Đọc truyện Dương Thần – Chương 16: Vô thượng pháp quyết.
“Quá khứ di đà kinh? Nghe đồn kinh thư này là một trong tam đại kinh trấn tự của Đại thiện tự, thần bí khôn lường, là thuật tu luyện thần hồn tối cao? Tử Nhạc thân là một trong thiên hạ bát đại yêu tiên, cũng vượt ngàn dặm xa xôi để tìm quyển kinh thư này, không ngờ lại được ẩn dấu giữa quyển võ kinh của triều đình.”
Hồng Dịch nhìn kinh văn mỏng như cánh ve, toả sắc vàng ảm đảm ra xung quanh, sờ vào cảm thấy mềm mại như nước, nhìn những văn tự nhỏ xíu ánh vàng ghi trên mặt kinh, trong lòng tột cùng khiếp sợ.
Đại thiện tự là cổ tháp ngàn năm, bào mã điểm hương, cao thủ nhiều như mây, lúc chưa bị huỷ diệt, vô luận môn phái nào trong thiên hạ đều phải thừa nhận đó là thiên hạ đệ nhất tự, là thánh địa tu hành tối cao.
Mà những bí quyết tối cao Đại thiện tự tu luyện, có ghi lại quá khứ, hiện tại, tương lai trong ba quyển kinh thư. Quá khứ là Di đà kinh, hiện tại là Như lai kinh, tương lại là Vô sinh kinh.
Di đà kinh là thuật tối cao tu luyện thần hồn, Như lai kinh là nói về võ học nhân tiên, Vô sinh kinh là thần bí vô lường, nghe đồn khi tập hợp được ba quyển kinh, tìm hiểu thấu đáo, có thể siêu thoát biển khổ thế gian, chân chính đến được miền cực lạc.
Hơn nữa ba quyển kinh thư này, lại nói về thần phật mà người đọc sách khinh thường nhất, người đọc sách có lý giải lớn nhất về thần phật là Lý Nghiêm, người sáng lập học phái Lý thị, trong bút ký cũng thể hiện sự tiếc nuối vì chưa được đọc qua ba quyển sách này.
Từ điểm này mà nhận thấy, Hồng Dịch, một kẻ đọc sách vô cùng thấu hiểu tâm tư của tác giả, cũng đưa ra một kết luận.
Đó chính là: Ba quyển kinh thư này quả thật là vô thượng bí quyết.
Loại sách này, so với vũ kinh thô sơ giản lậu đầy sơ hở thì lợi hại hơn gấp trăm ngàn lần, cũng có thể lấy sự khác nhau giữa châu báu ngọc ngà với những thứ rác rưởi để hình dung ra.
“Có thể tại lúc Đại thiên tự gần bị huỷ diệt, hoà thượng sợ kinh thư bị người khác cướp đi, do vậy đem giấu ở bộ võ kinh rất tầm thường, cũng là bộ vũ kinh mà triều đình biên soạn, khẳng định sẽ không bị cướp đi. Đáng tiếc, thứ Tử Nhạc tìm kiếm, lại gần trong gang tấc…”
Hồng Dịch cầm lấy Di đà kinh, hít sâu một hơi, trấn định lại tâm thần mình.
Đạo lý của người đọc sách, thấy sắc không động tâm, thấy bảo vật tâm không loạn.
Hồng Dịch biết chính mình vừa rối suýt thì thất thủ.
Thấy bảo vật tâm không loạn, điều này không phải là đối với bảo vật không quan tâm, mà ý nói rằng người có được bảo vật không nên đắc ý vênh váo, phải giữ được tâm bình tĩnh, bằng không sẽ lộ sơ hở ra ngoài, khiến cho kẻ khác thấy được, rất dễ gây hoạ sát thân.
Loại kinh thư này mềm mại thật giống như tơ lụa, lửa đốt không cháy, không tính Hồng Dịch là người hiểu đạo lý, mà ngay cả kẻ ngu ngốc cũng biết được đây là bảo vật.
“Tuy rằng Di đà kinh là bí quyết tối cao tu luyện thần hồn, thế nhưng trong Đại thiện tự nhiều hoà thượng như vậy, trong đó không ít nhân tài, nhưng hình như không có một ai tu luyện thành dương thần, nếu không, cũng không bị đại quân bao vây tiêu diệt toàn bộ như vậy. Xem ra quyển kinh này, cũng không phải dễ dàng tìm hiểu để luyện tập, ta mới chỉ biết phương pháp thô thiển để thần hồn xuất xác, chỉ sợ đọc không hiểu hết, nếu như là Tử Nhạc thì tốt rồi, có thể cùng huynh ấy tìm hiêu, đáng tiếc….”
Khi Hồng Dịch trấn định lại tâm thân, nhanh tay mang quyển kinh văn tựa như lụa gấp thành một khối như chiếc khăn tay, cất dấu cẩn thận trong người, cũng không vội vàng đọc.
Khi cất dấu xong, kiểm tra không có một chút sơ hở, Hồng Dịch lại đàng hoàng ngồi xuống, châm một nén nhang, sau đó mài nghiên mực, trên giấy viết một chữ Tĩnh.
Viết liên tiếp hơn mười chữ Tĩnh, tâm cũng hoàn toàn lắng xuống.
Lúc Hồng Dịch tĩnh tâm lại, liền đứng dậy rửa sạch tay, rồi lại ngồi xuống nhắm mắt, mãi đến khi hương cháy hết, cả người yên ổn không gì sánh được, mắt mở rộng, nhãn thần quét xung quanh một lượt, hai tai chú ý nghe, xác định xung quanh không có ai, mới vô cùng cẩn thận từ từ lấy kinh văn trong người ra tỉ mỉ đọc.
Những lễ nghi này không phải là vô dụng, mà đều là những thủ đoạn để điều hoà thân thể và tinh thần, sử dụng có thể khiên bản thân mình hết sức tập trung, như vậy mới có thể đọc sách tốt được.
Hồng Dịch sao có thể để xảy ra sơ suất được? Nhất là trong lúc đọc Di đà kinh trong truyền thuyết.
Lấy kinh văn từ trong người ra, cảm giác cầm vào tựa như cầm tơ lụa mềm mại khiến Hồng Dịch vô cùng thoải mái.
Đặt kinh văn trên bàn, chu vi khoảng ba thước vuông, trông giống như một bộ tranh chữ, mặt trên được viết bằng loại chữ vô cùng nhỏ, phải nói là cực kì nhỏ, tuy vậy lại vô cùng rõ ràng, chẳng khác nào đao khắc, không có một chỗ nào không đọc được.
Hơn nữa nó dường như có một loại sức mạnh thấm nhập vào xương tuỷ, khiến cho lúc nhìn, cảm thấy những văn tự nhỏ xíu này dường như chuyển động, chữ viết dường như mang linh tính.
“Hảo thư pháp.”
Thấy những chữ này, Hồng Dịch không khỏi kêu một tiếng hảo trong lòng, hắn rất tự tin chữ mình viết ra không kém, nhưng so với những chữ trong kinh thư này, quả thật không đáng là gì.
Chính giữa kinh văn là một pho tượng phật kim sắc, ngồi giữa hư không, xung quanh có vô số trăng sao nhật nguyệt, làm tăng thêm vẻ rực rỡ xán lạn cho kim sắc phật đà.
Bức kim sắc phật đà này hai mắt hơi nhắm lại, khoanh chân, hai tay kết ấn, thần thái an tường, uy nghiêm không khác so với những bức tượng thường thấy trong các chùa miếu, toát ra một khí tức quen thuuộc thân thiết.
Thậm chí còn khiến Hồng Dịch có một loại cảm giác, bức tượng phật tôn kính này chính là tiền sinh của mình cách trăm ngàn kiếp trước đây.
“Đây mới là tượng phật chân chính, thần thái này, khí chất này, có thể khiến cho con người đồng cảm. Có thể tự đưa ý cảnh bản thân thành phật.”
Giáo lý của Phật là chúng sinh bình đẳng, người người đều có khả năng thành phật.
Phật tượng chân chính, không phải là uy nghiêm, không phải là thật lớn, mà để khi nhìn vào, khiến cho người ta có cảm giác tôn phật này là tiền kiếp của mình. Khiến đạo tâm con người rực rỡ phật tâm.
Đáng tiếc, người có thể tạo ra bức tranh phật tượng như vậy, suốt năm trăm năm không tìm được một người, nói về hội hoạ, đúng là thánh giả trong loài người.
Không cần biết quyển Di đà kinh này có phải là vô thượng chính kinh hay không, Hồng Dịch thấy đây đã là vô thượng hoạ đạo rồi.
Hồng Dịch nhìn bức tượng phật tôn kính, trong đầu thấy chấn kinh, hắn cũng đọc qua rất nhiều sách rồi, đối với tranh chữ cũng có khả năng giám định và thưởng thức, cũng hiểu biết chút ít về tinh hoa phật môn.
“Bất thuyết bất đích, chữ này, tranh này, bán đi, đều là vật báu vô giá đây.”
Hồng Dịch cảm thán, sau đó mới bắt đầu đọc chữ ghi trên kinh văn.
Chương mở đầu của kinh văn có bốn chữ, “Như thị ngã văn…”
“Như thị ngã văn? Kinh thư tự bản thân mình nghe phật thuyết pháp mà ghi lại?” Hồng Dịch nghi hoặc nói. Thì ra trong điển tịch phật giáo, người ta dùng đoạn văn như vậy để mở đều, đều chính là từ thời thượng cổ, nghe phật giảng đạo pháp mà lưu truyền lại.
Bốn chữ này, so với chính kinh điển tịch ngoại đạo có chỗ khác nhau.
Dựa theo đạo lý, nếu như là người tu hành phật môn, cũng không gặp bốn chữ này, bởi vì căn bản phật căn bản không truyền lại pháp môn tu hành, chỉ tự làm cho người ta minh tâm kiến tính. Cũng có điểm giống như thánh hiền xưa dạy người đọc sách đạo nuôi dưỡng chính khí. Là một phương hướng tổng thể, còn cụ thể để làm sao tâm tinh sáng tỏ, làm sao để nuôi dưỡng chính khí, đều phải do bản thân tự tìm tòi.
Bất kể là phật hay là thượng cổ thánh hiền, chẳng qua đều chỉ là một con đường và một hướng đi, còn cụ thể làm sao đi được, sợ rằng ngay cả thánh hiền cũng không biết, cần phải nhờ người đời sau tự tìm hiểu.
Bất kể là Võ đạo hay tiên đạo tu luyện thần hồn, đều là tinh hoa mà Đại Thiện tự trải qua trăm ngàn năm thu thập từ các giáo phái mà chọn lọc ra.
“Mặc kệ người viết muốn đem kinh văn làm gì thì làm, ta phải xem cụ thể phương pháp tu hành mới được.”
Hồng Dịch tất nhiên không dây dưa mất thời gian với vấn đề này, tiếp tục đọc xuống phía dưới.