhỏ. Nga sẽ biết kiếm ông ở nơi nào? Lại là thân gái dặm trường, Nhân thực sự không an lòng khi cô có ý định như vậy. Anh liền ngăn cản ngay. Vả lại, Campuchia nổi tiếng về nạn bắt cóc, mua bán nô lệ tình dục, nghĩ đến đây anh đã thấy rùng mình.
“Em biết bố ở đâu mà tìm? Với lại, em thân gái yếu ớt như vậy. Một mình sang bên đó, anh thực sự không an lòng. Thôi, em ở nhà trông mẹ, để một mình anh đi.
” Nhân nhíu mày.
“Em không sao đâu. Anh đừng lo. Có gì, em sang nhà bác Tư Mai để hỏi tin tức. Chắc có lẽ, gia đình bác ấy biết ít nhiều tin tức về bố..
” Nga cố thuyết phục.
Nhắc đến Tư Mai, Nhân lại giận sôi trong người. Nếu như người đàn bà lẳng lơ đó không ra sức rủ rê, ba anh sẽ không đời nào dám rớ tay vào bài bạc đến độ ruồng rẫy vợ con và bán nhà lấy tiền nướng vào sòng bài như thế này.
“Nhưng bên đó nguy hiểm lắm. Em không đi một mình được đâu Nga. Anh không yên tâm chút nào. Nhất định mẹ cũng không cho em đi đâu.
” Nhân khoát tay phản bác ý định của Nga.
Nhân không nhắc đến bà Nguyệt. Nga cũng biết chắc chắn, bà không đời nào để cô đi một mình qua bên đó. Chính vì thế, cô cũng đã có ý định không cho bà biết chuyện này nên liền nhắc anh trai.
“Vậy thì anh đừng nói với mẹ là được, kẻo mẹ lại lo. Đằng nào, em cũng phải tìm bố về. Bố cần biết tin là mẹ đang bệnh. Anh phải ở lại để làm việc, chứ anh mà nghỉ lâu người ta lại không cho làm nữa. Ngọc thì ham chơi quá, Ngân và Nam thì còn quá nhỏ…
” 
Nga lo lắng phân tích, cố thuyết phục anh trai đồng ý để mình đi. Dù thật lòng, cô cũng rất lo lắng. Trước giờ, cô chưa bao giờ vượt khỏi biên giới Việt Nam. Nhưng khi nghĩ đến mẹ và các em ngày đêm trông ngóng bố về. Cô không còn cảm thấy sợ nữa. Cô cần phải tìm bố về nhà.
Thấy Nga quyết tâm như vậy, Nhân biết mình cũng khó lòng ngăn cản. Cùng với tình cảnh hiện tại, anh không thể bỏ mặc công việc để sang bên đó. Nên đành miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị của Nga.
“Nếu em đã quyết định như vậy thì anh cũng không còn cách nào ngăn cản. Nhớ là phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy không ổn thì phải lập tức quay trở về biên giới ngay. Anh sẽ hỏi kinh nghiệm vượt biên của một vài người quen rồi sẽ kể cho em biết sau
” Nhân đặt tay lên vai Nga căn dặn cô.
“Dạ..Anh yên tâm. Em sẽ không sao đâu.
” Nga áp bàn tay mình vào tay Nhân mím môi gật gật đầu. 
Bên trong phòng bệnh màu trắng dính vài vết ố, chiếc quạt máy trên trần hoạt động hết công suất, luồng gió nhè nhẹ mang theo hơi nóng ẩm thấp phà vào khuôn mặt xanh xao của bà Nguyệt. Không biết vì quá đau buồn chuyện của ông Thiên hay vì sức già yếu kém mà từ khi nhập viện đến nay, bà vẫn không khá hơn được chút nào. Với tình trạng như thế này, có lẽ, bà sẽ phải nằm lại đây lâu hơn để được theo dõi và chữa trị. 
Dù không nói ra, nhưng Nhân cũng hiểu phần nào những trăn trở, lo toan của bà Nguyệt. Từ trước đến nay, ông Thiên vẫn luôn là trụ cột trong nhà. Dù say xỉn triền miên, nhưng khi ông tỉnh rượu, ông vẫn quần quật làm việc cùng bà để có tiền chăm lo cho lũ trẻ.  Lần này, ông bỏ đi không tin tức như vậy, bà không thể nào chịu đựng được cú sốc. Tệ hơn, bà còn nghe tin ông
“trăng hoa
” bên ngoài. Điều này khiến trái tim và niềm tin về ông hoàn toàn vỡ vụn. Sự phản bội của ông làm tan nát trái tim bà. Giờ đây, không còn trụ cột chính trong nhà, trong khi bà lại phải nằm một chỗ như thế này. Thử hỏi, làm sao mà bà không khổ tâm nghĩ suy?
Mặc dù, Nhân đã trấn an bà mọi mặt. Rằng anh đã có việc làm, có thể lo chi phí trong nhà và tiền viện phí cho đến khi bà bình phục. Thế nhưng, bà vẫn lao tâm khổ não về mọi thứ, chẳng mảy may đến sức khoẻ của mình ngày càng yếu đi.
Việc của Nga cũng làm bà bận lòng. Từ khi về lại Sài gòn đến nay, trông cô lúc nào cũng ủ rủ, héo úa. Bà dò hỏi nhưng vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu và nụ cười gượng gạo. Bà không biết chuyện gì đã xảy ra với Nga trong thời gian cô công tác ở Kon tum, nơi bà đã từng nghĩ rằng, sẽ là chốn nương thân bình yên nhất đối với cô. Bà không ngờ rằng, chính nơi đó lại cướp đi nét hồn nhiên, trong sáng yêu đời vốn có của cô con gái bà yêu thương và hết lòng che chở.
Bao nhiêu việc dồn dập cùng một lúc đã khiến bà ngã gục mà không thể nào dứng dậy được …
Nga nắm lấy tay mẹ, ngón tay búp măng mân mê những gợi gân xanh ẩn hiện trên làn 
da sần sùi. Nhân lấy chiếc quạt giấy màu xanh nhạt, đều tay đong đưa qua lại để mẹ có thêm chút gió mát. Nga nhìn Nhân mà lòng dâng lên một nỗi xót thương vô bờ. Cả ngày anh làm việc mệt nhọc như vậy mà vẫn hết lòng hiếu thảo, chăm sóc mẹ không nề hà.
“Anh ăn gì chưa?
” Nga nhìn Nhân nói khẽ, tránh làm bà Nguyệt thức giấc.
“Anh …ăn rồi…
” Nhân ngập ngừng. 
Thật ra, từ chiều đến giờ, quá Bar đông khách ra vào liên tục, anh cũng không có thời gian đi mua chút gì lót dạ. Đến giờ, nghe Nga hỏi thế, anh mới bắt đầu cảm thấy đói. Nhưng vì không muốn cô bận lòng nên anh nói dối mình đã ăn rồi. Nếu không, cô lại xoắn quýt tìm thức ăn bắt anh ăn cho bằng được ngay.
“Thôi, anh về nhà trọ nghỉ ngơi đi anh. Ngày mai, anh còn phải đi làm mà. Mẹ để em trông được rồi.
” Nga giụt Nhân, lấy chiếc quạt giấy khỏi tay Nhân.
“Anh muốn ngồi đây một chút với mẹ. Hai ngày nay, anh bận suốt nên không có thời gian thăm mẹ.
” Nhân trầm ngâm nhìn bà Nguyệt, ánh mắt chan chứa yêu thương trước hình hài xanh xao cùa bà.
“Cũng khuya rồi. Anh nên về nhà ngủ một chút. Anh cứ thế này thì sanh bệnh mất. Nếu không có sức khoẻ thì làm sao làm việc nổi. Mẹ cũng ngủ rồi. Anh ở đây cũng đâu nói chuyện được với mẹ.

Nhân nghe Nga nói thế thì lưỡng lự trong chốc lát rồi cũng đứng lên. Quả thật, anh cảm thấy rất mệt. Nếu không nghỉ lưng một chút. Có lẽ, ngày mai, anh không thể nào đi làm nổi.
“Ừ, vậy thôi. Anh về đây. Mai anh ghé…

Nhân lững thững bước ra khỏi bệnh viện. Anh ngước nhìn chiếc đồng hồ to được gắn ở khu vực đại sảnh. Lúc này, kim ngắn và kim dài đồng hồ vừa chỉ đúng 3 giờ sáng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.