Đọc truyện Dương Thần – Chương 7: Vũ Kinh, Đạo Kinh.
“Thì ra bầy hồ ly này mời ta dạy học, dạy học chỉ là thứ yếu, quan trọng hơn chính là phân loại sách. Thật không tưởng tượng được lần này về tây sơn trông nom phần mộ của mẫu thân tìm nơi thanh tịnh để đọc sách, rốt cục gặp phải chuyện như vậy. Nữ tử Nguyên Phi kia lại có thể xuất ra xích kim tiền tệ trong hoàng cung, rốt cục không biết cùng hồ ly có quan hệ gì? Việc này sự tình khó bề phân biệt, không biết là phúc hay hoạ đây. “
Phân loại các đầu sách trong tàng thư là một việc lớn.
Rất nhiều gia đình giàu có tàng thư có đến mấy nghìn sách, đều phải mời những người đọc sách lâu năm mới phân loại tốt được.
Hồng Dịch tuy rằng có hơn là đọc hồ quái bút ký, trong đó đại đa số là hồ nữ đa tình tài tử giai nhân. Nhưng khi thực sự gặp phải chuyện như thế này thì cảm thấy những hồ ly này không đơn giản chỉ đọc sách, tu luyện như vậy.
Cách tìm không đơn giản, trực tiếp bắt nguồn từ xích kim tiền tệ trong hoàng cung.
Nhưng những suy đoán này đều là không có manh mối, quan trọng là hiện giờ nhanh chóng đọc sách. Nhiều sách như vậy, thật sự khiến Hồng Dịch, trước đây chỉ được mượn sách rồi về sao chép lại, cảm thấy vô cùng hưng phấn.
“Tiên sinh nghỉ ngơi cho khoẻ, mấy ngày này, nếu không có chuyện tình gì, có thể ở lại trong u cốc, tất cả trà, cơm canh đều do lão hủ cung ứng.” Đồ lão thấy Hồng Dịch lần lượt cầm từng quyển sách lên xem gật đầu thoả mãn.
“Ngay tối hôm nay tiểu sinh bắt đầu chỉnh lý phân loại thư tịch.” Hồng Dịch nói.
“Hay lắm, tiểu tang, tiểu phỉ, tiểu thù, mang trà bánh để tiên sinh ăn khuya.”
“Lão hủ phải đi tĩnh toạ dưỡng thần, tiên sinh cần gì cứ trực tiếp phân phó một tiếng. Bọn nhỏ bên ngoài tuy rằng hiện giờ chưa nói được nhưng cũng hiểu được ngôn ngữ. “
Đồ lão căn dặn vài câu rồi tiếu sai đi ra ngoài.
Sự chú ý của Hồng Dịch lúc này đều tập trung trên đống sách trong thạch thất, Đồ lão hồ ly vừa đi, hắn lập tức đi lại bao quát cả gian thạch thất, nhãn tình nhìn đống sách đầy hứng thú.
“Sách trong thạch thất này thật đầy đủ a, nhất là sách về võ thuật quyền pháp, còn có cả sách tu luyện.”
Qua chừng nửa canh giờ, Hồng Dịch bao quát hết một lượt thạch thất, liền cảm thấy giật mình, phát hiện ra tàng thư trong thạch thất này đại bộ phận là sách võ thuật quyển pháp, còn sách tu luyện thì thực sự rất phong phú.
“Hả? Còn có cả Vũ kinh,đạo kinh hai bộ đại thư, hai bộ đại thư này , trong lòng ta ngưỡng mộ đã lâu, rất muốn xem qua mà không có biện pháp tìm được, cũng không có biện pháp mượn đọc.”
Hồng Dịch đang lật sách xem, lúc đó đột nhiên phát hiện ra, giá sách ở vị trí trung tâm trang trọng có đặt hai đại thư, một bộ là Vũ kinh, một bộ là đạo kinh.
Hai bộ sách đều rất đồ sộ, mỗi bộ đều có hơn mười quyển sách.
Lúc Hồng Dịch thấy, vội nhào tới như thấy được chí bảo. Đối với hai bộ đại thư, hắn mong mỏi đã lâu.
Hai bộ sách này đều là biên soạn lúc vương triều đại kiền khai quốc.
Vũ kinh là bộ sách biên soạn thu thập võ học khắp thiên hạ.
Còn đạo kinh là thu thập một bộ sách tu luyện khắp thiên hạ đạo thư.
Hồng Dịch đọc qua bút ký của rất nhiều người đọc sách, có miêu tả lại quá trình biên soạn hai bộ sách này như sau: đại Kiền vương triều thu thập đồ thư khắp thiên hạ, rồi mang chỉnh sửa cất đầy kho sách triều đình, bên cạnh đó biên soạn sách có đên ngàn vạn người, trong đó có các đại danh gia võ học, đạo giáo Thái thượng đạo, Chính nhất đạo, Phương tiên đạo, trong đó cũng có một vài nhân vật đầu não của phật giáo.
Đáng tiếc trong lúc biên chế hai bộ sách này, chưa được vài năm, vương triều đại kiền lập tức cấm in ấn, bên cạnh đó thu thập các bản sách in lưu truyền trong dân gian, đem đốt toàn bộ, phàm là lưu trữ sách, khi bị phát hiện đều quy trọng tội.
Sau này, vương triều đại Kiền giương cao khẩu hiệu “Chính nhân tâm, khí tà thuyết”,nhiều lần thu thập đồ thư, điển tịch đại tu của các chùa miếu trong dân gian. Nhưng không còn có các loại sách tu luyện Vũ kinh, Đạo kinh, mà toàn bộ đều là sách nhân nghĩa lễ pháp, đại nghĩa trung thành…
Các loại sách đạo giáo, thư tịch võ thuật quyền pháp đều bị thiêu huỷ không còn.
Hơn nữa, vương triều đại Kiền lại hạ lệnh xuống, nghiêm cấm dân gian tự luyện võ thuật, khống chế nghiêm ngặt các chùa miều, đạo quán trong thiên hạ. Hai mươi năm về trước, lúc đại quân tiêu diệt Đại Thiện tự, cũng là thời kì cường thịnh khống chế của vương triều đại kiền đối với võ lực dân gian.
Vương triều đại Kiền tuy rằng cấm tự luyện võ thuật nhưng lại cổ vũ vương công quỷ tộc, tôn thất luyện võ, cưỡi ngựa bắn cung. Bên cạnh đó trong quân đội có xây dựng “Giảng võ đường.”
Trong “Giảng võ đường” phân chia đẳng cấp võ học rất nghiêm ngặt, so với khoa cử khảo thí còn nghiêm mật hơn nhiều. Người luyện võ thăng tiến là một cách.
Một loạt thủ đoạn như vậy, Hồng Dịch đều có thoáng đọc qua trong một ít bút ký, nhưng sự tình quân đội trong “Giảng võ đường”, hắn cũng không rõ ràng lắm.
“Lấy sĩ phu áp chế võ quan, nhưng lại âm thầm bồi dưỡng võ quan bảo tồn võ lực quốc gia, thu gom đồ thư thiên hạ, chỉnh sửa điển tịch, dùng vũ lực khống chế trong tay mình, cấm dân gian luyện võ, phát triển vũ lực phía chính quyền, thủ đoạn như vậy thật đúng là phiên vân phúc vũ.”
Hồng Dịch nhìn hai bộ sách, trong lòng cảm khái vạn thiên.
Hai bộ sách nhìn qua thật không dễ dàng như vậy, vương triều đại kiền có pháp luật, người sao chép, in ân vũ kinh , đạo kinh, nhẹ thì toàn gia sung quân, lưu đày ba nghìn lý, nặng thì rơi đầu.
Hồng Dịch đối với hai bộ sách này từ lâu đã ngưỡng mộ trong lòng, thế nhưng bằng vào thân phận của hắn thì không có khả năng xem được.
Nếu như hắn cất dấu hai bộ sách này trong Hầu phủ, lập tức sẽ bị Triệu phu nhân nắm được nhược điểm, như vậy sẽ rất phiền phức.
“Người đọc sách không thể tay trói gà không chặt. Nếu chỗ này có vũ kinh, ta phải đọc thật kĩ, tìm ra một hai môn quyền pháp tu luyện.”
Hồng Dịch mang theo tâm tư như vậy, mở Vũ kinh ra.
Lời mở đầu của Vũ kinh có nói: mục đích cuối cùng của võ học là kiên cố thân thể, vượt qua sinh tử, tuyệt không lấy giết chóc mà sính cường. Thế gian là biển khổ, thân thể như chiếc bè giữa biển khơi. Nếu thân thể kiên cường, thì con người có thế đến được miền cực lạc.
“Hả? Võ học là siêu thoát sinh tử, thế tiên thuật thì để làm gì?”
Hồng Dịch thầm nghĩ trong lòng, rồi mở Đạo kinh ra.
Lời mở đầu đạo kinh nói: thế gian là bể khổ, thân thể con người như chiếc bè giữa biển khơi, biển khổ vô bờ, bè cuối cùng cũng mục nát, chỉ có thần hồn là kiên cố, bỏ qua thuyền bè, tự lực cứu lấy bản thân, bơi đến miền cực lạc.
“Thì ra như vậy, hai loại đạo lý tu luyện khác nhau. Nhưng đều có đạo lý.”
Hồng Dịch là người đọc sách, tự nhiên rất dễ lý giải ý tứ của văn tự.
Đọc lời mở đầu của Vũ kinh và Đạo kinh, hắn cuối cùng cũng có một nhận thức rõ ràng đối với phương pháp tu luyện võ thuật và tiên thuật.
Mục đích cuối cùng của hai phương pháp này đều là siêu thoát sinh tử.
Thế gian là một đại dương mênh mông rộng lớn. Người sống ở thế gian cũng tựa như thuyền vượt biển, mà thần hồn ý niệm trong đầu cũng như người trên thuyền.
Võ thuật chú trọng tu luyện thân thể, thân thể kiên cố thì mới có khả năng an toàn vượt qua biển khổ.
Tiên thuật lại chú trọng rằng biển khổ vô biên, thân thể thuyền bẻ cũng có thể mục nát, không bằng trực tiếp tu luyện thần hồn, cũng giống như tập luyện tinh thông kỹ năng bơi, như vậy cho dù thuyền có bị mục nát, người cũng không bị chết đuối.
Hồng Dịch lại lật xuống phía dưới xem, phát hiện tu luyện võ thuật chia làm luyện nhục, luyện cân, luyện bì mô, luyện cốt, luyện tạng, luyện tuỷ, hoán huyết, tất cả có bảy quá trình.
Bên trong võ kinh có miêu tả lại tuần tự bảy quá trình.
Luyện nhục: là cơ sở võ thuật, vận động toàn thân mang thịt luyện cho rắn chắc sung mãn, phản ứng nhanh nhẹn, có khả năng địch hai đến ba người vây công. Bên trong “Giảng võ đường” quân đội của vương triều Đại Kiền đối với người như vậy tự xưng là “Võ sinh”.
Luyện cân: cơ bắp toàn thân co dãn mạnh, bạo phát lực lượng hung mãnh, thân thể mẫn tiếp, có khả năng địch lại sáu đến bảy người, người như vậy trong quân đội gọi là “Võ đồ”.
Luyện bì mô: lớp da toàn thân rắn chắc, chống chọi lại đả kích, da người vững chắc như da trâu, bị hơn mười người vây vẫn có thể chiến thắng, được như vậy gọi là “Võ sĩ”.
Luyện cốt: xương cốt toàn thân cứng rắn, xuyên thủng lực cường đại, thân thể càng nhanh nhẹn, chống lại lực càng mạnh, có khả năng địch hơn mười người. Người như vậy được gọi là “Võ sư”.
Luyện tạng: thông qua hô hấp thổ nạp làm cho nội tạng thêm cường đại, hô hấp liên miên thâm viễn, thể lực bền bỉ, hầu như có khả năng địch trăm người. Hành tẩu nhanh như tuấn mã, nhảy linh động như phi điểu, được gọi là “Tiên thiên võ sư”.
Luyện tuỷ: tu luyện quyền pháp võ thuật đã nhập vào xương tuỷ.Người như vậy, được gọi là “Đại tông sư.”
Hoán huyết: khi xương tuỷ cường đại, trải qua tu luyện, huyết dịch toàn thân được đổi mới, đúng là luyện tuỷ như sương, luyện huyết hống tương(luyện tuỷ trắng như sương, luyện máu đặc như thuỷ ngân). Thoát thai hoán cốt, phạt mao tẩy tuỷ. Người như vậy, có khả năng địch mấy trăm người. Là vũ trung thánh giả.
“Võ sinh, võ đồ, võ sĩ, võ sư, tiên thiên, đại tông sư, võ thánh! Hay một cái phân loại tinh tế, không biết có giống như cách phân chia trong khoa cử, sinh viên, tú tài, cử nhân, tiến sĩ? Vương triều đại Kiền dùng võ lập quốc, bản lĩnh lớn như vậy,người đọc sách cũng không biết hết, ngay cả địch nhân cũng chỉ là phỏng đoán. Xem ra diễn tập bên trong quân đội rất nghiêm ngặt. Nhưng cứ cho là có võ trung thánh giả, dường như cũng không có khả năng vượt qua sinh tử , tựa hồ có một loại tâm nguyện chưa gạt bỏ hết tình cảm được.”
Hồng Dịch thấy tâm nguyện do chưa gạt bỏ hết được. Đồng thời trong đầu sinh ra một loại sợ hãi không tên.