Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 10: Tục nhật chu nam tử Kim nhật bạch phát thôi


Đọc truyện Động Đình Hồ Ngoại Sử – Chương 10: Tục nhật chu nam tử Kim nhật bạch phát thôi

Phương-Dung tiếp lời :

– Vậy thì cháu sẽ mang theo các tướng Phùng Dị, Vương Thường, Lai Háp,
Chu Á-Dũng đánh Công-tôn Thi. Còn Nghiêm đại-ca với Phùng sư-tỷ đánh
Công-tôn Tư. Thái sư-thúc đi theo đạo này, vì bên Thục có nhiều cao thủ
lắm, không tầm thường đâu. Chỉ nguyên Công-tôn Tư đã ngang tay với
Nghiêm đại-ca. Sau khi đánh tan quân Công-tôn Thi, cháu cùng Ngô tướng
quân đánh vào Lục-giang trấn, bao vây Thành-đô ngăn không cho Công-tôn
Thuật chạy về phía Đông.

Nghiêm Sơn hỏi Phùng Vĩnh-Hoa:

– Sư muội đánh nhau với Công-tôn Tư lâu ngày, sư-muội hiểu rõ hết khả
năng tướng sĩ Hán, Thục, vậy theo ý sư-muội nên đánh Cẩm-dương như thế
nào. Vì Công-tôn Thuật hiện dồn đại quân ở đây để ngăn ta.

Phùng Vĩnh-Hoa im lặng suy nghĩ. Trước mắt nàng là đám quân ở Dương-bình quan khóc như mưa, như gió, khi quân Hán chiếm thành. Biết bao nhiêu
binh tướng Thục tự tử không chịu đầu hàng. Gương mặt thành khẩn của
Công-tôn Tư, y khẩn khoản xin nàng với anh hùng Lĩnh-nam thực hiện lời
giao ước giữa Đặng Thi-Sách với Công-tôn Thiệu. Nhất là giao tình giữa
Thiên-sơn lão tiên với Khất đại-phu. Nàng được thư của Đặng Thi-Sách,
Đào Thế-Kiệt rằng Đinh Đại và Trưng Trắc sang Trung-nguyên quan sát tình hình, rồi đưa ra quyết định tại chỗ, tiếp tục trợ Hán đánh Thục hay có
thái độ khác. Thư tới đã lâu mà sao không được tin tức gì của họ? Nàng
đoán có lẽ giờ này Đinh Đại, Trưng Trắc đến với đạo Lĩnh-nam, bàn kế
sách với Đào Kỳ, Nam-hải nữ hiệp. Vì vậy nàng muốn ngừng tiến quân, chờ
tin tức đạo Lĩnh-nam.

Phùng Vĩnh-Hoa đáp:

– Bây giờ Công-tôn Thuật dồn hết lực lượng ra đối đầu với đạo quân
Hán-trung. Vậy phải báo cho đạo Lĩnh-nam đánh Thành-đô ngay. Nhờ Tham
quân Lê Hữu-Bằng đi với Quế-Hoa đến Việt-tây báo cho Đào hiền-đệ tiến
quân ngay tức thì.

Quế-Hoa khẳng khái nhận lời. Nghiêm Sơn, Phương-Dung cùng gọi riêng Quế-Hoa ra chỗ khuất đưa cho nàng hai chiếc hộp dặn:

– Sư muội đưa hộp này cho Đào sư-đệ và hộp này cho Hoàng sư-tỷ giùm ta.

Quế-Hoa mở to mắt nhìn hai người rồi nheo mắt cười:

– Hai hộp này là cẩm nang diệu kế để Đào đại-ca đánh giặc phải không?

Phương-Dung lắc đầu:

– Không! Đó là quà của Nghiêm đại-ca gửi cho Hoàng sư-tỷ và ta gởi Đào đại-ca.

– Như vậy là quà riêng tức là chuyện riêng chứ không phải chuyện công phải không?

– Ừ đây là chuyện riêng của ta với Hoàng sư tỷ.

– Thế thì tiểu muội không mang đâu.

– Tại sao?

Quế-Hoa nheo mắt:

– Lĩnh-nam vương Tả tướng-quân gửi quà cho Vương-phi. Quân-sư gửi quà
cho phu quân, đây là chuyện riêng tôi không làm. Muốn tôi làm phải trả
công.

Phương-Dung biết Quế-Hoa tính còn trẻ con hay đùa, nàng nói:

– Được sau khi đi về, sư-muội muốn gì ta sẽ tặng.

Quế-Hoa cùng Vương Hữu-Bằng lên đường đến Việt-tây.

Phùng Vĩnh-Hoa đợi Phương-Dung với Nghiêm Sơn trở lại rồi nói tiếp:

– Chúng ta không cần đánh chiếm Cẩm-dương làm gì. Cứ dàn quân dùng dằng
với địch, cho hai đạo kia tiến vào Thành-đô. Vậy ngày mai Nghiêm
vương-gia đi cùng với Thái-sư thúc Khất đại-phu mang theo Thần-nỏ Âu-lạc đến Cẩm-dương, chúng ta trực diện đánh nhau với địch

Sáng hôm sau, Nghiêm Sơn mời Khất đại-phu cùng Vĩnh-Hoa, Thần-nỏ Âu-lạc
tứ hùng đi theo đến Cẩm-dương dàn trận ra cánh đồng. Bên Thục, Thái-tử
Công-tôn Tư cũng dàn quân đối trận. Tuy thành mất, nguy đến nơi, mà
tướng sĩ Thục vẫn khẳng khái, hàng ngũ chỉnh tề.

Quân-sư Thục là Tào Mạnh gò ngựa hỏi:

– Chúng ta đánh nhau mãi, chết nhiều quân quá rồi, bây giờ chúng ta cùng nhau đấu võ, không biết bên Hán có tướng nào nhận không?

Phùng Vĩnh-Hoa thủng thỉnh thúc ngựa ra trước trận:

– Tại sao lại không? vậy chúng tôi để bên Thục cho đầu đề trước.

Trấn-bắc đại tướng-quân Ngụy Đảng phi ngựa ra nói:

– Nhất sinh tôi biết đấu kiếm, đánh chưởng và bắn tên. Vậy có tướng nào dám đấu cùng ta không?

Nghiêm Sơn từng nghe Ngụy Đảng có biệt hiệu là Tiểu Dưỡng Do-Cơ thì biết tiễn thủ của y không phải tầm thường. Trong lần theo Triệu Khuôn mang
quân cứu Ngỗi Hiêu ở Lũng-thượng, khi bị quân Phùng Dị đánh gấp quá,
Ngỗi Hiêu bỏ thành chạy. Một mình Ngụy Đảng trên gò cao với một cây
cung, bất cứ tướng Hán nào tiến lên đều bị bắn chết. Sau đích thân Phùng Dị phi ngựa lên, y bắn bốn mũi trên đầu Phùng gạt được, đến lần thứ năm thì y bắn hai mũi một lúc, một hướng cổ, một hướng bụng. Phùng gạt mũi
hướng bụng, thì mũi tên khác bay tới cắt đứt dây cương ngựa, vì vậy quân Hán phải lui lại. Bây giờ nghe Ngụy Đảng thách đấu bắn cung, Nghiêm Sơn nhìn các tướng Hán ngơ ngác chưa biết tính sao.

Cao Cảnh-Kiệt phi ngựa ra nói:

– Ta là Cao Cảnh-Kiệt, người Việt đất Lĩnh-Nam. Ta muốn cùng tướng quân
thi bắn tên. Vậy tướng quân cứ ra đề đi, ta sẵn sàng tiếp.

Nghiêm Sơn tỉnh ngộ:

– Mình thực lú lẫn, có Thần-nỏ Âu-lạc ở đây mà quên đi.

Ngụy Đảng chỉ vào cây cung nói:

– Chúng ta mỗi người dùng ba mũi tên và một con ngựa, cùng đấu với nhau ở trước ba quân. Chúng ta sai cắm bốn góc bốn cây cờ. Nếu ai chạy ra
ngoài sẽ bị thua. Cung ai gãy cũng bị thua, dĩ nhiên ngã ngựa cũng bị
thua.

Cao Cảnh-Kiệt cười:

– Thế thì được rồi, chúng ta không ai mặc giáp, thế mới gọi là anh hùng. Ngụy tướng quân có đồng ý không?

– Dám chứ ! Nhưng ta đặt vấn đề, nếu thua ta phải đầu hàng bên Hán, ngược lại ngươi thua cũng phải đầu hàng bên ta.

Cao Cảnh-Kiệt gật đầu:

– Cứ thế! Nào chúng ta cùng đấu.

Cao Cảnh-Kiệt trở về trận, bỏ áo giáp cỡi ngựa trận không yên phi ra
trước trận. Chàng chỉ mặc có chiếc áo nâu, đầu chít khăn, đúng theo lối
của dân Việt đất Lĩnh-Nam. Tướng sĩ hai bên reo hò ầm ĩ. Kiệt thúc ngựa
cho phi vòng vòng trong khu vực cắm cờ.

Ngụy Đảng bỏ giáp trụ, phi ngựa chạy trước mặt Cao Cảnh-Kiệt. Cuối cùng hai tướng gò ngựa đứng đối diện nhau.

Công-tôn Tư cho nổ một tiếng pháo. Cao Cảnh-Kiệt phi ngựa chạy quanh
bãi. Ngụy Đảng thúc ngựa đuổi theo. Bỗng Ngụy Đảng nạp tên bắn mũi thứ
nhất. Tiếng tên xé gió bay đến giữa lưng Cao Cảnh-Kiệt. Kiệt vọt người
lên cao, mũi tên đi dưới chân. Khi mũi tên lướt qua dưới chân chàng, rơi xuống đất, thì chàng đáp xuống lưng ngựa. Chàng cặp chân vào bụng ngựa, lộn người xuống thò tay xuống nhặt mũi tên. Hai ngựa chạy cách nhau một khoảng ngắn. Quân sĩ hai bên reo hò vang trời đất. Vì người bắn đã giỏi mà người tránh càng giỏi hơn.

Bên trận Hán, Nghiêm Sơn nói với Vĩnh-Hoa:

– Người ta gọi bốn anh em họ Cao là Thần-nỏ cũng phải. Với mũi tên vừa
rồi, nếu là ta, ta chỉ có nước chết, chứ làm sao tránh nổi. Cao tứ-đệ
giỏi thật, hèn chi ngày xưa Cao-cảnh hầu dùng Thần-nỏ bắn, Triệu Đà bị
bại biết bao phen. Ngày nay đồ tử, đồ tôn vẫn còn giữ được oai phong cũ.

Ngụy Đảng phi ngựa đuổi theo bén gót Cao Cảnh-Kiệt. Y nạp tên bắn mũi
thứ nhì, nhắm ngay đít ngựa Cao Cảnh-Kiệt. Cao Cảnh-Kiệt nghe tiếng gió
biết nguy cơ. Người bên Hán la hét vang trời lo cho chàng. Vì nếu mũi
tên trúng đít ngựa, ngựa sẽ hất chàng xuống đất, như vậy là thua. Cao
Cảnh-Kiệt phi ngựa giữa tiếng reo hò. Chàng nghe tên từ phía sau, vội
chống hai tay lên lưng ngựa, còn hai chân lộn ngược về sau, mũi tên vừa
tới mông ngựa, chân chàng gạt ngang, hất bay mũi tên lên không, rồi uốn
cong người lên cao ngồi vào lưng ngựa như thường. Quân sĩ hai bên reo hò vang dội. Ngụy Đảng thấy mình mất hai mũi tên biết nguy hiểm, dừng lại
không đuổi nữa, Cao Cảnh-Kiệt cũng gò ngựa lại.

Ngụy Đảng nói:

– Ngươi không dám đấu cùng ta, cứ chạy đâu phải anh hùng.

Cao Cảnh-Kiệt đáp:

– Được bây giờ ta không tránh né, nếu ta tránh né hay phi ngựa hoặc gạt đỡ coi như thua cuộc.

Tướng sĩ hai bên cùng giật mình lo nghĩ cho Kiệt, vì tài bắn của Ngụy
Đảng tuyệt cao, chàng không tránh né hoặc đỡ gạt, chỉ có chết mà thôi.
Quân sĩ hai bên cùng im lặng, giữa trận tiền, mỗi bên hàng mấy vạn người mà như một đêm vắng vậy.

Ngụy Đảng nói lớn:

– Ta bắn vào giữa ngực ngươi đây.

Y buông tên, mũi tên xé gió bay tới. Kiệt cũng nạp tên bắn lại. Hai mũi
tên đến giữa đường gặp nhau tóe lửa rồi cùng rơi xuống đất. Nhưng Cao
Cảnh-Kiệt buông một lúc hai mũi, một bắn trúng tên Đảng, một bay vào
giữa mặt y.

Ngụy hoảng hốt lấy cung gạt mũi tên, nhưng y gạt vào khoảng không. Vì
tên của Kiệt tới trước mặt Đảng vài thước thì rơi xuống đất. Ngụy Đảng
lấy cung móc một cái, mũi tên bay lên cao, y cầm lên coi, thì ra tên đã
được bẻ mũi. Bây giờ y mới hiểu đối phương tha cho mình, chỉ muốn biểu
lộ bản lĩnh mà thôi.

Ngụy Đảng còn đang ngơ ngác, thì Cao Cảnh-Kiệt nói lớn:

– Ta bắn gãy cung ngươi đây.

Chàng buông tên. Tên xé gió bay tới, ba mũi một lúc. Ngụy Đảng đang
luống cuống, thì chát một cái, cung của y bị gãy. Phía sau cây cờ hiệu
của Thục bị trúng tên, cũng gãy gục xuống. Ngụy Đảng toát mồ hôi, y biết Cao Cảnh-Kiệt không muốn giết mình, cũng không muốn giết tướng bên
mình. Kiệt bắn ba mũi tên, chỉ đánh gãy cung, đánh gãy cây cờ, hiển
dương tiễn pháp Âu-lạc.

Y biết mình kém đối thủ xa, y nghiêng mình:

– Tiểu tướng chịu thua anh hùng Lĩnh-Nam.

Cao Cảnh-Kiệt nghiêng mình đáp lễ:

– Nghĩa sĩ Việt đất Lĩnh-Nam chỉ cần phân thắng bại, chứ không bao giờ
giết người đã thua mình. Ngụy tướng-quân, người có giữ lời hứa với ta
rằng, nếu ngươi thua sẽ đầu hàng không?.

Ngụy Đảng đến trước ngựa của Công-tôn Tư, dập đầu lạy bốn lạy:

– Thái-tử, sư huynh, Thái-tử không phân biệt trên dưới, dùng tình nghĩa
huynh đệ đãi tôi. Đáng lẽ suốt đời tôi phải theo Thái-tử để đền ơn tri
ngộ. Nhưng nay tài hèn sức mọn, phải thua người, vậy xin Thái-tử nhận
bốn lạy của tôi, coi như lễ tiễn biệt. Tôi là nghĩa sĩ đất Thục, thà
chịu chết chứ không đần hàng Quang-Vũ. Vì vậy tôi xin lấy cái chết để
đền ơn tri ngộ.

Nói rồi Ngụy Đảng cầm kiếm đưa lên cổ tự vẫn. Mọi người đồng kêu rú lên. Công-tôn Tư muốn cản mà không kịp chỉ còn biết thét:

– Ngừng tay!

Nhưng không kịp nữa. Bỗng có vật gì mầu xanh to bằng nắm tay, từ bên
trận Hán bay hướng vào cổ tay Ngụy Đảng, vật đó bay nhanh quá không ai
biết đó là vật gì, khi bay phát ra những tiếng vo vo nhức tai.

??????

Cao Cảnh-Kiệt phi ngựa sang trận Thục. Chàng hiên ngang xuống ngựa đỡ Ngụy Đảng dậy:

– Ngụy tướng quân, người là nghĩa sĩ thì nhiều, nghĩa sĩ thực hiếm.
Tướng quân khỏi cần đầu hàng nữa. Chúng ta đấu tên rồi kết bạn, không
biết có nên chăng?

– Ngụy Đảng này được kết thân với một anh hùng Lĩnh-Nam thực cầu mà không được.

Hai người cùng quì gối giữa trận, thề rằng:

– Chúng tôi Ngụy Đảng thuộc phái Thiên-sơn đất Thục và Cao Cảnh-Kiệt
thuộc phái Hoa-lư đất Lĩnh-Nam, dùng nghĩa kết huynh đệ thề suốt đời lấy nghĩa đối xử với nhau. Nếu sai lời trời tru đất diệt.

Hai người quay lưng lại lạy nhau. Ngụy Đảng 45 tuổi làm anh, Cao
Cảnh-Kiệt 22 tuổi làm em. Sau khi kết nghĩa, hai người nắm tay nhau ra
một tảng đá dưới gốc cây, cách xa trận tuyến ngồi nói chuyện. Họ chỉ còn biết tình huynh đệ, tình người, tạm quên đi những gì là Hán, là Thục,
là Lĩnh-Nam.

Công-tôn Tư thấy Ngụy Đảng được một người bên Hán quăng ám khí cứu thoát chết thì mừng lắm. Ngụy lại kết bạn với một hào kiệt Lĩnh-Nam thì mừng
lắm, y hướng vào trận Hán:

– Không biết cao nhân nào phóng ám khí cứu Ngụy huynh, Tiểu-vương xin đa tạ.

Nguyên trái chanh đó do Khất đại-phu phóng ra cứu người. Ngài là một đại danh y đi đâu cũng mang theo nhuều trái cây làm thuốc. Thấy Ngụy Đảng
khẳng khái tự vận, ngài không nỡ nhìn người nghĩa sĩ chết uổng nên mới
ném trái chanh ra.

Công-tôn Tư chắp tay về phía Hán quân lạy đủ ba lạy.

Quỳnh-Hoa thấy Cao Cảnh-Kiệt chiến thắng anh hùng, tính bồng bột trẻ con nổi dậy, nàng vọt ngựa ra giữa hàng quân hai bên hỏi:

– Tiểu nữ là Trần Quỳnh-Hoa, người Việt đất Lĩnh-Nam xin được tiếp mấy chiêu cao siêu của anh hùng đất Thục.

Bên Thục đã có Điền Nhung, Hầu Đơn nếm mùi chưởng lực của nàng và
Quỳnh-Hoa. Họ kể cho các bạn nghe, có người tin, có người không tin.
Trấn-tây tướng-quân Thục là Sử Hùng, từ lâu không tin rằng một cô nhỏ
tuổi, ẻo lã, xinh đẹp thế kia mà lại có chưởng lực mạnh như thế, y phi
ngựa ra nói:


– Tôi là Sử Hùng. Trấn-tây tướng-quân xin được lĩnh-giáo mấy thế võ cao siêu của anh hùng Lĩnh-Nam.

Y nhảy xuống ngựa khoanh tay đứng chờ. Quỳnh-Hoa từ trên mình ngựa vọt
người lên cao, đánh một thế Lưỡng ngưu tranh phong trong Phục-ngưu thần
chưởng. Chân đá gió một cái, người nàng tà tà đáp xuống trước mặt Sử
Hùng, thân pháp đẹp vô cùng. Sử Hùng thấy thế chưởng kỳ diệu không dám
coi thường, y khoanh tay một vòng, đánh trở lên một chưởng. Hai chưởng
gặp nhau, Quỳnh-Hoa bị bay vọt lên cao. Ở trên không nàng lộn đi hai
vòng rồi tà tà đáp xuống đất.

Vừa tới đất, nàng vung chưởng đánh liền. Sử Hùng vung chưởng đỡ. Hai
chưởng chạm nhau, bùng một tiếng, cả hai cùng bật lui trở lại. Qua hai
chưởng đầu Sử Hùng biết công lực đối phương không kém mình là bao. Y vận công lực phát ra tột đỉnh tấn công liên tiếp hơn mười chưởng liền.
Chưởng của y ảo diệu vô cùng. Nhưng Quỳnh-Hoa vẫn dùng Phục-ngưu thần
chưởng là chưởng pháp cương mãnh, cực kỳ tinh vi của Lĩnh-Nam, nên y
không làm sao đánh bại được nàng. Nhiều khi hai chưởng gặp nhau, y cảm
thấy tay còn tê dại nữa là khác. Bây giờ y mới biết võ công Lĩnh-Nam
kinh người. Y nhớ lại lời sư phụ nói: Đất Lĩnh-Nam anh hùng võ sĩ đông
như kiến, đứa trẻ lên năm cũng biết đánh võ, quả đúng. Y càng đánh, càng thấy chưởng pháp đối phương hùng mạnh, không một chút sơ hở để có thể
xen vào tấn công được. Y nghĩ: Một cô gái nhỏ tuổi ẻo lã như thế nầy đây mà mình đánh không lại, liệu những người lớn hơn võ công của họ sẽ đến
mức nào đây?

Nguyên do Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa là cháu Khất đại-phu mồ côi từ nhỏ, được
ông nuôi nấng dạy dỗ. Cả hai nàng được học võ với ông ngay từ lúc sáu
tuổi. Khất đại-phu là một nhà y học đại tài, ông nuôi hai cháu bằng thức ăn, nước uống đặc biệt, vì vậy mới 18 tuổi, nhưng công lực như người
25-30 tuổi. Võ công hai nàng có phần hơn Vĩnh-Hoa, Lê Chân, Hồ Đề. Có
thể nói khắp Lĩnh-Nam, chỉ có Phương-Dung, Phật-Nguyệt, Đào Kỳ gặp kỳ
duyên, mới có võ công cao hơn hai nàng mà thôi.

Đấu được trên 50 hiệp nữa, Quỳnh-Hoa đã yếu dần, chiêu thức đã rối loạn, hơi thở gấp. Bởi Phục-ngưu thần chưởng là chưởng pháp dương-cương, công lực cao thấp đều sử dụng được. Nhưng khi sử dụng thì nội lực tiêu hao
rất mau. Mà nàng chỉ có công lực mười hai năm luyện tập là cùng. Trong
khi Sử Hùng đã luyện đến 30 năm. Quỳnh-Hoa càng đánh càng yếu thế. Nhưng nàng nghĩ mình không thể thua được, mình thua sẽ làm mất uy tín của ông ngoại, của Vĩnh-Hoa, nên cố gắng chống đỡ thêm mười mấy chiêu nữa.

Nàng chợt nhớ nếu dùng Cửu-chân chưởng pháp có thể thắng địch. Nghĩ vậy
nàng đổi chiêu phóng ra Thiết-kình phi chưởng. Bộp một tiếng, chưởng của nàng chạm vào chưởng của Sử. Sử thấy tay rung động mạnh, công lực tiêu
tan mất. Y thất kinh hồn vía, nghĩ:

– Ủa! Sao con bé nầy tự nhiên thay đổi chưởng pháp. Mà chưởng pháp này bao hàm khắc tinh với chưởng pháp của mình thế này.

Y đứng ngẩn người ra suy nghĩ, thành ra Quỳnh-Hoa có thời giờ điều khí
lấy lại công lực. Nàng lại phóng một chiêu trong Thiết-kình phi chưởng
nữa.

Sùử Hùng thấy chưởng này khắc chế chưởng của y, bao hàm sát thủ. Y vội đưa chưởng đỡ. Bùng một tiếng, cả hai lùi lại.

Quỳnh-Hoa được Đào Kỳ dạy có hơn mười chiêu rời rạc của phái Cửu-chân mà thôi, nên chỉ lát sau nàng trở lại những chiêu thức cũ. Sử Hùng là
người kinh nghiệm, y biết trước nàng sẽ phóng những chiêu nào, y vận sức lộn người về phía sau đánh ngược lại một chiêu. Quỳnh-Hoa biết nguy vội dùng hai chưởng chập một phóng ra đỡ. Bùng một tiếng nàng bật lùi trở
lại.

Sử nhảy vèo đến khoằm khoằm ra chiêu Ưng trảo, bắt sống nàng. Thì y cảm
thấy như ai đánh trộm, chiêu vừa nhẹ, vừa êm. Hoảng hốt, y bật chưởng về phía sau đỡ, trúng phải một vật vừa mềm, vừa nhẹ đến bạch một cái, vật
này vỡ tan ra. Cánh tay y đau rần, đưa cánh tay lên ngửi là mùi cam. Y
nhìn về trận Hán xem ai vừa đã ném trái cam, mà kình lực vừa nhu, vừa
mạnh đến như vậy. Nhưng tuyệt không tìm ra. Y vận hết sức đánh ra một
chưởng như vũ bão. Chưởng chưa ra khỏi, thì có tiếng rú trên không gian, tiếng xé gió đưa đến kình lực mạnh ghê hồn. Y nhìn lại thấy một thứ ám
khí to bằng cái đầu, đang quay tròn trong không gian với tốc độ kinh
khủng, kêu thành những tiếng vi vu chói tai. Ám khí quay thật nhanh
nhưng đi chậm hướng người y. Y trầm người phóng một chưởng đỡ. Chưởng
vừa phát thì ám khí đổi chiều vọt lên cao rồi rơi xuống, thành ra y đánh vào khoảng không. Y nhìn lại là một trái dưa. Y mãi đỡ trái dưa, quên
mất Quỳnh-Hoa, bị nàng giáng cho một chưởng vào lưng đau thấu tâm can.

Sử Hùng biết người phóng trái cây chỉ mục đích cứu người, chứ không có ý hại y. Chứ nếu người muốn hại, y đã chết ngay từ trái chanh vừa rồi.

Y quay lại hỏi :

– Cao nhân nào xin xuất hiện để tại hạ được tương kiến !

Không có ai trả lời. Trong khi đó Quỳnh-Hoa ỷ có ông, phóng chiêu tấn công như vũ bão.

Sử Hùng nghĩ :

– Cần phải đánh con nhỏ này bị thương, mới mong kẻ nào đó xuất hiện.

Nghĩ vậy y quay lại phát chiêu tấn công Quỳnh-Hoa, Chiêu thức cực kỳ
thâm độc. Quỳnh-Hoa thấy hai lần nàng bị nguy, đều có trái cây của ông
ngoại phóng ra cứu, càng hăng hái. Bởi từ nhỏ, sống với ông Ngoại được
cưng chiều đã quen. Dù bất cứ việc gì, khó khăn, nguy nan đến đâu cũng
được ông giải cứu. Ông ngoại nàng là Khất đại-phu, võ công cao nhất
Lĩnh-nam, y đạo trùm thiên hạ, uy tín tiếng tăm không ai không biết,
nàng không e sợ ai nữa. Bây giờ đứng trước trận, có ông ở sau, nàng càng hứng khởi hơn nhiều.

Chiêu thức Sử Hùng đánh ra vèo vèo, nhưng Quỳnh-Hoa đều đỡ được. Sự thực mà nói, về công lực nàng kém Sử xa, nhưng về chiêu thức, nàng hơn hẳn
Sử. Vì vậy Sử muốn thắng nàng trong chốc lát, không dễ, đấu với nàng hơn trăm chiêu, y giả vờ lui lại, để sơ hở ở ngực. Quỳnh-Hoa chĩa tay vào
đó đánh một quyền. Sử chụp được tay phải, tay trái nắm dây lưng nàng
nhấc bổng lên vận sức ném xuống. Với cái ném đó nàng không chết cũng bị
thương. Y vận sức định vật nàng xuống thì nghe có bốn tiếng xé gió phía
sau, rồi hai tay, hai đầu gối y bị bốn vật nhỏ ném trúng vào, chát chát
chát chát đau quá, y rú lên thành tiếng, lảo đảo ngã xuống.

Quỳnh-Hoa vọt người lên đứng dậy.

Tướng sĩ hai bên cùng nhìn rõ hết, nhưng họ không biết ai phóng bốn vật
nhỏ kình lực mạnh đến như vậy đánh Sử Hùng. Chỉ có Quỳnh-Hoa, Nghiêm
Sơn, Vĩnh-Hoa và Thần-nỏ Âu-lạc tứ hùng biết rõ Khất đại-phu đã làm việc đó mà thôi.

Quân sĩ bên Thục nhảy ra ôm Sử Hùng về trận, Quỳnh-Hoa đánh một chưởng đẩy lui chúng lại nói :

– Khoan ! Để ta băng bó cho đại tướng-quân đã.

Nàng cuối xuống lấy kiếm cắt ống quần, tay áo Sử, móc ra trong mình một
hộp thuốc cao, bôi lên các vết thương, rồi lấy dây lưng mình băng lại
cho y. Nàng lấy trong túi ra hộp thuốc khác và một trái cam đưa cho Sử :

– Sử đại-ca, chân tay đại ca đều bị gãy, tôi băng bó như thế này thì
đại-ca phải nghỉ trong 21 ngày mới khỏi. Còn thuốc đây để uống cho khỏi
đau. Đại-ca vì đấu võ với tôi mà bị đau, tôi chả có gì đền cả, chỉ có
trái cam này đại-ca ăn cho đỡ khát. Ngon lắm đấy !

Các tướng sĩ thấy nàng băng bó, rồi an ủi Sử như chị an ủi em, thì không nhịn được phì cười lên.

Bên trận Thục, Nhiệm Mãng nói với Triệu Khuôn :

– Sư huynh, dù sao chúng ta cũng là những võ sĩ bậc nhất đất Thục. Hôm
trước tôi đánh nhau với cô bé nầy, cũng bị cao nhân đó liệng trái cây.
Vậy bây giờ tôi ra đánh cô, còn sư huynh quan sát xem đại cao thủ đó là
ai nghe.

Nhiệm Mãng bước ra xá Quỳnh-Hoa :

– Cô nương, ta là Phiêu-kỵ đại tướng-quân Nhiệm Mãng, muốn được lĩnh giáo cao chiêu của cô nương.

Quỳnh-Hoa cười rất ngây thơ :

– Nhiệm tướng-quân, người là sư đệ của Triệu Khuôn, tức là sư thúc của
Thái-tử Công-tôn Tư, tiểu nữ nghe nói người là cao thủ bậc nhất của đất
Thục. Hôm trước chúng ta đã cùng nhau đấu mấy hiệp ở bờ sông Hán-thủy,
tướng quân chưa cho là đủ, lại muốn đấu nữa hay sao. Được nào mời tướng
quân ra tay đi.

Quỳnh-Hoa ở tuổi 18, như con nghé tơ, trên không sợ trời, dưới không sợ
đất. Lại ỷ có ông ngoại ở phía sau, ai thách nàng cũng đánh hết. Nói dứt lời, nàng vung chưởng tấn công Nhiệm Mãng ngay, chưởng của nàng là
chưởng Tản-viên.

Nhiệm Mãng chỉ vận hai thành công lực đỡ chưởng của nàng. Nàng biết công lực y cao hơn mình rất nhiều, nhưng vẫn cứ tấn công liên tiếp. Đến
chưởng thứ mười, bất thình lình Nhiệm Mãng phát một chưởng đến năm thành công lực đánh thẳng. Nàng trung bình tấn, chụm hai chưởng vào nhau, đỡ
chưởng của y. Nhưng chưởng của y mạnh quá, khiến nàng bay vọt ra sau,
ngã lăn ra đất, tay chân tê liệt. Nhiệm Mãng vung tay, ra một chiêu
nữa,kình lực ào ào do xuống đầu Quỳnh-Hoa. Quỳnh-Hoa kinh hoàng chịu
chết. Bỗng một tiếng véo trên không, vừa nhu, vừa mạnh đánh xuống đầu y. Y hoảng hốt gạt, thì vật đó cuốn chặt vào hai tay. Thì ra đó là một sợi dây, không biết ai đã ném ra mà kình lực mạnh đến như vậy.

Quỳnh-Hoa nhờ đó mà đứng dậy. Nhiệm Mãng dùng sợi dây làm vũ khí quất
vào người nàng, kình lực rít lên xé gió… Quỳnh-Hoa nhảy lùi không giám đỡ, lại một tiếng véo xé gió, một viên sỏi bay đến tiện đứt sợi dây của y.

Nhiệm Mãng biết có cao nhân can thiệp, y càng ra sức tấn công Quỳnh-Hoa
ráo riết, để sư huynh Triệu Khuôn tìm thủ phạm bấy lâu nay làm anh em họ kinh sợ.

Nghiêm Sơn, Phùng Vĩnh-Hoa thấy Quỳnh-Hoa ỷ có Khất đại-phu, ai cũng dám ra tay, thì phì cười. Nghiêm Sơn kinh nghiệm hơn truyền lệnh cho Phùng
Dị :

– Phùng tướng-quân, Nhiệm Mãng không hẳn muốn đấu võ với Trần cô nương.
Có lẽ y muốn đấu để Triệu Khuôn tìm Khất đại-phu. Phùng tướng quân ra
đấu võ với y đi.

Phùng Dị là đại tướng văn võ toàn tài, trước đây y lĩnh chức Bình-tây
đại tướng quân, lĩnh đạo quân Hán-trung đánh Thục. Bị thua hai trận, vì
tài dùng binh của y không bằng Công-tôn Tư. Quang-Vũ mới cử Ngô Hán lĩnh binh mã Trường-an, Tây-lương đánh Thục. Y bị làm phó tướng cho Ngô Hán, lòng đầy bất mãn. Từ khi Nghiêm Sơn trở về chỉ huy, y chưa có dịp thi
thố tài năng. Bây giờ được lịnh của Nghiêm Sơn, y từ từ tiến ra trước
trận.

Phùng Vĩnh-Hoa hô lớn :

– Ngừng tay !

Quỳnh-Hoa, Nhiệm Mãng đều nhảy lùi lại. Vĩnh-Hoa nói :

– Quỳnh-Hoa, em không phải là đối thủ của Phiêu-kỵ đại tướng quân. Thôi lui về trận đi.

Quỳnh-Hoa lui lại, Phùng Dị tiến lên :

– Nhiệm Mãng, chúng ta lại tái đấu.

Hai người đã đấu với nhau nhiều trận, trong bốn năm qua, Nhiệm Mãng cười :

– Ta muốn nghiên cứu võ công Lĩnh-Nam, chứ còn võ công của ngươi ta đâu có lạ gì. Đước, tái đấu thì tái đấu.

Bây giờ Nhiệm Mãng mới giở võ công chân thực ra, y phát chiêu chưởng
phong bao hàm cương nhu chụp xuống. Phùng Dị thản nhiên nhảy tránh sang
một bên, đánh cắt ngang vào chưởng của Nhiệm Mãng. Bình một tiếng, tuyết bắn lên không, trắng xóa một vùng rơi xuống lả tả.

Phùng Vĩnh-Hoa nói nhỏ với Khất đại-phu :

– Thái sư-thúc, võ công hai người thế nào ?

Khất đại-phu nói :

– Võ công của Nhiệm Mãng thuộc phái Thiên-sơn. Cương nhu hợp nhất, trong cương có nhu, trong nhu có cương. Còn võ công Phùng Dị lại thuần cương. Công lực, kinh nghiệm hai người lại ngang nhau. Nếu đấu mãi cả hai đi
đến kiệt lực mà chết chứ không có ai thắng cả.

Ngừng một lúc, ông nói :

– Võ công hai người này trên Nguyễn Thành-Công, Đặng Thi-Kế, Nguyễn
Trát, Phan Đông-Bảng. Đào Thế-Kiệt, Đinh Đại một bậc. Có lẽ ngang với Lê Đạo-Sinh. Nếu Đào Kỳ với ta chưa phát minh ra lối vận công bằng kinh
mạch, cách điều hòa âm dương, thì ta không hơn được họ.

Hai người đấu với nhau trên 300 hiệp. Nghiêm Sơn nói với Khất đại-phu :

– Xin Thái sư-thúc giúp Phùng tướng-quân một tay.

Khất đại-phu tủm tỉm cười. Ông bốc một nắm tuyết, vận âm kình vào tay.
Nắm tuyết trở thành cứng rắn. Ông ném về phía hai người. Nắm tuyết kêu
lên vo vo, bay đến gần người thì chạm phải kình lực của họ tan ra từng
mảnh. Mảnh tuyết bắn vào người Phùng Dị thì không sao, song bắn vào đầu
Nhiệm Mãng, rơi xuống đầu làm y choáng váng. Vì nội công của y cương nhu hợp nhất cần phải điều hòa âm dương. Đầu là chỗ chí dương, bị tuyết là
vật chí âm rơi vào. Lập tức âm dương thiếu thăng bằng, chưởng lực của y
phát ra bị bế tắc. Y kinh khủng nhảy lui lại bốn bước tránh chưởng lực
của Phùng Dị.

Tất cả việc làm của Khất đại-phu, Triệu Khuôn đều nhìn thấy. Y không
chần chờ, vọt người sang trận Hán, vung chưởng đánh vào người ông.
Chưởng lực của y bao gồm phong lôi,xoáy mạnh chụp xuống. Ông mỉm cười,
vuốt râu, lách qua mình y một cái, vọt qua đầu y. Ông đáp xuống giữa
Phùng Dị và Nhiệm Mãng.

Giữa lúc đó Nhiệm Mãng vung chưởng đánh Phùng. Chưởng trúng Khất
đại-phu, bùng một tiếng. Nhiệm Mãng bay vọt ra xa. Bàn tay như tê dại,
khí huyết đảo lộn, y đứng nhìn ông run run kinh sợ.

Triệu Khuôn vái Khất đại-phu :

– Thì ra lão tiên sinh. Từ nãy đến giờ chúng tôi không biết cao nhân nào trợ giúp cho tiểu cô nương, không ngờ là lão tiên sinh. Xin lão tiên
sinh cho biết cao danh quý tánh ?

Khất đại-phu không trả lời. Ông nắm dây lưng Quỳnh-Hoa liệng về phía
trận Hán, như liệng một con gà nhẹ nhàng. Quỳnh-Hoa xoay người một cái
đáp xuống yên lành. Việc bị ông ngoại liệng như vậy đối với nàng rất
quen. Bởi khi nàng luyện võ công thường hay làm nũng, ông lại túm lấy
liệng xuống sông để nàng tập bơi.

Triệu Khuôn thấy Khất đại-phu không trả lời mình, lại túm lấy Quỳnh-Hoa
liệng về trận như liệng một con gà, biết thân phận ông không nhỏ.

Vĩnh-Hoa tiến ra đáp :

– Lũng-tây vương gia! Vị lão nhân gia đây là Thái-sư-thúc của tất cả
chúng tôi. Đám anh hùng Lĩnh-Nam sang đây chinh chiến, chỉ có một hai
người là dưới lão nhân gia một bậc mà thôi. Còn tất cả đều dưới người
hai bậc. Người họ Trần tên Đại-Sinh, nhưng người làm thầy thuốc, cứu độ
chúng sinh, nên được tôn là Đại-phu. Lão nhân gia lại dễ tính, chữa bệnh cho mọi người, người ta dâng cơm, hoa quả, ngài nhận hết. Lão nhân gia
gặp đường, ngủ đường, gặp chợ ngủ chợ, người ta gọi ngài là Khất
đại-phu, tức ông thầy thuốc đi ăn mày. Có người lại gọi ngài là Tiên
ông.

Triệu Khuôn giật mình hỏi:

– Chẳng hay tiên sinh với Nguyễn Thành-Công là thế nào?

Phùng Vĩnh-Hoa đáp:

– Nguyễn sư-bá gọi người là sư thúc.

Nguyên cách đây hơn mười năm, Triệu Khuôn đang trấn thủ Trường-sa. Y

quen với một du khách từ Lĩnh-Nam sang chơi. Hai bên bàn luận về võ
công. Y tự thị rằng chưởng lực của phái Thiên-sơn mạnh nhất thiên hạ. Du khách đó không chịu. Thế rồi hai bên đấu chưởng. Đấu đến hơn trăm
chiêu. Khuôn mới biết rằng chưởng lực đối phương hết sức tinh diệu,
thuộc loại dương cương. Y khâm phục, cùng du khách uống rượu kết bạn. Du khách, du khách bấy giờ mới khai tên thực là Nguyễn Thành-Công thuộc
phái Tản-viên. Hai người bàn sang chuyện quốc sự. Thành-Công và Triệu
Khuôn đều cho rằng đù Thục chiếm được Kinh-châu, Tây-xuyên, Đông-xuyên
và Lũng-hữu vẫn không giữ vững được với nhà Hán, vì oai danh cai trị hai trăm năm của Trung-nguyên, dân chúng vẫn chưa quên được họ Lưu. Vậy
Thục cần có mười năm cai trị một phần thiên hạ, ban ơn bố đức để dân
chúng bỏ Hán theo Thục. Còn Thành-Công thì quật khởi, phục hồi Lĩnh-Nam, đất Lĩnh-Nam tuy anh tài đông, nhưng dân ít giữ sao nổi. Như vậy
Lĩnh-Nam và Thục sẽ liên kết chia ba thiên hạ với Lưu Tú. Nay gặp Khất
đại-phu ở đây, thấy ông đã già, y tỏ ý không phục, nói:

– Hậu bối xin được tiếp mấy chiêu của cao nhân đất Lĩnh-Nam.

Khất đại-phu thấy Triệu Khuôn thách mình đấu võ. Ông giơ tay lên vẫy vẫy, rồi đi về trận.

Vĩnh-Hoa giảng cho Triệu Khuôn:

– Khất đại-phu không bao giờ muốn ra tay với đám hậu bối. Ngài bảo tướng quân muốn đấu thì đấu với Quỳnh-Hoa hay Nghiêm nguyên soái đủ rồi.
Đại-phu còn bảo tướng quân với người không thù, không oán đánh nhau làm
gì. Nếu tướng quân có bệnh, người sẵn sàng chữa cho. Chứ ngài là một
tiên ông không muốn đánh người.

Triệu Khuôn quát lớn:

– Tiên sinh khinh đất Thục không người, vậy xin lãnh một chưởng này.

Y vận đủ mười thành công lực, phóng vào ngực Khất đại-phu. Ông không đỡ
cũng không lui. Chưởng úp chụp lên người ông, ông quay tay một vòng. Lập tức chưởng của Triệu Khuôn mất tich, mất tăm.

Triệu Khuôn kinh khiếp đánh chưởng thứ nhì. Khất đại-phu nhíu mày tỏ vẻ
khó chịu vô cùng. Ông khẽ bật tay, một luồng nội lực nhu hòa bao trùm
lấy người Triệu Khuôn, hóa giải hết kình lực của y.

Bấy giờ y mới biết đối phương công lực cao không biết đến đâu mà kể. Y khâm phục nhưng bản năng tự vệ nổi lên:

– Võ công của y cao thế này mà giúp Hán, mình cùng các sư huynh, sư đệ
chết không có đất mà chôn mất. Phải tính kế trừ đi mới được.

Y nghĩ được một kế nói:

– Trần tiên sinh! Ta là đệ nhất cao thủ mà không thể đánh trúng vạt áo
tiên sinh. Nhục nhã vô cùng, thôi còn sống làm gì nữa, chết đi cho rảnh.

Y vận sức vào hai tay đưa lên đập đầu tự tử. Thái-tử Công-tôn Tư và bọn đệ tử kêu thét lên:

– Sư phụ đừng làm thế?

– Sư phụ! Khoan!

Chưởng lực y đã đập tới đầu rồi. Khất đại-phu thấy vậy nhảy vèo đến, hai tay xuyên vào giữa hai chưởng với đầu y, đẩy trở lên.

Triệu Khuôn chờ có thế, y vận hết nội lực day hai chưởng vào người Khất
đại-phu. Bùng một tiếng, người ông lảo đảo lui lại. Trong khi Triệu
Khuôn bị bật ra xa đến ba trượng.

Nghiêm Sơn, Vĩnh-Hoa, Quỳnh-Hoa cùng kêu thét lên kinh hoảng, vì Khất đại phu trúng gian kế của Triệu Khuôn.

Nguyên Triệu Khuôn biết dùng sức không đánh được ông. Y biết ông là thầy thuốc đầy lòng nhân đạo. Y giả tự tử để ông ra tay cứu. Bấy giờ ông hở
ngực lại không vận khí, dùng hết lực đánh vào người ông hai chưởng cực
mạnh. Khất đại-phu ôm ngực lảo đảo, mép ri rỉ máu. Triệu Khuôn lao đến
vận sức phóng liền hai chưởng nữa hòng kết liễu tính mạng ông. Nghiêm
Sơn thất kinh hồn vía, vọt người ra dùng hết sức bình sinh đánh hai
chưởng cứu Khất đại-phu, thì bị Nhiệm Mãng vung chưởng đỡ. Bình một
tiếng cả hai đều lui lại. Nghiêm Sơn cảm thấy khí huyết đảo lộn, ngực
đau nhức vô cùng, chàng ọe một cái, thổ ra búng máu tươi, Phùng Dị thấy
chúa tướng bị thương, nhảy ra tấn công Nhiệm Mãng.

Quỳnh-Hoa thấy ông bị thương mà đối thủ đang đánh tới, vội nhảy ra vung
chưởng đánh Triệu Khuôn. Nàng chưa tới, Khất đại-phu đã chụp Triệu Khuôn nhấc lên cao. Ông nói lớn lên:

– Trọn đời ta chỉ chữa bệnh cứu người, chứ không đánh người. Ta học võ
cho khỏe mạnh hành hiệp cứu đời. Lần đầu tiên ta dùng võ đấu với
Lĩnh-nam vương, tìm hiểu võ công Quế-lâm. Lần thứ nhì, ta chỉ bảo vệ con cháu Lĩnh-Nam, chứ không muốn đánh ai. Triệu vương gia, ngươi là một
trong Thiên-sơn thất hùng, võ công, chức vị không nhỏ, thế mà ngươi phải dùng thủ đoạn hèn hạ đánh ta, tại sao?

Ngưng một lúc để điều tức, ông khạc ra búng máu rồi nói:

– Phải rồi Triệu vương gia, phái Thiên-sơn nhà ngươi đạo đức khắp thiên
hạ, ai cũng biết. Thiên-sơn lão tiên với ta là bạn thân, ta cũng muốn
cản đồ tử, đồ tôn không nên đánh Thục, vì chúng phải đánh Thục để phục
Lĩnh-Nam. Ta không cản chúng, cũng không muốn đánh đồ tử, đồ tôn của
Thiên-sơn lão tiên.

Thiên-sơn lão tiên là Thái-sư phụ của Thiên-sơn thất hùng. Họ nghe Khất
đại-phu là bạn của Thái-sư phụ biết ông không nói dối. Khất đại-phu từ
từ thả Triệu Khuôn xuống đất, nói lớn với quân Hán, Thục:

– Chư quân tướng Hán, Thục nghe đây. Tại sao Triệu vương gia lại phải
dùng thủ đoạn hèn hạ đánh ta? Ta biết rồi! Ngươi nghĩ, võ công ta cao
như thế mà trợ Hán đánh Thục thì nguy thay, vì vậy Vương-gia phải giả tự tử để dụ ta cứu người, rồi bất thần giết ta. Này Lũng-tây vương, nếu ta là Vương-gia, ta cũng làm thế.

Ông quay lại vẫy Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa :

– Hai con mèo con ra đâu ra đây.

Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa từ trận Hán chạy ra. Ông chỉ vào Triệu Khuôn nói :

– Các con phải học lối hành động như Lũng-tây vương. Khi phải cứu người
thì hy sinh cả cái thân cũng không tiếc. Khi cứu nhiều người thì sinh
cái danh cũng không màng. Khi cứu nước thì việc gì dơ bẩn đến đâu cũng
làm. Lũng-tây vương vì việc nước mà bỏ cái danh dự ra ngoài, làm việc
hèn mạt, đáng quý thay.

Ông ngừng một lúc, rồi tiếp :

– Từ sáng đến giờ các cháu thấy hai vị này dùng võ công Thiên-sơn. Võ
công Thiên-sơn ngồi trên tuyết luyện công, lấy khí dương của mặt trời,
hợp với khí âm của tuyết cho nên đánh ra coi thì nhẹ nhàng mà núi lỡ,
băng tan. Kình lực phát lúc chạm vào ta thấy cương mãnh rồi tiếp theo
thấy nhu nhuyễn. Nếu đối thủ gặp cương mãnh thu lực lại thì thôi, còn
không thì gặp nhu nhuyễn hóa giải mất, rồi cuối cùng thì phần cương mãnh hơn, thì không chịu được nữa.

Ông thả Triệu Khuôn ra, nói :

– Lũng-tây vương, ở đây có cả sư đệ ngươi là Phiêu-kỵ đại tướng quân
Nhiệm Mãng. Hai người dường như chưa tin võ công Lĩnh-Nam. Vậy ta đứng
đây cho cả hai cùng đánh, ta quyết không đỡ vậy các ngươi đánh đi.

Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng tuy biết Khất đại-phu là bạn của Thái sư phụ, họ không tin rằng ông có thể chịu được cả hai cùng đánh. Nhiêm Mãng nói :

– Trần tiên ông, tiên ông đã là bạn của Thái sư-phụ tại hạ, khi nào bọn
tại hạ dám mạo phạm tiên ông nữa. Tiên ông nói rằng hai sư huynh đệ tại
hạ đánh vào tiên ông mà tiên ông chịu nổi e rằng thái quá.

Nhiệm Mãng bước lại cạnh mô đất lớn. Y vận khí phát một chưởng, đó là
chiêu tuyết lạc Thiên-sơn trong thiên-sơn cửu thức. Mọi người thấy
chưởng phong rít lên, bình một tiếng, cả mô đất tung đi như bị người ta
đào lên vậy, cát đá bay mịt mù.

Ngiêm Sơn kinh hãi nghĩ :

– Chỉ cần một trong hai người kia đánh một chưởng vào ta thì ta mất mạng như chơi. Ta vừa đánh ra một chưởng y đã đỡ lại, mà ta đã hộc máu tươi. Đủ biết chưởng lực của y mạnh đến chừng nào.

Khất đại-phu cười :

– Cái đó vô dụng hai ngươi cứ đánh ta đi.

Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng cùng nhìn nhau hội ý, rồi hít một hơi, phóng đủ mười thành công lực vào ông.

Hai chưởng từ hai phía đánh vào Khất đại-phu. Ông xoạc chân vận khí phát chiêu Lưỡng ngưu tranh phong trong Phục-ngưu thần chưởng đỡ. Bùng một
tiếng, cát bụi bay mịt mờ. Nhiệm Mãng, Triệu Khuôn đều bật văng trở lại, miệng phun máu. Hai người cố gắng mãi mới bò dậy được. Nhưng họ không
chịu lui. Lại vận sức phát ra hai chưởng từ hai phía đánh vào người ông
một lúc.

Lần này Khất đại-phu xoay tay một cái, ông lui về sau một bước, thủ pháp giống như ông hái hai trái cây vậy. Lập tức chưởng của Triệu Khuôn đánh vào chưởng của Nhiệm Mãng. Cả hai cùng lảo đảo lui lại.

Khất đại-phu nói như giảng giải :

– Hai vị thấy thế nào ? Chiêu đầu hai vị đánh vào ta, ta dùng nội công
Lĩnh-Nam chống lại. Nội công của Thiên-sơn khởi đầu từ cương rồi nhu,
cuối cùng là cương. Tức trong cái dương cương của núi đá có cái âm nhu
của tuyết. Trong cái lạnh của tuyết có dương nhiệt của mặt trời. Còn nội công Tản-viên gốc ở sư tổ Sơn Tinh. Tổ sư ngồi trên núi Tản-viên luyện
công. Núi Tản-viên rất cao, khí trời nóng bức, vì vậy trong đó có cái
cương của núi đá, cái dương nhiệt của mặt trời. Hai vị đánh vào ta thấy
toàn thân rung động. Rồi hai vị đánh vào nhau thì thấy, khi đầu rung
động, sau đó nhẹ nhàng nhu hòa, rồi phong lôi cương mãnh. Đó là nguyên
lý khác nhau của phái Thiên-sơn và Tản-viên. Võ công ảnh hưởng đến võ
đạo. Vì vậy đệ tử của Tản-viên đường đường cương mãnh. Cương mãnh chính
trực thì tốt, nhưng cứng quá thì có ngày gãy. Còn võ đạo Thiên-sơn trong cái cương có pha cái nhu. Như vừa rồi Lũng-tây vương dùng hết sức đánh
ta là cương, sau đó giả tự tử để dẫn dụ ta là nhu, rồi lại muốn tranh
thắng mà cùng sư đệ phóng chưởng đánh ta vì không tin ta chịu nổi hai
người đánh cùng một lúc.

Ông tủm tỉm cười :

– Bây giờ hai vị coi chưởng thuần dương của ta.

Ông đến bên một gốc cây to bằng bốn gang tay, vận khí đánh chiêu Ác ngưu nan độ trong Phục-ngưu thần chưởng. thân cây to như vậy, mọi người nghe đến Ầm một tiếng, cây gãy làm đôi từ từ đổ xuống.

Tướng sĩ hai bên cùng kinh khủng đến đờ người ra.

Bất thình lình Khất đại-phu vung chưởng hướng hai người. Hai người vận
khí chống lại, nhưng chưởng của họ mất tăm mất tích, một luồng kình lực
nhu hòa bật tung hai người lên bay về phía trận Thục. Tướng sĩ đều la
hoảng. Nhưng hai người lại rơi trúng lưng hai con ngựa của họ, tựa như
họ nhảy lên cỡi vậy.

Khất đại-phu mỉm cười :

– Hậu duệ của Thiên-sơn lão tiên thật lắm người tài.

Ông khen như khen con cháu vậy.

Thình lình từ trận Thục, một viên đá to bằng cái thúng vọt lên cao bay
đến chỗ Khất đại phu, tiếng gió rít vo vo. Tướng sĩ hai bên ngẩn người
ra, vì không biết ai đã dùng thủ pháp gì mà bắt được viên đá vừa to vừa
nặng, bay nhanh không thể tưởng như thế.

Khất đại-phu xuống đinh tấn, tay ông phát chiêu về phía trước, viên đá
gặp kình lực của ông liền đổi chiều bay tạt sang bên, trúng vào thân
cây. Thân cây gập làm đôi đổ xuống.

Ba viên đá từ giữa trận Thục bay ra, nối đuôi nhau gió rít lên vèo vèo.
Khất đại-phu phát lên một tiếng phát chưởng đẩy ra. Viên đá đầu tiên đổi chiều bay lên không, viên đá thứ nhì tạt sang phải, viên đá thứ ba tạt
sang trái. Trong khi đó viên đá từ trên cao rơi xuống, Khất đại-phu xỉa
một cái, viên đá vỡ làm đôi, bay theo trúng hai viên đá kia. Bốn viên đá vỡ tan tành thành bụi bay mù mịt.

Khất đại-phu cười lớn :

– Thiên-sơn lão hữu, hơn mười năm không gặp nhau, không ngờ võ công ngươi cao đến như vậy.

Trong trận Thục một tên lính rẽ đồng đội tiến ra giữa trận, tên này giơ
tay tháo nón gỡ khăn che mặt, hiện ra một ông già râu tóc trắng như
cước, mặt hồng hào như một trái táo chín. Lão già đến nắm tay Khất
đại-phu, cả hai cười hô hố, coi binh tướng hai bên như không có.

Thiên-sơn lão tiên rút trong bọc ra một hộp lớn đưa cho Khất đại-phu nói :

– Này Trần huynh, từ khi chúng ta biết nhau đến giờ, đệ vẫn hàng ngày
sai đệ tử lên núi Thiên-sơn kiếm Tuyết-sâm và Hà-thủ-ô nghìn năm định
gửi sang Lĩnh-nam cho huynh làm thuốc cứu người. Hôm nay gặp huynh ở
đây, đệ xin dâng tận tay.

Khất đại-phu cũng lấy trong bọc ra một gói lớn đưa cho Thiên-sơn lão tiên :

– Thiên-sơn lão huynh, huynh thường nói rằng, núi Thiên-sơn tuyết xuống
quanh năm, nếu có mật gấu hay cao hổ-cốt Lĩnh-nam uống vào thì luyện nội công mới tốt. Đệ đã cất được mấy cân. Hôm đi cùng đồ tử đồ tôn qua đây
đệ mang theo. Xin dâng sư huynh.

Hai cao thủ già, một từ Thiên-sơn đến, một từ Lĩnh-Nam qua. Phơi phới
như tiên ông, ôm nhau cười nói giữa lúc hai bên hàng trăm nghìn người
đang chuẩn bị chém giết.

Đằng sau Thiên-sơn lão tiên có Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng, Công-tôn Tư
khoanh tay đứng hầu. Đằng sau Khất đại-phu có Phùng Vĩnh-Hoa, Quế-Hoa,
Quỳnh-Hoa. Hai ông già kéo nhau lại ngồi trên thân cây bị Khất đại-phu
đánh gãy, cầm tay nhau nói chuyện. Họ kể cho nhau nghe về những thú vui
hằng ngày, ngắm mây trời, nghe suối chảy. Thiên-sơn lão tiên lấy ra bình rượu mời Khất đại-phu uống. Hai người uống rượu say sưa nói chuyện, làm tướng sĩ hai bên dở khóc dở mếu. Xông vào đánh nhau cũng không được, mà rút cũng không xong.

Quế-Hoa bưng ra một cái điếu thuốc lào. Điếu làm bằng sứ trên vẽ hình
hai ông lão ngồi đánh cờ mặt giống hệt Thiên-sơn lão tiên và Khất
đại-phu. Cần là một cây trúc xanh mướt, chạm trổ cảnh núi rừng, nét vẽ
thật tinh vi sắc sảo. Khất đại-phu đặt điếu trước mặt Thiên-sơn lão
tiên, lấy nắm thuốc cho vào điếu. Quế-Hoa đánh lửa lên, hai tay dâng cho Thiên-sơn lão tiên.

Ông cười :

– Lần trước gặp nhau huynh đã cho đệ cái điếu ống, lần này lại cho cái

điếu bát. Giữa cảnh tuyết phủ núi Thiên-sơn mà hút thuốc lào Lĩnh-Nam
thì tuyệt.

Ông kéo cần để lên miệng hít một hơi. Tiếng nước trong điếu kêu lách
cách vang dội một vùng. Ông ngừng lại ngửa mặt lên trời, mắt lim dim để
thưởng thức mùi vị thuốc, rồi phu khói lên không. Khói thuốc gặp lạnh
kết thành làn hơi trắng tan dần vào không gian.

Hai lão tiên ngồi hút thuốc, đàm luận thánh nhân.

Thiên-sơn lão tiên chỉ Công-tôn Tư :

– Đây là đồ tôn của đệ. Hôm trước y cùng Phùng cô nương dạo đàn tấu
nhạc, tiếc rằng chúng nó ở xa nhau quá, nếu không thì chúng ta kết hợp
cho chúng thành vợ chồng, rồi đem lên đỉnh Thiên-sơn để chúng hưởng cảnh thần tiên của tạo hóa.

Công-tôn Tư sợ đến không thở được. Vì chàng kiểm soát binh mã rất ngặt,
thế mà Thái sư-thúc tổ lẻn vào trong quân bấy lâu nay mà mình không hay.

Khất đại-phu quay lại bảo Công-tôn Tư và Vĩnh-Hoa :

– Hai cháu cho rút quân. Hãy nể mặt hai lão già này ngừng tiến quân, đợi sau Tết hãy đánh nhau.

Phùng Vĩnh-Hoa dạ một tiếng trở về trận. Nghiêm Sơn tuy là chúa tướng,
nhưng địa vị chàng trong võ lâm so với hai ông tiên này quá thấp. Bây
giờ chàng muốn tiến quân, đám anh hùng Lĩnh-Nam sẽ mích lòng. Còn đóng
quân như lời của hai ông, thực không còn ra thể thống gì. Vĩnh-Hoa nói :

– Nghiêm đại-ca ! Đất Lĩnh-Nam mình coi Khất đại-pu như là một tiên ông, một Thái sư-phụ. Nghiêm đại-ca hãy nể lời người mà lui binh về, đợi sau Tết hãy tiến đánh.

Nghiêm Sơn đành ra lệnh rút binh về ải Kiếm-các.

Trở về ải Kiếm-các, Nghiêm Sơn cho họp đám anh hùng Lĩnh-Nam và tướng sĩ bàn định kế hoạch.

Ngoài trời mưa tuyết lất phất, hai tiên ông vẫn ngồi uống rượu nói
chuyện, cạnh có Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng đứng hầu.
Trời tối hồi nào rồi mà hai ông không hay. Quế-Hoa công lực yếu nhất,
chịu lạnh yếu, nàng phát run nói với Khất đại-phu :

– Ông ngoại ơi, lạnh quá cháu chịu không nổi rồi.

Thiên-sơn lão tiên chỉa ngón tay trỏ hướng vào trán nàng, điểm đến vèo
một tiếng, Quế-Hoa cảm thấy một luồng nhiệt khí nhu hòa chuyển khắp cơ
thể, làm người nàng nóng ran lên.

Khất đại-phu nói với Thiên-sơn lão tiên :

– Sư huynh bây giờ chúng ta về đâu ?

Thiên-sơn lão tiên nói :

– Đây gần Thiên-sơn, vậy tiểu đệ là chủ, vậy mời Trần huynh ghé vào thành Cẩm-dương, chúng ta uống rượu, nói chuyện.

Hai người đứng lên rảo bước về Cẩm-dương. Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Triệu
Khuôn, Nhiệm Mãng líu ríu theo sau. Vào trong thành quân sĩ đã dàn ra uy nghi đón hai ông. Hai ông vẫn cười nói coi như không có gì. Một người
dáng điệu uy mãnh, tiến ra khom lưng hành lễ :

– Đệ tử Công-tôn Thuật, xin tham kiến nhị vị Thái sư-phụ.

Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa đã gặp ông ở Kiếm-các nên không ngạc nhiên. Khất đại-phu đáp lễ :

– Không dám, ngài đứng đầu Thiên-sơn thất hùng đây phải không ? Ngài
hiện là đương kim hoàng đế đất Thục sao lại nhẹ thể đối với hai lão nhà
quê như vậy.

Công-tôn Thuật chắp tay :

– Đệ tử tuy là vua Thục nhưng vẫn không quên đạo nghĩa võ lâm. Đệ tử
cùng các sư đệ lập ra nước Thục, chỉ vì muốn cứu dân Thục thoát khỏi ách tham tàn của vua quan nhà Hán, chứ không hề vì tham quyền cố vị.

Công-tôn Thuật mời hai ông ngồi lên hai cái ghế bọc gấm thực lớn, rồi
khoanh tay đứng sau hầu. Cung nga dâng trà nóng, rượu thơm, hoa quả lên.

Thiên-sơn lão tiên hỏi Công-tôn Thuật:

– Các sư đệ của ngươi đâu, gọi ra đây tham kiến Thái sư bá đi.

Công-tôn Thuật vẫy tay, từ sau bức màn gấm, năm người xếp hàng đi ra. Y chỉ vào từng người giới thiệu:

– Đây là Công-tôn Thiệu, vừa là sư đệ, vừa là bào đệ của đệ tử. Y được
phong Trường-sa vương trấn thủ Trường-sa. Mới đây bị thất trận mất
Kinh-châu. Y trấn thủ Xuyên-khẩu, đánh nhau với Đặng Vũ trên mười chện
khiến Đặng Vũ thua phải rút đi. Sau đó Đặng Vũ được anh hùng Lĩnh-Nam
trợ giúp, đánh chiếm Xuyên-khẩu, Bạch-đế. Y bị bắt, may nhờ mấy vị tiểu
anh hùng Lĩnh-Nam nể tình nghĩa hiệp thả về đây.

Vì trong phòng có nhiều người, Công-tôn Thuật không dám nói người tha Thiệu là Lục Sún, sợ nguy hiểm cho ân nhân.

Công-tôn Thuật chỉ một người nữa:

– Đây là sư đệ của đệ tử tên là Công-tôn Khôi, y cũng là bào đệ của đệ
tử. Tước phong Bắc-bình vương, trấn thủ vùng Đông-nam Ích-châu. Mới đây
cũng bị anh hùng Lĩnh-Nam bắt sống trên sông Trường-giang, may nhờ một
anh hùng Lĩnh-Nam nể tình nghĩa hiệp tha cho.

Việc Lục Sún thả Công-tôn Thiệu thì Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa biết, còn ai thả Công-tôn Khôi thì nàng không hề biết.

Công-tôn Thuật chỉ vào một người nữa giới thiệu:

– Đây là sư đệ Điền Sầm, tước phong Tần-vương lĩnh chức Tư-đồ.

Y chỉ vào một người khác:

– Đây là ngũ đệ tên Tạ Phong lĩnh chứ c Tư-không.

Thiên-sơn lão tiên hỏi:

– Sư phụ ngươi thu một lượt bảy đệ tử, huấn luyện cho văn võ toàn tài.
Ngươi đứng đầu, bốn người vừa ra mắt ta đã biết rồi. Người thứ bảy là
Lũng-tây vương Triệu Khuôn ta gặp ở giữa trận. Sau này sư phụ ngươi còn
thu thêm một người nữa, ngoài Thiên-sơn thất hùng là Nhiệm Mãng ta cũng
đã gặp. Vậy người thứ sáu đâu? Y tên gì?

Công-tôn Thuật luống cuống đáp :

– Đệ lục sư đệ tên là Vương Nguyên, cách xa đã lâu, đệ tử không được tin tức gì cả.

Khất đại-phu xen vào :

– Nếu lấy quyền lực của ngài là Hoàng-đế, lão phu không dám can thiệp
vào chuyện của ngài. Vì lão phu hiện đang ở bên quân Hán. Nếu lấy võ đạo mà bàn, thì lão phu trên Công-tôn đại-hiệp đến hai bậc. Công-tôn đại
hiệp ơi, Thiên-sơn lão tiên đang hưởng nhàn trên tuyệt đỉnh Thiên-sơn,
ngắm mây trời, uống tuyết, thưởng trăng, thế mà ngài bỏ thì giờ xuống
đây chẳng qua cũng vì Công-tôn đại hiệp mà thôi. Đại hiệp cứ nói thực
đi, may ra lão phu gỡ được cái thế cờ tuyệt vọng này của đại hiệp.

Thiên-sơn lục-hiệp và Nhiệm Mãng đồng quì xuống một lượt. Công-tôn Khôi khóc rằng :

– Thái sư-phụ ! Xin Thái sư-phụ giết đệ tử đi. Đệ tử phạm tội đã nhiều
không thể tha thứ. Sau khi giết đệ tử rồi, xin Thái sư-phụ cứu cho trăm
họ Ích-châu, bảo vệ sự sống còn của phái Thiên-sơn.

Thiên-sơn lão tiên hắng rặng hỏi :

– Công-tôn Thiệu ngươi là người thành thực, chí tình, ngươi đem tiền nguyên hậu quả của chuyện Vương Nguyên nói cho ta biết ?

Công-tôn Thiệu cúi đầu thuật :

– Khi sư phụ để tử từ trần, người có dặn phải đứng lên đánh đuổi bọn
tham quan, cứu trăm họ Ích-châu, Kinh-sở, Lưỡng-xuyên, tạo hạnh phúc cho muôn dân. Bấy giờ là niên hiệu Kiến-thủy nguyên niên (32 trước tây
lịch). Vua Thành-Đế chuyên dùng hoạn quan và bọn ngoại thích. Vừa lên
ngôi ngài phong cậu là Vương Sung làm hầu tước, giao hết binh quyền cho
họ ngoại. Đến niên hiệu Hà-bình thứ nhì nhà vua lại phong cho 8 người
cậu họ Vương làm Liệt-hầu (27 trước Tây-lịch). Đến niên hiệu Dương-sóc
nguyên niên (24 trước Tây-lịch), quan Kinh-triệu doãn Vương Chương làm
sớ tâu lên vua, nói Đại tư-mã Vương Phùng quá ác. Vua giết chết Vương
Chương. Đến niên hiệu Tuy-hòa nguyên niên (8 trước Tây-lịch), vua
Thành-Đế phong cho Vương Mãng làm Đại tư-mã. Trong thiên hạ ai theo họ
Vương thì sống, ai chống thì chết.

Công-tôn Thiệu thở dài :

– Trước đó tất cả bảy sư huynh đệ của đệ tử đều đi thi, đỗ Hiếu-liêm.
Nhờ tài kiêm văn võ bọn đệ tử được thăng lên tới Thái-thú, riêng Lục
sư-đệ thì phong tới Thứ-sử. Bọn đệ tử nghe lời sư phụ dùï làm Thứ-sử,
Thái-thú nhưng vẫn lấy võ đạo trị dân, vì vậy dân chúng tuân phục. Kịp
đến khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Bọn đệ tử họp các huynh đệ lại,
phất cờ nêu cao chính nghĩa, phục hồi Hán triều. Lưu Huyền khởi binh
xưng là Cảnh-Thủy hoàng-đế, anh em đệ tử đều qui phục. Ít lâu sau
Quang-Vũ dùng gian kế đoạt ngôi của Cảnh-Thủy, các sư đệ bàn với đệ tử
phất cờ dựng nghiệp. Riêng Lục sư-đệ trấn thủ vùng Lũng-tây tài trí hơn
người được cử làm Thừa-tướng. Sự nghiệp Thiên-sơn đang huy hoàng, thình
lình sư đệ Công-tôn Khôi khám phá ra Lục sư-đệ chuẩn bị sĩ tốt giết đại
sư huynh lên làm vua. Đại sư huynh sai nhị sư huynh bất thần đến vây bắt Lục sư-đệ. Lục sư đệ trốn mất, chính thê tự tử chết. Đại sư huynh
truyền tịch thu tài sản.

Bọn đệ tử đều tin như vậy, sau đại sư-huynh vào nhà ngục thẩm vấn thứ
thiếp của Lục sư-đệ, mới biết rằng y thị được Nhị sư huynh đem về làm
thứ thiếp rồi. Đại sư huynh thấy bên trong có gì bí ẩn, mở cuộc thẩm vấn rộng rãi, mới biết Nhị sư-huynh vì say mê người thứ thiếp của Lục
sư-đệ, buông lời chọc ghẹo. Nàng đem chuyện nói với Lục sư-đệ. Lục sư-đệ giận quá, định dẫn đệ tử đến hỏi tội Nhị sư-huynh. Vì vậy Nhị sư-huynh
ra tay trước. Đại sư-huynh xấu hổ, hối hận mang ba con trai của Lục
sư-đệ về phủ nuôi nói dối là con đẻ, dạy dỗ cẩn thận. Đứa lớn tên Phúc,
tước phong Bình-nam vương. Hai đứa em là Lộc, Thọ, tuy còn nhỏ tuổi đều
được phong làm Thứ-sử.

Công-tôn Thiệu thở dài :

– Chuyện tưởng thế là yên. Không ngờ sau đó bọn đệ tử được tin Lục sư-đệ giúp Ngỗi Hiêu phất cờ ở Lũng-hữu, xưng là vua. Lục sư-đệ võ công đã
cao, tài dùng binh lại hơn người, vì vậy Quang-Vũ xuất đại binh đánh đều bị thất bại. Khi Ngỗi Hiêu chết, Quang-Vũ đem binh đánh nữa, Lục sư-đệ
bị thất bại. Đại sư huynh mới cử người thân nhất với Lục sư-đệ là Thất
sư-đệ mang quân cứu Lục sư-đệ. Hai bên họp quân đuổi được Quang-Vũ. Thất sư-đệ kể hết sự tình cho Lục sư-đệ nghe, để sư huynh đệ giảng hòa. Được ít lâu sau con Ngỗi Hiêu là Ngỗi Thuần hàng Hán, Lục sư-đệ chán nản,
đem bản bộ quân mã giao cho Thất sư-đệ. Tất cả đất đai còn lại của Ngỗi
Thuần đều giao cho Đại sư-huynh quản nhiệm hết. Lục sư-đệ bỏ đi tiêu dao sơn thủy. Còn chuyện về sau, Thất sư-đệ sẽ kể tiếp.

Triệu Khuôn tiếp lời :

– Không ngờ Lục sư-huynh xưng là Vu-sơn cùng với người con gái là
Sa-Giang giả làm người hát dạo, tiêu dao sơn thủy. Lục sư-huynh được
người đời tặng cho danh hiệu Tiêu-thần, Sa-Giang được tặng danh hiệu
Cầm-tiên. Cách đây ít tháng, đạo quân Lĩnh-Nam vượt Kim-sơn đánh
Độ-khẩu…

Thiên-sơn lão tiên gật đầu :

– Chuyện này ta biết. Anh hùng Lĩnh-Nam dùng tới 600 con vừa vượn vừa
khỉ cho chúng chăng dây, vượt Kim-sơn đánh vào phía sau Ích-châu, ta
đứng trên núi thấy hết. Nếu ta ra tay thì họ đã chết hết trên núi tuyết
Kim-sơn. Nhưng ta thấy họ là những người anh hùng võ công tuyệt cao, nên ta lờ đi cho họ tiến vào Nam Ích-châu.

Quế-Hoa đứng hầu cạnh Khất đại-phu chợt nhớ ra một điều. Hôm trước nàng
mang quà của Nghiêm Sơn, Phương-Dung cho Thiều-Hoa, Đào Kỳ, được Triệu
Anh-Vũ, Đinh Công-Thắng kể cho nghe. Khi họ lên đến tuyệt đỉnh tuyết
sơn. Thấy có vết chân người để lại trên tuyết và vết đao khắc vào đá mấy câu thơ :

Anh hùng Lĩnh-nam,

Lập chí phục quốc,

Có mắt như mù,

Có tai như điếc,

Giúp kẻ bạo tàn,

Đánh người đồng đạo.

Triệu Anh-Vũ biết người khắc mấy câu thơ trên là đại cao thủ, không muốn giết ông. Song ông không đoán được đại cao thủ đó là ai. Hôm nay
Quế-Hoa mới biết là Thiên-sơn lão tiên.

Nàng lên tiếng :

– Lão tiên ! Hôm ở đỉnh Kim-sơn may nhờ lão tiên nương tay cho, không
thì Triệu sư thúc với đạo Thần-hầu Lĩnh-nam đã bỏ mạng, tan xương nát
thịt rồi.

Thiên-sơn lão tiên xoa đầu nàng :

– Trần huynh với ta giống nhau. Chúng ta lớn rồi, không thể ra tay đánh
đám con cháu. Ta biết họ vào Thục đánh đồ tử, đồ tôn ta, mà ta cũng
không nỡ ra tay. Họ là anh hùng giết đi thực uổng.

Ông nói tiếp :

– Thế rồi Công-tôn Khôi bị anh hùng Lĩnh-Nam bắt trên sông Trường-giang
ta cũng biết hết. Đáng lẽ Vương Nguyên đem Công-tôn Khôi ra xẻo thịt tế
vợ, nhưng may mắn có một anh thư Lĩnh-Nam tên Trưng Trắc, ban đêm lẻn
vào nhà tù thả y ra.

Khất đại-phu, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa đều kêu lên một tiếng ủa đầy vẻ kinh ngạc.

Ông tiếp :

– Hiện Vương Nguyên đang theo đạo Lĩnh-Nam cùng với ba đứa con vào
Thành-đô diệt họ Công-tôn trả mối hận năm xưa. Các ngươi sắp sửa bị giết chết ba họ trong sớm tối.

Thiên-sơn ngũ hùng cùng Nhiệm Mãng quỳ gối xuống khóc :

– Thái sư thúc hãy cứu trăm họ Ích-châu. Sáu anh em đệ tử nguyện tự tử
để đền tội. Bọn đệ tử đồng lòng tôn Lục sư-đệ lên làm Hoàng-đế.

Khất đại-phu hỏi Thiên-sơn lão tiên :

– Huynh tính sao ? Họ cũng đáng thương.

Thiên-sơn lão tiên rót rượu mời Khất đại-phu rồi nói :

– Đệ xuống đây thì đã là câu trả lời cho Trần huynh vậy. Trần huynh ơi,
huynh làm thuốc cứu hàng nghìn người, bây giờ xin huynh ban cho phương
thuốc cứu trăm họ Ích-châu đi.

Khất đại-phu suy nghĩ một lúc rồi gật đầu :

– Thiên-sơn lão tiên, hai cái thân già chúng mình phải ra tay thôi. Bây
giờ đệ phải trở về ngay mới kịp, hẹn dịp khác chúng ta sẽ gặp lại sau.

Ông cùng hai cháu lên đường trở về dinh Hán, đến nơi gần nửa đêm. Phùng
Vĩnh-Hoa và các anh hùng Lĩnh-Nam ngồi chờ. Họ thấy ông về thì mừng lắm. Quế-Hoa tường thuật tỉ mỉ cuộc hội kiến trong thành Cẩm-dương cho mọi
người nghe.

Phùng Vĩnh-Hoa nói :

– Sáng nay cháu được thư của sư tỷ Trưng Trắc. Sư-tỷ cũng có viết thư cho Trưng Nhị và anh hùng đạo Kinh-châu nói :

Hãy án binh bất động, chờ đến sau Tết mới có quyết định. Sư tỷ còn vào
Thành-đô hội với Thiên-sơn thất hùng, quyết định ra sao, sẽ chúng ta
biết.

Đoạn này thuật cuộc tiến quân của Anh Hùng Lĩnh Nam và Đào Kỳ

Tại bản doanh anh hùng Lĩnh-Nam, Trưng Trắc cho mời riêng anh hùng
Lĩnh-Nam đến họp. Nàng hướng vào Nam-hải nữ hiệp, Hoàng Thiều-Hoa, Đào
Kỳ :

– Sư bá, sư muội, sư đệ. Cháu xin tạ lỗi với các vị về vụ cháu tha
Công-tôn Khôi. Trước khi sang đây, Đặng đại-ca đã tiếp sứ giả của
Công-tôn Thiệu. Sứ giả thuật tất cả mọi việc, xin đại ca thực hành lời
hứa chia ba thiên hạ trước đây. Đặng đại ca không dám chủ trương, bí mật mời Đào-hầu, Đinh-hầu ở Cửu-chân, tất cả bảy vị Thái bảo phái Sài-sơn,
sư thúc Nguyễn Trát phái Long-biên, sư thúc Cao Cảnh-Sơn phái Hoa-lư để
xin ý kiến. Tất cả đều đồng ý với Đặng đại ca và Công-tôn Thiệu. Đại hội cử cháu sang hội ý với anh hùng Lĩnh-Nam bên này. Cháu dũng Thần-ưng
đưa thư cho Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa cùng ngưng tiến quân, đợi sau Tết mới có quyết định.

Trưng Trắc hướng về Vương Nguyên :


– Vương tiên sinh, tiên sinh nên về đất Thục làm vua, chúng tôi có thể giúp tiên sinh giữ vững cơ nghiệp phái Thiên-sơn.

Hoàng Thiều-Hoa xen vào hỏi :

– Trưng sư muội, Nghiêm đại ca có biết chuyện này không ?

Trưng Trắc lắc đầu :

– Chắc chắn là không.

Thiều-Hoa rưng rưng nước mắt hỏi Đào Kỳ :

– Sư đệ, vậy tất cả anh hùng Lĩnh Nam phản Nghiêm đại ca sao ?

Đào Kỳ ôm lấy Thiều-Hoa :

– Sư tỷ ! Em thương yêu sư tỷ còn hơn chính bản thân em nữa. Vì vậy
chính em đã thuyết phục anh hùng Lĩnh-Nam tùng chinh giúp Nghiêm đại-ca. Bây giờ sự thể như thế này, chúng ta cần tiến quân vào Thành-đô, hội
nhau bàn định. Nếu tất cả muốn diệt Thục phò Hán, thì ta đánh Thành-đô.
Còn nếu có quyết định khác, chúng ta sẽ tùy cơ định liệu. Em nghĩ chúng
ta chỉ phản Hán, chứ đâu có phải phản Nghiêm đại-ca. Anh hùng Lĩnh-Nam
đều ghi nhớ ơn đức của Nghiêm đại-ca, muốn tôn người lên làm Hoàng-đế
mà.

Đào Kỳ cho tập hợp tướng sĩ ra lệnh :

– Chúng ta là đạo quân đầu tiên tiến vào Thành-đô. Vậy tướng sĩ phải
nghiêm cấm quân sĩ không được cướp của dân, không được phạm đến tù binh, hàng binh, không được đốt phá cung thất Thục-đế. Nếu tướng sĩ phạm thì
cấp Lữ trưởng trở xuống bị xử trảm.

Chàng ra lệnh :

– Sư bá Triệu Anh-Vũ, Đinh Công-Thắng tiến quân theo hai đường, một
chiếm Long-xương, rồi theo đường thủy vào uy hiếp Thành-đô. Một theo
đường Đông-sơn đến Mi-sơn. Đạo này có hiền đệ Vương Lộc làm tiên phon g
dẫn đường. Hiền đệ nhớ một điều: Thù nhà sau nợ nước, nếu người dòng họ
Công-tôn đầu hàng thì không được giết.

Ngừng một lát chàng tiếp:

– Hiền-đệ Vương Thọ cùng sư muội Đinh Bạch-Nương, sư đệ Hiển-Hiệu và
Quách Lãng đánh Hán-nguyên. Còn sư bá Nam-hải, sư thúc Đinh Đại, sư thúc Vương Nguyên, sư tỷ Thiều-Hoa, sư muội Vương Sa-Giang đánh thẳng vào
Thành-đô.

Đinh Bạch-Nương hỏi:

– Trong bọn chúng tôi, ai là chúa tướng?

Đào Kỳ buồn cười về cô em bà Chằng, nói:

– Sư-đệ Hiển-Hiệu là Hổ-nha đại tướng quân dĩ nhiên sư đệ làm chúa tướng.

Vương Thọ hỏi:

– Đánh Hán-nguyên xong chúng tôi sẽ làm gì?

Đào Kỳ khen:

– Hiền đệ quả là người cầm quân kinh nghiệm. Sau khi hạ xong Hán-nguyên, hiền-đệ cho đối xử với tù binh, hàng binh như chúng ta đã làm. Hiền-đệ
cử một tướng cũ của hiền-đệ trấn thủ. Hiền-đệ tức tốc mang quân đến trấn ở Tiểu-kim bắt Công-tôn Thuật. Vì có thể y sẽ chạy vô khu rừng núi này
ẩn thân.

Hiển-Hiệu lĩnh mệnh, mời các tướng trẻ ra ngoài bàn định kế sách.

Đào Kỳ tiếp:

– Sư bá Nam-hải mang ba vạn quân tiến theo đường phía Nam đánh vào
Thành-đô. Thế nào sư bá cũng vào thành trước. Xin sư bá chỉ huy việc
tiếp thu thành trì, bảo quản kho tàng. Sư thúc Đinh Đại kinh nghiệm
chiến đấu nhiều, xin lãnh ba vạn quân đánh vào cửa Bắc Thành-đô. Sư tỷ
Trưng Trắc lĩnh một vạn quân đánh vào cửa Đông. Sở dĩ sư tỷ lĩnh ít
quân, vì phía sau sẽ có đạo quân của sư bá Đinh Công-Thắng, Thiệu Anh-Vũ tiến lên, tổng số sẽ tới năm vạn là ít. Sư tỷ Thiều-Hoa đánh cửa Tây,
chỉ cần phục quân ở ngoài thành, đợi cho giặc chạy qua một nửa thì đổ
quân ra, cắt làm đôi mà bắt giặc. Số còn lại giặc chạy về Tiểu-kim, đã
có Hiển-Hiệu bắt chúng. Thôi mời quý vị điểm quân, ngày mai giờ Dần sẽ
xuất phát.

Vương Nguyên nước mắt đầm đìa hỏi:

– Đào nguyên soái, cha con tôi với Công-tôn Khôi thù sâu như biển. Tại sao nguyên soái không cho cha con tôi xuất lực?

Đào Kỳ ghé tai Vương Nguyên nói nhỏ:

– Vương sư thúc, sư muội và cháu sẽ đột nhập Thành-đô bắt giặc trước tất cả. Nhưng phải giữ bí mật hết sức mới được.

Vương Nguyên cả mừng chắp tay lạy Đào Kỳ. Đào Kỳ vội đỡ dậy. Hai người ra chỗ vắng bàn việc đột nhập Thành-đô.

Vương Nguyên móc trong túi ra tấm bản đồ:

– Đây là bản đồ Thành-đô, tôi ghi rất kỹ. Đào nguyên soái hãy coi.

Đào Kỳ thấy bản đồ ghi chi tiết từng chỗ đóng quân trong thành, sông,
núi kinh, lạch, cùng các cung điện, không chỗ nào mà không có. Chàng
ngạc nhiên hỏi:

– Tại sao sư thúc có bản đồ nầy?

Vương Nguyên đáp:

– Nguyên hai cha con tôi hóa trang, đổi hình làm nghề ca hát khắp Thành-đô, biết rõ mọi đường lối trong thành.

Đào Kỳ cho lấy thẻ bài cũ của Việt-tây để ba người dùng, rồi bí mật lên đường vào Thành-đô.

Vương Sa-Giang bàn:

– Bây giờ chúng ta phải giả dạng mới được. Cha làm nhạc công, con làm ca nhi còn Đào đại-ca làm gì bây giờ?

– Thành-đô ai cũng biết cha và con cả rồi, bây giờ Đào đại-ca nói tiếng
Thành-đô không rõ thì dễ bị lộ lắm. Chi bằng cha tuyên bố con mới lấy
chồng, Đào đại-ca là chồng của con. Đào đại-ca đóng vai người câm.

Vương Nguyên là văn sĩ lãng mạn, coi chuyện đó thường tình. Nhưng Vương Sa-Giang ngượng quá:

– Đào đại-ca có vợ rồi, cha không biết hay sao mà bảo con là vợ đại-ca?

Vương Nguyên phì cười:

– Cha có bảo con là vợ đại-ca thực đâu. Hai người là vợ chồng giả thôi
mà. À! Được rồi, Đào đại-ca giả làm người câm, để cha muốn nói gì thì
nói. Đại-ca làm người mãi võ kiếm tiền, như vậy chúng ta đột nhập
Thành-đô dễ dàng hơn.

Vương Nguyên tính khoáng đạt, nghĩ sao nói vậy, nhưng Sa-Giang với Đào
Kỳ tự nhiên thấy ngượng ngùng. Ba người lấy một ít vàng bạc làm lộ phí,
rồi lên đường đến Thành-đô.

Chiều hôm đó ba người đến Nhã-an. Nhã-an là một quận gần Thành-đô, nằm
trên giao điểm của năm con sông, thuyền bè đi lại tấp nập, dân cư đông
đúc. Dù đất Thục đang loạn ly, mà hàng quán buôn bán vẫn sầm uất. Trai
thanh gái lịch đi lại vui vẻ. Quân lính đầy trong quận lỵ nhưng không
sách nhiễu dân chúng như quân Hán ở Giao-chỉ thường làm.

Vương Nguyên quen thuộc với trấn này, ông nói:

– Trấn có khoảng ba mươi ngàn nóc gia, nguồn thủy lợi như tôm cá không
biết bao nhiêu mà kể, lại là nơi nuôi nhiều súc vật, rất giàu có. Chúng
tôi qua lại ca hát nhiều lần, dân phố quen mặt chúng tôi. Đào huynh đệ
mới đến đây lần đầu, lại không nói được giọng Ích-châu, vì vậy chúng ta
tránh gặp gỡ nhiều người. Chúng ta tạm kiếm nhà quen nghỉ ngơi, rồi ngày mai lên đường, nhất thiết giấu kín hành tung, được bao nhiêu tốt bấy
nhiêu. Bây giờ chúng ta đến nhà Tạ viên ngoại, nghỉ ngơi ăn uống đã.

Ba người đi về phía bãi sông Thanh-y. Trên sông thuyền đậu san sát, cạnh sông, một khu vườn rộng, ngoài có hàng rào rất đẹp. Vương Nguyên giật
chuông. Một lát, có người lão bộc mở cổng. Lão bộc trông thấy Vương tỏ
vẻ sợ hãi, giật mình. Y chắp tay lắp bắp:

– Đại tiên sinh giá lâm, để tiểu nhân vào báo với trang chủ.

Nói rồi y chạy biến vào trong. Đào Kỳ hơi ngạc nhiên vì thân thủ y không phải tầm thường, mà tại sao lại đi làm nô bộc. Rồi nữa, khi y thấy
Vương thì sợ hãi, tại sao ?

Vương đối với dân chúng là ngươi hát dạo kiếm tiền, một nghề chỉ hơn ăn mày một chút thôi. Tuy vậy, chàng nghĩ :

– Có lẽ Vương là bạn của trang chủ, nên nô bộc trông thấy phải kính trọng là lẽ thường.

Tạ trang chủ quần áo chỉnh tề, chạy ra đón khách. Y chắp tay chào Vương Nguyên :

– Tiên sinh và cô nương giá lâm tệ trang, thật hân hạnh cho chúng tôi. A… còn vị thiếu niên nầy là ai ?

Vương Nguyên chỉ Đào Kỳ :

– Y là con rể tôi. Tôi mới cho chúng cưới nhau mấy tháng trước. Y bị câm từ nhỏ, không biết nói nhưng nghe được, hiểu được và biết viết. Võ công y thuộc loại khá. Y theo chúng tôi đi mãi võ độ nhật.

Tạ viên ngoại mời khách vào trang. Qua hai lần cổng, đến một cái sân khá rộng, trong sân đầy cây kiểng, nào quất, nào thủy-tiên. Trong vườn đầy
đào và mai, trên cây đào đã lấm tấm mấy nụ hoa nở. Vào tới nhà chủ nhân
hỏi Vương Nguyên :

– Tiên sinh ở chơi mấy ngày, đợi qua Tết hãy về Thành-đô, để chúng tôi được thưởng thức khúc nhạc tiên trong ngày đầu xuân.

Vương Nguyên lắc đầu :

– Đa tạ viên ngoại, đợi khi khác. Chúng tôi có việc khẩn phải lên đường. Xin viên ngoại cho tá túc một đêm là đủ.

Tạ viên ngoại gọi người nhà dặn :

– Người nầy là hiền tế của Vương tiên sinh. Ngươi đưa họ ra căn phòng
ngoải thủy các. Vợ chồng trẻ, đêm xuân đáng giá ngàn vàng, họ phải ở
thủy các mới xứng đáng.

Người lão bộc đưa Đào Kỳ và Sa-Giang ra phía sau, quả nhiên có căn nhà
nội lên giữa cái hồ. Từ bờ ra thủy các phải qua một cái cầu. Hai người
qua cầu rồi, lão bộc cầm một bánh xe trên bờ quay tròn, bánh xe cuốn
dây, cây cầu cất lên. Thế là Đào Kỳ với Sa-Giang cô lập trên thủy các.
Hai người mở cửa căn thủy các vào trong, có một phòng ngủ, giường nệm
rất dầy, có đủ chăn, màn sạch sẽ. Trên vách treo mấy thanh kiếm. Như vậy chứng to ûchủ nhân là người văn võ toàn tài.

Sa-Giang than :

– Họ tưởng đại-ca với tiểu muội là vợ chồng thực, nên cho ở với nhau
trong thủy các này. Thủy các có một cái giường, tối ngủ làm sao đây?
Chúng mình đâu phải vợ chồng!

Đào Kỳ nghĩ:

– Tại sao họ đưa mình vào thủy các rồi kéo cầu lên? Họ định giam mình ở đây hay sao?

Trong đầu chàng chợt nhớ lại ngày nào ở Thái-hà trang, Lê Đạo-Sinh cũng
xếp đặt cho chàng với Tường-Quy cùng xuống du thuyền, rồi tình yêu nảy
sinh, tạo thành một thiên trường hận. Giờ nầy Tường-Quy đã ra người
thiên cổ, chàng vẫn không quên được.

Sa-Giang nhìn chàng hỏi:

– Đào đại-ca, có phải đại-ca nhớ nhung sư tỷ Phương-Dung không?

Đào Kỳ lắc đầu:

– Tôi đang nghĩ chuyện khác.

– Chuyện khác! Đại-ca nói dối em rồi. Nếu đại-ca nghĩ chuyện khác thì
khuôn mặt không tỏ ra những nét nhu mì, yêu thương như vậy. Nét mặt đó
chỉ có khi người ta nghĩ đến người mình yêu mà thôi.

Đào Kỳ nhìn Sa-Giang, chàng thấy nét mặt cô nhu mì, ôn nhu, tươi như hoa xuân. Chàng vội quay đi để tư tưởng không bị cuốn vào vòng tội lỗi.
Sa-Giang hỏi:

– Đại-ca! Đại-ca thấy em với chị Phương-Dung ai đẹp hơn?

Đào Kỳ không ngờ Sa-Giang hỏi câu đó. Chàng suy nghĩ rồi đáp:

– Bàn về thông minh, lanh lợi, trên thế gian không có người thứ hai bằng Phương-Dung. Bàn về vẻ đẹp thì nàng có vẻ đẹp uy nghiêm như những đóa
hoa Huệ, hoa Thủy-tiên. Còn cô thì vẻ đẹp như hoa Đào, hoa Mận mùa xuân. Khi cô vừa hát, vừa đàn thì có sức hấp dẫn, thu hút người ta hơn cả
sư-tỷ Hoàng Thiều-Hoa.

Sa-Giang hỏi tiếp:

– Em nói tỷ dụ thôi nghe. Tỷ dụ như anh mới quen chị Phương-Dung với em
cùng một lúc, anh không bị phân chia về người Việt, người Hán, không bị
dư luận, cha mẹ can thiệp, anh sẽ chọn ai ?

Đào Kỳ chết lặng, không ngờ nàng hỏi câu đó. Sa-Giang so với Phương-Dung võ công không bằng, văn học thua xa, kiến thức kém cỏi, gia thế càng
kém, nhưng đối với chàng dường như nàng có một cái gì giống Tường-Quy,
chàng dễ bị rung động. Hai người đã bị ước hẹn giả vợ chồng, rồi lại bị
đưa ra nhà thủy các vắng vẻ thế này rồi nàng lại hỏi câu đó nữa, làm Đào Kỳ hoảng sợ. Chàng chạy ra ngoài sân nhìn tuyết lất phất rơi. Rõ ràng
là chàng chạy trốn.

Một lát chàng thấy có một hơi thở thơm tho bên cổ trái, rồi một bàn tay
mềm mại nắm lấy tay chàng. Chàng muốn gỡ ra mà người như bị tê liệt,
không sao cử động được, Sa-Giang dựa vào người chàng. Chàng thấy ấm áp
dễ chịu, đưa tay ra quàng lấy nàng. Hai người đứng như vậy lâu lắm, mãi
cho đến khi có tiếng người lão bộc nói bên kia cầu :

– Cô nương, tiểu nhân đưa cơm vào cho cô nương và lang quân xơi.

Đào Kỳ hoảng hốt buông Sa-Giang ra, hai người vào thủy các ăn cơm. Suốt bữa ăn, hai người không nói với nhau câu nào.

Trời bắt đầu tối, Sa-Giang lấy lửa đốt lên cây đèn để ở án thư. Nàng lấy đàn ra dạo, tiếng đàn rung động không gian, truyền ra ngoài hồ. Bên
ngoài tuyết xuống, mọi vật trắng xóa. Sa-Giang ru hồn vào tiếng đàn, cất giọng hát :

Tĩnh nữ kỳ thù,

Sĩ ngã ư thành ngung.

Ái nhi bất kiến,

Tao thủ trì trù.

(Có người con gái nhu mì, đợi ta ở góc thành. Ta yêu nàng mà không gặp, vò đầu, vò tóc rối bời).

Đào Kỳ biết nàng lấy bài hát này trong Kinh thi, phổ vào nhạc. Dưới ánh
đèn huyền ảo, chàng thấy Sa-Giang đẹp vô cùng, giống như Tường-Quy trước đây. Chàng nhắm mắt lại để tưởng tượng ra hình ảnh Phương-Dung, nhưng
Phương-Dung vẫn không thấy, mà chỉ thấy đôi vai gầy, đôi mắt ướt, hai
bàn tay trắng nhỏ của Sa-Giang. Chàng nhủ thầm:

– Ta là con trai của Đào-hầu nổi danh đạo đức Lĩnh-Nam. Ta không thể đi
đến đâu để tình ái đến đó được. Phương-Dung là vợ ta, nàng thông minh,
võ công tuyệt vời, mưu trí không ai bì kịp. Nàng đẹp như tiên nga, giờ
này đang nhớ nhung ta.

Nhưng chàng lại thấy hình ảnh của người đàn ông lấy nhiều vợ. Chàng
thường thấy những danh nhân, đi đâu gặp dịp là nghe con hát, vui với kỹ
nữ là điều thường tình, không có tội gì cả. Bất quá lấy thêm Sa-Giang
làm vợ nữa là cùng, có gì trắc trở đâu?

Sa-Giang ngưng đánh đàn, nàng đến ngồi cạnh Đào Kỳ, ngước mắt nhìn chàng hỏi;

– Đại-ca chưa trả lời câu hỏi của em ban nãy.

Đào Kỳ thở dài:

– Vương cô nương, tôi là người đất Lĩnh-Nam, đã có vợ rồi. Vợ tôi là
Phương-Dung, do cha mẹ cưới cho. Chúng tôi thương nhau từ nhỏ tới giờ.
Tôi biết cô nương đối với tôi một mối nhu tình, nhưng tôi không làm gì
để đền đáp cô nương được cả.

Sa-Giang dựa đầu vào vai Đào Kỳ. Chàng ngồi im, không dám đẩy nàng ra.
Cứ như vây lâu lắm, thì chàng khám phá ra Sa-Giang đã ngủ rồi. Chàng khẽ bồng nàng lên đặt vào giường, đắp chăn cho nàng ngủ. Còn chàng thì ngồi trên ghế dưỡng thần.

Chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chập chờn cho đến sáng hôm sau.
Vương Nguyên gọi hai người. Đào Kỳ giật mình tỉnh giấc trước. Chàng chạy ra mời lão vào trong thủy các. Vương Nguyên nói:

– Chúng ta chuẩn bị vào Thành-đô hôm nay. Trời tuy có tuyết nhưng đường không trơn mấy. Ngựa đi lại chắc không sợ gì.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.