Dụ dỗ

Chương 30


Đọc truyện Dụ dỗ – Chương 30:

 
Chương 30: Người mẹ gợi cảm đang ghen
 
“Chuẩn bị bài sao?” Ngay sau đó Mạc Tiệp lại cười dịu dàng nói ra một câu hỏi trái với lương tâm.
 
Nội tâm Bùi Ngọc: ??? Hôm qua từ lúc về nhà tôi chơi mẹ tới tận sáng sớm ngày hôm nay, không phải trong lòng mẹ biết rõ tôi chuẩn bị bài hay không sao?
 
Bùi Ngọc ngước mắt nhìn cô, trong nháy mắt lại bị nụ cười quái dị của cô khiến cho da đầu tê dại.
 
“Cô giáo, Bùi Ngọc vẫn luôn rất thích vật lý, trước kia là đại thần vật lý ở trường trung học chúng em, chắc hẳn bạn ấy không cố ý tới muộn đâu và cũng đã chuẩn bị bài tốt rồi.” Tiểu nữ sinh bên cạnh cố gắng giải vây cho Bùi Ngọc.
 
Mấy nữ sinh khác phụ họa.
 
Mạc Tiệp nở nụ cười sáng lạn hơn.

 
Nội tâm Bùi Ngọc sụp đổ: ??? Các bạn điên rồi, sao lại nói tôi là đại thần vật lý gì đó ở trước mặt “đại thần” thật! Đừng đổ dầu vào lửa được không!
 
“Nếu sự chú ý của bạn Bùi Ngọc còn cao hơn cô giáo, vậy tiết học này để bạn Bùi Ngọc nói một chút về hiểu biết của bạn với môn học này đi.” Mạc Tiệp khoanh tay, ung dung nhìn anh, “Lên đây đi, bục giảng này là của bạn.”
 
Bùi Ngọc khó tin trừng mắt nhìn cô: ??? Đây là tình huống gì? Bản thân cô không soạn bài, còn giao nhiệm vụ lên lớp cho anh?
 
Cả lớp vang lên tiếng vỗ tay nhiệt liệt.
 
Ngay lúc Bùi Ngọc không biết làm sao cứng người tại chỗ, Mạc Tiệp đã khoan thai đi xuống bục giảng, đứng ở bên cạnh anh.
 
Mùi hương tóc quen thuộc, sáng nay anh còn tự tay sấy khô.
 
Anh thở dài trong lòng, thỏa hiệp nghĩ: Được rồi được rồi, thấy cô bị anh làm bốn lần trong đêm đầu, anh để cho cô nghỉ ngơi một lát cũng là việc nên làm.
 
Bùi Ngọc đứng dậy đi lên bục giảng.
 
Dưới bục lại một tràng vỗ tay liên tiếp.
 
Mặt Bùi Ngọc sạm đi, quay mặt lên bảng đen cầm một viên phấn viết phương trình Schrödinger, sau đó nói: “Rất nhiều người có thể không phải chuyên bộ môn vật lý, vậy tôi bắt đầu giảng từ phương trình Schrödinger.”
 
Theo bản năng anh nhìn thoáng qua Mạc Tiệp, phát hiện cô ngồi ở chỗ anh, không để ý gì sử dụng máy tính của anh.
 
“Phương trình Schrödinger có ý nghĩa giải thích hàm sóng biến đổi theo thời gian như thế nào.” Bùi Ngọc vừa nói vừa nắn nót viết công thức lên bảng đen, “Bất kỳ phép đo khả quan [1] nào trong vật lý cổ điển [2] đều phải trở thành operator – toán tử [3] trong cơ học lượng tử. Chúng ta biết trong phương trình Schrödinger hàm sóng là không gian vectơ Hilbert [4], hàm sóng có chuẩn hóa, nói cách khác dùng hàm sóng ở trong cơ học lượng tử để mô tả mật độ xác suất. Nói một cách đơn giản, vecto được nhân với vectơ kép của nó và sau đó sẽ được tích phân vào trong toàn bộ không gian…”

 

 
Trong lớp học vô cùng yên tĩnh, chỉ có tiếng giảng bài trầm thấp ung dung của anh xen kẽ tiếng phấn viết ma sát bảng đen.
 
Ở trên bảng anh vừa suy ra phương trình Klein Gordon [5] vừa giảng: “Đây là phương trình trường lượng tử đầu tiên, như chúng ta biết, phương trình Schrodinger có tính chất phi thuyết tương đối [6], mà phương trình Klein Gordon có tính chất thuyết tương đối, tuy rằng phương trình thứ hai thậm chí được đưa ra sớm hơn. Phương trình Klein Gordon tồn tại hai vấn đề, một là xác xuất âm, hai là năng lượng âm. Vào năm 1928, Dirac đã cải thiện nó và đề xuất rằng mối quan hệ giữa toán tử Hamilton [7] và thành phần động lượng phải là một dạng liên quan tuyến tính, vì vậy chúng ta có phương trình Dirac [8], phương trình này là phương trình đầu tiên dự đoán phản vật chất [9]. “
 

 
Bùi Ngọc suy luận xong phương trình Dirac thì vừa tới thời gian tan học.
 
Bùi Ngọc nói rõ ràng mạch lạc, chữ viết ngay ngắn kín bốn tấm bảng đen, quay đầu lại thì phát hiện ra Mạc Tiệp đang chăm chú chơi máy tính anh, trong nháy mắt phát hỏa trong lòng. Cô để anh giảng tiết học của cô, anh giảng tới miệng lưỡi đắng khô cũng thôi đi, cô còn không nghe một chút nào. Tuy rằng quả thực không có gì có để nghe nhưng cái cô sai là không tôn trọng người ta! Bùi Ngọc tức giận nghĩ, cô không thể xem anh là người đàn ông đầu tiên của cô mà chăm chú nhìn một chút hay sao?
 
“Bạn Bùi Ngọc nói không sai nhưng có rất nhiều thứ là bản thân bạn ấy tự suy ra, không chính xác lắm.” Mạc Tiếp để ý thời gian không còn nhiều, đứng dậy trở về bục giảng, quét mắt nhìn nhanh quá trình biện luận công thức trên bảng đen, “Nhưng điều tôi muốn nói vừa đúng là điều này, học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp ba rất say mê công thức, có lẽ các bạn cho rằng đại học cũng vậy, tìm hiểu sự khác biệt giữa các phương trình sau đó rút ra kết luận. Thật ra chúng ta muốn suy ra một đáp án nào đó, có thể bắt đầu từ nhiều điểm khác nhau, phương thức khác nhau, nhưng điều này không phải điều quan trọng. Quan trọng là, tại sao đáp án phải là thế này. Đến đại học rồi tôi hy vọng mọi người có thể thoát khỏi cách tư duy cấp ba, trước tiên phải hình thành trực giác và khung lý thuyết của riêng mình.”
 
“Cô giáo nghiêm khắc quá rồi, Bùi Ngọc mới năm nhất thôi mà.” Trong lớp có nữ sinh nhỏ giọng thì thầm.
 

Bùi Ngọc xưa nay kiêu ngạo, vẫn luôn được thầy cô bạn bè khen ngợi nịnh nọt thành thần, hôm nay lại bị cô xem là ví dụ điển hình của cực khổ học tập giảng bài ròng rã một tiết, lúc này tức giận tới nỗi mặt tái xanh, vô cùng vô cùng muốn làm cô. 
Chú thích dành cho những bạn chưa biết: 
[1] Observable (可观察量): Trong vật lý, một vật quan sát là một đại lượng vật lý có thể đo được. Ví dụ bao gồm vị trí và động lượng. Trong các hệ thống được điều chỉnh bởi cơ học cổ điển, đó là một “hàm” có giá trị thực trên tập hợp tất cả các trạng thái hệ thống.
[2] Vật lý cổ điển (经典物理学: Vật lý cổ điển đề cập đến các lý thuyết của vật lý hiện đại có trước, hoàn thiện hơn các lý thuyết được áp dụng rộng rãi hơn trước đó.
[3] Operator (算符): Trong vật lý, một toán tử là một hàm trên một không gian của các trạng thái vật lý sang một không gian khác của các trạng thái vật lý. Ví dụ đơn giản nhất về tiện ích của các toán tử là nghiên cứu về tính đối xứng. Bởi vì điều này, chúng là những công cụ rất hữu ích trong cơ học cổ điển.
[4] Không gian Hilbert: Trong toán học, không gian Hilbert là một dạng tổng quát hóa của không gian Euclid mà không bị giới hạn về vấn đề hữu hạn chiều. Đó là một không gian có tích vô hướng, nghĩa là trong đó có khái niệm về khoảng cách và góc. 
[5] Phương trình Klein Klein Gordon là một phương trình sóng tương đối tính, liên quan đến phương trình Schrödinger. Nó là thứ hai trong không gian và thời gian và hiển nhiên là Lorentz-covariant. Nó là một phiên bản lượng tử hóa của mối quan hệ động lượng năng lượng tương đối tính.
[6] Thuyết tương đối: Lý thuyết vật lý học do An-be Anh-xtanh đề xướng, cho rằng sự vận động, tốc độ, khối lượng… có tính tương đối chứ không phải tuyệt đối, đồng thời, vật chất, không gian, thời gian có tác động lẫn nhau.
[7] Toán tử Hamilton: Trong cơ học lượng tử, toán tử Hamilton hay Hamiltonian là một toán tử tương ứng với năng lượng toàn phần của hệ gây nên sự biến đổi theo thời gian, được ký hiệu là H, Ȟ hoặc Ĥ. 
[8] Phương trình Dirac: Trong vật lý hạt, phương trình Dirac là một phương trình sóng tương đối tính do nhà vật lý người Anh Paul Dirac nêu ra vào năm 1928 và sau này được coi như là kết quả mở rộng của các nghiên cứu thực hiện bởi Wolfgang Pauli. 
[9] Phản vật chất là khái niệm trong vật lý, được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản electron, phản neutron, … Theo lý thuyết, nếu phản vật chất gặp vật chất thì sẽ nổ tung.

 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.