Đức Phật Và Nàng

Chương 33


Đọc truyện Đức Phật Và Nàng – Chương 33

Tỉnh
dậy, thấy Pusyseda đang ngồi trước mặt, ánh mắt đăm chiêu, chăm chú quan sát
gương mặt tôi. Tôi lẳng lặng đứng lên. Hôm nay là ngày cuối của tôi ở Khâu Từ,
sắp xếp đồ đạc xong xuôi, nhét chặt hai chiếc balô Northface, lát nữa tôi sẽ
đến điểm hẹn để gia nhập đoàn thương nhân.

Khoác
áo lên người, tôi đưa tay xuống dưới gối, không thấy gì cả. Kéo gối ra, cũng
không thấy. Nhìn quanh xem có rơi đâu đó không, vẫn không thấy. Đâu rồi nhỉ?

– Đừng
tìm nữa.

Giọng
nói đượm vẻ mệt mỏi của Pusyseda cất lên:

– Tôi
giấu đi rồi.

– Cậu…

Tôi nổi
giận:

– Sao
cậu làm vậy? Trả lại cho tôi.

– Không
có cái vòng bự tướng ấy, chị sẽ không bay được lên trời.

– Cậu!

Việc đó
mà cậu ta cũng nghĩ ra, thật liều lĩnh!

– Trả
chiếc đồng hồ, à không, trả chiếc vòng lại cho tôi. Nếu cậu bất cẩn ấn vào nút
đó, hậu quả khôn lường.

– Hậu
quả ư?

Cậu ta
cười mỉa, thái độ bất cần.

– Hậu
quả là tôi sẽ bay lên trời ư?


Không.

Không
có áo chống tia phóng xạ, cậu ta chẳng thể bay đi đâu.

– Khi
đó sẽ có một luồng ánh sáng cực mạnh, nếu bị chiếu vào, chỉ vài ngày sau, thân
thể cậu sẽ tan rữa, cạn máu mà chết.

Tôi
tưởng tượng ra hậu quả khủng khiếp ấy để doạ cậu ta.

– Được
thôi, tôi sẽ không động vào bất cứ thứ gì. Nhưng, cái vòng đó, tôi sẽ giữ.

Pusyseda
tỏ ra không biết sợ hãi là gì, thản nhiên đứng lên, cười với tôi.

– Nếu
chị cho rằng vào phòng tôi có thể tìm thấy chiếc vòng thì xin mời tự nhiên!


Pusyseda, cậu muốn gì?

Tôi mệt
mỏi tựa vào thành giường, sao cậu ta cứ gây chuyện vào lúc tâm tư tôi rối bời
thế này?


– Muốn
gì chị còn không hiểu hay sao?

Cậu ta
sáp lại gần tôi, đấy mắt vằn lên những tia đỏ.

– Tôi
biết bây giờ chị vẫn chưa yêu tôi, nên tôi phải tận dụng thời gian.

Tôi cắn
môi, nghiêng đầu đi, không muốn nhìn cậu ấy.

– Vô
ích thôi.

– Cứ
mặc tôi!

Cậu ta
đột nhiên nổi đoá, cáu gắt:

– Dậy
mau, đến giờ phải đi rồi!

– Đi
đâu?

– Thành
cổ Taqian. Tôi và các anh em sẽ đưa chị đến đó.

Tôi gần
như bị cậu ta nhấc lên xe. Không muốn nhưng tôi không lại được với sức mạnh của
cậu ta, chỉ đành ngậm đắng nuốt cay ngồi yên trong xe. Pusyseda cùng bốn người
bạn trong đội cấm vệ quân hộ tống tôi ra khỏi thành Khâu Từ.

Cỗ xe
lắc lư, tôi thẫn thở, cảm giác có thứ gì đó đang dồn tụ trong lòng, muốn đẩy ra
không đẩy được, muốn nuốt vào không nuốt được. Sáng sớm hôm qua, tôi đứng nép
vào một góc tường cách cổng chùa không xa, lén dõi theo cậu ấy. Rất nhiều người
đã đến tiễn Bundahatta, người dân trong thành Subash cũng kéo đến rất đông, cả
biển người nhấp nhô, chen chúc, kín hết khoảng không gian trước cổng chùa. Tôi
không thấy Rajiva đâu cả. Mải đến khi cậu ấy lên lưng lạc đà, tôi mới vội đưa
tay xoa nhẹ chiếc cổ đã tê dại vì mỏi của mình và dặn lòng không được chớp mắt.
Cách nhau cả biển người mênh mông, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được nổi cô
đơn trong mắt cậu ấy. Lúc Rajiva đưa tay lên, để lộ chuỗi hạt bằng gỗ đàn hương
đã sờn bạc, tôi bất giác nắm chặt vành khăn lụa Atala choàng trên cổ. Lục lạc
vang lên lanh canh, Rajiva dõi mắt kiếm tìm, nhưng vô vọng, cậu ấy cúi đầu,
xoay người bước đi. Đoàn người dằng dặc nối nhau với những chiếc áo cà sa màu
nâu sòng chầm chậm trôi xa, rồi mất hút ở một khúc quanh nơi hẻm núi Thiên Sơn
heo hút. Tôi không nén nổi nước mắt.

Xe ngựa
lắc lư, nghiêng ngả. Tôi mê man, đắm chìm trong từng khoảnh khắc của hồi ức,
cho đến khi Pusyseda thông báo đoàn xe phải dừng lại để dựng trại. Tôi phớt lờ
sự tức giận trào lên trong sóng mắt Pusyseda, ăn uống qua loa, rồi nhanh chóng
rút về lán trại của mình.

Cậu ta
bướng bỉnh đi theo, tôi lẳng lặng xoay lưng lại, nằm xuống ngủ, xem cậu ta như
không khí. Pusyseda thở dài, buồn bã, bước ra.

Chúng
tôi đến Taian lúc chiều muộn ngày hôm sau, hoàng hôn đổ dài trên những bức
tường loang lổ. Chứng kiến khung cảnh tiêu điều ấy, nỗi buồn như thuỷ triều dâng
lên xâm chiếm. Tôi chưa bao giờ cảm thấy chán nản với công việc như lúc này.
Đột nhiên băn khoăn, liệu việc tiến hành khảo sát, đo đạt, xác định vị trí của
một thành trì đã hoang tàn sau gần hai nghìn năm bể bãi nương dâu có thực sự ý
nghĩa hay không? Con người luôn vội vã tiến về phía trước, mọi thứ trong thế kỷ
XXI thay đổi chỉ trong tích tắc, liệu ai có đủ kiên nhẫn dừng bước để chiêm
nghiệm những thứ đã thuộc về quá khứ?

Rajiva
cũng vậy, ngoài những nhà nghiên cứu về Phật giáo và lịch sử, thử hỏi có bao
nhiêu người biết đến sự tồn tại của cậu ấy? Hoạt hình Nhật Bản đã trở thành một

phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ, nhưng thử hỏi có bao nhiêu
bạn trẻ biết rằng, các nhân vật quen thuộc với tên gọi thường khiến chúng ta
níu lưỡi khi đọc như:

Asura,
Dragon, Yaksha, Gandharva, Garuda, Kinnava, … đều là thành quả dịch thuật của
Rajiva?

Tôi uể
oải lôi đồ nghề ra, mặc lòng có thích hay không, lúc này tôi phải làm một việc
gì đó mới được. Nếu không, đầu óc tôi sẽ nổ tung vì những suy nghĩ chất ngất,
hỗn độn mất! Lúc đầu tôi một mực từ chối sự giúp đỡ của Pusyseda, nhưng cậu ta
nằng nặc giằng lấy thước cuộn nên tôi đành để mặc cho cậu ta giúp.

Buổi
tối, chúng tôi dựng trại trên nền đất cũ hoang tàn, đổ nát của thành phố cổ.
Ngồi bên đống lửa gặm bánh nướng Khâu Từ trệu trạo nhai, nuốt từng miếng, tôi
nhanh chóng “bỏ cuộc”, đưa mắt về phía toà thành hoang phế trong đêm u tịch.
Không biết giờ này cậu ấy đang ở đâu? Có đang ngồi trước đống lửa và bận lòng
về “ai đó” như tôi không? Còn nhớ lần đầu tiên gặp Rajiva, cũng vào một đêm
tháng 10 giữa sa mạc mênh mông hoang vu. Khi ấy cậu vẫn là một thiếu niên, đôi
mắt long lanh, chăm chú nhìn tôi đầy vẻ hiếu kỳ.

– Chị
đang nghĩ gì thế?

Một cốc
nước được đẩy đến trước mặt tôi, ánh lửa bập bùng trong mắt Pusyseda, cậu ta
giống Rajiva quá!

Tôi đón
lấy cốc nước, áp tay vào sưởi ấm.

– Nơi
đây từng là Đô hộ phủ của Ban Siêu tại Tây Vực, 16 năm chinh chiến của cha con
Ban Siêu đã làm thay đổi lịch sử Tây vực và cả lịch sử Khâu Từ.

Pusyseda
ngồi xuống bên cạnh tôi, hướng mắt vào đống lửa.

– Kể
cho tôi nghe về ông ấy đi.

– Tôi
rất ngưỡng mộ Ban Siêu. Cha ông là Ban Bưu, anh trai là Ban Cố, em gái là Ban
Chiêu, họ đều là những nhà sử học và nhà văn nổi tiếng thời Hán. Bản thân ông
lúc đầu cũng theo nghiệp văn chương nhưng sau đó đã bỏ bút để cầm gươm.

Tôi
nhấp một ngụm nước, hồi tưởng lại gia đoạn lịch sử hào hùng ấy.

– Hán
Vũ Đế hạ lệnh cho Trương Khiên “khai thông” Tây vực, thi hành chính sách kết
giao hoà hảo, chỉ cần các tiểu quốc Tây vực thuận theo nhà Hán, không những
không phải cống nạp, mà còn được Hán
triều ban thưởng và cấp cho các kỹ thuật tiên tiến của Trung Nguyên. Thái độ
cầu hoà này khác hẳn với chính sách xâm chiếm tàn bạo của quân Hung Nô đối với
Tây vực. Bởi vậy, trong một thời gian dài, Tây vực đã hoàn toàn quy thuận triều
Hán, khiến quân Hung Nô vô cùng tức tối. Nhưng đến cuối đời Hán, Vương Mãng
soán ngôi, thiên hạ đại loạn, quân Hung Nô được dịp ngóc đầu dậy, khống chế
toàn bộ Tây vực. Đến khi Minh Đế, con trai của Quang Vũ Đế lên ngôi mới phải
Đậu Cố điều binh tấn công quân Hung Nô ở phía Bắc. Từ đó, lịch sử đã viết những
trang hào hùng về cuộc đời người anh hùng Ban Siêu.

Thành
quách tiêu điều ủ mình trong gió thu se sắt là chứng tích của những tháng năm
huy hoàng ấy. Ban Siêu cùng với đội quân 36 người của mình đã chiến đấu và tiêu
diệt 130 tên địch, từ chiến thắng đó, người đời mới có câu ngạn ngữ “không vào
hang cọp làm sao bắt được cọp con”. Khi Hán Chương Đế quyết định từ bỏ tây vực
và hạ chiếu triệu hồi Ban Siêu về Trung Nguyên, ông đã kháng chỉ và cùng các
tộc người Tây vực kiên trì trấn giữ Salaq suốt năm năm trời. Số binh lính người Hán
dưới quyền chỉ huy của ông không nhiều, nhưng ông đã thuần phục được các tiểu

quốc Tây vực bằng nhân cách và tài trí của mình.

Sau rất
nhiều nỗ lực của cha con Ban Siêu,
Khâu Từ đã quy thuận nhà Hán. Vương triều nhà Bạch do Ban Siêu dưng lên đã cai
quản Khâu Từ gần tám trăm năm. Nhưng đến thời kì này, Khâu Từ không còn nghe
theo hiệu lệnh của Trung Nguyên nữa, nên mới dấy lên cơn binh biến, để rồi mười
một năm sau, Rajiva sẽ phải đối diện với bước ngoặt lớn trong cuộc đời.

Trái
tim như vỡ ra, rỉ máu, cảnh sắc trước mắt như cũng nhuốm một màu sẫm đỏ. Tôi
nhắm mắt lại.

– Sao
chị không kể tiếp?

– Cậu
là người khâu Từ kia mà, sao lại không hay biết về giai đoạn lịch sử này?

Mở mắt
ra, sắc đỏ biến mất, chỉ thấy đôi mắt Pusyseda long lanh, dò xét. Tôi
cười buồn.

– Tôi
không sao, không cần nghĩ cách làm thay đổi tâm trạng của tôi đâu.

Cậy ấy
mỉm cười, rồi yên lặng.

– Quan
hệ giữa cậu và Bạch Chấn thế nào?

Cậu ta
nheo mày.

– Vẫn
ổn, sao chị hỏi chuyện này?

Tôi do
dự nhưng rồi vẫn quyết định nói ra:

– Cậu
đừng làm quân nhân nữa, được không?

Pusyseda
tỏ ra kinh ngạc, nhìn tôi đầy nghi hoặc.

– Có
thể cậu cho rằng lời nói của tôi là hàm hồ, nhưng hãy tin tôi, những gì tôi nói
đều là sự thật.

Tôi
nhìn thẳng vào mắt cậu ta, chậm rãi buông từng tiếng:

– Ngày
sau, Khâu Từ sẽ trải qua biến cố rất lớn, gia nhập quân đội sẽ nguy hiểm đến
tính mạng. Hãy kết thân với Bạch Chấn, người đó rất có thể sẽ là chỗ dựa của
cậu trong tương lai.

Pusyseda
dường như quá đỗi kinh ngạc, trầm ngâm hồi lâu. Lúc sau mới nhếch môi cười rất
khó khăn:

– Không
ngờ, chị cũng đã tiết lộ cho tôi biết trước tương lai của mình.

Chưa
hết ngạc nhiên, bàn tay tôi đã bị cậu ta nắm chặt, giọng nói dịu dàng đến bất
ngờ.

– Ở lại
bên tôi, cùng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn mà chị vừa nói, được không?

Cậu ta
đặt tay tôi vào lòng mình.

– Chị
là tiên nữ giàu lòng từ bi, chắc sẽ không để mặc tôi chịu khổ, đúng không?

Tôi
gượng gạo vùng thoát, chạm phải vết thương, không chịu nổi tôi kêu đau Pusyseda
lập tức buông tay.

Cậu ta
thở dài, vẻ đau buồn gợn trong đáy mắt, quay lại với ngọn lửa bập bùng.

– Ngải

Tình, nếu tôi xuất gia, liệu chị có thích tôi không?

– Cậu!

Tôi
giật mình:

– Cậu
nói bậy cái gì thế!

Cậu ta
cười vang:

– Đùa
chị thôi. Tôi mà xuất gia, sẽ có không biết bao nhiêu cô nàng khóc sưng mắt lên
mất! Rồi tôi lại phải phá giới để dỗ dành họ thôi! Người như tôi, chẳng thể
thành Phật được.

Tôi bật
cười:


Pusyseda, rốt cuộc cậu thích tôi ở điểm nào?

– Không
biết. Chị có xinh lắm đâu, ngực lại nhỏ, không biết tôi thích chị ở điểm gì cơ
chứ?

Cậu ta
nhìn tôi, nụ cười vụt tắt, nhẹ nhàng cất giọng:

– Ngải
Tình, chị rất thuần khiết.

Đôi mắt
màu xám nhạt từ tốn chiêm ngưỡng khuôn mặt tôi.

– Đôi
mắt thuần khiết, nụ cười thuần khiết, tâm hồn thuần khiết. Ở bên chị, tôi thấy
mình cũng trở nên thuần khiết, không muốn nghĩ đến những chuyện bậy bạ nữa.

Cậu ta
nhắm mắt lại, lúc mở ra nhìn tôi, ánh mắt buồn xa xăm.

– Ngải
Tình, chị nhất định phải về trời ư, không thể lưu lại nhân gian ư?

Tôi
đứng lên.

– Khuya
rồi, đi nghỉ thôi.

Sáng
sớm hôm sau, chúng tôi lên đường quay về. Tôi vốn chẳng có hứng để làm việc,
lại cũng không muốn ở cùng Pusyseda, nên đã đề nghị về sớm. Nhất định phải lấy
lại được chiếc đồng hồ vượt thời gian. Tôi đã ở Khâu Từ gần nửa năm, nếu không
gấp rút lên đường, có khi vừa đặt chân tới kinh đô Trường An, thời hạn một năm
đã hết, chưa gặp được Phù Kiên đã phải quay về thế kỷ XXI cũng nên.

Chúng
tôi phải dựng trại qua đêm trên đường, lẽ ra chỉ tối hôm sau là có thể về đến
thành Khâu Từ. Nào ngờ, trưa hôm đó khi chúng tôi đang nghỉ ngơi trong rừng
dương thì đã xảy ra một biến cố lớn.

Khi ấy
chúng tôi vừa nghỉ ngơi xong, đang chuẩn bị lên đường. Vừa bước vào xe, tôi
bỗng nghe thấy những tiếng động lạ. Khẽ thò đầu ra ngoài thì một vật thể lạ đột
ngột bay vút tới, cắm phật vào cửa xe, tôi lập tức nhận ra đó là một mũi tên.
Tiếng Pusyseda gào lên:

– Ngải
Tình, vào xe, ngồi yên trong đó!

Vừa
ngồi xuống, cỗ xe bỗng nghiêng về phía
sau, bên ngoài, tiếng ngựa hí lên thảm thiết, cỗ xe lao đi như bay. Xe ngựa
rung lắc dữ dội khiến tôi ngã lên ngã xuống đau điếng, tôi cố sức bò ra cửa xe.
Vất vả lắm mới kéo nổi rèm cửa, tôi thấy một mũi tên cắm trên lưng ngựa còn phu
xe thì đã mất tăm mất dạng từ bao giờ. Bốn bề là sa mạc hoang vắng, không thấy
Pusyseda. Tôi chao đảo, choáng váng, buồn nôn nhưng vẫn gắng gượng lết đến bên
cánh cửa, cắn răng, co người nhảy xuống. Không biết tôi đã lăn trên mặt đất bao
nhiêu vòng, chỉ thấy cánh tay bị thương truyền đến cơn tê buốt, rụng rời.

Sau đó,
đầu tôi va phải một vật gì đó rất lạnh, trời đất tối sầm và tôi không thấy gì
nữa cả.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.