Bạn đang đọc Du Già Đại Pháp – Chương 18: Bạch Đế Tầm Kinh Nô Nữ Tẩu-bắc Kinh Thi Kế Diệt Gian Thần
Mấy ngày sau, bốn người về đến Tín Dương. Nghe nói Hoàng Hải
Thần Long táng mạng, Sa Trượng thần y khoan khoái nói:
– Kế sách nhất tiễn xạ song điêu của Thu nhi quả lợi hại.
Thiên Tà cẩn trọng hơn:
– Võ Lâm Độc Thánh chưa chết thì giang hồ chưa hết phong ba.
Tang lão cười nhạt:
– Lão phu sắp tìm ra cách giải chất độc Tiêu Hồn. Lúc ấy họ Đào đâu còn
đang ngại nữa.
Tống Thu chưa cứu được anh em họ Triệu, chàng cảm thấy có lỗi với von
thê nên nét mặt dàu dàu. Địa Tà nuôi nấng chàng từ nhỏ nên rất hiểu ý. Bà
liền dò hỏi:
– Thu nhi buồn vì việc gì ?
Chàng bèn kể lại giấc mơ ở Phụ Dương và lời lặn dò của Lăng Phượng.
Thượng Sương cũng có mặt, lệ đổ đầm địa nhớ thương người chị chung
thuyền bạc mệnh. Chiều ngày mùng chín tháng mười một khi những bông
tuyết đầu trên rơi xuống thì Vạn Lý Phiêu Phong và Thanh Y Kiếm Khách về
đến. Vừa đúng bữa cơm chiều hai gã tắm gội xong vào bàn. Tống Thu thấy họ
có vẻ mệt mỏi và đói bụng nên cười bảo:
– ún cho no rồi hãy nói.
Lát sau, Thôi Bạch Hạc vỗ bụng, khoan khoái kể:
– Đại ca! Lão quỉ họ Đào y thuật và công lực đều đáng sợ. Lão vừa chạy
vừa băng bó vết thương, vậy mà bọn tiểu đệ phải vất vả lắm mới theo kịp.
Không hiểu lão dùng loại linh dược gì mà thương tích rất mau lành, chỉ vài
ngày sau đã hồi phục hẳn, cước trình nhanh nhẹn hơn trước. Sau bốn ngày lão
vượt sông Hoài tiến vào vùng núi Quỷ Sơn. Nơi này loạn thạch ngổn ngang và
bố trí thành trận pháp nên bọn tiểu đệ suýt mất mạng mà không vào nổi. Thật
là hổ thẹn.
Tống Thu liền an ủi:
– Biết được địa điêmt là tốt rồi. Kỳ môn trận thết là tuyệt học thượng cổ,
nếu chính ta cũng phải bó tay thôi.
Hiên Viên hồ chủ góp lời:
– Chúng ta phải tìm cho được Quỷ Sơn.
Thiên Tà ứng tiếng:
– Thiết phiến tu la Cố Thiên Châu cũng là cao thủ trong thật kỳ mônt.
Năm xưa Thu nhi vào nơi tọa hóa của lão, có thấy lưu lại sách vở gì không?
Địa Tà bảo ngay:
– Lão đầu tử nói mà không nghĩ. Dãu tìm thấy di thư cũng chẳng thể học
ngay được. Đi làm gì cho uổng công.
Thượng Sương bỗng ra dấu với Tống Thu. Chàng bèn dịch lại:
– Sương nhi nói rằng nàng có một người sư thúc ẩn cư ở vùng Vu Giá, rất
giỏ về trận pháp. Sương nhi sẽ cùng hài tử đi Tứ Xuyên mời lão hạ sơn.
Tôn Thái Vân nói ngay:
– Tướng công cứ yên tâm đưa Cốc Đại thư đi. Tiểu hài tử Nam Thu đã
thôi bú và thường ngủ chúng với thiếp.
Tống Thu mừng rỡ thưa cùng các trưởng bối:
– Thiên Hồng Bang bị thiệt hại nặng nề chắc chắn trong vài tháng nữa
chưa thể xuất đầu lộ diện. Hài nhi sẽ cùng Thượng Sương đi Tứ Xuyên. Việc ở
nhà mong chư vị quán xuyến dùm.
Chàng quay sang bảo Độc Thủ Linh Hồ:
– Người có muốn theo ta về cố quận hay không?
Đường Thái Bạch vui vẻ đáp:
– Mộ của Tiên mẫu ở Tứ Xuyên, tiểu đệ cũng muốn về thăm.
Sau hai ngay chuẩn bị, phu thê Tống Thu khởi hành ngoài Độc Thủ Linh
Hồ còn có Lãnh Diện Thái Tuế và Tây Môn Phượng Tường. Đêm trước
Phượng Tường đã đến thì thầm gì đó với Thượng Sương và được nàng chấp
thuận cho theo.
Đường vào Thục ngày càng lạnh giá nên Tống Thu quyết định đem theo
xe tứ mã. Lãnh Diện và Linh Hồ thay nhau làm xà ích. Tống Thu cỡi ngựa đi
bên cạnh. Vừa ra khỏi thành Tín Dương vài dặm Thượng Sương vén màn ra
dấu bảo Linh Hồ ngừng ngựa cho mình. Đã lâu lắm rồi nàng không được sánh
đôi cùng trượng phu. Linh Hồ cười khà khà tung mình lên xe, ngồi cạnh Lãnh
Diện Thái Tuế. Thượng Sương cũng nhẹ nhàng nhảy lên yên tuấn mã. Tống
Thu liền khen ngợi:
– Không ngờ võ công của nương tử ngày càng lợi hại!
Giai đoạn này cường địch ở cả phía sau lưng nên bọn Tống Thu chỉ hóa
trang sơ sài. Mái tóc dài óng ả của Thượng Sương tung bay theo gió. Tuyết rơi
rất nhẹ, điểm sương trên suối tóc. Tống Thu say đắm ngắm nhìn người vợ tật
nguyền sau lần sinh nở, nàng càng bội phần kiều diễm.
Thượng Sươn liếc yêu trượng phu, miệng mỉm cười luôn tay ra dấu diễn
tả ý mình. Nàng nói rằng lần này sẽ dẫn chàng về thăm họ tộc và viếng mộ cha
mẹ của mình. Chiều ngày mười bốn, họ vượt sông Hán Thủy đến Chương
Phàn dừng xe trước Vạn Phúc đại lữ điếm. Cỗ tứ mã sang trọng và phong thái
của khách đã khiến bọn tiểu nhị vui mừng, khom lưng sát gối. Đường Thái
Bạch dõng dạc nói:
– Mau dọn ba phòng thượng hạng trên lầu hai và chuẩn bị cơm rượu. Bầy
ngựa thì cho ăn lúa mạch loại tốt nhất.
Nhận phòng xong, Tây Môn Phượng Tường định hầu hạ Tống Thu tắm
gội. Thượng Sương mỉm cười xua tay ra dấu rằng chính mình sẽ làm việc ấy.
Cuộc sống ở nhà gò bó đẫ lâu rồi Thượng Sương không được đích thân
chăm sóc cho trượng phu. Nàng khao khát được hưởng lại cảm giác của những
ngày đầu cùng hau dong ruổi. Đây là khách điếm lớn nhất nhì phủ Hồ Bắc
nên rất tiện nghi, mỗi phòng đều có nhà tắm riêng.
Thượng Sương mang y phục sạch theo Tống Thu vào nơi tắm gội. Bồn gỗ
lớn đã đổ đầy nước ấm, tỏa hơi nghi ngút. Nàng dịu dàng cởi y phục trượng
phu, tháo dây cột tóc. Thần hình rắn chắc quen thuộc khiến nàng đỏ mặt.
Thượng Sương xúc động vuốt ve những vết sẹo trên người chàng. Mỗi lần
chàng thọ thương nàng đã đau lòng biết mấy. Tống Thu cười bảo:
– Nương tử đừng lo, giờ đây chẳng còn ai đả thương ta được nữa rồi.
Chàng hôn lên trán người vợ ngoan hiền, lần cởi xiêm y. Trừ đôi đầu nhũ
phong đã xấu đi vì cho con bú, toàn thân Thượng Sương quyến rũ lạ lùng.
Nàng vẫn âm thầm rèn luyện võ công nên cơ thể nảy nở săn chắc, vùng bụng
thon mảnh phẳng phiu như xử nữ. Tống Thu bồng nàng bước vào bồn tắm.
Họ lặng lẽ kỳ cọ vuốt ve. Bốn mắt nhìn nhau thay cho ngàn vạn lần ân ái.
Tắm gội xong Tống Thu đưa nàng trở lại phòng ngoài gầy cuôc ái ân mặc
cho tuyết ngoài sân nhìn ngắm.
Hôm sau họ lại lên đường. Đúng ngày cúng táo quân mới đến được Bạch
Đế sơn. Tống Thu vào thăm mộ Càn Khôn lão nhân rồi đưa bốn người kia ra
phía hậu sơn tìm đến nơi tọa hóa của Thiết Phiến Tu La. Họ đứng cả bên
ngoài, chỉ mình chàng và Thượng Sương vào trong.
Tống Thu sắp nhang đèn khấn ân sư rồi mới tiến hành tìm kiếm. May
thay trong một hốc đá trên vách động là bọc lụa đựng pho chân kinh viết bằng
tiếng Phạn cổ và một quyển sách dày nói về kỳ môn trận pháp.
Thượng Sương xem kỹ tấm lụa vàng, hân hoan ra hiệu rằng đây chính là
mảnh tơ Thiên Tằm. Nàng sẽ thay màng quạt đã rách của cây thiết phiến. Từ
ngày bị Đồ Long kiếm rọc thủng đến nay, thiết phiến trở thành phế vật. Tống
Thu vái tạ di thêt Tu La rồi xuất động. Chàng đóng chặt thanh môn đưa pho
kinh cho Phượng Tường xem. Nàng vui vẻ nói:
– Đúng là pho kinh này. Để về đến lữ điếm nô tỳ sẽ giải thích những tinh
yếu của thần công.
Năm người mau chóng hạ sơn trở lại khách điếm ở Quí Châu. Linh Hồ
bèn xin phép đi thành đô thăm mộ mẫu thần mình, gã hứa với Tống Thu rằng
sẽ có mặt ở Nội Giang chính là quê hương Thượng Sương.
Trưa hôm ấy, Phượng Tường bắt đầu dịch đoạn khẩu quyết nói về công
phu Du Già. Quả nhiên có khác với bản chữ Hán của Thiết Phiến Tu La Cố
Thiên Chân dù kiến văn uyên bác nhưng không thể sánh bằng người sinh
trưởng học hành ở Thiên Trúc như Phượng Tường.
Tống Thu theo hướng mới đưa chân khí lưu chuyển. Quả nhiên các đại
huyệt và lỗ chân lông toàn thân đóng lại mà da dẻ vẫn mịn màng. Chàng thử
bế khí hoàn toàn đi vào cõi vô ngã. Lúc tỉnh lại hơn một canh giờ. Thượng
Sương đang lo lắng vì thấy trượng phu tắt thở quá lâu, tim hầu như không
đập, mừng rỡ mỉm cười. Phượng Tường vui vẻ nói:
– Để nô tỳ xuống bếp làm vài món lạ cho công tử thưởng thức.
Thực ra thì đã đến bữa cơm chiều nên không ai phản đối. Trời cuối năm,
đất thục lạnh lẽo phi thường, dẫu đã có áo ấm và chậu than hồng mà Thượng
Sương cũng run lên, nàng vội uống vài chung rượu cho ấm bụng.
Lãnh Diện cũng luôn tay mời mọc Tống Thu, đến Phượng Tường mang
đồ nhắm lên thì cả ba đã ngà say. Thượng Sương ăn vài chén rồi xin phép cáo
lui trước, Phượng Tường cũng đi theo nàng.
Đến xẩm tối thì Lãnh Diện đầu hàng, lảo đảo đi về phòng. Gã lẩm bẩm:
– Rượu ở đây nặng thật, chỉ mới bốn chén đã say mèm.
Tống Thu cũng chẳng khá hơn, mắt nhắm mắt mở đi về phòng. Chàng
cởi áo lông, chui vào chăn, ôm lấy ái thê. Lát sau, mùi hương xạ xông vào mũi,
chàng nghe động tình, kéo Thượng Sương vào lòng. Mỹ nhân thẹn thùng giúp
chàng cởi y phục. Tống Thu mơ hồ nhận ra có điều khác lạ nhưng chẳng để ý
làm gì. Thân hình nóng bỏng kia đã cuốn hút chàng vào trận mấy mưa cuồng
nhiệt.
Sáng ra, chàng tỉnh giấc thì không thấy Thượng Sương đâu. Thanh
Huyết Hãn thần kiếm trên đầu giường đã biến mất. Một linh cảm xấu xâm
chiếm tâm hồn, Tống Thu vội chạy sang phong Lãnh Diện và Phượng Tường.
Thấy Thượng Sương y phục chỉnh tề nằm trên giường của Phượng Tường,
chàng thức ngộ ra rằng người đàn bà đêm qua chẳng phải là nàng. Tống Thu
bước đến lay gọi:
– Sương muội ! Dậy mau.
Thượng Sương mở mắt ngơ ngác nhìn trượng phu với vẻ dọ hỏi, chàng
đáp:
– Phượng Tường đã biến mất cùng với thanh Huyết Hãn thần kiếm.
Chàng chợt nhớ đến pho bí kíp Xúc Cốt Du Già đại pháp, vội kéo
Thượng Sương trở lại phòng mình. Quả nhiên dưới nệm chẳng còn chân
kinh, chỉ có một tờ hoa tiêu viết vội:
ếCông tử nhã giám!
Nô tỳ chính thuộc là ái đồ của Thiên Trúc Đại giáo sĩ, có nhiệm vụ vào
Trung nguyên thu hồi pho Xúc Cốt Du Già Đại Pháp và thanh Huyết Hãn
thần kiếm. Bảo kiếm này vốn do tổ phụ họ Tây Môn đúc ra. Nó đã uống máu
người quá nhiều nên chứa đầy ma khí, công tử giữ lại sớm muộn gì cũng trở
thành kẻ hiếu sát như quỷ dữ và có ngày chết vì chính nó. Nô tỳ đem về Thiên
Trúc đặt trong đền Lộ Thiên Giới Lã Sa, nhờ pháp lực của chư phật chưu thiên
trấn yểu. Nô tỳ yêu thương công tử nhưng không thể ở lại hầu hạ, đành mượn
tình hương cùng chàng ân ái một đêm. Nếu nô tỳ thụ thai ấy là đã có duyên
tiền định. Nô tỳ sẽ vào Trung Nguyên hầu hạ công tử.
Phượng Tường bái bútế.
Thượng Sương đứng bên cùng đọc, nàng nhoẻn miệng cười, đấm nhẹ vào
lưng chàng làm Tống Thu ngượng ngùng nói:
– Kể ra nàng ấy cũng là người nhân hậu. Nếu có ác ý thì chúng ta chẳng
thoát chết.
Lãnh Diện Thái Tuế đã tỉnh giấc, thấy phòng mông chủ mở cửa liền bước
vào. Tống Thu trao tờ hoa tiêu cho gã đọc. Điêu Kim Cừu bảo:
– Chân kinh vốn chẳng phải của Đại ca, nếu đúng bảo kiếm kia có ma khí
thì tiểu nha đầu Phượng Tượng lấy đi là phải.
Tống Thu gật đầu:
– Nếu nàng là người gian xảo thì đã không giải thích chân kinh cho ta
luyện đúng đường lối, đạt đến mức đại thành.
Ba người vui vẻ rời Quí Châu, đi về hướng Nội Giang. Vùng đất cằn cỗi
sỏi đá ngày là quê hương của mẫu thân Thượng Sương, cha nàng là người Hán
lưu lạc đến đây sinh cơ lập nghiệp. Khi song thân qua đời. Thượng Sương tiếp
tục công việc của phụ thân. Mấy năm trước nàng lên Bạch Đế Sơn hái thuốc
nên mới gặp Tống Thu.
Bộ tộc người Bạch này phát tích từ đất Vân Nam. Tổ tiên họ không hiểu
vì lý do nào đó đã đến định cư cạnh dòng sông Nội Giang. Đất đai cằn cỗi, dưới
sông tôm cá rất nhiều.
Chiếc xe tứ mã dừng trước cổng làng, Thượng Sương đã mặc bộ y phục
năm xưa, bước xuống xe. Đám trẻ con reo hò mừng rỡ khiến cả làng ùa ra
xem. Thượng Sương dẫn Tống Thu và Lãnh Diện đi đến căn nhà lớn giữa làng.
Một lão già râu tóc hoa râm, thân thể tráng kiện bước xuống thang. Lão ôm
chầm lấy Thượng Sương, nói rối rít bằng tiếng Miên. Tống Thu đã được nàng
báo trước nên vòng tay thi lễ:
– Tiểu tế là Bách Lý Tống Thu, bái kiếm cửu phụ.
Lão trưởng làng này chính là cậu ruột của sương nhi, Nông Dài. Lão cười
ha hả, nói bằng tiếng Hán rất chuẩn:
– Sương nhi quả là có phúc khi lấy được người tài mạo như điệt tế. Mời
lên nhà dùng chén rượu cho ấm bụng.
Lãnh Diện Thái Tuế đánh xe vào sát nhà rồi cùng lên. Hôm nay đã là hai
mươi lăm tháng chạp, khắp làng rộn ràng tiếng chày giã nếp, tiếng gia súc bị
chọc huyết. Tống Thu kính cẩn hỏi:
– Chẳng hay năm nay mùa màng của hội tộc ta thế nào?
Nông Đài ủ rũ đáp:
– Tệ lắm, lúa thì thất bát, cả tôm cũng ít ỏi. Có nhiều nhà không đủ gạo
ăn đén sang xuân.
Tống Thu nghiêm giọng:
– Phu thê tiểu tế muốn tặng mỗi gia đình trăm lượng bạc để ăn tết. Mong
cửu phu đứng ra phát giùm.
Nông Đài giật mình nói:
– Làng này có đến năm trăm nóc nhà, số bạc sẽ rất lớn.
Thượng Sương vui vẻ ra dấu bảo rằng nàng đã chẩn bị xong. Nông lão
mừng rỡ, bước ra phía trước cửa gõ vào chiếc cổng. Dân làng lập tức tề tựu
đông đủ. Lão cao giọng giải thích. Mọi người phấn khởi hoan hô vang dội.
Thượng Sương bước xuống, bảo Lãnh Diện mở thành xe phía sau. Trong hai
chiếc rương gỗ lớn, chất đầy những nén bạc mười lượng. Nàng tươi cười trao
tận tay từng người.
Dân Miêu thiệt thà nên chẳng ai lãnh hai lần. Đến tận trưa mới phát
xong hơn năm vạn lượng bạc ngân. Tống Thu trao riêng cho Nông Đài tấm
ngân phiếu mười vạn lượng. Số bạc này dành để mua sắm giống má và nông
ngư cụ. Cả làng mở hội ăn mừng, heo gà chết như rạ.
Chiều hai mười tám, Độc Thủ Linh Hồ đến nơi cùng mọi người vui say
cho đến tận mùng hai tết. Họ đã viếng mộ song thân Thượng Sương hôm
mùng một nên sáng mùng ba khởi hành đi về hướng núi Đại Sơn, khi lên đến
đỉnh núi thì phát hiện sư thúc của Thượng Sương đã qua đời. Nàng khóc lóc tế
mộ rồi theo Tống Thu xuống núi.
Bốn người đi về hướng Đống, ghé vào thành đô nghỉ trọ. Đêm ấy Tống
Thu lấy pho Vũ Hầu Kỳ Môn chân giải ra nghiên cứu. Chàng không có chút
căn bản nào về Dịch học nên chẳng hiểu gì cả. Đây lại là phần cao siêu uyên
náo nhất chứ không phải trình độ căn bản. Tống Thu thở dài bảo:
– Muốn hiểu được quyển chân giải này phải mất không dưới ba năm.
Thượng Sương an ủi chàng bằng cách chấm trà viết lên bàn:
– Tướng công lo gì ! Ta không vào được Quỉ Sơn thì dụ chúng ra mà đánh.
Chẳng lẽ Thiên Hồng Bang ở mãi nơi ấy được sao?
Tống Thu buồn rầu đáp:
– Ta cũng biết điều ấy, nhưng chưa cứu được huynh muội họ Triệu, ta
chẳng thể yên tâm.
*
* *
Lượt về, Tống Thu đi đường Tô Châu để viếng mộ song thân. Cường địch
vẫn còn, chàng chưa có nới ở cố định mà cải táng hài cốt phụ mẫu. Lần trước
chàng đã gởi gấm hai ngôi mộ cho gia đình gã tiều phu ở bìa rừng nên không
đến nỗi nhang lạnh khói tàn. Thấy chàng và Thượng Sương trở lại, gã tiều phu
mừng rỡ đưa ra thăm mộ. Hai nắm đất nằm trơ trọi dưới những tàn cây rừng
phủ tuyết quanh cũng quang đãng sạch sẽ. Tế mộ xong, Tống Thu đứng ngơ
ngẩn suy nghĩ về kiếp nhân sinh. Gã tiều phu rụt rè nói:
– Sao công tử không làm mộ chí cho phụ mấu?
Chàng cười khổ đáp:
– Tiểu đệ có quá nhiều kẻ thù, nếu chúng biết mộ phần của tiên phụ, tiên
mẫu ở đây thì họ chẳng được yên đâu. Trong lúc chưa cải táng được, mong đại
huynh thay tiểu đệ chăm sóc mả mồ.
Thượng Sương tặng gã trăm lượng bạc. Đối với người nghèo, đây là cả
một gia tài lớn, có khi làm cả đời cũng không dành dụm được. Tống Thu
nghiêm nghị nói:
– Hồ đại huynh thay tiểu đệ giữ mồ, ơn ấy chẳng dám quên, sau này sẽ
báo đến trọng hậu.
Chàng vái tạ rồi cáo từ, Thượng Sương nhớ con thơ, thúc giục mọi người
đin nhanh. Linh Hồ mỉm cười vung roi quất bốn con ngựa phi nước đại.
*
* *
Đầu tháng hai, bọn Tống Thu mới về đến Hán Dương. Tiệc mừng chưa
tàn thì đệ tử Cái Bang đến báo tin:
– Bẩm công tử, có kẻ nào đó đã vào hoàng cung hành thích Thiên tử cấm
quân phát hiện liền vây chặt. Nhưng thích khách chỉ với thanh trường kiếm
và một cây quạt lụa đã giết chết mấy chục thì vệ, ung dung thoát đi, gã còn
ngạo nghễ tự xưng mình là Thiết Phiến công tử. Chính vì vậy triều đình đã
họa hình gởi đi khắp nơi quyết bắt cho bằng được công tử. Tin thứ hai là Quan
tổng trấn thành An Khánh đã bị Trần thái sư đàn hặc rằng có quan hệ với
Thiết phiến công tử, ngự tiền thị vệ đã đến áp giải Trương Phố về Bắc Kinh xét
xử. Họ sẽ đi bằng đường Đại Vân Hà.
Hiên Viên Đạo thở dài bảo:
– Chắc chắn đây là độc kế của Thiên Hồng Bang vu oan giá họa cho Thu
nhi.
Bạch Lan lo sợ hỏi:
– Trước sự việc này, tướng công định thế nào?
Tống Thu trầm ngâm đáp:
– Ta đoán rằng Độc Thánh và Song Tuyệt Hầu Gia đã điều tra ra việc
Trần thái sư là người đỡ đầu cho Hoàng Hải Thần Long. Họ liền lên Bắc Kinh
tình nguyện thay thế Thân Mộ Sắc, thực hiện âm mưu của Thái Sư. Tên thích
khách kia có lẽ là Sầm Cẩm Y hóa trang ra. Cũng may ra cấm quân phát hiện
nên lão không giết được thiên tử. Nhưng cũng đã đổ được tội lên đầu ta. Việc
tày đình này chẳng thể trốn tránh được. Ta phải đi ngay Bắc Kinh làm sáng tỏ
vụ án oan nếu không dòng họ Bách Lý suốt đời phải thay tên dấu mặt.
Thiên Tà nghiêm giọng hỏi lại:
– Thu nhi phải có kế sách vẹn toàn kẻo thiệt thân vô ích. Tràn thái sư
nắm giữ binh quyền, được thánh hoàng sủng ái. Lão sẽ không để Thu nhi toàn
mạng gặp Long nhan đâu?
Tống Thu mỉm cười:
– Phụ thân yên tâm. Chính lão thái sư sẽ phải minh oan giùm hài nhi.
Mười ngày sau, chiến thuyền áp giải Trương tổng trấn từ Trường Giang
đổ vào giòng Đại Vân Hà, dương buồm tiến về hướng Bắc. Đại Vân Hà là hệ
thống sông đào đầu tiên của Trung Hoa, nằm ở phía đông. Công trình này
được bắt đầu xây dựng từ thời cổ đại, dài gần ba ngàn hai trăm dặm, nối liền
năm hệ thống sông: Hải Hà, Hoàng Hải, Hoài Hà, Trường Giang và Tiền
Đường. Đại Vân Hà gồm bảy đoạn, là đường giao thông thuận lợi từ Hoàng
Châu đến Bắc Kinh vì là sông đào nên sức nước chảy chậm, ngọn gió xuân từ
biển Đông thổi vào chỉ giúp thuyền căng nhẹ cánh buồm.
Trăng mười hai bàng bạc trên cao chẳng đủ soi sáng mặt sông và thì về
đều ngủ vì say rượu. Một chiếc thuyền nhỏ, từ bờ Tây nhẹ nhàng đuổi theo và
cặp vào mạn chiếc thuyền. Lúc xẩm tối đã có một chiếc khác xuất hiện. Hai
thiếu nữ bán rượu nhan sắc tuyệt trần, rượu Thiệu Hưng lại thơm phưng
phức. Bọn trên thuyền không dằn được lòng ái mộ, buông lời chọc ghẹo và
mua giúp mấy vò. Chính là nguyên nhân khiến ai cũng say mèm. Giờ đấy bốn
bóng đen từ thuyền nhỏ nhảy lên, cột dây neo thuyền vào mạn tàu rồi đi
thẳng xuống khoang dưới, nơi nhốt Trương tổng trấn.
Ba khắc sau họ trở lại thuyền con, chèo vào bờ, lên ngựa đi thẳng đến Bắc
Kinh. Chiếc thuyền tiếc tục cuộc hành trình, cuối tháng hai mới cặp bến Hải
Hà. Trương Phố lập tức bị giải về giam ở thiên lão, chờ lệnh vua đòi. Trước đó
vài ngày, viên áp ty của thiên lao là Vương Lai Giang đã tái ngộ người đồng
hương Quách Tam. Lần này họ Quách không nhờ Vương áp ty giết ai cả mà
chỉ gởi gấm gã chăm sóc Trương tổng trấn. Do vậy Trương Phố tuy ở nhà tù
mà rât thoải mái.
Ba ngày sau Trương tổng trấn được giải vào triều để thiển tử hỏi tội.
Minh đế nghiêm nghị phán:
– Trương khanh dày công hạng mã, đã bốn mưoiư năm tận tụy vì triều
đình, nay sao cấu kết với kẻ thí quân? Sự việc thế nào mau tấu trình cho trẫm
rõ, nếu ngoan cố thì chỉ liên lụy cho ba họ.
Trương tổng trấn khẳng khái đáp:
– Khải tấu hoàng thượng. Hạ thần lòng dạ trung trinh sáng như nhật
nguyệt, lẽ nào long nhan lại nghe lời sàm tấu vu vơ của kẻ gian thần mà hoài
nghi bậc tôn trung?
Thái sư Trần Tung nghe họ Trương chửi mình là gian thần, giận dữ bước
ra:
– Khải tấu hoàng thượng. Có người đã tận mắt thấy gã Bách Lý Tống Thu
mặc áo võ quan đứng cạnh Trương Phố trong trận tiêu diệt thảo khấu ở núi
Cửu Hoa.
Trương tổng trấn thản nhiên nói:
– Muôn tâu Hoàng Thượng ! Người hiệp sĩ hôm ấy chính là Thông Thiên
đạo trưởng, kẻ đã từng chữa lành quái bệnh cho Thánh Cung. Nhờ đạo trưởng
mà năm ngàn quân An Khánh không bỏ mạng vì chất độc của tên phó đầu
lĩnh núi Cửu Hoa và Võ Lâm Độc Thánh Đào Vị Ngã.
Dương hoàng hậu mừng rỡ phán:
– Nhưng sao Trương hiền khanh biết người ấy là đạo trưởng?
– Khải tấu thánh cung ! Tiên trưởng đã đưa ra chiếc chuông bằng ngọc tía
mà thái tổ hoàng đế đã ân tứ cho họ Dương. Trên ấy có dấu Ngọc tỷ và hai
hàng chữ: Thái tổ hoàng đế, Nhất thống sơn hà. Hạ thần trước đó chỉ nghe nói
nhưng cũng có thể đoán chắc là vật thực.
Dương hoàng hậu hài lòng bảo:
– Đúng vậy ! Trong triều cũng ít ai được thấy qua. Khanh tả lại đặc điểm
ấy rất chính xác, chẳng thể giả được.
Minh đết ngỡ ngàng hỏi lại Thái sư:
– Thế sao Trần khanh lại bảo rằng đó là gã thích khách.
Trần Tung chưa kịp đáp thì nghe mũi ngứa ngáy khủng khiếp, hắt hơi
liền một lúc hai ba chục cái, nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt trông rất khó coi.
Sau đó lão lại nghe đầu nhức như búa bổ, lăn ra sân chầu la hét. Dương hoàng
hậu rỉ tai Minh đế:
– Hoàng thượng ! Trước đây thần thiếp cũng bị chứng quái bệnh này. Lúc
ấy chỉ muốn chết cho xong may mà có Thông Thiên đạo trưởng pháp lực cao
thâm, đã biết trước có ngày hạ thần bị Thái sư vu cáo. Người dạy rằng cứ yên
lòng vì thái sư sẽ bị đám oan hồn của mấy trăm hải tặc Biển Đông báo oán.
Minh đế ngạc nhiên hỏi:
– Sao lại có bọn hải tặc nào nữa ? Thái sư là quan văn, chưa từng xuất trận
lần nào?
– Khải tấu Hoàng thượng ! Thông Thiên đạo trưởng đã bả rằng Trần thái
sư âm mưu soán nghịch, liên kết với bọn cướp biển Đông là Hoàng Hải Thần
Long Thân Mộ Sắc. Nhiệm vụ của họ Thân là thu phục các cao thủ võ lâm về
phe Thái sư, tổ chức hành thích thiên tử, giết hại các bậc trung thần rồi lên
ngôi cửu ngũ, đoạt lấy cơ nghiệp Đại Minh. Trong trận chinh phạt Thiên
Hồng Bang ở núi Cửu Hoa bọn hải tặc này có tham gia và bị chết gần hết. Việc
này xin thánh thượng hỏi Binh Bộ thượng tư thì sẽ rõ.
Bất cứ vị vua nào cũng sợ mất ngôi nên long nhan giận dữ phán:
– Tô Khanh, quả có việc ấy chứ?
Binh bộ thượng thư Tô Tuấn run rẩy tâu:
– Muôn tâu ! Đúng là Thái sư có điều ngàn thủ hạ hợp lực cùng quan
quân An Khánh. Nhưng hạ thần không biết lai lịch của họ.
Long nhan nghe nói Thái sư có cả ngàn thủ hạ lai lịch bất minh, ngài sa
sầm nét mặt, vỗ long án hỏi:
– Trần Thái sư ! Khanh là quan văn sao lại chiêu mộ thủ hạ đông đảo như
vậy để làm gì? Phải chăng muốn tạo phản?
Trần Tung đang sống dở chết dở làm sao nghe được lời của thiên tử.
Nhưng bên tai lão lại văng vẳng một câu khác hẳn:
– Phải chăng khanh vẫn một lòng tận trung với trẫm ?
Vừa lúc ấy con quái vật trong đầu nằm im. Trần thái sư mừng rỡ vội quì
xuống đáp:
– Muôn tâu, thánh thượng anh minh soi xét đúng lòng dạ của hạ thần…
Mới nói xong đã lăn ra dẫy dụa. Bá quan nghe lão thú nhận ếồế lên phẫn
nộ. Minh đế biến sức gằn giọng:
– Vậy tên thích khách hôm nọ là do khanh phái đến phải không?
Thái sư lại nghe là:
– Có phải trong buổi chầu đầu năm khanh đã dâng cho trẫm một pho
tượng kỳ lân rất quí giá phải không?
Lão mừng rỡ đáp ngay:
– Thưa phải! Chính hạ thần…
Đến lúc này thì Minh đế không còn nhịn được nữa, ngài gầm lên:
– Thị vệ đâu, mau lôi lão ra cửa Ngọ Môn chém đầu.
Quân Giáp Sĩ xúm lại lột áo mão Trần thái sư lôi đi xềnh xệch. Lão đã hết
đau đớn, ngơ ngác chẳng biết việc gì đã xảy ra, luôn miệng kêu oan.
Long nhan buồn bã phán:
– Trẫm quả là đê mê, lâu nay sủng ái kẻ tôi loàn. Trương thần khanh bình
thân, trẫm sẽ tạ lỗi với khanh bằng cách thăng hàm nhất phẩm.
Trương Phố tung hô vạn tuế, đứng lên kính cẩn nói:
– Khải tấu Hoàng thượng ! Thiết phiến công tử là đồ đệ của Thông Thiên
đạo trưởng nên chẳng thể là thích khách. Mong long nhan thu hồi lệnh truy
sát. Kẻo phụ lòng bậc thần tiên.
Dương hoàng hậu vẫn nhớ ơn xưa, liền quay sang Minh đế nũng nịu nói:
– Đạo trưởng có ơn cứu mạng thần thiếp. Mong long nhan đừng để thần
thiếp mang tiếng là người bội nghĩa.
Minh đế vội nói:
– Phải ! Phải ! Trẫm sẽ thu hồi ngay lệnh ấy.
Tan chầu, Trương tổng trấn về dịch quán nghỉ ngơi. Hôm sau lên đường
trở lại nhiệm sở An Khánh.
Ra khỏi thành khá xa, có ba người đứng đợi sẵn. Họ đưa nhau vào rừng.
Lát sau họ Trương trở ra với dung mạo khác.
Gió xuân hiền hòa thổi mát mặt khách lữ hành, cảnh vật xanh tốt êm
đềm. Nhưng trong thành Bắc Kinh có một nơi chẳng vui vẻ chút nào. Đó là
phủ thái sư Trần Tung phạm tội đại nghịch, thây bị bó chiếu chôn trong nghĩa
địa dành cho tù nhân. Không được tổ chức tang ma. Gia quyến phải rời đế đô
về quê ngay lập tức. Lúc thu dọn tư trang mới biết của cải tích lũy mấy chục
năm nhờ tham ô nhũng nhiễu đã mất chín phần.
Việc Trần thái sư âm mưu soán nghịch là mối nhục lớn cho thiên tử nên
ngài ra lệnh dấu kín ẩn tình. Triều đình chỉ loan báo rằng Trần Tung khi quân
phạm thượng nên bị chém.
Địch Yến Bình hiếu kỳ hỏi:
– Đại ca đã làm thế nào mà lão họ Trần bị chém nhanh như vậy?
Tống Thu điềm đạm kể lại, ba người kia bật cười nắc nẻ. Đường Thái
Bạch tán dương:
– Tiểu đệ mang danh Linh Hồ mà xem ra cơ trí chỉ bằng một góc của đại
ca.
Tống Thu cười khổ:
– Đây chỉ là chút mẹo vặt, kẻ phá được trận đồ quanh núi Quỉ Sơn mới
đáng gọi là đại trí.
Lãnh Diện Thái Tuế tư lự:
– Chắc giờ đây thương thế của Song Tuyệt Hầu Gia và Độc Thánh đã lành
hẳn. Không hiểu bọn họ còn có âm mưu gì nữa?
Bỗng trong ruộng kế bên đường có tiếng sủa vang, một con chó lông
vàng đang lao nhanh giữa đám trẻ, mục tiêu của nó là con chồn xám. Con
chồn băng qua đường quan đạo, chui vào đám ruộng đối diện. Chó hoàng
khuyển đuổi theo, đánh hơi một lúc rồi tiếp tục truy sát. Nó không hề thấy
con Hồ Ly nhưng vẫn đi rất đúng hướng.
Tống Thu như người bừng tỉnh cơn mê. Chàng phán khởi nói:
– Hay lắm ! Ta đã tìm ra cách vào Quỷ Sơn rồi.
Chàng thúc thuộc hạ phi nhanh, đích đến của họ là Thiếu Lâm Tự.