Đọc truyện Duy Nhất Là Em – Chương 26: 025: Rối loạn nhân cách thể hoang tưởng
Translator: Nguyetmai
Khương Cửu Sênh gật đầu, mím môi, lòng bàn tay mướt mồ hôi, bên tai là giọng Thời Cẩn: “Đau thì cắn tôi.”
Cô quay lại, Thời Cẩn đã giơ mu bàn tay ra trước mặt cô. Nhìn từ khoảng cách gần thế này cô vẫn thấy đẹp ngây ngất, móng tay cắt sửa gọn gàng, màu trắng bóng loáng điểm chút sắc hồng.
Làm sao cô nỡ cắn bàn tay tuyệt đẹp như vậy cơ chứ?
Cô lắc đầu, hơi nâng tay lên: “Làm phiền bác sĩ Tôn.”
Bác sĩ Tôn đeo găng tay, cầm tay trái sưng đỏ của cô, khẽ nắn bóp. Cô cắn chặt môi, trán rỉ mồ hôi lạnh.
Bỗng có bàn tay lành lạnh che mắt cô, chặn lại mọi ánh sáng trong mắt cô.
“Đừng nhìn.”
Là giọng nói mê hoặc lòng người của Thời Cẩn, khiến cô ngẩn ngơ giây lát.
Bất tri bất giác, tiếng nắn xương giòn tan vang lên. Vốn dĩ phải rất đau, cô lại như không cảm thấy gì, tất cả giác quan nhưđều tập trung vào lòng bàn tay lành lạnh của anh.
Sau khi khớp tay trở lại vị trí, Thời Cẩn dẫn côđi chụp X-Quang. Trước khi cô vào, anh nói “Tôi chờ em”, rồi đứng dựa tường đối diện, phất tay bảo côđi.
Thật kỳ lạ, cảm giác có người đưa, có người chờ này khiến cô cảm thấy râm ran khắp người, liệu có phải do cánh tay trái trật khớp đang tác quái không.
Cô vào rồi, Thời Cẩn dựa tường, lặng yên đứng đợi.
Mấy nữ y tá trẻ tuổi thi thoảng tiến tới hỏi han, vẻ mặt ngường ngùng e thẹn. Thời Cẩn gật đầu đáp lại nhưng không nói một lời.
Anh chỉ mặc quần tây, sơ mi trắng khoác áo blouse trông rất đỗi bình thường, thế mà vẫn vô cùng bắt mắt. Bác sĩ Thời Cẩn khoa Ngoại Tim mạch quả thật rất xứng với câu thơ “Có người quân tử tài ba, như lo cắt giũa để mà lập thân[1]”, nhưng chỉ nên ngắm từ xa chứ chẳng thể tới gần.
Hai nữ y tá khu nội trúđi xa rồi mới dám tếu táo cười đùa.
“Tớ có thể ngắm khuôn mặt của bác sĩ Thời mười năm không chán luôn.”
Cô bạn có cùng cảm tưởng, vẻ mặt si mê: “Ôi đôi chân ấy, tớ có thể ngắm hai mươi năm, chậc chậc chậc…”
“Dừng ởđây thôi, còn phải làm việc đó.”
Hai cô cười rúc rích, thi thoảng không đứng đắn, đối tượng được bàn tán nhiều nhất vẫn là bác sĩ Thời khoa Ngoại Tim mạch kia. Mà cũng không có gì lạ, y tá chưa lập gia đình ở Bệnh viện Số 1 Thiên Bắc, không một ai thoát khỏi sức hút của hai chữ Thời Cẩn.
À, không chỉ y tá, mà còn bác sĩ nữ nữa. Ví dụ như…
“Đãđiều chế thuốc cho giường số 3 phòng 621 chưa?”
Giọng nữ trong trẻo, chín chắn màđiền đạm, chỉ nghe thôi đã có cảm giác già dặn mạnh mẽ. Hai cô y tá lập tức câm như hến, ngậm miệng cúi đầu điều chế thuốc.
“Trong giờ làm việc mà còn nhiều chuyện, rảnh quá hả?”
Hai cô ngơ ngác nhìn nhau, không dám nói một lời.
Cô ta là hòn ngọc quý nhà viện trưởng, mới hai mươi sáu tuổi đã trở thành bác sĩ chủ trị khoa Nhi, họ Tiêu, tên Lâm Lâm, khuôn mặt xinh đẹp, ngũ quan theo tỷ lệ vàng. Tuy cô ta mang phong thái cổđiển, nhưng tính cách quá kiên cường. Không thiếu bác sĩ nam trong bệnh viện thích cô ta, nhưng người dám theo đuổi chỉ có thểđếm trên đầu ngón tay. Dĩ nhiên tính tình chỉ là một nguyên nhân, ai ai cũng biết tiểu thư nhà viện trưởng phải lòng bác sĩ Thời.
Đừng nhìn vẻ ngoài thanh cao của bác sĩ Tiêu, từng cóý tá trông thấy cô ta ra vẻỏn ẻn trước mặt bác sĩ Thời.
Đợi cô ta đi rồi, y tá bị mắng bĩu môi đầy bất mãn: “Lợi dụng việc công trả thù tư! Cô ta không muốn người khác nói về người mình thích đó mà.”
“Đúng đấy, bác sĩ Thời có phải người nhà cô ta đâu, ra vẻ vợ người ta làm gì.”
“Aoi Sora là của Nhật Bản, bác sĩ Thời là của mọi người!”
***
Gần tới hoàng hôn, nắng chiều ngả phía trời Tây, kéo dài bóng người lặng im đứng trong hành lang.
Một người bước tới trong ánh tà dương, nở nụ cười trêu chọc.
“Ơ, vẫn chờ cơđấy.”
Cả Bệnh viện Số 1 Thiên Bắc, ngoài Từ Thanh Bách, không ai dám nói chuyện với Thời Cẩn bằng giọng điệu như vậy.
Thời Cẩn hờ hững “ừ” một tiếng coi nhưđáp lại.
Từ Thanh Bách vừa khám xong, trên cổ còn đeo ống nghe, bộ dạng cà lơ phất phơ, đứng dựa bức tường đối diện Thời Cẩn, như thể không có xương.
Anh ta liếc cửa khoa X-Quang: “Người bên trong là Khương Cửu Sênh à?”
Thời Cẩn không trả lời.
Từ Thanh Bách kéo dài ngữđiệu, có vẻ vô cùng hứng thú: “Siêu sao nhạc rock à?” Anh ta nhìn Thời Cẩn, đăm chiêu một lúc rồi vẻ mặt bỗng trở nên nghiêm túc, “Có quan hệ gì với cậu?”
Thời Cẩn ngẩng đầu, ngẫm nghĩ một hồi rồi nói với vẻđứng đắn: “Tôi là fan não tàn của côấy.”
Từ Thanh Bách không biết trả lời ra sao. Tưởng anh ta cũng não tàn ư?
Anh ta đi tới trước mặt Thời Cẩn, không bông đùa như trước nữa: “Nếu baidu không bịa chuyện, và nếu tôi nhớ không nhầm, thì Khương Cửu Sênh ra mắt vào ba năm trước.” Từ Thanh Bách thôi cười, “Nhưng từ tám năm trước, cậu đãđểảnh côấy trong ví.”
Đó làảnh chụp một cô nhóc ngây ngô, Từ Thanh Bách chỉ từng thấy một lần nên nhớ không rõ, nhưng khi nhìn kĩ khuôn mặt Khương Cửu Sênh, mọi đường nét như trùng điệp với tấm ảnh mơ hồ năm đó.
Từ Thanh Bách không thể nào quên chuyện này. Ngày đó, bạn cùng phòng chẳng qua chỉđùa giỡn, chạm phải tấm ảnh Thời Cẩn cất giấu trong ví tiền, vậy mà hậu quả không thể cứu vãn. Đó là lần đầu tiên Từ Thanh Bách tận mắt nhìn thấy Thời Cẩn vốn phong độ lên cơn điên loạn.
Người bạn cùng phòng kia bị Thời Cẩn đánh gãy hai chiếc xương sườn, phải chuyển khoa. Còn Thời Cẩn, vì có thiên phú y học, nên trường đại học cốý bao che, giấu nhẹm chuyện này.
Về sau, anh ta học thêm tín chỉ của khoa Tâm lý, mới dám chắc rằng Thời Cẩn mắc chứng rối loạn nhân cách thể hoang tưởng cực nhẹ, nhưng lại khác với bệnh nhân hoang tưởng ảo giác thông thường. Nguyên nhân và triệu chứng của anh đều xuất phát từ tấm hình cất trong ví, nói đúng hơn là cô gái trong tấm hình ấy.
Quanh đi quẩn lại tám năm, thế giới của Thời Cẩn vẫn chỉ có một người.
“Từ Thanh Bách.”
Thời Cẩn rất hiếm khi gọi anh bằng cả họ lẫn tên, giọng nói không còn ôn hòa như mọi khi, đôi mắt hiện rõ vẻ cảnh giác và sắc bén: “Đừng hỏi chuyện riêng của tôi.”
Giọng tràn ngập công kích như lời cảnh cáo.
Trừ vụ việc đó, Từ Thanh Bách chưa từng thấy một Thời Cẩn gai góc như thế này thêm lần nào, dù xa lạ nhưng không hề bất ngờ. Đây mới là Thời Cẩn.
Từ Thanh Bách nghiêm túc nói: “Thời Cẩn, nếu có thời gian, tôi khuyên cậu đi làm trắc nghiệm tâm lýđi.”
[1] Đây là câu thơ trích trong bài “Kỳúc” thuộc phần Vệ Phong, Quốc Phong trong “Kinh Thi”, bản dịch của Tạ Quang Phát.