Đức Phật Và Nàng

Chương 49


Đọc truyện Đức Phật Và Nàng – Chương 49

– Ngải
Tình, nàng tư chất thông minh, nhân hậu, lương thiện, lại có những khả năng đặc
biệt, khác lạ. Sao trên đời lại có người con gái toàn vẹn như nàng! Kể từ khi
gặp nàng năm mười ba tuổi, ta luôn nghĩ rằng nàng là tiên nữ. Lần này, nàng
xuất hiện khi ta bị ép buộc phá giới, khiến ta càng thêm chắc chắn rằng Phật tổ
đã cử nàng đến giúp ta. Bởi vậy, ngày đêm quấn quít bên nàng, tuy phạm tội phá
giới, nhưng trong lòng vẫn còn chút an ủi. Vì ta nghĩ nàng là đệ tử của Phật
tổ.

Chàng
xoay lưng về phía tôi, bờ vai xương xương rung động, ngừng lặng hồi lâu mới
tiếp tục:

– Nhưng
giờ đây, nàng lại cho ta biết nàng không phải tiên nữ. Mọi phép màu đều được
giải thích bằng việc nàng đến từ tương lai. Thì ra nàng chỉ là một cô gái bình
thường, không phải đệ tử của Phật tổ. Nếu vậy, lần đầu phá giới có thể viện cớ
là ta bị ép buộc. Nhưng những lần phá giới tiếp theo, tự ta đã hủy hoại cuộc
đời tu hành của mình. Ta đã gây nên nghiệp chướng, Phật tổ nhất định sẽ trị
tội. Ta cảm thấy bội phần hổ thẹn và hối hận.

Như vừa
nghe tiếng sét bên tai, toàn thân tê dại. Tôi không dám tin chàng có thể nói ra
những lời đó. Tôi đứng bất động, mắt không rời khỏi bóng dáng gầy guộc ấy, quên
cả khóc.


Rajiva, chàng hối hận vì đã yêu em, hối hận mỗi đêm ôm em trong lòng chàng đều
vững tâm vì nghĩ rằng em là tiên nữ, phải không? Giờ đây, khi biết em chỉ là
một cô gái bình thường, chàng không còn yêu em nữa, đúng không?

– Ta
vốn một lòng hướng Phật, không tơ tưởng chuyện yêu đương nam nữ. Nhưng rủi thay
ma xui quỷ khiến, ta đã có quan hệ vợ chồng với nàng. Nhưng phút chốc hoan lạc
ngắn ngủi sao có thể khiến ta từ bỏ Đức Phật! Ta sẽ không để sắc dục mê hoặc
nữa! Quãng đời còn lại, ta sẽ toàn tâm toàn ý phụng sự Phật tổ. Tội phá giới,
dù phải chết ngàn vạn lần cũng chẳng thế chuộc lại, ta chỉ có thể sống với nỗi
sám hối vô bờ trong những ngày tháng còn lại. Vậy nên, nàng hãy đi đi, ta không
bỏ trốn cùng nàng đâu!…

Tôi
gắng gượng đứng lên, lảo đảo lao đến trước mặt chàng, kéo tay áo chàng, nhìn
vào đôi mắt đang tìm cách chạy trốn của chàng:

– Em
không tin! Chàng muốn em ra đi nên mới nói những lời này, đúng không?

– Ngải
Tình, cảm ơn nàng đã cho ta biết về tương lai và sứ mệnh của ta.

Chàng
nhắm mắt lại, lầm rầm tụng niệm:


Cội gốc của bể khổ.

Tham
dục chính là nguồn cơn

Nếu
diệt được tham dục

Khổ
chẳng còn chốn nương

Dứt
hết hẳn các khổ

Gọi
là đế thứ ba[31]

Lìa
hết thảy trói buộc

Chừng
sẽ được giải thoát.

Ngải
Tình, hãy sớm thoát khỏi bể khổ! Nếu đây là số mệnh, hà tất phải cố chấp!


Rajiva, em chỉ muốn chàng trả lời một câu thôi: chàng có yêu em không?

Rajiva
mở mắt, nỗi bi thương bất tận phủ trên gương mặt chàng, chàng cất giọng từ tốn:

– Ngày
trước có kẻ phạm tội, tìm cách bỏ trốn, nhà vua hay tin, thả voi điên đuổi bắt.
Người này chạy đến một giếng nước khô và nhảy xuống. May mắn thay, khi rơi đến

lưng chừng, anh ta bám được vào một bụi cỏ đâm rễ từ bụng giếng, thân mình treo
lơ lửng bên vách giếng. Dưới đáy giếng, những con rồng dữ đang thè lưỡi phun
độc. Bên cạnh lại có rắn độc đang chầu chực, hòng nuốt chửng anh ta. Ngoài ra
còn có một đôi chuột đen trắng đang gặm nhấm bụi cỏ níu giữ anh ta. Bụi cỏ sắp
đứt. Kẻ phạm tội muốn trèo ra ngoài, nhưng sợ bị voi điên xéo nát, sợ rơi xuống
đáy giếng bị rồng phun độc. Muốn bám chặt tại chỗ lại sợ đôi chuột đen trắng
cắn đứt bụi cỏ, sợ rắn độc phục sẵn bên cạnh. Lúc đó trên mặt giếng có một cây
cao, trên cây có một tổ ong mật, những giọt mật ong ngọt lữ tình cờ rơi vào
miệng kẻ tội nhân. Kết quả, hắn đã đê mê với vị ngọt ngào của mật ong mà quên
đi tất cả những nguy hiểm đang rình rập quanh mình.

Đôi mắt
màu xám nhạt thăm thẳm, tựa hồ thấy suốt mọi sự trên cõi đời này, ngước nhìn
tôi:

– Ngải
Tình, kẻ tội nhân ấy chính là chúng ta, voi điên kia tượng trưng cho lẽ vô
thường, chuột trắng tượng trưng cho ban ngày, chuột đen là ban đêm. Bụi cỏ là
sinh mạng của chúng ta. Rồng độc dưới đáy giếng tượng trưng cho sự sai trái,
rắn độc tượng trưng cho “ngũ uẩn”[32] của chúng ta. Mật ngọt
trên cây là biểu trưng của niềm vui khi ham muốn được thỏa mãn. Vì chúng ta đắm
chìm trong hoan lạc, nên chúng ta đã quên đi tất cả: sinh mệnh, sự ràng buộc,
thời gian, tất cả.

Chàng
ngồi xuống trong tư thế thiền, mắt nhắm lại, không buồn nhìn tôi:

– Những
ngày tháng còn lại, ta sẽ dành toàn tâm toàn ý cho thiền định, Phật pháp. Với
ta, niềm vui tu hành mãi mãi vượt xa những ham muốn trần tục.

– Đừng
nói nữa… Em sẽ ra đi…

Tôi
đứng lên, toàn thân giá lạnh, chẳng còn một chút hơi ấm nào:

– Chàng
đã quyết không ra đi, em ở lại, sẽ chỉ tạo thêm gánh nặng cho chàng. Nếu sự ra
đi của em khiến chàng có thể dành trọn tâm trí cho việc phụng sự Đức phật, tu
hành ngũ đạo; nếu sự ra đi của em có thể khiến chàng xóa bỏ mặc cảm của tội
lỗi, vậy em sẽ đi.

Tôi
khoác ba lô lên vai, thay bộ đồ màu đen mang từ thời hiện đại tới, lần chần
đứng bên bậc cửa, thất thần nhìn chàng đang ngồi thiền tụng niệm. Đã nửa đêm,
đêm khuya tắt lịm, chỉ có ánh trăng bàng bạc chếch nghiêng bên cửa sổ soi rọi
bóng dáng cô độc của chàng. Chàng không ngừng tụng niệm, miệng chừng như không
muốn khép lại, tuy chỉ lầm rầm, nhưng trong không gian tĩnh lặng này, thanh âm
ấy trở nên trầm mặc, u sầu lạ thường. Chàng không chịu đi nghỉ, không chịu mở
mắt, cũng không chịu nói với tôi một lời.

Trong
lúc thay quần áo, tôi đã xác định kế hoạch của mình rất rõ ràng, ra khỏi cung
sẽ đi đâu, làm gì. Rajiva, chàng chấp nhận số mệnh vì chàng không biết ai có
thể chống lại số mệnh. Nhưng em thì khác. Em đến từ thế kỉ XXI, em sẽ không dễ
dàng từ bỏ tình yêu của mình như vậy. Chàng không muốn em ở bên cạnh chàng, vậy
em sẽ lặng lẽ làm việc đó. Nếu chàng gặp nạn, em sẽ giúp chàng. Cho đến khi
chàng thực sự không cần em nữa, em sẽ ra đi.


Rajiva, em đi đây. Chàng nhớ ăn uống đầy đủ, lúc rảnh rỗi, hãy tiếp tục dịch
kinh Phật.

Muốn
dặn dò thêm đôi câu, nhưng sống mũi cay cay, cổ họng nghẹn lại. Tôi ngừng lại
lấy hơi, nuốt nước mắt vào trong. Tôi không thể rơi nước mắt tùy tiện như vậy,
khóc than không giải quyết được vấn đề gì.

Chàng
vẫn nhắm mắt, những âm thanh toát ra từ khóe môi dường như không phải là kinh
Phật. Chàng ngẩng đầu, ánh trăng vằng vặc rọi lên gương mặt tựa điêu khắc nhưng
cô độc và u buồn ấy…

– Ngải
Tình…

Cuối
cùng chàng cũng chịu mở lời, nhưng giọng nói mơ hồ như vọng lại từ cõi xa xôi
miên viễn nào đó.

– Hãy
trở về thời đại của nàng, hãy quên đi tất cả. Đối với nàng, ta chẳng qua chỉ là
một cổ nhân thuộc về quá khứ.

Tôi cắn
chặt môi, dặn lòng không được rơi lệ, tôi sẽ không tiếp tục để những giọt nước
mắt rơi vô nghĩa nữa.


“Tất
cả các pháp hữu vi

Như
bóng, bọt nước có gì khác đâu

Như
sương như điện lóe mau

Hãy
xem như giấc chiêm bao mơ màng.[33]

Biết
chàng đang nhắm mắt, nhưng tôi vẫn nở nụ cười ngây ngô mang thương hiệu Ngải
Tình mà thường ngày vẫn bị chàng trêu chọc:


Rajiva, đó là câu kinh em thích nhất trong cuốn kinh “Kinh kim cương” mà chàng
dịch. Một tháng bên nhau, tựa như ảo ảnh, nhanh như chớp mắt. Kinh Phật dạy
rằng, mọi sự hữu vi đều là kết quả của nhân duyên, em và chàng cũng vậy. Nhưng
bất luận thế nào, những ngày qua em đã rất hạnh phúc, cám ơn chàng!

Không
chờ chàng đáp lại, tôi vội vã quay lưng bước đi, sợ nghe thấy tiếng chàng,
quyết tâm ra đi sẽ tan biến. Bước tới hoa viên, giữa không gian thấm đẫm ánh
trăng trong đêm giá lạnh, vẫn nghe tiếng lầm rầm tụng niệm của chàng tựa làn
gió lướt nhẹ bên tai:

Tất
cả các pháp hữu vi

Như
bóng, bọt nước có gì khác đâu

Như
sương như điện lóe mau

Hãy
xem như giấc chiêm bao mơ màng

Vợ
chồng Pusyseda khoác áo choàng ra đón tôi vào nhà, kinh ngạc trước trang phục
màu đen từ đầu đến chân của tôi. Trông tôi lúc này chẳng khác gì các nữ hiệp
thường xuất hiện về đêm trong các bộ phim truyền hình cổ trang. Có điều, chiếc
ba lô hiệu Northface trên vai đã làm hỏng phần nào hình tượng hiệp sĩ ấy. Nửa
đêm gà gáy, bốn bề tịch mịch, khi bước tới cổng phủ quốc sư và đưa tay lên gõ
cửa, tôi biết sẽ có rất nhiều câu hỏi đang chờ mình. Nếu không phải vì có việc
phải nhờ đến Pusyseda, tôi cũng chẳng muốn khuấy động cuộc sống yên bình của
họ. Tôi kể vắn tắt quá trình bỏ trốn khỏi hoàng cung của mình, sau đó vội vã
hỏi:


Pusyseda, ngày kia cậu sẽ cùng nhà vua đến chùa Cakra chứ?

Cậu ta
gật đầu, ánh mắt thoáng chút khó hiểu. Tôi bật dậy khẩn cầu:

– Dù
bằng bất cứ cách nào, xin hãy đưa tôi đi cùng.

– Ngải
Tình!

Cậu ta
cũng bật dậy, giọng nói nghiêm nghị:

– Chị
trốn khỏi cung, Lữ Quang rất có thể sẽ cho người truy bắt chị. Lúc này chị
không ngoan ngoãn ẩn mình mà còn muốn liều thân ư, chị thật dại dột!


Pusyseda, chính vì tôi bỏ trốn, nên chắc chắn Lữ Quang không thể ngờ được tôi
dám đi theo đến chùa Cakra. Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất. Vả lại,
trong mắt Lữ Quang, tôi chỉ là cô gái khiến Rajiva phá giới, không có vai trò
quan trọng gì cả. Ông ta có thể sẽ nghi ngờ không hiểu tôi đã bỏ trốn bằng cách
nào, nhưng chắc chắn sẽ không cử cả một đội quân đi truy bắt một kẻ vô danh
tiểu tốt như tôi đâu.

– Ông
ta không cho rằng chị là một kẻ vô danh tiểu tốt đâu.

Cậu ta
giậm chân, lắc đầu:

– Ông

ta đưa đến cả tá mỹ nữ, vậy mà suốt bao nhiêu ngày, huynh ấy chẳng động đến ai
cả. Nhưng khi ông ta mới tỏ ý muốn hại chị, huynh ấy đã lập tức lao đầu vào tự
vẫn. Lữ Quang đâu có khờ, ông ta đã đoán ra chị quan trọng như thế nào đối với
huynh ấy. Nếu để ông ta phát hiện ra chị, chẳng khác nào tự đến nộp mạng. Chị
làm vậy sẽ khiến huynh ấy khó xử.


Pusysede, tôi có thể trốn khỏi hoàng cung, tất nhiên tôi sẽ có cách tự bảo vệ
mình, Lữ Quang không bắt được tôi đâu. Nếu phải giam mình ở đây chờ đợi, tôi sẽ
hóa điên mất. Xin cậu, hãy đưa tôi đi. Chỉ cần được nhìn thấy chàng là tôi mãn
nguyện rồi. Tôi sẽ không làm việc gì dại dột khiến cậu gặp phiền phức đâu.

Khóe
mắt nóng ran, tôi ra sức kiềm chế, tôi đã tự hứa với lòng mình, sẽ không để
những giọt nước măt vô nghĩa nhỏ xuống nữa.

– Ngải
Tình, tôi không sợ phiền phức. Nhưng nếu đưa chị đi cùng, cũng đâu phải giải
quyết được vấn đề gì?

Giọng
nói của cậu ấy nhẹ nhàng hơn, bàn tay chực chìa về phía tôi, đến nửa chừng lại
thu về.

– Tôi
không biết có thể làm được điều gì cho chàng, nhưng tôi không thể bỏ mặc chàng.
Tôi chỉ muốn lặng lẽ đi theo, để ít nhất được yên lòng về chàng.

Tôi
hướng về Pusyseda tất cả nỗi kỳ vọng và khẩn cầu tha thiết của mình:

– Nếu
như Hiểu Huyên và bọn trẻ gặp nạn, cậu sẽ làm gì?Mong cậu hiểu cho tôi.

Ánh mắt
Pusyseda như đang trôi về miền ký ức xa xăm nào đó, nét mặt thoáng chút bi ai,
cậu ta trầm ngâm nhìn tôi. Một lúc lâu sau mới thở dài ảo não:

– Ngải
Tình, chị vẫn giống hệt mười một năm về trước…

– Lòng
dũng cảm của cô Ngải Tình khiến người khác phải khâm phục. Thiếp xin chàng hãy
giúp đỡ cô ấy.

Hiểu
Huyên nãy giờ vẫn yên lặng ngồi bên, đột nhiên cất tiếng trò chuyện với chúng
tôi bằng tiếng Hán:

– Hiểu
Huyên…

Pusyseda
nhìn Hiểu Huyên cười buồn.

– Thiếp
cũng từng trải qua nỗi khổ vì yêu, nên rất hiểu tâm tư của cô, Ngải Tình. Xin
chàng hãy giúp đỡ đôi uyên ương tội nghiệp ấy!

– Không
phải ta không muốn giúp, nhưng ta đưa chị ấy đi bằng cách nào? Lữ Quang và đám
con cháu của ông ta đều từng gặp chị ấy, nếu để lộ tung tích thì phải làm sao?

– Thiếp
nghe nói, đức vua đưa cả thê thiếp đến chùa lễ Phật, chàng đưa người thân đi
cũng đâu có gì lạ. Chàng hãy để cô Ngải Tình đóng giả thiếp là được.

Hiểu
Huyên suy nghĩ một lát, quan sát tôi một lượt, rồi tiếp tục thuyết phục chồng:

– Từ
khi về làm dâu nhà chàng, thiếp ít khi ra ngoài, nhưng ai nấy đều hay thiếp là
người Hán. Chàng có thể ứng đối với người ta rằng, kể từ sau lần sinh nở thứ
hai, thiếp luôn muốn đến chùa lễ Phật tạ ơn. Chỉ cần nói dối rằng thiếp bị cảm
lạnh, phải trùm khăn che mặt là ổn. Cô Ngải Tình có đôi mắt rất giống thiếp,
vóc dáng cũng vậy, cô ấy đóng giả thiếp chắc chắn không ai nghi ngờ. Chàng lại
là quốc sư một nước, lẽ nào có kẻ dám vén khăn che mặt của thiếp để kiểm chứng
đúng hay sai?

Hay
lắm! Quả là một phụ nữ thông minh, lanh lợi! Tôi vui như mở cờ trong bụng, nắm
lấy tay Hiểu Huyên, xúc động:

– Tốt
quá! Cảm ơn phu nhân!

– Cô
Ngải Tình có quan hệ thân thiết với gia đình chúng tôi như vậy, xin đừng gọi
tôi là phu nhân, nghe khách sáo và xa lạ. Chi bằng chúng ta gọi nhau là chị em.
Tôi có lẽ hơn tuổi cô, tôi gọi cô là em gái, được không?

Giọng
nói dịu dàng và chân thành của cô ấy khiến tôi càng thêm yêu cô ấy hơn.

– Được
chứ! Được làm chị em với một phụ nữ thông minh, xin đẹp như phu nhân là diễm
phúc cùa Ngải Tình! Có điều, hai chúng ta chưa biết ai là chị ai là em đâu!

Ta thật
thà khai báo:

– Tôi
đã hai mươi lăm tuổi rồi!


– Hiểu
Huyên, xét về tuổi tác, nàng phải gọi chị ấy là chị đó. Chị ấy hơn nàng một
tuổi.

Pusyseda
đứng bên bật cười.


Nhưng, nhưng mà trông chị ấy giống như một thiếu nữ mới mười tám, mười chín
tuổi vậy!

Hiểu
Huyên nhấc tay tôi lên, cử chỉ nhã nhặn, không ngừng tán thưởng.

– Chị
ấy còn rất nhiều điều khiến người ta phải ngạc nhiên nữa kia!

Tôi
nháy mắt ra hiệu cho Pusyseda, cậu ta thôi cười, dịu dàng nói với vợ:

– Đã
khuya rồi, nàng đưa chị Ngải Tình đi nghỉ đi. Ngày mai chúng ta phải chuẩn bị
mọi thứ để ngày kia lên đường.

Đêm đó,
tôi trở về căn phòng quen thuộc của mình. Không ngoài dự đoán của tôi, mọi thứ
vẫn được giữ nguyên, thậm chí cả những mảnh giấy viết chữ của Pusyseda thuở nhỏ
vẫn còn đó. Những năm tháng đã khiến chúng trở nên ố vàng, những nét chữ xiêu
vẹo đã không còn rõ nét nữa. Đang chìm đắm trong xúc cảm được khơi gợi bởi ký
ức, bỗng tôi nghe thấy tiếng ngâm nga phía sau. Giai điệu quen thuộc làm sao,
tuy có hơi lạc nốt nhưng chắc chắn đó là bài “Ngủ ngon con yêu”. Tôi giật mình,
quay lại nhìn cô ấy:

– Tướng
công tôi thường hát ru hai đứa nhỏ bằng bài hát này.

Cô ấy
mỉm cười, đôi mắt trong trẻo chiếu thẳng về phía tôi, có ý thăm dò phản ứng của
tôi.

– Tướng
công có lần đã hỏi tôi về bài hát của người Hán này, nhưng tôi hiểu biết hạn
chế chưa từng nghe bài hát này bao giờ.

Thì ra
cô ấy vẫn băn khoăn chuyện đó.

– Hiểu
Huyên, chính tôi đã hát cho cả hai anh em họ nghe bài hát này.

Tôi
hiểu ý tứ của cô ấy và nghĩ rằng nên thành thực:

– Chuyện
đó đã qua lâu lắm rồi, có lẽ chỉ còn là một chút ký ức mơ hồ mà thôi, quan
trọng nhất vẫn là hiện tại… Hiện tại, cô và hai đứa trẻ mới là người thân thiết
nhất của cậu ấy, là những người mà cậu ấy muốn chở che, bao bọc nhất.

Tôi nhẹ
nhàng nắm lấy tay cô ấy, giải bày lòng mình:

– Tôi
cũng có người mà tôi muốn bảo vệ. Mười năm trước tôi đã bỏ lỡ cơ hội, nhưng bây
giờ, tôi quyết không từ bỏ.

Tôi
ngước nhìn bầu trời đêm tịch mịch bên ngoài, nỗi buồn dâng ngập lòng.

– Trừ
phi chàng không cần tôi nữa…

Tôi
nghĩ Hiểu Huyên đã trở về với niềm hân hoan vì khúc mắc đã được giải tảo. Tôi
ngồi ngơ ngẩn rất lâu trên giường, kỷ niệm về căn phòng này lần lượt ùa. về.
Chuyện xưa tựa như mây khói, chớp măt đã hơn mười năm. Cậu nhóc ngày xưa sáng
nào cũng ngồi xổm, chầu chực bên giường tôi nay đã xuất hiện không ít nếp nhăn
trên trán, mọi suy nghĩ hành động đã chín chắn, chững chạc, già dặn hơn rất
nhiều.

Tôi bất
giác nhớ lại người cha của họ từng nói với tôi. Pusyseda là người dám làm dám
chịu, tính cách phóng khoáng, nhiệt thành, tuổi trẻ bốc đồng, phóng túng, nhưng
sẽ trưởng thành theo thời gian. Còn Rajiva, chàng quá ư thông minh, từ nhỏ lại
chưa từng phải chịu khổ. Suy nghĩ đè nặng trong lòng nhưng chẳng chịu nói ra.
Tính cách ấy sẽ phải đổi bằng một đời bất hạnh.

Tôi
cười buồn. Mười năm sau, những lời của Kumarayana đã được nghiệm chứng. Rajiva,
chàng có bao nhiêu điều kìm nén trong lòng không thể nói ra? Lúc này, chàng
đang làm gì? Hay là cũng ngồi thẫn thờ ngắm nhìn bầu trời đêm ngàn sao, chờ
trời sáng? Lúc ra đi, em đã kìm lòng không nhìn chàng. Em đã tự an ủi rằng, vì
chàng muốn em bỏ trốn nên mới nói những lời nghiệt ngã ấy. Tuy chàng chưa một
lần nói yêu em, nhưng em biết, chàng đã yêu em từ khoảnh khắc chàng cầm lên cây
viết và họa lại hình em. Chàng yêu em, không phải vì em là tiên nữ, không phải
vì em là đệ tử của Phật tổ, mà chỉ vì em là cô gái đầu tiên, cũng là cô gái duy
nhất bước vào trái tim chàng.

Tôi thở
dài, cố gắng đẩy những phiền muộn trong lòng ra ngoài. Lúc này tôi chỉ có thể
dựa vào lí do ấy để tin tưởng và tự động viên. Nếu không tôi chẳng biết phải
lấy cớ gì để đến được bên chàng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.