Đức Phật Và Nàng

Chương 47


Đọc truyện Đức Phật Và Nàng – Chương 47

Chúng
tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Đầu tiên, Rajiva chép lại một đoạn kinh văn bằng
tiếng Phạn, sau đó chúng tôi cùng thảo luận, cân nhắc ý nghĩa và cách dịch từng
câu, từng chữ. Có lúc, chúng tôi phải mất thời gian một ngày chỉ để giải nghĩa
một từ. Tốc độ dịch không nhanh, vì mặc dù Rajiva có thể giao tiếp lưu loát,
nhưng chữ Hán và đặc biệt là cách hành văn của Hán ngữ cổ đại 1650 năm về trước
không dễ nắm bắt. Ngay cả bản thân tôi, tuy có thể đọc được các thư tịch cổ,
nhưng chưa chắc đã viết được và điều này gây nên những trở ngại rất lớn. Tuy
nhiên, chúng tôi đâu cần phải vội. Sau này, dưới sự trợ giúp của Diêu Hưng,
Rajiva sẽ lập ra một đoàn thể dịch thuật quy mô rất lớn với hàng nghìn người
tham gia. Theo tài liệu lịch sử, chỉ riêng cuốn “Duy ma Cật Kính” đã có đến hơn
một nghìn hai trăm người tham gia dịch thuật. Việc chúng tôi làm hiện nay chỉ
là bước tập dượt, chuẩn bị nền tảng cho sự nghiệp dịch thuật của Rajiva sau
này. Không có bất cứ áp lực nào, chúng tôi say sưa làm việc trong niềm hân hoan
vì sớm tối được ở bên nhau. Thường đến khi các cung nữ mang đồ ăn tới, rồi chăm
đèn, chúng tôi mới nhận ra thời gian đã trôi nhanh thế nào.

Một
phần khác không thể thiếu trong cuộc sống chung của chúng tôi đó là: tình dục.
Khi đã trở nên quen thuộc cơ thể của người kia và mức độ phản ứng tăng dần,
chúng tôi ngày càng hòa hợp hơn. Vẫn tồn tại những giằng xé, mâu thuẫn và đấu
tranh nội tâm gây gắt, nhưng, ngoài việc là một tín đồ Phật giáo trung thành,
Rajiva còn là một người đàn ông, sở hữu cơ thể và những ham muốn của một người
đàn ông thực sự. Cuộc tranh đấu của chàng lần nào cũng kết thúc bằng việc đầu
hàng cơ thể. Tình yêu đã chiến thắng, chí ít là chiến thắng tôn giáo. Nhưng có
thể chiến thắng bao lâu, tôi không thể biết trước. Kể từ thời đại Phật Đà, Phật
giáo đã nghiêm khắc loại bỏ ái dục. Tôi chẳng thể thay đổi quan niệm về giá trị
và nhân sinh đã hình thành vững chắc và không gì có thể lay chuyển từ khi
Rajiva lên bảy tuổi. Thời gian thờ phụng Phật tổ của chàng càng dài hơn thời gian
yêu tôi nhiều lần. Tôi không muốn tình yêu sẽ tước bỏ đi lí tưởng của chàng.
Tôi chỉ mong có thể cảm hóa được chàng để chàng thấy rằng, tình yêu và lí tưởng
có thể cùng tồn tại.

Nhưng,
liệu tình yêu và lí tưởng có thể cùng tồn tại?

Giống
như một mệnh đề triết học thiếu luận cứ đề chứng minh. Mâu thuẫn này vẫn luôn
tồn tại, dù tôi có muốn thừa nhận hay không. Chúng tôi có thể tạm quên đi điều
đó khi vẫn đang trong cảnh giam cầm này, nhưng sau khi được tự do, chúng tôi sẽ
phải đối diện với bia miệng thế gian ra sao? Tôi cười buồn, thành ra chốn lồng
son này lại có cái hay của nó.

Khi
ngồi viết nhật ký, tôi cứ luôn tự hỏi, vì sao Phật giáo ra sức lên án tình dục
và mối quan hệ giữa tôn giáo và tình dục, rốt cuộc là thế nào?

Tôn
giáo nguyên thủy thừa nhận tình dục, thậm chí, sùng bái tình dục, vì muốn con
người được hưởng niềm hoan lạc mà tự nhiên ban phát. Hoạt động tình dục trở
thành nghi lễ cao quý và thần bí nhất trong các nghi thức của tôn giáo nguyên
thủy. Nguyên nhân chính ở chỗ, tôn giáo nguyên thủy ra đời trong bối cảnh sản
xuất của con người hết sức lạc hậu, điều kiện sống lại vô cùng khắc nghiệt.
Quan hệ tình dục giúp chủng tộc ngày càng đông đúc, làm tăng thêm số nhân lực
cho các bộ lạc.

Rồi
cùng với sự phát triển của sức sản xuất, khi nhu cầu vật chất không thể thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của con người, thì tôn giáo với nền tảng lí luận đã được
hệ thống hóa ra đời. Hầu hết các tôn giáo đều phủ nhận hiện tại và sùng bái
tương lai, thêm vào đó, theo đuổi sự vĩnh hằng đã trở thành nguyên tắc căn bản
của các tôn giáo. Thế nhưng, sinh hoạt tình dục mang lại cho con người niềm
hoan lạc không gì có thể thay thế. Bởi vậy, nếu khẳng định hoặc thừa nhận hoạt
động này, tức là khẳng định và thừa nhận niềm vui của hiện tại, mà như thế sẽ
ảnh hưởng đến tín ngưỡng và lòng trung thành đối với cách thuyết pháp nhằm mục
đích cứu rỗi linh hồn con người.

Tôn
giáo luôn sùng bái thần linh và thần linh thì luôn cao quý hơn con người phàm
tục. Tôn giáo đề cao đời sống tinh thần, trong khi người phàm trần lại thường chìm
đắm trong niềm vui ẩm thực và nhục dục. Tôn giáo không thể đứng ngang hàng với
đám người đó. Muốn đưa tôn giáo lên tầm cao, thuần túy thuộc về thế giới tinh
thần cao quý, nhất thiết phải phủ định những hoan lạc của đời sống thực tại,
đẩy nhu cầu thể xác lên tầm cao của đời sống tinh thần, khiến nó thăng hoa, để
con người sùng bái và theo đuổi nó.

Ấn Độ
giáo nghiêm cấm hoạt động tình dục và đề cao việc ăn chay. Nhưng ở Khajuraho
lại có một ngôi miếu thờ thần tình dục rất nổi tiếng. Trong ngôi miếu thiêng
ngàn năm tuổi ấy có hàng vạn bức điêu khắc phóng tác đủ mọi tư thế làm tình
khác nhau. Đó là những tư thế mà người bình thường không thể tạo ra và chỉ có
thần tiên trên trời mới được hưởng niềm lạc thú từ những tư thế đó mang lại. Ấn
Độ giáo có một câu chuyện như sau: Chàng trai trẻ nọ đắm chìm trong hoan lạc
trần thế, chẳng màng tu đạo. Thiên thần đến trách tội, chàng trai đáp, anh ta
đã được hưởng thụ mọi thứ trên đời, không cần khổ công tu hành để được lên
thiên đàng nữa. Thiên thần bèn đưa anh ta lên thiên đàng, để anh ta được thấy

những mỹ nữ tuyệt sắc, thưởng thức các món sơn hào hải vị và vô vàn điều kỳ
diệu tuyệt vời khác mà chốn trần gian không có được. Sau khi trở lại nhân gian,
anh ta không còn cảm hứng với phụ nữ chốn trần tục cũng như các món ăn tầm
thường thuộc về cõi người nữa. Thế là, anh ta quyết tâm tu đạo, sau khi chết,
anh ta đã được lên chốn thiên đường mơ ước.

– Ngày
nào cũng thấy nàng ghi chép, nàng ghi chép gì vậy?

Gắp
cuốn sổ tay, tôi nhìn Rajiva, nở nụ cười rạng rỡ.

– Ghi lại
những cảm xúc của em. Nếu một ngày kia phải xa chàng, những dòng chữ này sẽ
nhắc em nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào khi được ở bên chàng.

– Ngải
Tình, chúng ta sẽ không xa nhau…

Toàn
thân chàng run rẩy, vòng tay xiết chặt tôi tựa như người đang chới với ngụp lặn
giữa biển nước, ghì chặt lấy thanh gỗ cứu mạng vậy. Cằm chàng đặt trên vai tôi,
má chàng kề sát cổ tôi, những sợi râu lún phún cọ vào da, ran rát…

Có thể
như thế thật ư? Vì sao tôi cứ luôn có linh cảm không lành? Rajiva, chàng thông
tuệ hơn em, có phải chàng đã sớm dự cảm được dấu hiệu của phong ba sắp ập đến…

– Râu
mọc dài rồi đó, để em giúp chàng.

Điềm
báo của tai ương đã đến với chúng tôi sau hai mươi ngày bị giam lỏng. Lữ Quang
muốn gặp Rajiva. Tôi đòi đi theo, nhưng chàng không chịu, lời chàng khiến tôi
tiêu tan ý định:

– Ngải
Tình, nàng muốn Lữ Quang biết nàng quan trọng với ta như thế nào sao?

Nhìn
chàng hiên ngang bước đi, tôi không nguôi lo lắng, sợ hãi, mắt tôi giật liên
hồi. Tôi có thể đoán biết mục đích của cuộc gặp này: Lữ Quang muốn kiểm tra xem
có phải cuộc sống xa hoa, no đủ đã bào mòn ý chí của Rajiva. Tôi cũng có thể
đoán được kết cục của buổi gặp này: Rajiva vẫn kiên quyết không thừa nhận Lữ
Quang. Và tôi biết rõ hậu quả của sự từ chối ấy. Lữ Quang sẽ hạ nhục Rajiva trước
đám đông để hạ thấp quyền uy thần thánh của chàng đối với dân chúng Khâu Từ.

Không
biết đã chờ đợi bao lâu, khi chàng xuất hiện tại ngoài cửa cung điện với những
bước đi nặng nề và khuôn mặt nhợt nhạt, trái tim tôi như tan nát…

– Chàng
kiên quyết từ chối, phải không?

Rajiva
ngẩng lên, vẻ mệt mỏi, rã rời…

– Đừng
lo, ta không sao…

Tôi đưa
mắt nhìn quanh một lượt cung điện xa hoa lộng lẫy, chiến lồng son giam cầm
chúng tôi suốt hai mưới ngày qua.

– Chuỗi
ngày nhàn hạ, no đủ sắp kết thúc rồi…

Rồi
quay lại nhìn Rajiva, tôi chậm rãi nói:

– Nếu
chàng vẫn kiên trì chống cự, ông ta sẽ hết kiên nhẫn, đến lúc ấy, sẽ chỉ còn
một con đường.

Khuôn
mặt chàng bỗng nhiên tái nhợt. Chàng có thể đoán ra chiêu thức cuối cùng của Lữ
Quang không khó khăn gì.

– Nếu
không thể lợi dụng chàng, ông ta sẽ nghĩ đủ mọi cách để hủy hoại danh tiếng của
chàng, hạ thấp vị thế của chàng trong lòng dân chúng Tây vực. Như thế, sức mạnh
hiệu triệu của chàng sẽ mất đi và không còn là mối đe dọa đối với ông ta nữa.

– Ngải
Tình, những điều này, ta đều đã nghĩ tới. Nhưng nếu ta chịu khuất phục, hậu quả
sẽ ra sao?


Chàng
ngước mặt nhìn bầu trời xanh trong ngoài cửa sổ, gương mặt tuấn tú đượm vẻ u
buồn.

– Trăm
họ sẽ rơi vào cảnh lầm than, tai ương và chết chóc. Thà một mình ta chịu nhục,
còn hơn nối giáo cho giặc.

– Ông
ta sẽ bắt chàng cưỡi ngựa ác, bò điên trước mặt nhiều người, để chàng ngã ngựa
hết lần này đến lần khác, làm trò cười cho thiên hạ.

– Chỉ
là sự đày đọa về thể xác, có gì đáng sợ đâu!

Ánh mắt
như sóng nước hồ thu nhìn tôi, nụ cười tỏa rạng trên môi:

– Ngải
Tình, nàng lại vì ta mà tiết lộ thiên cơ rồi, không sợ Phật tổ trách tội ư?

– Em
cũng chẳng còn bí mật nào để tiết lộ thêm nữa.

Mắt tôi
đã đỏ hoe, nghĩ đến sự tra tấn đó mà lòng đau như cắt. Nhưng vì sao sử sách chỉ
ghi chép vài dòng giản lược như vậy, giá mà chi tiết hơn, tôi sẽ có thể giúp
chàng đề phòng.


Rajiva, em chỉ biết ông ta sẽ bắt chàng cưỡi ngựa ác, bò điên, nhưng em không
biết xảy ra khi nào và ở đâu. Em cũng không biết ông ta còn sử dụng thủ đoạn
tàn bạo gì với chàng nữa.

– Đừng
lo, đó không phải điều khiến ta sợ hãi…

Tôi
ngừng lại, ngước nhìn chàng. Vậy chàng lo sợ điều gì? Chàng tránh né ánh mắt
của tôi, đăm đắm nhìn lên bầu trời xanh ngoài của sổ. Thấp thoáng vài cánh chim
bay lượn trong không trung, tự do phơi phới. Không biết khi nào chúng tôi mới
có thể thoát khỏi sự trói buộc? Không phải chỉ là sự trói buộc về mặt thể xác,
mà quan trọng hơn là sự trói buộc về tâm tình của cả hai người.

Những
ngày sau đó, cuộc sống trở nên ảm đạm hơn. Chúng tôi chẳng thể toàn tâm toàn ý
cho công việc dịch thuật như trước nữa, nhưng cả hai vẫn mỉm cười với nhau.
Những quấn quýt buổi đêm trở nên say mê, cuồng nhiệt hơn và kéo dài tưởng như
bất tận, tựa hồ mỗi lần đều là thời khắc hân hoan sau cùng của đêm trước ngày
tận thế và chỉ kết thúc khi cả hai đã sức cùng lực kiệt, sau đó, chúng tôi chìm
vào giấc ngủ say sưa trong vòng tay nhau.

Năm
ngày sau, Lữ Quang lại cho gọi Rajiva, lần này chàng đi lâu hơn. Khi chàng cất
bước nặng nề trở về, vầng trán cao rộng của chàng xuất hiện vệt sưng đỏ. Nhưng
điều khiến tôi sợ hãi không phải vết thương đó, mà là vẻ tuyệt vọng tê tái tôi
chưa từng thấy trên gương mặt chàng.

Tôi bật
dậy, đỡ thân hình rệu rã của chàng ngồi xuống, ruột gan quặn thắt. Hỏi chàng đã
xảy ra chuyện gì, nhưng chàng chỉ lặng yên, ánh mắt thẫn thờ. Tôi định đi lấy
thuốc, nhưng chàng kéo tay tôi lại.

Ánh mắt
quyến luyến ngước nhìn tôi, bàn tay vuốt ve khuôn mặt tôi.

– Ngải
Tình, khi nào được tự do, nàng hãy tới chỗ của Pusyseda, cậu ấy sẽ bảo vệ nàng
bằng mọi giá.

Chàng
đột ngột kéo tôi vào lòng, tim chàng đập nhanh bất thường.

– Phật
tổ từ bi, ngài nghe thấu lời cầu khẩn của ta, đã đưa nàng tới đây. Tuy chỉ được
ở bên nàng chưa đầy một tháng, nhưng ta mãn nguyện lắm rồi.

Những
lời nói nặng ẩn ý ly biệt ấy khiến toàn thân tôi lạnh toát. Điều khiến tôi lo
lắng nhất, điều tôi không mong muốn xảy ra nhất đã xảy ra. Tôi quay lại, nhìn

sâu vào mắt chàng, cắn chặt môi để sự đau đớn giúp tôi bình tĩnh thốt ra:


Rajiva, có phải, chàng định tìm đến cái chết không?

Rajiva
giật mình, nỗi sầu muộn tột cùng ngập trong mắt chàng, nhưng chàng vội quay đi
né tránh, ra sức kìm chế để đôi vai thôi run rẩy.

– Ngải
Tình đừng nói nhảm, sao ta có thể…


Rajiva, chàng đã quên sứ mệnh truyền bá đạo Phật, phổ độ chúng sinh rồi sao?

Tôi
ngắt lời chàng, gào lên bằng tất cả sức lực mà tôi có:

– Chàng
đã quên, ở Trung Nguyên vẫn còn vô số chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ
ư?… Còn em nữa, em sẵn sang từ bỏ gia đình, bất chấp bản thân bị nhiễm xạ,
vượt ngàn năm thời gian đến bên chàng, đâu phải chỉ để cùng chàng đầu gối tay
ấp vẻn vẹn một tháng thời gian.

Tôi gầm
gào, giận dữ:

– Nếu
chàng yêu em, chàng phải tiếp tục sống như thế mới vĩ đại! Tìm đến cái chết có
gì khó đâu. Nhẫn nhục chịu đựng, tiếp tục sống, để hoàn thành sứ mệnh, đó mới
là người kiên cường.

Tôi nắm
lấy cánh tay chàng, cắn thật đau. Vị mặn theo nước mắt tràn vào miệng, xót xa.

Tôi
ngẩng đầu, toàn thân chàng run lên nhưng vẫn gắng sức kìm chế. Tôi gào lên:


Rajiva, chàng đừng quên, sứ mệnh của chàng còn quan trọng hơn cả tính mạng!

Ánh mắt
chàng nhìn tôi, mây mù tuyệt vọng bỗng chốc như tan biến, nhường chỗ cho ánh
sáng ấm áp của hy vọng. Chàng đột ngột cười vang, cất giọng hào sảng:

– Ta
đồng ý, Ngải Tình! Tiếp tục sống, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục sống.

Nhìn
lại vết hằn trên mu bàn tay, chàng gật đầu quả quyết:

– Từ
nay, ta sẽ không bao giờ nhắc đến từ “chết” nữa.

Vẻ dịu
dàng thường thấy lại trở về trên nụ cười hiền hòa của chàng:

– Ngải
Tình, nàng luôn biết cách giúp ta tỉnh ngộ.

Tôi thở
phào, nhưng ngay sau đó lại luống cuống đi tìm thuốc để bôi cho chàng. Tôi vốn
chỉ định để lại vết răng trên tay chàng, nhưng không hiểu vì sao khi nãy chẳng
thể kìm chế nổi bản thân.

– Ngải
Tình, nàng sẵn sàng từ bỏ gia đình, bất chấp bản thân bị nhiễm xạ, vượt qua
thời gian hàng ngàn năm để đến bên ta. Một ngàn năm thời gian đó có phải là
khoảng cách giữa trời và đất? Người thân của nàng đang ở trên trời đợi nàng
phải không? Còn nữa, phóng xạ là gì vậy?

Bàn tay
bôi thuốc cho chàng bỗng nhiên run rẩy, tôi ngước nhìn ánh mắt đầy thắc mắc của
chàng:


Rajiva…

Ngón
tay chàng khẽ đặt trên môi tôi, cánh tay còn lại dịu dàng kéo tôi vào lòng:

– Tiết
lộ thiên cơ không phải chuyện nhỏ, nàng sẽ bị Phật tổ trách tội. Vậy nên, sau
này, nàng phải hết sức thận trọng, kể cả với ta, nàng cũng không được tùy tiện
nói ra.

Đêm đó
tôi trằn trọc không yên. Câu nói mà các cô gái vượt qua thời gian nói nhiều
nhất là: Tôi biết kết quả nhưng không biết quá trình. Với tôi, 1650 năm so với
triều đình Mãn Thanh là khoảng cách lịch sư quá xa xôi. Những ghi chép chỉ vẻn
vẹn ngàn con chữ trong sách sử còn chẳng thể xác minh được tính chính xác,
huống hồ chỉ vài dòng súc tích về cuộc đời Rajiva trong truyện ký. Đằng sau
những con chữ ít ỏi đó là cả một quá trình như thế nào, tôi chẳng thể đoán
định.

Một
tiếng thở dài mơ hồ lướt qua trong không gian đêm, là chàng, có lẽ chàng cũng
cảm nhận được nỗi trằn trọc của tôi. Có điều, chúng tôi hiểu nhau và chỉ biết
im lặng, nằm chờ trời sáng.


Chỉ một
ngày sau, Rajiva lại bị Lữ Quang triệu gọi. Chàng vừa rời đi, lập tức có một
cung nữ mang xiêm y đến, nói rằng đây là những bộ váy áo mới nhất, cô ta còn
đập đập lên chồng váy áo, ánh mắt và động tác rõ ràng là những ám thị. Tôi tò
mò lật mở thì phát hiện thấy một mảnh vải lụa có chữ viết được nhét bên trong.

Nét chữ
Tochari gấp gáp, nghuệch ngoạc:

Hôm
qua, pháp sư khẩu chiến kịch liệt với Lữ Quang, ông ta dùng chị để uy hiếp,
huynh ấy giận quá đã lao đầu vào cột định tự vẫn, may thay có người kịp ngăn
lại. Lữ Quang đã từ bỏ ý định mua chuộc pháp sư, thay vào đó, ông ta sẽ tìm
cách hãm hại huynh ấy. Ba ngày nữa, pháp sư sẽ bị đưa đến chùa Cakra cùng đoàn
tùy tùng của Lữ Quang. Bất luận ông ta đưa ra yêu cầu gì, chị hãy khuyên pháp
sư tạm thời chấp thuận. Giờ đây, chỉ có chị mới khuyên nhủ được huynh ấy. Hãy
ghi nhớ!

Tức
giận lao đầu vào cột tự vẫn… Thì ra vết bầm tím ấy chính là… Mảnh khăn rớt khỏi
tay, chao xuống mặt đất tựa phiến lá khô. Bầu trời ngoài kia vẫn xanh ngăn
ngắt, gió nóng buổi trưa tràn vào phòng, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, dính vào nham
nháp, vô cùng khó chịu.

Lữ
Quang dùng chị để uy hiếp huynh ấy.

Điều mà
chàng lo sợ nhất chính là điều này ư? Cảnh vật trước mắt bỗng trở nên mơ hồ,
sống mũi cay nồng. Con người mảnh khảnh ấy sẵn sàng chống đỡ mọi nguy nan, cốt
để giữ cho tôi một khung trời bình yên. Ngải Tình ơi Ngải Tình, cô là con người
của thế kỷ XXI kia mà, còn chần chừ, do dự gì nữa, hãy tận dụng khả năng mà cô
có thể để cứu người cô yêu đi chứ!

Chàng
trở về rất nhanh sau đó, sắc mặt vẫn tái nhợt như mọi lần, nhưng ánh mắt kiên
định:

– Ngải
Tình, ông ta đã hứa sẽ trả tự do cho nàng. Ngày mai nàng có thể rời khỏi đây.

Thoáng
chút vui mừng hiện lên trên gương mặt u buồn, chàng đưa tay chạm vào má tôi, đó
là động tác thường xuyên nhất khi hai chúng tôi ở bên nhau.

– Ra
khỏi cung, nàng hãy đến chỗ Pusyseda, khi nào được tự do, ta sẽ tới đó tìm
nàng.


Rajava, chàng đã chấp thuận điều kiện gì để ông ta thả em?

– Ba
ngày nữa, ta sẽ cùng Lữ Quang đến chùa Cakra lễ Phật.

Tôi
quay mặt đi, kìm nén những giọt nước mắt chỉ chực trào trào ra, lấy lại nhịp
thở bình thường, quay lại nhìn chàng:


Rajava, chàng vì em sẵn sàng lao đầu vào cột, Lữ Quang thừa hiểu có thể dùng em
để uy hiếp chàng, sao ông ta có thể dễ dàng thả em ra?

Tôi thở
dài, Rajiva tuy thông minh, nhưng chàng luôn tin rằng con người vốn lương
thiện, chàng không hiều về những mưu mô chước quỷ ấy.

– Chỉ
e, bước ra khỏi cánh cửa này, em sẽ chẳng thể tới được chỗ Pusyseda.

Sắc mặt
chàng ngày càng thảm hại, chàng cắn chặt môi, nhắm mắt bất lực:

– Ta cứ
tưởng có thể giúp nàng. Không phải ta chưa từng nghĩ đến nguy cơ ấy, nhưng ta
thực sự không biết phải làm thế nào để đưa nàng đi khỏi đây, nên ta tự thuyết
phục bản thân thử tin Lữ Quang một lần xem sao.

Chàng hướng
đôi mắt buồn thăm thẳm về phía tôi:

– Xin
lỗi nàng, ta thật vô dụng, chẳng thể bảo vệ nàng…

– Chàng
đừng lo cho em, em có cách để thoát ra khỏi đây.

Tôi dựa
vào lòng chàng, áp má lắng nghe trái tim chàng dồn nhịp gấp gáp:

– Em
đang nghĩ cách để cả hai chúng ta cùng thoát khỏi nơi này.

Chúng
tôi ngồi tựa vào nhau trên thảm trải, màn đêm buông xuống. Cung nữ bước vào
chăm đèn, Rajiva cho họ lui ra. Lúc này là tháng Chín, mùa hạ oi nồng đã đi xa,
đêm thu khí lạnh tràn vào, tựa đêm mùa đông âm độ C. Giữa cung điện mênh mông
này, chúng tôi chỉ có thể tìm thấy hơi ấm từ thân thể của nhau.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.