Đọc truyện Ế Quá Rồi Mau Lấy Chồng Thôi! – Chương 10: Khu Vườn Chanh
Có thằng chồng nào lựa đúng thời điểm ly hôn như thằng chồng Khánh không? Chắc nó quên vợ nó vừa sảy thai cách đây không lâu nhỉ? Khánh cua thằng này mất bao nhiêu công sức, thậm chí chấp nhận xen vào cuộc tình giữa nó và Huệ, gian nan lắm mới lấy được chồng giàu, bây giờ, dễ gì mà cô nhả nó ra? Khánh quỳ xuống ôm chân Khương, trình bày thê lương:
– Chồng yêu của vợ ơi! Chồng yêu của vợ à! Tình yêu vợ dành cho chồng da diết, thiết tha, bao la như sao trên trời, như nước dưới biển, như cây trên núi.
Không có chồng, vợ sống sao nổi? Bây giờ chồng đòi ly hôn thì thà rằng chồng bóp chết vợ đi còn hơn.
Khương cảm thấy rất có lỗi với Khánh, nhưng mà, anh không còn cách nào khác.
Khó khăn lắm Khương mới tìm thấy Huệ.
Nó đem thằng Khoa vào tận Vũng Tàu, thảo nào Khương kiếm nó hoài không ra.
Huệ đã dùng toàn bộ số tiền Khương chuyển khoản cho nó trong suốt quãng thời gian hai đứa xa nhau để mua một căn nhà nhỏ.
Hiện tại, Huệ kiếm sống bằng cách bán vòng phong thuỷ trên mạng.
Mới đầu gặp lại Huệ, Khương tưởng chừng cuộc sống của nó đã ổn, cho đến khi chị hàng xóm vô tình tiết lộ cho Khương một vài chuyện bất ngờ.
Hệt như Khương lo lắng, cái lần hai đứa gần gũi trước khi Huệ bỏ đi, Huệ lại mang bầu.
Nhưng đau đớn thay, do cơ thể suy nhược, nó bị sảy thai.
Vậy mà nó mất dạy, không hề thông báo gì cho Khương cả, cứ thế chịu khổ một mình.
Tưởng tượng ra cái cảnh nó nằm bất tỉnh trên sàn đá hoa lạnh buốt, xung quanh máu đỏ chảy lênh láng, trái tim Khương như muốn ngừng đập.
Nếu bé Khoa không lanh lẹ chạy sang nhờ chị hàng xóm giúp đỡ thì có lẽ Khương đã không còn được gặp lại Huệ nữa.
Huệ chỉ biến mất khỏi tầm mắt của Khương thôi đã khiến anh khổ sở vô cùng rồi.
Khương vẫn cầm cự được bởi vì anh tin rằng sau này hai người sẽ tái ngộ.
Nếu như có một ngày Huệ biến mất vĩnh viễn thì ngày đó chắc chắn cũng là ngày Khương sụp đổ hoàn toàn.
Khương giận Huệ phát điên.
Anh sốt ruột ép Huệ đi khám sức khoẻ tổng quát, và rồi, cả hai đứa cùng bàng hoàng khi nghe tin Huệ không thể sinh con được nữa.
Lúc về nhà, Khương nổi khùng quát Huệ:
– Con khốn nạn! Mày thấy những hành động ngu xuẩn của mày để lại hậu quả như nào chưa?
– Hậu quả tao chịu, mày chịu đâu mà nổi khùng?
– Mày chịu nhưng tao đau.
Bắt đền tao đi!
– Bắt đền như nào?
– Mày phải lấy tao!
– Mày bị dở người hả?
– Không.
Tao hoàn toàn bình thường.
Mày vừa là mẹ đơn thân, vừa không thể sinh con nữa, không cưới tao thì chỉ có con chó nhà hàng xóm nó mới rước mày.
– Mày lo cho tao quá ha! Mày cao thượng ghê!
Huệ xỉa đểu.
Gương mặt hốc hác của Huệ khiến lòng Khương quặn thắt.
Khương không đôi co với Huệ nữa.
Anh cố đè nén nỗi giận, dịu dàng thoả hiệp:
– Nghe lời tao, lấy tao đi, đừng bướng nữa.
– Cái thằng này, điên hả? Mày đang có vợ mà, ăn xằng nói bậy, cút về quê đi! Khỏi thương hại tao!
– Tao không thương hại mày!
– Không thương hại tao sao tự dưng đòi lấy tao?
– Tao đòi lấy mày từ cách đây chục năm rồi, không phải tự dưng bây giờ tao mới đòi.
– Ừ nhỉ? Tao quên!
– Loại đầu óc bã đậu như mày thì nhớ được cái gì? Thôi, bã đậu mau đồng ý nhanh đi rồi tao lo cho mẹ con mày.
– Sao tao phải đồng ý? Lý do?
– Lý do là yêu.
Được chưa?
Khương thấy Huệ cười tủm, nhưng rất nhanh, nó đã làm mặt lạnh.
Nó đáp cộc cằn:
– Chưa được.
– Thì…!còn nhớ nữa.
– Ai nhớ ai?
– Tao nhớ mày.
– Tao là ai? Mày là ai?
– Tao là Khương.
Mày là Huệ.
Khương nhớ Huệ.
– Tao thấy vẫn chưa được đâu.
– Tao sai rồi.
– Sai ở chỗ nào?
– Sai vì đã lấy con Khánh.
Tao chỉ yêu có một mình mày thôi, nhưng tao lại đi lấy nó, khổ cả nó lẫn mày.
– Rồi sao?
– Rồi tao xin lỗi mày, được chưa hả mày?
– Được rồi thì như nào?
– Thì cho tao hôn một cái.
– Sao phải hôn?
– Ơ, tự dưng tao thèm hôn mày thì tao xin mày cho tao hôn thôi.
Hỏi ngu thế nhờ? Ghét!
– Thì hôn đi, xin phép làm gì? Mất thì giờ.
Khương vui sướng hôn Huệ thắm thiết.
Huệ cũng say mê đáp trả nụ hôn của Khương.
Một lúc sau, Huệ như con ngơ véo má Khương hỏi chuyện:
– Hôn xong rồi thì làm gì tiếp bây giờ hả mày?
– Ôi dồi ôi! Chuyện đấy mà mày cũng phải hỏi nữa à? Mày là gái một con rồi đấy chứ có còn son rỗi gì đâu mà giả bộ nai vàng ngơ ngác?
– Tao không giả bộ…!tao không biết thật…!
– Thôi thế để tao dạy cho mà biết vậy.
Khương trực tiếp lột bỏ đồ của Huệ, thoả thích gửi gắm những nỗi nhớ.
Anh ở bên Huệ mãi đến hôm nay mới về nhà.
Nếu không vì Huệ muốn đưa bé Khoa về nhà ngoại ăn Tết thì Tết này Khương sẽ ở Vũng Tàu với mẹ con Huệ.
Thôi tiện thể, anh về nhà ly hôn Khánh luôn cho nhẹ gánh cũng được.
Khương áy náy bảo vợ:
– Anh xin lỗi Khánh.
Anh là một thằng tồi.
Nhưng mà, anh thà rằng tồi với em còn hơn tiếp tục làm tổn thương người phụ nữ trong tim mình.
Cuộc hôn nhân này, anh ngoài chuyển cho em nhiều tiền ra thì chưa tận tâm trong vai trò của người chồng cho lắm.
Anh nghĩ anh không xứng đáng để được em yêu!
Khánh choáng.
Thằng chồng điên bình thường ở nhà với cô thì cục súc lắm mà ở với con Huệ có vài hôm về lại quay ngoắt thành một người nhã nhặn như hồi mới quen.
Con Huệ cho nó ăn bùa mê thuốc lú gì không biết? Khánh rớt nước mắt bảo chồng:
– Nhưng con của chúng ta biết làm sao hả anh? Con không thể sống thiếu cha, cũng không thể sống thiếu mẹ! Anh thương con thì anh làm ơn nghĩ lại giùm em đi.
– Thôi em đừng bi quan hoá cuộc sống quá, vợ chồng mình có chăm con ngày nào đâu, toàn ông bà và hai bác chăm nó mà.
Không có hai đứa mình, nó vẫn sống tốt thôi.
Khế thậm chí còn không khóc khi hai đứa mình vắng nhà.
Bọn mình về, nó cũng chẳng hề tỏ vẻ vui mừng.
– Anh nói năng tàn nhẫn quá chồng ạ.
– Ừ.
Em nên buông bỏ một người chồng tàn nhẫn như anh để kiếm người yêu em thật lòng.
Người ấy sẽ lo lắng cho em như cái cách anh lo lắng cho Huệ.
Ngoan, nghe lời anh, ký đơn đi.
Rồi sau này tìm được tri kỷ của mình, em sẽ cảm ơn anh đấy.
Dứt lời, Khương đi vào phòng vệ sinh giải quyết những nỗi buồn khó nói.
Khánh ở bên ngoài thấy điện thoại Khương hiển thị tin nhắn từ “Huệ tiện tì hâm hâm dở dở của Khương đại nhân” thì tức lộn ruột.
Trước đây, Khánh chỉ mê tiền của Khương nên cô không quan tâm tới chuyện riêng tư của chồng cho lắm, nó muốn nhắn tin với em gái nào tuỳ nó.
Nhưng bây giờ, đang sẵn máu điên trong người, Khánh bực mình mở điện thoại ra xem.
Cũng chẳng có gì ngoài mấy tin nhắn mày tao chí tớ vớ vẩn, hai cái đứa này yêu đương như con nít, bọn hâm.
Bất chợt, máy báo có tin nhắn với nội dung số dư tài khoản của Khương vừa tăng, người chuyển khoản ngạc nhiên thay lại chính là anh Kiệt.
Số tiền quá lớn khiến Khánh cảm thấy có chỗ không thoả đáng.
Cô tò mò nhấn vào mục tin nhắn của hai anh em, bàng hoàng khi phát hiện ra Khương xin tiền anh Kiệt rất thường xuyên.
Đồ mặt dày!
Hoá ra, thằng chồng cô chỉ là một cái thùng rỗng kêu to.
Người giỏi giang, thành công, giàu có chính là anh Kiệt.
Anh Kiệt không phải dạng giàu bình thường đâu, anh giàu kinh khủng khiếp luôn đấy.
Vừa giàu, vừa kín tiếng, vừa hiền lành tốt bụng lại không sĩ diện thế này thì quá xứng đáng làm chồng của Khánh rồi.
Khánh vội vã đặt điện thoại của Khương vào vị trí cũ rồi ký đơn ly hôn ngay và luôn.
Bỏ được thằng của nợ, Khánh thấy nhẹ cả người.
Tuy nhiên, Khánh vẫn cay Khương lắm, thằng đểu cáng dám phông bạt lừa cô, nếu không vì nó xạo chó là nó giàu thì ban đầu Khánh đã cua anh Kiệt rồi, còn lâu mới đến lượt chị Khuê.
Chính vì nó mà Khánh lỡ dở cả tuổi thanh xuân, cô phải giày vò nó cho khuây khoả mới được.
Khánh đi xuống dưới tầng một, giả bộ đau khổ nói với cả nhà:
– Thưa ba! Thưa mẹ! Thưa anh chị! Chuyện là bữa nay anh Khương vừa về nhà đã đập vào mặt con tờ đơn xin ly hôn.
Con còn thương anh nhiều nhưng anh đã không cần con nữa thì con cũng chẳng thể miễn cưỡng ép anh ở bên mình.
Con xin lỗi ba mẹ, con đã ký đơn ly hôn mà không hỏi ý kiến của ba mẹ.
Con cũng xin lỗi vì con không đủ khả năng để giữ chồng mình.
Năm mới, xảy ra chuyện không vui thế này, con thực sự thấy hổ thẹn.
Chị Khuê nghe chuyện mà tức sôi máu.
Chị đập bàn cái rầm, đứng phắt dậy quát:
– Mày không phải thấy hổ thẹn.
Người phải hổ thẹn là thằng chồng khốn nạn của mày đấy! Thằng Khương đâu rồi? Vợ mày vừa mới sảy thai không lâu, mày biệt tăm biệt tích ở đâu không một lời hỏi thăm, vừa về tới nhà đã đòi ly hôn, mày có còn là con người không thế? Thứ súc vật! Mày ở đâu? Mau xuống đây nói chuyện với tao!
Khánh rầu rĩ bảo chị Khuê:
– Dạ, anh Khương đang đi vệ sinh chị ạ.
Lý do lý trấu cũng không thể ngăn nổi cơn điên của chị Khuê.
Chị hùng hổ lao lên tầng hai, xông thẳng vào phòng riêng của vợ chồng Khánh rồi đi tới gần phòng vệ sinh bên trong đập cửa rầm rầm, đồng thời quát lớn:
– Thằng ôn con kia! Mau thò cái mặt mày ra đây!
Mọi người ở dưới nhà đều đi theo chị Khuê.
Bà Hợt xót con trai nên nhỏ nhẹ khuyên nhủ chị:
– Con bình tĩnh…!từ từ…!cho em nó rặn nốt cái đã.
– Con không thể bình tĩnh nổi đâu mẹ ạ.
Nếu là mẹ…!em họ mẹ bị đối xử phũ phàng như thế thử hỏi mẹ có bình tĩnh nổi không?
– Mẹ hiểu.
Mẹ thương Khánh như con gái nên mẹ cũng bực Khương lắm.
Nhưng mà con à…!con chưa bọn trẻ trâu ngoài đường nó hay bảo trăm gơn nghìn gái không bằng…!ba chấm…!ba chấm…!kịp thời…!à con?
– Cái câu chất như nước cất đấy thì ai mà không biết hả mẹ? Thôi được rồi, con tạm tha cho nó!
Chị Khuê nói với bà Hợt rồi lại lớn tiếng quát:
– Thằng Khương kia! Tao nể mặt mẹ Hợt nên tao cho mày thêm năm phút nữa!
Khương khổ sở nói vọng ra:
– Năm phút…!không…!không…!kịp đâu…!chị.
Chị Khuê chẹp miệng thương lượng:
– Thì mười phút.
– Mười phút…!e rằng…!vẫn hơi khó.
Khánh tự dưng nhảy vào động viên Khương:
– Khó thì mới cần phải cố gắng anh ạ.
Anh cứ nỗ lực hết mình thì mọi phong ba bão táp của cuộc đời anh cũng sẽ vượt qua được hết chứ nói gì đến cái chướng ngại vật cỏn con này.
Cố lên anh, đàn ông đàn ang sức dài vai rộng, mình chấp hết mọi thử thách của cuộc đời, anh nhé!
Chị Khuê gật gù bảo:
– Đúng rồi.
Con Khánh nói chuẩn đấy.
Mày cố gắng lên rồi mau mau vác cái xác ra đây! Đợt này mày không nói chuyện cho rõ ràng thì mày không xong với tao đâu!
Chị Khuê bực mình ngồi lên giường của Khánh.
Anh Kiệt rót cốc nước để vợ uống cho hạ hoả.
Khánh tiếp tục phát huy sở trường nói triết lý:
– Anh à! Người xưa thường nói dục tốc bất đạt, ý là nếu mình làm một việc gì đó trong trạng thái nóng vội thì sẽ không thể thành công.
Điều đó dễ hiểu thôi, bởi vì nóng vội sẽ dẫn tới nhanh, ẩu, đoảng, khiến chất lượng công việc đi xuống thì làm sao mà thành công được, phải không anh? Do đó, em mong anh bình tĩnh, tự tin, quyết thắng.
Nhờ có sự động viên của Khánh, chưa đầy mười phút sau Khương đã uy dũng đẩy cửa đi ra.
Anh nhìn Khánh đầy cảm kích rồi hắng giọng bảo:
– Khánh! Anh cảm ơn em nhiều.
Chả hiểu sao mỗi lần em nói triết lý, anh lại không thể kiểm soát được những nỗi buồn khó nói chất chứa ở một nơi sâu thẳm trong tâm can của mình.
Mọi thứ…!cứ thế tuôn trào ra hết…!thuận buồm xuôi gió ghê lắm em à! Em đúng là vị cứu tinh của anh.
Chỉ tiếc rằng, duyên của mình đã hết.
Anh cầu chúc cho người đàn ông nào hay phải vượt chướng ngại vật như anh sẽ có vinh hạnh được rước em về làm vợ.
Khánh thấy những lời hoa mỹ của Khương giả trân vô cùng, cứ như thằng chó đang xỉa đểu Khánh vậy.
Chị Khuê có vẻ cũng khó chịu, chị bảo:
– Gớm, mày cứ nói luôn là triết lý của em làm anh bừn ẻ cho nó ngắn gọn, xúc tích.
Toàn dân quê với nhau mà dài dòng, lê thê, mất thì giờ, mắc mệt!
Khương nhẹ nhàng phân tích:
– Quê thì nó cũng có nhiều kiểu quê, chị quê kiểu hai lúa phèn ỏ không có nghĩa là người khác không được quê kiểu quý tộc sang chảnh.
Chị hiểu hôn?
– Hôn hôn cái gì mà hôn? Mới xa quê mấy bữa đã nhiễm cái thói ăn nói đỏng đảnh ở đâu thế? Điệu chảy nước luôn à! Mau đi vào vấn đề chính đi! Lâu la kề cà tao lại cho mày vào ô mất lượt bây giờ!
Khương từ tốn nói chuyện với cả nhà.
Anh thuật lại chi tiết tình hình hiện tại của Huệ, thừa nhận tình cảm mình dành cho Huệ chưa bao giờ phai nhoà, đồng thời xin phép gia đình cho mình đi bước nữa với Huệ.
Nghe lời Huệ dặn tối qua, Khương gạt đi cái tôi của mình để thành thật thừa nhận sai lầm.
Ba mẹ, anh chị mắng mỏ Khương thậm tệ, Khương không dám cãi lại.
Khương sợ nếu Khương láo quá, mọi người ghét Khương thì sẽ ghét lây cả Huệ.
Nếu như hôn nhân của Khương và Huệ không được mọi người thừa nhận, nếu như ba mẹ và anh chị không chịu cùng Khương đem trầu cau tới rước Huệ thì thiệt thòi cho nó quá.
Vì Huệ, Khương chấp nhận mọi lời sỉ vả.
Chiếc má phúng phính của Khương bị chị Khuê vả cho vài phát, đôi mông đẫy đà của anh bị ông Hời quất roi đến sưng tím.
Khương thở dài thườn thượt.
Huệ mất công nấu bao nhiêu món ngon mới khiến Khương béo lên được một tí, nó mà biết Khương bị hành hạ như thế này chắc nó khóc tức tưởi mất.
Con Huệ chỉ được cái to còi thôi chứ nó bánh bèo ý mà, còn kiểu hơi ngây ngô nữa, dễ cưng gì đâu.
Khương vô thức bật cười hềnh hệch.
– Cười! Mày còn cười được nữa hả thằng kia? Mày có muốn tao cho mày rụng luôn cả mười cái răng không?
Chị Khuê cáu kỉnh hỏi.
Khương vội vã nói:
– Chớt…!em bị lệch sóng.
Lỗi kỹ thuật tí chị ơi, chị đừng nóng.
Em không cười nữa ạ.
Em khóc đây…!huhu.
Em biết lỗi rồi, mong cả nhà tha lỗi cho em, mong mọi người đừng vì em mà ghét Huệ, tội nó!
Ông Hời bực mình móc mỉa:
– Hồi xưa tao khuyên mày đừng cưới con Khánh, vì nó là cái giống chuyên đi đâm bị thóc, chọc bị gạo, lấy nó về sớm muộn gì cũng tan cửa nát nhà.
Nhưng mày đâu có nghe lời tao.
Mày to còi khẳng định nó chín chắn, tinh tế, thiện lương, mày sẽ sống hạnh phúc với nó, lúc đấy mày không thấy tội con Huệ hả?
Khánh chỉ muốn lấy cái dép vả vào mặt ba chồng thôi.
Già cả rồi mà nói năng vô học, chỉ giỏi xỉa xói sát thương người khác.
Người như lão sớm muộn gì cũng bị nghiệp quật thôi, cứ đợi đấy.
Khánh giả bộ khóc lóc sướt mướt rồi nói đầy bi thương:
– Lời ba nói như dao nhọn đâm vào tim con vậy.
Bà Hợt vội vã an ủi con dâu:
– Ba tức lên thì nói thế thôi, con đừng để bụng.
Ông Hời bất cần bảo:
– Mày có để bụng thì mặc xác mày.
Mày cũng chẳng tốt đẹp gì cho cam, lựa ngay đúng giờ đẹp để thông báo chuyện ly hôn.
Vợ chồng mày giỏi lắm, nhờ chúng mày mà cả nhà khỏi đón giao thừa.
Chúng mày mừng tuổi ba một cái Tết đặc sắc không bao giờ quên được.
Khương khổ sở nói với ba:
– Chuyện này là lỗi của con, không trách Khánh được.
Con ngu, con xin chịu.
Con sai rành rành ra rồi, con không dám chối cãi đâu ba.
Con hối hận lắm ba à, con xin ba hãy chửi con thoả thích cho vui mồm đi ạ.
Con hi vọng rằng khi mồm ba vui thì tâm trạng ba cũng khá lên.
Cầu được ước thấy, Khương bị ông Hời chửi cho một trận lên bờ xuống ruộng.
Tới khi trời hưng hửng sáng, ông mệt lừ nên chửi không có nổi nữa.
Ông bỏ về phòng, trông thấy bé Khế vẫn đang ngủ ngon lành, lòng ông nhẹ nhõm đi nhiều.
Ông ôm thằng bé, làm một giấc cho quên đi sầu đời.
Bà Hợt vì quá thương Khánh và mê cái danh có con dâu học thức cao nên bà tuyên bố:
– Khương mà bỏ Khánh để lấy Huệ thì đừng bao giờ nhìn mặt mẹ nữa, con biến đi đâu thì đi.
Chị Khuê thở dài bảo:
– Thôi mẹ ơi, chửi cũng chửi rồi, đánh cũng đánh rồi, ép dầu ép mỡ chứ ai nỡ ép duyên.
Khương đã không thương Khánh thì hai đứa ở với nhau chỉ thêm khổ thôi.
Huệ cũng đáng thương mà.
Thôi thì sau này mẹ cố gắng mở lòng với nó.
Khánh giận chị Khuê khủng khiếp, suốt này ra cái vẻ thương Khánh mà rốt cuộc lại nói đỡ cho tình địch của Khánh.
Sao chị có thể đối xử với Khánh như vậy? Là chị ác với Khánh trước nhé, sau này đừng trách Khánh vô tình.
Khánh thảo mai nói:
– Đúng rồi.
Chị Khuê nói rất đúng ạ.
Trong câu chuyện này, anh Khương và Huệ yêu nhau nhưng không tới với nhau, hai người đều đáng thương cả.
Chỉ có một mình con là đáng trách thôi mẹ à.
Con chính là tội đồ gây ra mọi chuyện, con không nên tồn tại nữa.
Khánh lao ra ban công, trèo lên lan can, giả bộ như quẫn trí định làm liều.
Cô mong anh Kiệt sẽ lao ra ôm eo cô, nhấc cô xuống rồi bế cô vào nhà.
Tiếc rằng, người chạy ra ngăn cản Khánh hành xử dại dột lại là chị Khuê.
Sao chị cứ thích chĩa mũi vào việc của Khánh thế nhỉ? Vô duyên thấy ớn! Chị lôi Khánh xềnh xệch vào trong nhà như lôi con gà.
Khương ngây ngô thắc mắc:
– Chị Khuê, sao chị không để Khánh trèo lên lan can hóng gió một tí cho mát?
– Mày điên hả? Nhỡ nó nghĩ quẩn nhảy xuống dưới thì còn gì là Tết nhất nữa? Thằng ngu!
Chị Khuê quát ầm ĩ.
Khương nhỏ nhẹ phân tích:
– Không đâu chị.
Khánh vẫn hay dạy em rằng nếu như người ta ném gạch vào người mình thì mình phải dùng viên gạch đó để xây dựng bức tường thành vững chắc bảo vệ tâm hồn mình chứ ngàn vạn lần không được dùng gạch làm bản thân thương tổn.
Một người nói triết lý xuất sắc như Khánh mà lại hành động trái ngược với những phát ngôn của mình thì há chẳng phải là trò hề ư? Em có niềm tin kiên cố rằng Khánh không phèn ỏ như thế!
Khánh tức tối tranh luận:
– Anh Khương biết một mà không biết mười.
Phận là phụ nữ, dẫu giỏi giang đến đâu thì cũng có những lúc mong manh yếu mềm, cần được chở che.
Bà Hợt trầm trồ cảm thán:
– Mới sáng sớm mồng một mà các con của mẹ đã thi đua nói triết lý bay bổng thế này thì năm nay làm gì có nhà nào có cửa đọ với nhà mình trong công cuộc tranh giải hộ gia đình nói triết lý hay nhất làng!
Anh Kiệt thở dài khuyên nhủ Khánh:
– Khánh còn trẻ, tương lai còn dài, đừng nghĩ mấy chuyện dại dột em ạ.
Khánh chua xót hỏi anh Kiệt:
– Chẳng ai cần em, chẳng ai thương em, chẳng ai đứng về phía em, em tồn tại còn có ý nghĩa gì hả anh?
– Mọi chuyện không tệ như vậy đâu em.
– Không tệ như vậy ư? Vậy anh…!anh có đứng về phía em không? Anh có nghĩ em là người chuyên đi đâm bị thóc, chọc bị gạo không? Anh có nghĩ em tâm cơ tới mức cố tình chọn thời điểm không thích hợp để thông báo tin ly hôn không?
Chị Khuê choáng.
Gì thế? Khánh quan tâm tới chuyện anh Kiệt nghĩ gì về nó từ bao giờ vậy? Chồng chị thẳng thắn trả lời:
– Thú thực thì anh không hay đi hóng hớt nên việc em có phải người chuyên đi đâm bị thóc, chọc bị gạo hay không, anh không đánh giá được.
Nhưng một người phụ nữ giỏi giang và tinh tế như em mà thông báo ly hôn ngay đúng dịp năm mới thì anh cũng thấy có chút tâm cơ ở đây.
– Vậy là anh bênh ba Hời?
– Anh không bênh ai hết.
Anh chỉ đưa ra nhận định của mình.
Em đừng suy nghĩ tiêu cực, anh không hề đánh giá gì em cả.
Em bị Khương làm tổn thương thì trong lúc nóng giận, em trả đũa lại gia đình anh một chút cũng là lẽ thường tình thôi.
Anh có thể thông cảm được.
– Gia đình anh? Mới đó mà anh đã tách bạch rồi, mới đó mà em đã không còn ở trong gia đình anh nữa.
Em vẫn là em họ của chị Khuê mà, chả nhẽ người nhà của chị Khuê không được tính là người trong gia đình anh à?
Giọng anh Kiệt vẫn khá ôn hoà:
– Em đừng lôi chị Khuê vào đây.
Chị tồ lắm, em nói vậy dễ khiến chị hiểu nhầm anh.
– À! Ra thế! Ra là chị tồ nên chị mới được anh bảo vệ.
Ra là chị tồ nên cho dù chị làm sai cũng là chị không cố ý.
Còn em…!chỉ vì em giỏi giang…!em tinh tế nên em làm gì cũng bị đổ thành có tâm cơ.
Anh thấy thế có công bằng với em không?
– Tại sao hôm nay em nhạy cảm thế hả Khánh? Anh chỉ đưa ra nhận định của mình thôi mà, nếu anh nói sai thì cho anh xin lỗi em.
Khánh tức ứa nước mắt.
Tại sao Khánh lại nhạy cảm thế à? Tại vì thằng em trai của anh lừa Khánh rằng nó rất giàu.
Thằng chó lừa được Khánh một phần cũng vì anh Kiệt dung túng cho nó.
Anh làm ngơ trước toàn bộ những lời nói xạo của nó.
Quả thực, Khánh rất ngưỡng mộ anh.
Anh giỏi, anh giàu, anh khí chất nhưng anh lại không cần những lời tán dương.
Anh sống thong dong tự tại.
Mặc kệ người làng hiểu nhầm anh khùng, bọn họ chửi anh vô tích sự, anh cũng chẳng thèm biện minh.
Anh có biết sự im lặng của anh đã làm chậm trễ mối lương duyên của anh và Khánh hay không? Khánh không cần anh phải thể hiện mình quá mức, vì như thế không đúng với tính cách của anh, nhưng chỉ cần anh gợi ý một xíu thôi, để Khánh đoán được anh giàu thì có phải người Khánh lựa chọn đã là anh rồi không? Nếu như vậy, Khánh đỡ phải lãng phí tuổi thanh xuân tràn trề nhiệt huyết của mình vào một thằng hèn và anh cũng chẳng phải lấy con vợ bán rau.
Đi ra ngoài xã hội, được giới thiệu vợ mình là Thạc sĩ với mọi người, hẳn anh cũng sẽ thấy mát mày mát mặt hơn, phải không? Khánh rớt nước mắt hỏi anh:
– Lời đã nói ra như bát nước đổ đi rồi, sao có thể thu hồi lại được nữa hả anh? Lời xin lỗi của anh liệu có thể chữa lành được vết rạn trong tim em không?
Chị Khuê khó chịu chau mày.
Khánh có gương mặt rất giống với người phụ nữ bước xuống kiệu cùng người đàn ông trong giấc mơ của chị, chính là người phụ nữ mà người đàn ông đó dẫn xuống trấn Đoài ở ba trăm sáu mươi sáu ngày.
Chị không biết tại sao lại trùng hợp thế nữa? Phải chăng bệnh cuồng ghen của chị quá nặng khiến chị hay mơ linh tinh? Chị bực bội quát Khánh:
– Ơ kìa! Con Khánh hâm kia! Mày làm sao thế? Người phụ tình mày là Khương cơ mà? Mày không chửi thằng chồng mày thì thôi, hà cớ gì lại quay sang ai oán chồng tao như thể anh tệ bạc với mày thế?
– Em không làm sao cả.
Người làm sao là chị ý! Hồi xưa, anh Kiệt chỉ hơi lạnh nhạt với em thôi chị đã mắng anh sa sả rồi.
Bây giờ, anh nói lời tàn độc khiến em tổn thương, chị không những không chấn chỉnh anh mà còn chửi em hâm.
Chị thậm chí còn tỏ ra khó chịu khi anh Kiệt và em thân thiết.
Chị mới chính là người thay đổi đấy ạ.
Rốt cuộc, chị bị anh Kiệt cho ăn bùa mê thuốc lú gì mà bây giờ chị thành kẻ dại trai, vì trai mà quên tình chị em?
Anh Kiệt chau mày nhắc nhở Khánh:
– Khánh! Em như vậy là hỗn.
Khánh lý sự:
– Thưa anh, định nghĩa về sự hỗn của anh là như thế nào vậy ạ? Em nói chuyện lịch sự với chị Khuê thì là hỗn.
Trong khi đó, chị Khuê suốt ngày dùng từ ngữ không phải phép với anh thì vẫn là đáng yêu, anh nhỉ?
Bà Hợt thở dài phân giải:
– Kiệt! Con thiên vị quá rõ ràng rồi.
Mẹ biết Khuê là vợ con, nhưng con cứ hành xử kiểu đấy rồi có ngày Khuê trèo đầu cưỡi cổ con mất thôi.
Con mau xin lỗi Khánh đi!
Chị Khuê bảo bà Hợt:
– Ôi dào! Có phải lỗi của anh xã con đâu mà mẹ bắt anh xin lỗi.
Lỗi của con mà.
Mẹ để đấy con xin lỗi cho ạ.
– Ừ, thế con xin lỗi em Khánh đi.
Ngày hôm nay, em đã chịu tổn thương nhiều rồi, đừng để em u uất thêm nữa.
Bà Hợt căn dặn.
Chị Khuê vâng lời mẹ quay sang nhìn thẳng vào mắt Khánh, dõng dạc nói:
– Khánh! Thứ nhất, tao xin lỗi mày vì tao đã trót mê muội chồng tao.
Thứ hai, tao xin lỗi mày vì tao tốt số nên vớ được ông chồng cứ hay thích thiên vị tao.
Thứ ba, ừ, tao thừa nhận tao thay đổi rồi đấy, thì sao nào? Bây giờ, đối với tao, chồng tao là nhất, tao ứ thích chồng tao gần gũi với con nào sất.
Nếu như chuyện đó làm mày khó chịu thì tao lại xin lỗi mày thêm một lần nữa, được chưa? Mày thích ý kiến không?
Thái độ câng câng của chị Khuê khiến anh Kiệt rất vui.
Có người chồng nào không vui khi vợ mình thừa nhận mê mình, lại còn muốn độc chiếm mình đâu nhỉ? Anh tủm tỉm xoa đầu chị.
Khánh trông thấy cảnh đó tức lộn ruột.
Chị Khuê xấu tính từ nhỏ rồi.
Mỗi lần hai chị em xích mích, chị ngu dốt nên có bao giờ nói lý lẽ thắng Khánh đâu, toàn giở trò xin lỗi giả trân thôi, nghe chả có tí chân thành nào sất.
Khánh ấm ức nói:
– Nếu chị chỉ xin lỗi em để cho xong chuyện thì đừng xin lỗi ạ.
Lời xin lỗi không xuất phát từ cái tâm của mình thì chỉ là gió thoảng mây bay thôi chị à.
Chị Khuê quát ầm ĩ:
– Mợ cái con điên này nữa, năm hết Tết đến, tao đã xuống nước trước để cho cái gia đình này nó được êm ấm rồi, mày không biết điều thì thôi, còn muốn cái méo gì nữa? Là ai gây sự trước? Tao hay mày?
– Chị có lỗi với em trước.
– Lỗi của tao là gì? Tao dành cả thanh xuân bươn trải bên xứ người, vất vả kiếm tiền nuôi mày ăn học.
Giờ tao già rồi, ăn may vớ được tấm chồng ngon, tao giữ chồng tao chặt với cả bênh chồng tao một tí cũng là sai à?
Bà Hợt buột miệng hỏi chị Khuê:
– Sao con có thể ăn không nói có như vậy? Rõ ràng con làm ra đồng nào nốc hết đồng đó, con móc cống ra tiền à mà cho em Khánh?
– Ai bảo mẹ là con làm ra đồng nào nốc hết đồng đó?
– Thì…!thì…!
– Thì thì cái gì? Sao mẹ cứ phải ngập ngừng thế? Là ai? Ai? Để con táng sấp mặt nó ra vì tội điêu toa.
Khí thế hung dữ của chị Khuê khiến bà Hợt hơi sợ, liếc thấy Khánh cũng đang run cầm cập, bà nói xạo:
– Bà Lan bảo mẹ.
– Dì con suốt ngày ngồi lê la ở quán nước vối, chả có việc gì làm nên toàn bịa chuyện sốc để câu khách thôi, mẹ tin mấy lời ba xàm ba láp đấy làm gì?
Bà Hợt thấy ấm ức thay cho Khánh nên mới hỏi Khuê vậy thôi, ai ngờ lại khiến Khuê sồn sồn lên như con điên.
Khánh từng nhận xét cực chuẩn, Khuê là kiểu người rất sĩ diện, khi bị bóc phốt sẽ cảm thấy bẽ bàng và phản ứng quá khích.
Bà thở dài bảo con dâu:
– Thôi được rồi, con đừng nổi nóng nữa, chớ để dông cả năm.
Cứ coi như là con nuôi Khánh ăn học đi.
Tính tới thời điểm hiện tại, ngoài việc nhận công nuôi em Khánh thì con cũng đâu có thành tích gì nổi bật đâu, nhỉ? Dù sao Khánh cũng quá giỏi giang rồi, em nó có bố thí cho con tí công lao nuôi nấng cũng chẳng hề hấn gì.
Câu nói mỉa mai của bà Hợt chạm mạnh vào lòng tự trọng của chị Khuê.
Mắt chị đỏ hoe.
Anh Kiệt buồn vô cùng, nhưng thi thoảng chị Khuê cũng ăn nói xấc xược với mẹ anh nên bây giờ anh mà bênh vợ thì thực sự không phải phép với mẹ.
Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu quả thật luôn là một câu chuyện dài.
Các chị em mới lấy chồng thường có phản xạ đứng về phía các nàng dâu bất chấp việc các nàng ấy đúng hay sai.
Nhưng cũng chính các chị em đó, sau này, họ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi vất vả nuôi nấng cậu con trai thân thương của mình, đến lúc ấy mới thấm được thế nào là lòng mẹ.
Không có bà mẹ chồng hoàn hảo, cũng không có nàng dâu hoàn hảo, ở với nhau lâu dài, mâu thuẫn là điều tất yếu.
Mâu thuẫn có thể được giải quyết êm đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng ứng xử và dàn xếp của người chồng.
Có nhiều chuyện rõ rành rành, phân định ai sai, ai đúng rất dễ dàng.
Tuy nhiên, trong vụ cãi nhau giữa chị Khuê, Khánh và mẹ Hợt, cả ba người cùng thốt ra những lời khó nghe.
Mọi người đều rất đau lòng rồi, anh Kiệt cảm thấy anh không nên đổ thêm dầu vào lửa bằng cách bênh vực bất kỳ ai cả.
Anh nắm tay chị Khuê, kéo chị ra ngoài đi dạo.
Chị Khuê lẽo đẽo bám theo chồng.
Khoảng nửa tiếng sau, chị thấy anh dừng lại ở trước chiếc cổng bằng gỗ màu nâu sẫm.
Anh mỉm cười đưa cho chị một chiếc chìa khoá.
Chị hiểu ý mở khoá đi vào bên trong, thoáng sửng sốt khi thấy một khu vườn rộng thênh thang, xung quanh vườn được bao bọc bởi tường đá rất vững chãi.
Ở chính giữa khu vườn, có một chiếc chòi ngắm sao bằng gỗ.
Trong vườn trồng rất nhiều chanh.
Không phải giống chanh cây lùn, quả có vỏ mỏng, màu xanh mướt trồng ở nhà chị đâu.
Ở đây toàn những cây chanh tán rộng, tụi nó cao hơn chị nhiều, nom rất giống với cây chanh trong giấc mơ của chị.
Quả chanh chín có vỏ dày, màu vàng óng ánh, bấm vào vỏ có mùi thơm nhẹ thoang thoảng, tinh khiết và dễ chịu vô cùng.
Chỉ là…!chẳng hiểu sao khi ngửi mùi hương ấy…!nước mắt chị lại vô thức rơi.
Tết năm ngoái, anh Kiệt mua lại khu vườn này của cô Đoán với giá ba trăm sáu mươi sáu triệu.
Đây là một cái giá hời, cô Đoán trước khi về hưu từng là Giáo sư ngành Kinh tế của một trường đại học nổi tiếng bên Mỹ nên cô không thiếu tiền cho lắm.
Cô bảo cô thấy được nhân duyên đặc biệt của anh Kiệt với khu vườn này nên bán rẻ cho anh.
Cô kể cho anh nghe về sự tích khu vườn chanh, rằng thì ngày xửa ngày xưa có một người đàn ông xa nhà ba trăm sáu mươi sáu ngày, vợ anh ta vì mòn mỏi đứng đợi chồng dưới gốc chanh nên sinh bệnh.
Khoảnh khắc nghe thầy lang nói mạch của vợ mình đập rất yếu, e rằng lành ít dữ nhiều, anh ta giận tím người.
Anh ta chặt bỏ luôn cây chanh.
Buổi đêm, anh ta ở lại gian buồng của vợ.
Khi trời tờ mờ sáng, anh ta cáu kỉnh ra lệnh cho người hầu xây một chiếc chòi để ngắm sao ngay tại chỗ cây chanh từng nở hoa.
Hai chục trai tráng dốc sức làm việc nên chỉ đến chập tối, chiếc chòi bằng gỗ kiên cố đã được hoàn thiện.
Anh ta hồ hởi chạy vào trong buồng rủ vợ dậy đi ngắm sao với mình, nhưng đáp lại anh ta chỉ là tiếng gió xào xạc ngoài hiên.
Đôi mắt người đàn ông đỏ quạch, anh ta buồn bã khoác chiếc áo choàng cho vợ rồi bế cô ấy dậy, đưa cô ấy ra chỗ chiếc chòi gỗ.
Anh ta chỉ cho vợ chòm sao yêu thích của cô ấy, nhưng người vợ chẳng hề có bất kỳ phản ứng gì cả.
Đôi môi cô ấy trắng bệch, một giọt nước từ khoé mắt người đàn ông lặng lẽ rơi xuống đôi môi lạnh lẽo ấy, anh ta cúi xuống, áp môi mình lên nơi đó.
Anh ta ôm vợ thêm nửa canh giờ rồi mới đưa cô ấy về buồng nghỉ ngơi.
Sau khi người đàn ông trở về biệt phủ, đây chính là đêm thứ hai vợ anh ta chào đón anh ta bằng sự tĩnh lặng.
Sang đêm thứ ba, trên đường đưa vợ ra chòi ngắm sao, tình cờ anh ta nghe thấy tiếng hai đứa người hầu thỏ thẻ tám chuyện với nhau ở đằng sau bụi chuối:
– Khổ thân mợ cả, mày nhể? Từ hồi hè sảy thai xong cơ thể mợ đã yếu đi nhiều rồi.
– Ừ, cũng tại vụ đó mà mợ buồn nhiều, mợ không những bị mất ngủ mà còn khóc suốt thôi, mày nhớ không?
– Điên à mà không nhớ? Bởi vậy nên mợ bệnh từ mùa thu rồi chứ có phải bây giờ mới bệnh đâu.
Người đàn ông sốc.
Anh ta quát lớn:
– Tụi bay nói linh tinh cái quái gì vậy? Mợ cả sảy thai khi nào? Có bầu lúc nào?
Hai đứa người hầu lấm lét đi ra quỳ trước mặt cậu.
Một đứa nhỏ nhẹ thưa chuyện:
– Dạ.
Bẩm cậu, cậu đi một tháng thì mợ có tin vui.
Mợ viết thư rồi gửi người đem xuống trấn Đoài để báo hỷ cho cậu.
Con nhớ khi ấy mợ mong thư hồi âm ghê lắm, cơ mà hình như cậu không viết thư trả lời.
Đoạn, nó quay sang huých tay đứa kia, hỏi han:
– Mày thấy tao nói có phải không?
Đứa kia đáp:
– Mày nói rất là chuẩn rồi.
Cậu không có hồi âm chi hết.
Tháng ba, mợ bị sảy thai.
Mợ khóc cạn nước mắt.
Mợ viết cho cậu có một lá thư thôi mà cứ bị nước mắt làm nhoè hoài, phải viết đi viết lại cả chục lần.
Rồi mợ lại nhờ người ta gửi thư xuống trấn Đoài, nhưng cậu cũng không hồi âm đấy ạ.
Cậu thấy con nói có chuẩn không ạ?
Người đàn ông cáu ầm ĩ:
– Chuẩn chuẩn cái đầu nhà tụi bay! Cậu có nhận được cái lá thư khỉ gió nào đâu mà hầm với chả ôi.
Một lũ ngu! Không thấy cậu hồi âm thì phải đưa mợ đi tìm cậu chứ! Cậu nuôi báo cô tụi bay thế hả?
– Bẩm cậu.
Oan cho tụi con quá! Tụi con từng rủ mợ xuống trấn Đoài tìm cậu, nhưng mợ bảo nếu như cậu muốn mợ xuống dưới đó thì ngay từ đầu cậu đã đem theo mợ rồi.
Cậu…!có lẽ…!chỉ muốn mợ ở nhà đợi cậu thôi.
– Cút! Tụi bay cút hết đi!
Người đàn ông giận dữ quát người hầu.
Tụi nó chạy biến.
Người đàn ông rầu rĩ bế vợ ra chòi ngắm sao.
Anh ta chợt nhớ vào cái đêm trước khi mình xa nhà, sau khi mặn nồng với vợ, anh ta dựa đầu vào vai cô ấy, khẽ thủ thỉ:
– Nửa năm sau, nàng đứng đợi ta dưới gốc chanh, như vậy ta sẽ nhìn thấy nàng từ rất xa.
Lời nói tuỳ hứng, ở dưới trấn Đoài nhiều việc, anh ta quên khuấy mất, còn người vợ thì vẫn luôn ghi nhớ.
Anh ta khổ sở đưa tay vào trong tấm áo choàng, lật chiếc yếm đào lên rồi áp lòng bàn tay ấm áp của mình lên bụng cô ấy.
Nơi đây, vốn đã từng có một sinh linh bé bỏng…!là máu mủ của bọn họ, nhưng bây giờ đã không còn nữa.
Dù cho là tin hỷ hay tin dữ thì anh ta cũng không hề ở bên cạnh để chia ngọt sẻ bùi cùng vợ.
Cổ họng anh ta nghẹn đắng, trái tim anh ta đau đớn tột cùng.
Đêm thứ tư, trời đổ mưa rào.
Người đàn ông bế vợ đứng bên cửa sổ, dịu dàng hỏi cô ấy:
– Nàng có hay không nghe thấy tiếng mưa rả rích, buồn đến tê tái cõi lòng?
Người vợ không trả lời.
Người đàn ông u uất đặt vợ nằm trên giường.
Ánh nến dịu nhẹ hắt lên gương mặt nhỏ nhắn của cô ấy.
Vợ anh ta có hàng lông mày dày, đen nhánh, lông mi cong vút, chỉ tiếc rằng, làn da trắng hồng, mịn màng trước kia giờ đã chuyển sang màu nhợt nhạt.
Anh ta quỳ xuống dưới nền nhà, nắm tay người vợ rồi áp mặt lên bụng cô ấy, chua xót hỏi:
– Ở chỗ này…!khi đó…!vào mùa hè…!từng rất đau đớn…!phải không?
Vẫn không một lời hồi đáp, anh ta gào lên:
– Nàng làm cách nào để có thể chịu đựng?
Người vợ vẫn im lặng khiến anh ta nổi nóng:
– Xin nàng đừng giày vò ta nữa! Hoặc là nàng trả lời ta, hoặc là ta bóp chết nàng! Nàng chọn đi!
Người vợ không đưa ra bất kỳ sự lựa chọn nào cả.
Người đàn ông giận điên người.
Trong lúc cảm xúc ngổn ngang, anh ta ra sức hôn lên bụng người vợ, vừa hôn, vừa mất bình tĩnh nói năng lắp bắp:
– Ta…!ta…!xin…!lỗi…!ta…!sai…!rồi.
Nàng…!đau…!ở…!những đâu? Ta…!đền…!cho…!nàng…!
Đêm thứ năm, người vợ có tỉnh lại một lát.
Cô ấy ho ra rất nhiều máu.
Cô ấy nhìn người đàn ông chảy nước mắt, sau đó lại lịm đi mà không kịp nói gì với chồng.
Mặc dù người chồng đã kể rất nhiều chuyện cho vợ nghe, nhưng đêm hôm đó, người vợ không tỉnh lại thêm bất cứ một lần nào nữa.
Đêm thứ sáu, khi người hầu dâng chén thuốc lên, người đàn ông theo lệ cũ đỡ vợ dậy, để vợ nằm dựa vào người mình rồi dùng tay ép vào má vợ.
Người hầu hiểu ý đút thuốc vào miệng cô ấy.
Nhưng lạ thay, mới chỉ uống được vài thìa thuốc, môi người vợ đã tím ngắt, ở đuôi mắt chảy ra một giọt máu đỏ.
Người đàn ông hoảng sợ cực độ.
Anh ta hắt bát thuốc xuống đất.
Mặt người hầu tái mét, nó vội vã quỳ xuống trình bày:
– Bẩm cậu, bữa nay, cá trong hồ tự dưng nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, lợn kéo nhau đi cả đàn, có mấy con quạ đen bu kín góc sân nên mợ hai nhỡ miệng phỏng đoán phủ ta sắp gặp đại hạn.
Bu cậu liền đổ ngay cho mợ cả, tại mợ cả bệnh lâu nên mới đem lại xúi quẩy.
Bà kêu mợ cả chịu đau đớn suốt một thời gian dài kể cũng đáng thương, thôi thì bà làm phúc cho cả phủ ta, bà sai con dâng chén thuốc ấm qua phòng mợ.
Cạn chén thuốc này, mợ ra đi thanh thản, phủ ta thì tránh được đại hạn, một công đôi việc ạ..