Đọc truyện Đứa Con Bị Chối Bỏ – Chương 15
Chưa kịp định thần thì lại nghe tiếng một người đàn ông nạt nộ:
– Con chó này mày thích gây sự đúng không, mày thích gây sự tao gây sự cho mày xem.
Nói rồi người đàn ông đó lao đến túm tóc tôi giật ngược lên mà tát liên tiếp vào mặt tôi. Trong nhà chị Lan cũng vội vã chạy ra hét lớn:
– Bỏ con bé ra, em xin anh bỏ con bé ra đi mà, anh không được làm như thế với con bé.
Thế là tôi không cần phải căng mắt ra nhìn người trước mặt cũng biết đó là ai, vốn dĩ tôi đã có chút mềm lòng sau khi nói chuyện với chị. Vốn dĩ đã định sau khi chị về tôi cũng sẽ đi rút đơn, nhưng chính anh ta, chính ta lại một lần nữa đẩy sự việc đi quá xa.
Anh ta thấy chị thì dừng tay và chỉ thẳng vào mặt chị tôi chửi:
– Cả con khốn này nữa, mày nuôi nong tay áo, nuôi cáo trong nhà, để bây giờ nó quay lại cắn tao đây này mày thấy chưa. Tao đã bảo với mày bao nhiêu lần là đuổi nó ra ngoài sống đi, cái loại sa cơ lỡ vận giữ trong nhà chỉ mang hoạ thôi mà mày không nghe. Bây giờ mày sáng mắt ra chưa?
Nhân cái lúc anh ta mải chỉ chỏ chửi bới tôi đã nhanh tay gỡ được tóc mình ra và đứng lùi về phía sau mấy bước. Hai bên mép đang có chút máu rỉ ra nhưng tôi không thèm lau, cứ để nguyên đó lát còn có bằng chứng để tống anh ta vào tù.
Nhìn chị mặt cắt không còn giọt máu mà tôi thấy giận chị ghê gớm, chi nhu nhược nên anh ta mới có thể lấn lướt như thế.
Càng nhìn càng giận nên tôi hét thẳng vào mặt anh ta rằng:
– Một là mày ra ngay khỏi đây, hai là tao gọi bảo vệ sau đó kiện mày thêm tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
– Mày giỏi mày kiện đi, mày kiện cho tao xem, cái loại sa cơ như mày mà đòi đấu lại với tao được á, tỉnh mộng đi cưng, đây là Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đâu mà mạnh miệng. Tao điên lên tao lại vả cho vỡ mõm bây giờ.
Biết tôi thân gái sẽ chẳng thể nào đấu lại với anh ta, còn chị chắc chắn cũng chẳng có gan mà đánh anh ta. Vậy nên tôi nhanh chân chạy vào phòng ngủ, chốt cửa lại sau đó gọi bảo vệ lên giải quyết.
Chưa đầy 5 phút sau 2 anh bảo vệ lực lưỡng đã có mặt, nhìn thấy họ anh ta còn lớn tiếng chửi:
– Lại mấy cái con chó trông nhà này hả, tao đến nhà em vợ tao chơi đấy thì làm sao?
– Chúng tôi đã nhận được thông báo của chủ nhà về việc xâm nhập bất hợp pháp của anh, yêu câu anh ngay lập tức rời khỏi đây.
Một anh bảo vệ đã dùng giọng nói đanh thép của mình để nói chuyện, vậy mà anh ta vẫn câng câng cái mặt thách thức:
– Bố mày đéo đi đấy, sao nào?
– Vậy thì xin lỗi anh chúng tôi phải dùng đến biện pháp khống chế.
Nói dứt câu hai anh bảo bảo ngay lập tức tiến tới khoá tay anh ta và kéo đi, dường như anh ta vẫn chưa hiểu ra nên vẫn cố ngoái lại chửi:
– Con đĩ, mày nhớ lấy, mày chưa xong với bố mày đâu con ạ.
Tôi không bận tâm tới anh ta lắm, điều tôi lo lúc này là lát nữa về nhà chị sẽ bị anh ta làm khó. Nhìn chị đang đứng bám vào mép cửa lo lắng, run rẩy, tôi lại thấy thương chị. Có khi nào tôi đã làm sai rồi không?
Nhưng chuyện đã lớn đến thế này nếu tôi im lặng bỏ qua nhất định anh ta sẽ ngày càng quá đáng. Vốn dĩ anh ta nghĩ tôi xa cơ, không có tiền, có thế, không nhờ vả được gì nên định trở mặt. Anh ta định dùng tiền để bịt miệng thiên hạ thì có lẽ anh ta đã nhầm, anh ta thích đấu nhất định tôi sẽ đấu tới cùng.
Thở dài mệt mỏi, tôi nhẹ nhàng dìu chị vào ghế rồi hỏi:
– Chị có sao không, sao trông sắc mặt chị mệt mỏi vậy.
Chị từ từ đưa mắt nhìn tôi đáp:
– Chị, chị không sao, chị xin lỗi em, hết lần này tới lần khác mang phiền phức tới cho em.
– Sao chị lại nói thế, chị không có lỗi gì cả, có chăng chỉ là chị quá nhu nhược nên anh ta bắt nạt quen tay thôi.
– Thôi chị phải về đã, chị lo anh ấy về nhà không thấy chị sẽ lại mắng con vô cớ mất. Em nhớ suy nghĩ những lời chị nói ban nãy nhé.
Tôi bất lực đến mức chẳng con từ nào để mà miêu tả con người chị lúc này nữa, tiễn chị ra về mà lòng tôi nặng trĩu. Không phải tôi sợ anh ta sẽ lại đến đây, mà tôi lo cho chị, nếu tôi làm căng nhất định chị sẽ là người khổ nhất. Nhưng nếu tôi bỏ qua thì chị cũng vẫn sẽ khổ, thôi thì cứ thẳng tay 1 lần trừng trị, may ra anh ta mới tỉnh ngộ được.
Những vết thương mới anh ta gây ra cho tôi, tôi cũng chụp cả lại, việc xin giấy xác nhận tổn thương cũng không quá khó với tôi. Lần này tôi tin chắc bản thân thừa sức khiên anh ta đi tù, bản thân luật sư Luân cũng khẳng định với tôi, anh ta đã nhận được giấy triệu tập, không lên để giải quyết mà lại tới nhà tôi bạo hành lần 2 thì chắc chắn sẽ bị phạt từ 2 đến 6 năm tù.
Là do tự anh ta chuốc lấy chứ chẳng phải do tôi đẩy anh ta đến bước đường cùng. Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo tiếp theo anh ta cũng bị cách đồng chí công an tới tận nhà, bắt tạm giam 3 ngày để điều tra.
Tôi cũng từng nhận được điện thoại của một số lạ, vừa bắt máy chưa kịp nói gì đầu dây bên kia đã chửi tôi xối xả:
– Cái con mất dậy, cái loại vô ơn, mày hại con tao thì tao nhất định không cho mày sống yên ổn đâu.
– Bác làm gì được cháu thì bác cứ làm, cháu cũng không ngại gặp bác ở toà đâu.
Nói rồi tôi tắt máy và chăn luôn số điện thoại đó lại để tránh bị làm phiền thêm. Đúng là phúc đức tại mẫu, bà ấy như thế thì sao con trai không hư hỏng cho được cơ chứ.
Còn chị, ngày nào chị cũng tới nhà tôi van xin khóc lóc, chị bảo:
– Từ nhỏ chị đã thèm khát được yêu thương, vậy nên khi gặp anh, yêu anh chị đã dồn hết tình cảm của mình cho anh ấy. Những ngày đầu quả thật chị vô cùng hạnh phúc vì được anh yêu. Nhưng rồi khi bước chân vào cuộc hôn nhân, chính những mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu làm anh mệt mỏi. Bởi vậy anh mới thay đổi, còn chị vẫn dành toàn bộ tình cảm của mình cho anh ấy. Chị yêu anh ấy, chị thương các con, nên chị xin em có một lần, một lần cuối cùng thôi chị xin em. Hãy rút đơn kiện được không?
– Chị Lan này, em biết nói những điều này sẽ khiến chị đau lòng, nhưng chị đã bao giờ nghi ngờ anh ta có bồ nhí bên ngoài chưa?
– Không đâu, anh ấy chỉ hay nóng tính thôi, chứ ảnh yêu thương mẹ con chị lắm, chị không tin anh ấy như thế đâu.
Tôi đưa cho chị ít khăn giấy rồi nói:
– Em chỉ đang hỏi thôi, vì em cũng không có bằng chứng gì cả, nhưng mà nhìn cái cách anh ta đi tối ngày, về đến nhà cũng lại ôm cái điện thoại, vừa nhắn tin vừa cười em nghi ngờ lắm. Chưa kể đến việc ngày nào cũng lấy cả nắm tiền của chị nữa, dẫu sao chị vẫn nên chú ý đến anh ta 1 chút thì hơn.
– Em thôi đi, em không rút đơn thì chị sẽ bảo lãnh cho anh ấy, em đừng có đổ tiếng xấu cho anh ấy như vậy. Em ác lắm, em thừa hiểu cảm giác thiếu thốn tình cảm như thế nào mà vẫn nhẫn tâm đẩy các cháu vào hoàn cảnh đấy.
Thấy chị lớn tiếng tôi cũng bực mình mà quát lại:
– Em chưa kiện anh ta thêm cái tội xâm phạm trái phép nơi ở của em, lại còn áp đáo tại gia nữa là em đã vì chị lắm rồi đấy. Chị có thể tỉnh táo mà suy nghĩ giúp em đi được không? Nhìn thẳng vào vẫn đề mà suy xét, đừng có cố chấp có được không?
Thấy tôi to tiếng chị lại dịu giọng năn nỉ:
– Chị biết anh ấy sai, sai nhiều lắm, nhưng chị tin tình cảm của chị dần dần sẽ giúp anh ấy thay đổi mà. Chị xin em, chị không thể để con chị không có bố được, em còn nhớ những lần chị em mình lén lau nước mắt khi nhìn những đứa bạn cùng lớp có bố đưa đón đi học. Hay khi chị em mình thi vào cấp ba, người ta có bố đưa đi, còn chúng ta tự đèo nhau trên con xe đạp cũ của bác cả, em đã nói gì hay không? Rồi cả những ngày chị em mình học đại học, thiếu thốn đủ thứ, những cái tết vì kiếm tiền mà chấp nhận ở lại nơi đây, em đã ước gì em nhớ cả chứ?
Ký ức của tôi cứ thế theo từng câu nói của chị mà ủa về, ngày chúng tôi học lớp 1, chị em tôi phải tự mình đi bộ gần 2km để tới trường. Xung quanh, bạn bè ai ai cũng có bố, có mẹ đưa đón.
Chị em tôi đã từng đứng nép sát vào cồng trường, lặng lẽ lau nước mắt cho nhau. Phía trước chúng tôi là 1 ông bố đang cẩn thận bế đứa con gái nhỏ lên xe, ông còn ân cần hỏi xem hôm nay đi học có gì vui, cô giáo dậy những bài gì, hay con có bị các bạn băt nạt không? Nhìn cái ánh mắt chan chứa yêu thương của ông bố ấy, chị em tôi cứ thế nép sát vào người nhau để cảm nhận chút ít hơi ấm ít ỏi trong mùa đông lạnh giá.
Rồi cả khi lên cấp 2, khi chúng tôi cùng được nhận giấy khen, cùng được đi thi học sinh giỏi cũng chẳng có bố mẹ ở bên xoa đầu khen ngợi. Có chăng chỉ nhận được 1 vài lời động viên từ mọi người xung quanh. Nhưng ẩn sâu trong đó là 1 chút đố kỵ, đố kỵ vì chị em tôi giỏi hơn anh chị. Đố kỵ vì chúng tôi thiếu thốn nhưng vẫn học giỏi, bới vậy bác gái từng chỉ vào đầu chị Liên mà đay nghiến:
– Mày nhìn đi, nhìn con Lan, con Lệ đi, nó không cha không mẹ bên cạnh mà nó đi thi huyện. Còn cái mặt mày, tao lo cho mọi thứ thì ngu dốt, mày nhìn nó mày không thấy xấu hổ hả con này. Từ nay tao cấm mày đi chơi, mày mà bước chân đi chơi tao vụt cho gãy chân. Cút ngay vào buồng học bài nhanh lên, lần này thi mà được điểm dưới 5 thì chết đòn với tao.
Những ngày chị em tôi còng lưng đèo nhau lên huyện để thi cấp 3 tôi vẫn còn nhớ, nhớ rõ từng giọt mồ hôi trên trán chị. Lúc ấy tôi đã buột miệng mà nói:
– Giá như, mình có bố thì giờ này có lẽ chị em mình cũng đang vui cười sau xe bố như tụi nó rồi.
Khi ấy chị Lan chỉ thở dài chứ chẳng đáp lại lời tôi, cả những tháng ngày đi học đại học xa nhà, nhìn gia đình người ta cùng nhau đi ăn, đi chơi, còn chùng tôi phải vất vả ở đây phục vụ, quả thật đã khiến tôi rơi nước mắt không biết bao lần.
Tôi cũng chẳng thể quên cái tết đầu tiên xa nhà, ngày nào tôi cũng ghi vào cuôn nhật ký mình vỏn vẹn 1 dòng.
– Ước gì, tết này chị em tôi có cha có mẹ cạnh bên.
Quá khứ cứ từng chút, từng chút 1 hiện về, những hình ảnh ấy tuy có chút mờ nhạt trong tâm trí tôi, nhưng những nỗi đau, những tủi hờn, xót xa thì vẫn vẹn nguyên như thế. Ngay cả thời điểm hiện tại, khi mà tôi sắp bước sang tuổi 29, khi kinh tế đã đủ đầy thì đôi lần tôi vẫn chạnh lòng khi thấy gia đình nào đó vui vẻ cùng nhau.
Phải rồi, tôi nói chị ngu ngốc, khi nghĩ rằng hi sinh nhận nhịn vì con thì chúng nó sẽ hạnh phúc. Nhưng đến ngay cả bản thân tôi cũng thế, tôi cũng đâu biết chúng muốn gì, mà tôi đang áp đặt cho chị, cho cháu rằng rời xa anh ta là sẽ hạnh phúc.
Tôi sai rồi, sai thật rồi, với bản tính của chị nhất định sẽ chẳng để anh ta ngồi tù đâu. Mà thậm chí anh ta có ngồi tù chị cũng sẽ chăm sóc, thăm nom và chờ đến ngày anh ta được thả. Như thế chẳng phải tôi đã vô tình làm khổ chị mình thêm hay sao?
Cuối cùng tôi nhè nhẹ nói:
– Chị lấy xe chở em đến công an phường nhé.
– Em, em định làm gì.
– Rút đơn.
Nghe được 2 chữ ngắn gọn từ tôi chị hạnh phúc ôm chặt tôi mà cảm ơn, tôi chẳng vui cũng chẳng buồn với quyết định của bản thân mình. Thôi thì cuộc sống của chị tôi nên để chị tự mình chọn lựa sẽ tốt hơn.
Khi ở phường, nhìn anh ta phờ phạc mệt mỏi tôi cũng có chút nguôi giận. Chẳng biết do 3 ngày trong đó anh ta tự suy nghĩ lại, hay do những bạn tù, quản giáo dậy dỗ mà nhìn thấy tôi anh ta thay đổi hẳn. Thấy tôi, anh ta không gào thét, chửi bới, chỉ cúi mặt lặng lẽ mà ra xe.
Tôi chán gét đến mức không muốn nhìn thấy anh ta, nên gọi 1 chiếc taxi khác để về, chị biết nên cũng lặng im không nói gì. Ngồi trên xe, tôi chợt yêu cầu tài xế cho tôi đến chùa Kim Liên, bên bờ Hồ Tây, ngôi chùa mà ngày đi thực tập tôi thường xuyên ghé qua.
Tôi muốn được tĩnh tâm, muốn trút bỏ hết những ưu phiền ngoài kia cho nhẹ lòng, và cũng muốn cầu cho anh được bình an. Cầu cho chúng tôi sớm ngày được đoàn tụ.
Giây phút nhìn anh rể phờ phạc, tôi chợt nghĩ đến anh, anh rể mới chỉ ở đó chưa đầy 3 ngày đã mệt mỏi như thế, Vậy còn anh của tôi, anh ở trong đó sắp tròn 3 tháng rồi, liệu rằng anh phải chịu những gì. Tết này ăn tết trong đó anh có buồn không, giờ này chắc anh đang lo lắng nhiều lắm.
Chẳng biết trên cao kia đức phật có nghe thấy lời tôi thỉnh cầu hay không, nhưng lòng tôi được nói ra mọi thứ thấy nhẹ nhõm vô cùng.
Dạo 1 vòng ngắm cảnh chùa sau đó tôi trở về nhà, ngày ngày ngoài đôi lần ra ngoài mua đồ ăn thì tôi gần như chỉ nhốt mình với bốn bức tường. Nhà chị ngay đó nhưng tôi chưa 1 lần quay lại từ sau biến cố ấy.
Có vài lần anh ta chở chị và 2 đứa nhọc tới nhà tôi chơi, nhưng có lẽ ngại tôi nên chờ cho chị và cháu vào nhà anh ta cũng quay về. Tôi biết nhưng mặc kệ, ngay cả đến liếc mắt nhìn anh ta tôi cũng lười biếng chẳng muốn làm.
Tôi biết sau sự việc lần ấy anh ta đã thay đổi nhiều, không phải qua lời chị kể mà tôi nghĩ thế. Mà tôi để ý từ cái cách mà anh ta nói chuyện với chị. Anh ta nhẹ nhàng, ân cần hơn trước rất nhiều, đưa chị từ dưới lên tầng 7 nơi tôi sống anh ta cũng 1 tay bế cu tít, 1 tay xách túi đồ. Để cho chị được thảnh thơi dắt bé Linh đi trước.
Còn mẹ chồng chị sau lần ấy cũng không còn đến nhà chị như trước nữa, nhưng chị lại bảo thế chị càng thấy thoải mái hơn. Phải rồi, hàng ngày luôn luôn có ánh mắt soi mói đẻ ý bạn thì sao mà dễ chịu được cơ chứ. Tôi mong bà ta đừng bao giờ đến làm phiền cuộc sống của chị nữa thì càng tốt.
Nhìn những nụ cười hạnh phúc luôn thường trực trên môi tôi cũng thấy mừng cho chị. Tất cả mọi thứ trước đây tôi làm cũng chỉ vì mong chị sẽ có hạnh phúc. Bây giờ nhìn gia đình chị như thế tôi cũng thấy an tâm.