Đọc truyện Dòng Sông Ly Biệt – Chương 27
Hôm ấy chúng tôi mai táng cho Như Bình.
Buổi sáng nắng tốt, nhưng khi đến nghĩa địa thì trời bỗng u ám lạ thường. Mưa gió bất thường là chứng bệnh của mùa hạ Những nhánh cây trương tư thưa thớt run rẩy theo từng cơn gió. Người đến tiễn Như Bình lần cuối cùng chỉ gồm người trong gia đình. Mẹ tôi, Thư Hoàn, tôi và Bi Bị Cha thì nằm liệt giường nên không đến được. Tôi đã nhắn tin Hảo trên báo, nhưng nay vẫn chưa thấy đến. Chúng tôi không đăng cáo phó cho Như Bình vì xét thấy chẳng ích lợi gì. Lúc sống Như Bình chẳng được ai quan tâm đến, thì khi chết đi cũng không cần phải rầm rộ làm chị Vả lại chúng tôi cũng không biết mình là bạn hay là thù của Như Bình nữạ Do đó chúng tôi chỉ bước lặng sau quan tài ãi đến khi hạ huyệt.
Mẹ là người đầu tiên ném hòn đất xuống huyệt. Những xẻng đất của những người đạo tì làm nên những âm thanh khô như xác định khoảng cách âm dương. Tôi buồn bã nhìn ãi đến lúc chiếc hòm khuất hẳn trong lòng đất lạnh. Gió thổi tốc bay phần phật áo tôi, con Bi Bi cứ lẩn quẩn dưới chân tôi kêu “ứ ứ” nho nhỏ. Tim tôi nặng như đeo đá. Tôi muốn khóc, nhưng không khóc được. Không khóc được là phải, vì Như Bình chắc chắn không cần những giọt nước mắt của tôi, cả của tất cả những người có mặt ở đâỵ Nằm giữa lòng đất lạnh, dù cô đơn, dù lạnh giá, nhưng nàng đã hết khổ đau sầu thảm bằng lúc ở trong gia đình họ Lục nàỵ Gió đến mang đi hết niềm vuị Tôi cắn nhẹ môi, tay vẫn giữ chặt sợi dây da tròng ngang cổ Bi Bị Như Bình! Như Bình trốn lánh cuộc đời hay Như Bình muốn trả thù tôỉ Dù sao đi nữa tôi cũng thấy Như Bình sung sướng hơn, thật tình như vậỵ
– Thôi mình đi!
Không biết ai lên tiếng. Tôi giật mình. Vâng, bây giờ ta phải đị Như Bình đâu còn cần thiết sự hiện diện của mình ở đâỵ Lúc sống tôi đã không đem lại tình bằng hữu, Thư Hoàn chối từ tình yêu, thì bây giờ, đứng đây có ích lợi gì cho nàng? Nhìn nàng một lần cuối tôi quay lưng lạị Hình như mẹ đang khóc, tôi bước tới dìu người đi, cách tay yếu gầy của mẹ bấu trên vai tôi, tôi không dám nhìn thẳng mẹ, vì trong đôi mắt của người hình như có sự trách cứ tôị chúng tôi lặng lẽ xuống đồi, không một ai lên tiếng.
Xuống tới núi, chiếc xe của hãng tống táng vẫn còn chờ. Xe đưa chúng tôi về đến tận nhà tôi, tôi là đứa mở miệng trước nhất:
– Vào nhà nhé?
Hoàn đứng bất động, chàng nhìn tôi thật lạ lùng, một không khí bất thường làm tôi lo lắng.
– Anh không vào nhà à?
Hoàn chống tay lên cổng nhìn thẳng vào mặt tôi không nói lời nào cả. Gió thật lớn, mưa lất phất bay, bóng mây đen âm u cả bầu trờị Im lặng một lúc, chàng nói:
– Y Bình anh có chuyện muốn nói với em.
– Gì vậy anh?
Tôi ngẩng lên nhìn bầu trời giăng mây xám và linh cảm một chuyện chẳng hay sắp đến. Giọng Hoàn trầm buồn:
– Y Bình! chúng ta đã làm một việc tày trời! tôi cắn môi, chàng tiếp – Y Bình, anh mong rằng một tội ác. Giết chết một mạng người! Y Bình! Giả sử lúc xưa nếu em không đoái hoài tới anh, anh vẫn yêu em. Nhưng tại sao chúng ta phải đóng kịch để một người con gái phải bỏ mạng oan uổng như vậỷ Nhiều lúc anh bị ám ảnh, anh cứ nghĩ rằng mình chính là thủ phạm trong cái chết của Như Bình. Anh nghĩ rằng có lẽ suốt khoảng đời còn lại của anh, anh sẽ bị giam hãm mãi trong hối hận ăn năn. Anh muốn trốn thoát anh muốn tìm mọi cách để lãng quên.. Và anh mong rằng tâm hồn mình sẽ được bình thản hơn.
Hoàn ngưng lại, bàn tay chàng đặt lên cánh tay của tôi:
– Y Bình, em hiểu ý anh chứ?
– Em hiểụ
Tôi đưa lưỡi liếm mép, liếm môi khô héọ Thời gian như ngưng đọng. Sự nặng nề vây quanh.
– Y Bình, anh yêu em nhiều!
Lời của chàng làm tôi xúc động, mắt tôi bắt đầu ướt, nhưng tôi cố gắng ngăn lại:
– Anh định….
– Anh định cuối năm nay anh đi Mỹ với điều kiện là thủ tục sẽ hoàn tất nhanh chóng. Hình như lúc trước anh đã có cho em biết là anh được một học bổng toàn phần chứ?
– Vâng.
– Y Bình, em có buồn anh không?
– Buồn à, không đâụ
Tôi đáp như cái máy, Hoàn lắc đầu:
– Em phải hiểu cho anh, Bình ạ! Anh không thể nào đối diện với em, vì mỗi lần trông thấy em là hình ảnh Như Bình vơ”i các chết thảm thương ám ảnh anh. Anh không chịu nổi làm sao chúng ta có đủ can đảm để bước chân đến hôn nhân. Y Bình, anh khổ quá, anh muốn trốn thoát, xa lánh mọi ám ảnh, hối hận, bứt rức.
– Dạ……….
– Đó là một việc bất đắc dĩ, em hiểu chứ?
– Vâng! em hiểụ
– Anh có lỗi với em nhiều, em tha thứ cho anh.
Một câu nói thật khách sáo, thật xa lạ, tôi đưa mắt nhìn đám mây đen trên trời cao trở về, rồi tôi nhìn chàng. Một khuôn mặt quen thuộc nhưng xa lạ. Đôi mắt ngậm đầy nỗi thống khổ. Đây có phải là Thư Hoàn không? một Thư Hoàn mà tôi hằng yêu say mể mất tất cả rồi, nhắm mắt lại, tôi thở dài:
– Anh không cần xin lỗi, em đã hiểụ Có phải anh định nói là chúng ta phải xa nhau không?
Chàng buồn bã nhìn tôi không nóị Tôi cười cay đắng:
– Cũng được, có bao giờ bè hợp mãi mà không tan đâủ
Hoàn cúi đầu nhìn xuống. Một lúc chàng ngước nhìn lên thì lệ đã nhòạ
– Y Bình, em can đảm một cách dễ thương.
Can đảm à? tôi cảm thấy ngứa ngáy, có ai biết rằng chiếc vỏ cứng bên ngoài che đậy một sự yếu đuối bên trong. Anh Hoàn, anh đừng bỏ em, anh Hoàn! tim tôi gào, lòng tôi van xin, anh Hoàn, anh bỏ em, em sẽ cô độc và đau khổ biết chừng nào! Anh không quên được Như Bình thì em có hơn gì đâu! Tôi cắn chặt môi, để những lời van xin không thoát ra ngoài được:
Thư Hoàn cứi mặt nhìn xuống:
– Lần đi này, có lẽ một, hai năm nữa mới có cơ hội trở về. Và lúc bấy giờ có lẽ em đã có gia đình êm ấm.
Tôi cười buồn:
– Vâng, có thể em sẽ mời anh về nhà, lúc ấy có lẽ em đã con cái đề huề!
Thư Hoàn cười, nụ cười nhếch môi, giọng nói bắt đầu thay đổi:
– Anh sẽ sung sướng vô cùng nếu được Y Bình mời, anh sẽ đến để chia vui với hạnh phúc của em chứ…
Tôi cũng cười, tai sao chúng tôi lại nói đến những điều ấm a ấm ớ như vậỷ Tôi cố làm ra vẻ bình thản:
– Bao giờ thì anh đỉ
– Khoảng tháng chín hay tháng mườị
– Nghĩa là còn một hoặc hai tháng nữa anh đi chứ gì?
– Vâng.
– Có lẽ lúc ấy em không đến tiễn anh được nên xin chúc mừng anh trước.
Hoàn nhìn tôi, đột nhiên chàng có vẻ xúc động mạnh, bàn tay giữ lấy tôi xiết chặt hơn, chàng định nói gì? đôi môi mở rộng rồi đóng kín. Một lúc chàng quay sang nơi khác, nói:
– Em có cần anh giúp chi không?
– Đủ rồi anh ạ, cám ơn anh nhiều lắm!
Chúng tôi như đang diễn màn kịch chia lỵ Mắt Hoàn đỏ hoe:
– Sẽ không bao giờ anh quên em, Y Bình ạ! Đến bao giờ thế giới hết thù hận, bao giờ bóng dáng của dì Tuyết và Như Bình không còn ám ảnh anh, lúc đó anh sẽ trở về, chúng ta sẽ lại yêu nhaụ…
– Biết có ngày đó hay không?
– Biết đâu!
– Nhiều lúc thời gian sẽ gội rửa dĩ vãng, hàn gắn vết thương lòng phải không anh?
– Có thể!
Tôi nhìn chàng cười buồn, Hoàn móc trong túi ra xấp giấy bạc, trao cho tôi:
– Em sắp phải cần đến tiền nhiều hơn.
– Thôi anh ạ, giữa chúng ta không còn nợ tình cảm, thì cũng không nên nợ thêm tiền bạc, chia tay rồi, em không muốn phải dính dấp thêm với anh một cái gì nữạ
– Nhưng bây giờ em đang cần tiền, em cần phải đưa cha em vào bệnh viện.
– Điều đó, em lo liệu được.
– Y Bình, em đừng cố chấp, đây là thiện ý sau cùng của anh.
– Nhưng em cũng mong anh để cho em giữ một chút tự ái còn lạị
Hoàn bỏ tiền vào túi:
– Thôi được rồi, bao giờ em cần, em cứ bảo anh, anh sẽ cố hết sức giúp em. Cũng như lúc anh đi rồi, có chuyện gì cần em cứ đến nhà anh.
– Chắc anh cũng hiểu là chẳng bao giờ có chuyện đó, chia tay nhau rồi, em không muốn để anh bân tâm gì về em nữạ
Mẹ lo lắng:
– Chuyện gì nữa thế con?
– Đời người bao giờ cũng vậy, có hợp thì phải có tan, hoa nở để rồi tàn, có khởi đầu phải có kết thúc phải không mẹ
– Chúng bay trẻ con thật, có khùng không mà gây gổ nhau hoài thế?
Tôi cười buồn, úp mặt vào lòng mẹ, nước mắt thấm ướt áo mẹ. Mưa gió dồn dập những hình ảnh cũ xưa hiện rạ Khuôn mặt của Thư Hoàn, của Như Bình, Mộng Bình, Hảo, Kiệt, dì Tuyết, của Cha và cả mẹ lần lượt hiện lên, nhập nhòe như những bóng ma trơị
Trận mưa thật to kéo dài từ chiều tối đến sáng hôm saụ Khi ánh nắng thấp thoáng ngoài cửa, tôi nằm yên không muốn ngồi dậy, nhưng còn quá nhiều công việc phải giải quyết. Tôi miễn cưỡng ngồi dậy thay áo và ăn sáng với chú chó Bi Bị Dưới một hoàn cảnh bắt buộc không thể để nó bơ vơ tôi đành mang về nhà. Nhớ lại cách đây nửa năm, tôi đã mơ ước có một chú chó nhỏ để nuôi, bây giờ đã có, nhưng…. Tôi thở dài, dặn dò mẹ vài điều xong tôi đến đằng kiạ
Ra khỏi cửa, nắng thật tốt, cái nắng của “sau cơn mưa trời lại sáng” Cô Lan vừa ra mở cửa đã lên tiếng:
– Cô ơi, em không làm nữa đâu, mỗi lần hầu hạ ông chủ là bị quát mắng, em sợ quá, thôi em không làm nữa được đâu có cho em về nhà em.
Tôi bực mình:
– Thôi đừng ồn, tối nay tôi sẽ tính tiền
Đến phòng cha, cha đang nằm trên giường, mắt ngó trông ra cửa, vừa trông thấy tôi là cha hét lên:
– Y Bình! bộ con định giết cha à?
Tôi bước tới, cầm lấy cánh tay khô cằn:
– Có chuyện gì thế hở chả
Cha vung mạnh đôi tay:
– Tao không muốn con đày tớ ngu ngốc đó chăm sóc cho tao, thứ gì ngu như bò! không biết làm cái gì cả.
– Thôi được rồi, để con cho cô ấy nghỉ việc. Chân cha hôm nay cử động được không?
– Hôm qua còn cử động được, không hiểu tại sao hôm nay lại không. Y Bình con cho cha biết, cha bị bệnh gì?
Tôi không dám nói sự thật:
– Con cũng không rõ, để con đưa cha đến bệnh viện nhé!
– Không! cha hét lên – Không bao giờ tao chịu nằm bệnh viện, nhất định không.
Tôi nhẫn nại:
– Cha, nếu cha chẳng chịu đến bệnh viện, con e rằng cha phải nằm mãi trên giường. Trong bệnh viện lúc nào cũng sẵn có người chăm sóc thuốc men cho cha, ở nhà thiếu người như thế này lấy ai chăm sóc? Cha lại không thích cô Lan, con biết làm saỏ
– Tại sao con không mang mẹ con đến ở đây cho tiện?
Tôi khép mắt lại, lửa giận hừng lên tim:
– Khi cha khỏe mạnh, giàu sang, sung sướng cha lại đuổi mẹ con ra khỏi nơi này, bây giờ già yếu bệnh tật cha mới cho gọi mẹ con về để hầu hạ cha!
Cha bừng giận nhưng trong thoáng chốc gương mặt dịu xuống:
– Thôi được rồị Y Bình, cứ xem như lời con nói có lý.
– Vậy để con gọi điện thoại cho bệnh viện, để họ mang xe đến rước cha!
Tôi ra trạm điện thoại ở đầu hẻm. Tháng này là mùa viêm nhiệt, tất cả các bệnh viện công đều chật ních bệnh nhân. Gọi bao nhiêu nơi chỉ nghe câu trả lời “hết phòng” Tôi quýnh quáng cả lên, nhưng sau cùng rồi cũng tìm được một chỗ trống trong bệnh viện của giáo hộị Họ hứa sẽ mang xe đến rước ngaỵ Trở về nhà, tôi bảo cô Lan sắp xếp cho cha một va li quần áọ
Xe ở bệnh viện đến, cha được cáng ra xe, tôi xách va li theo sau, Khi bước ngang phòng khách tôi chợt rùng mình khi liên tưởng đến hình ảnh của Như Bình cũng nằm trên cáng vài hôm trước đâỵ Một thứ linh cảm làm tôi kinh hoàng. Cha đã lên xe, tôi dặn dò cô Lan xem nhà cẩn thận xong rồi theo cha đến bệnh viện.
Ở bệnh viện sau khi xem mạch kê toa, tôi đưa trước một số tiền phòng. Số tiền Thư Hoàn đưa mấy hôm chỉ đủ để chi phí cho phòng hạng ba thôị Hai chiếc phòng gồm mười giường, cha không quen với cái không khí ồn ào chung đụng với nhiều người nên người quát tháo ầm ĩ không chịu nằm giường sắt, đòi đổi giường câỵ Tôi phải đến nài nỉ với y tá xin đổi nhưng không được đành trở về khuyên cha hãy cố gắng chịu đựng. Cha lại có tật hút thuốc, nhưng vì lý do vệ sinh y tá không bằng lòng để cha phì khói cho cả chín người xung quanh phải chịụ Bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra, cho đến lúc cha mệt mỏi quá mới ngủ yên. Bấy giờ tôi mới rời bệnh viện, không phải để về nhà tôi mà trở về đằng kiạ
Bây giờ thì không làm sao giữ cô Lan lại được rồị Theo lời bác sĩ cha không thể rời bệnh viện sớm được. Thanh toán tiền công cho Lan xong. Nhìn theo bóng nàng xách gói ra đi mà lòng tôi bùi ngùị Gian nhà rộng chỉ còn có tôi là sinh vật sống, gian nhà thiếu hơi người làm tôi rùng mình.
Chiếc radio phủ một lớp bụi mờ. Hai, ba ngày qua cô Lan chắc không quét dọn chỉ cả nên bàn ghế tủ sách… tất cả trông thật lạnh lẽọ Tôi cố gắng hồi tưởng đến những lúc gian phòng ngập đầy tiếng nhạc, tiếng cười nói vui vẻ. Nhưng hình ảnh đó xa vời rồị Ngồi một lúc không khỏi bứt rứt tôi đứng dậy đi về phía hành lang. Tiếng gót giày nện khô trên nền gạch, như một độc thoại cô đơn vang rền khắp ngôi nhà, bước nhanh qua cửa phòng Như Bình, tôi nổi gai ốc khắp ngườị Vào phòng cha, ngồi xuống ghế, tôi nghĩ đến những rắc rối sắp tớị
Cha nằm bệnh viện dì Tuyết, Hảo… phiêu bạt ở đâu không rõ. Mộng Bình bị bỏ rơi ở bệnh viện không ai đoái hoài đến. Rồi đây phải lo tiền phòng cho cha và cái ăn ở nhà bằng cách nào đâỷ Tôi ngắm nghía ngôi nhà, chỉ còn một cách duy nhất là bán quách nó cho xong.
Nhưng bán nhà đi rồi, còn đồ đạc thì tính saỏ à, phải rồi những rương áo quần sẽ mang về nhà tôi, còn tủ ban ghế thì bán luôn theo căn nhà. Nghĩ xong tôi đứng dậy sắp dọn lại vật dụng trong nhà, nhưng khí rớ tay vào việc, thì tôi lại không biết nên bắt đầu từ đâủ Sau một phút suy nghĩ, tôi bước vào phòng cha lấy chìa khóa mở tủ áo sắp xếp hết tất cả vào rương. Quần áo nhiều quá, đụng tay vào mới thấy không làm xuể. Công việc bận rộn bắt đầu xua đuổi sợ hãị Tôi quên hết bao nhiêu phiền nhiễu bủa vây suốt ngày quạ
Có tiếng động nhẹ ở cửa, Tôi ngừng tay lắng nghẹ tiếng giày nên trên nền xi măng, hình như đã vào đến hành lang. Tôi rùng mình, bây giờ trời vẫn còn sáng, nhưng không khí chung quanh quá nặng nề. Khuôn mặt với giòng máu đỏ của Như Bình bỗng xuất hiện. Tôi đứng nhanh lên ôm chầm lấy áo quần của cha đặt lên ngực, mắt mở lớn nhìn thẳng ra cửa đón chờ. Và… một bóng dáng cao lớn bước vào, một đôi mắt lạnh nhìn tôi… Tôi thở phào nhẹ nhõm.
– Anh Hảo!
Người mất tích mấy hôm liền nay đã trở về, nhìn đống áo quần dưới đất, Hảo hỏi tôi:
– Chuyện gì thế?
– Anh không hay chuyện gì đã xảy ra ử
Hảo đưa mắt nhìn tôi nghi ngờ:
– Đọc báo tôi hay tin mẹ tôi bỏ đị Thế còn cha tôi đâủ
– Tôi mới đưa người vào nhà thương sáng naỵ
Đôi mắt Hảo chau lạị Đôi mày sậm của giòng họ Lục.
– Bệnh gì thế?
– Bác sĩ bảo bệnh tim mà áp huyết lại caọ
– Có nặng lắm không?
– Có thể.
Mắt Hảo chớp mấy cái rồi ngẩng lên:
– Còn những người khác, Như Bình, cô Lan đâủ
Tôi ngập ngừng một chút, mới nói tránh:
– Cô Lan nghỉ việc rồi!
– Còn Như Bình.
Tôi đánh ực nước bọt trong miệng:
– Như Bình.. chết rồi!
Hảo mở to mắt:
– Cái gì?
Tôi máy móc lập lại:
– Như Bình chết rồi, nó lấy súng của cha tự sát. Tôi với anh Hoàn đem mai táng tại thửa đất Lục Trương Lệ