Bạn đang đọc Dong Binh Thiên Hạ: Chương Q.2 – Chương 11: Long Huyệt
Với người lạ mà nói, long huyệt không nghi ngờ gì là nơi nguy hiểm nhất. Người ta thường nói, rồng thường có thói quen gia trì ma pháp tại chỗ ở, ma lực của ma pháp tùy ở gần hay ở xa trung tâm mà tăng gia, tại giữa long huyệt, mỗi con rồng đều gia trì một lĩnh vực vốn là đặc điểm của riêng chúng – Long vực. Dù vậy, vẫn có vô số những mạo hiểm giả thâm nhập long huyệt, đại khái có thể kể ra ba dạng:
Dạng thứ nhất chiếm số lượng nhiều nhất – người tham lam, bọn chúng đều biết, rồng cất giữ rất nhiều đồ quý như: tiền vàng, đá quí, vũ khí ma pháp, thủy tinh ma pháp, gương .v.v… Một cái long huyệt thực sự là một bảo tàng phú gia địch quốc, nếu như có được thì còn gì phải lo nữa?
Dạng thứ hai – kẻ báo thù, không thể phủ nhận, một số lượng nhỏ rồng có thói quen coi con người là thức ăn, vì để bảo vệ chính mình, vài thôn làng đã thuê dong binh hoặc dùng chính sức lực của họ đến long huyệt để trừ khử nghiệt long.
Dạng thứ ba, đồ long giả, đây là một loại người rất kỳ quặc được xã hội sinh ra. Với những người dũng mãnh, họ sùng kính nhất là hai loại người liên quan đến rồng: Long kỵ sĩ và Đồ long giả. Phần lớn khi lựa chọn chức nghiệp, nếu như phát hiện mình không có Thần tộc hoặc Ma tộc huyết thống, thế thì không thể trở thành bạn tốt của rồng, đa số người đều chọn… giết rồng – để mọi người đều biết hắn ta vĩ đại hơn cả rồng. Về góc độ tự kỷ mà nói, nếu như không thể chiếm được thứ mình thích thì chi bằng hủy diệt nó, đại khái một số người ích kỷ thường nghĩ như vậy.
Sơn Hải Kinh – Long tộc (dẫn)
“Con vật thật dễ thương.” Lôi Cát vẫn giữ vẻ ngoài hiền lành, cười mỉm đưa tay về phía con rồng nhỏ.
“Grao…” Lục Nhi không khách khí gì ngoạm ngay vào tay Lôi Cát, có khả năng là bởi vì lần đầu tiên nó thấy một bàn tay dơ dáy đến mức như vậy.
“Ồ, ngươi không nên cắn.” Lão pháp sư cười mỉm nói: ”Ta đã thạch hóa bàn tay rồi, ngươi cắn chỉ tổ gãy răng.”
“Goằm goăm..” Lục Nhi dùng thêm một chân dụng lực cắn xé, vừa thở vừa phun phì phì vào tay Lôi Cát một đám bụi đất, nguyên đám bụi này là màu xanh mà khi chạm vào tay Lôi Cát thì biến thành màu đen sì.
“Tiểu tử, ngươi vừa rồi nói ngươi tên là gì?” Xem ra quá trình thạch hóa không có tác dụng, bàn tay đen sì của lão pháp sư đã bị Lục Nhi cắn xịt ra cả máu. Sắc mặt vẫn không đổi, Lôi Cát vừa chùi máu vừa nhìn vào Đại Thanh Sơn hỏi.
“Đại Thanh Sơn, Cáp Nhĩ Khắc Đại Thanh Sơn.” Người cũng như tên, trầm trầm ổn ổn Đại Thanh Sơn, dù cho có người đả kích hắn hoặc khinh thường hắn, hắn cũng vẫn như núi, trầm lặng không có phản ứng gì cả.
Có lẽ là nhờ bản tính thiện lương, vẻ ngoài chất phác cùng với tác phong hành sự đáng tin cậy, hắn mới có thể nhận được ân huệ của Thượng cổ Băng hệ cự long.
10 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác còn đang bận khóc nhè với mẹ, Đại Thanh Sơn đã bắt đầu tự đi săn một mình cả năm trời.
Rất khó tưởng tượng, tại một vùng băng tuyết đầy trời, một cậu bé làm thế nào để đối mặt với con mồi to hơn hắn gấp rưỡi, hoặc chính xác mà nói thì hầu như toàn bộ động vật tại đây đều xem hắn như là vật săn chứ không phải hắn săn bọn chúng.
Mới đầu còn có một ít thôn dân cho hắn thực phẩm, nhưng khi mùa đông đến, ngày cực kỳ ngắn chỉ có hai giờ, đa số các động vật đều tiến vào trạng thái ngủ đông, cơ bản là không thể nào tiến hành đi săn đông người được. Mọi nhà đều dựa vào số thú săn được ít ỏi vào mùa hè mà cho hắn một số lượng thực phẩm tương đối nhỏ.
Xin đồ ăn của người khác thông thường không phải là tác phong của Đại Thanh Sơn.
Ngày ngắn đêm dài, cậu bé 9 tuổi Đại Thanh Sơn thường thích làm một chuyện – nằm ngủ.
Chính là khi ngủ, hắn có thể quên đi hoàn cảnh hiện tại. Chính là khi hắn ngủ, có thể nhìn thấy mặt trời; Chính là lúc hắn ngủ, có thể ăn rất nhiều món ăn ngon lành; Cũng chính là khi lúc hắn ngủ, hắn có thể nhìn thấy cha mẹ đã qua đời của mình đứng dưới tuyết. Và cũng nhờ ngủ, hắn tiết kiệm được thể lực.
Nhưng mà, tại giấc mộng, hắn luôn cảm thấy đói thường xuyên.
Đói khát, lạnh lẽo, trong ký ức của Đại Thanh Sơn về tuổi thơ ấu của mình chỉ có vậy.
Thực sự đói không chịu nổi, cái đầu hôn mê của Đại Thanh Sơn cuối cùng cũng nghĩ ra được một chuyện, tình hình thế này, ta có thể đi bắt một loại thú rừng nhỏ: Thỏ tuyết. Hắn liền thử chôn bẫy, đặt cung, đào bới hang Thỏ tuyết.
Tuy nhiên thú rừng tại Băng Phong đại lục vốn đã sớm quen với các hoạt động săn bắn của loài người, trừ phi là quy mô to lớn, ngoài ra không kể là thỏ hay là cáo, đều dễ dàng tránh được bọn thợ săn lão luyện muốn lùng bắt chúng, nói gì đến một đứa nhỏ ngây thơ.
Dù cha hắn có để lại một cây cung, nhưng làm sao một đứa nhỏ 9 tuổi có thể đủ sức mạnh để sử dụng cây cung mà ngay cả một người trưởng thành cũng giương không nổi chứ?
Có vài lần, tại sườn núi phía đông theo hướng mặt trời, Đại Thanh Sơn nhìn thấy một số thú rừng chết vì lạnh, nhưng mỗi khi hắn đi săn đều tay trắng trở về, hắn đành nhấm nháp một chút thịt lấy từ đống xác thực vật đã chết kia.
Ăn uống như vậy, Đại Thanh Sơn càng lúc càng ốm yếu, chân càng lúc càng loạng choạng. Nhìn hắn, mọi người trong thôn đều nghĩ: Cậu bé này chắc không qua nổi mùa đông, muốn giúp cũng không được, đời sống tại Băng Phong đại lục quá tàn nhẫn, đồ ăn thực sự không nhiều…
Cho đến một ngày, người dân trong thôn bỗng nhiên thấy Đại Thanh Sơn đứng sừng sững một mình ở phía ngoài thôn, dưới chân hắn là một con thú rừng thuộc loại ăn thịt cực to – Tuyết báo.
Tất cả đều sững sờ.
Tại Long Nha sơn, Tuyết báo thân thể cực kỳ linh mẫn, móng vuốt sắc bén, có thể bơi, có thể leo trèo, lực công kích rất mạnh, một con Tuyết báo có thể đương đầu với cả một bầy Tuyết lang.
Thợ săn thấy báo thường len lét tránh xa, bởi vì ngay cả 10 thợ săn cũng không thể giết nổi một con Tuyết báo.
Làm sao một đứa trẻ mồ côi có thể giết được Tuyết báo chứ?
Những ngày trời đông, tình nghĩa láng giềng hết sức lạnh nhạt, không có ai đi thăm ai, không phải chỉ bởi vì để tiết kiệm sức lực, mà thực chất mà nói, mọi người đều ”vô sự bất đăng tam bảo điện” (Không có chuyện gì thì không cầu Thần bái Phật, ý nói xin xỏ). Rất nhiều người thầm suy đoán: “Liệu có phải con báo này bị lạnh đến chết?”
“Không biết.”
“Ngươi nhìn xem, hắn không hề bị thương, ngươi nghĩ đánh nhau với Tuyết báo mà không thể bị thương sao?”
“Ngươi lại nhìn kỹ đi, trên thân Tuyết báo hoàn toàn không có vết thương.”
“Nhưng Tuyết báo chưa chắc đã bị lạnh chết, ngươi xem, thân thể mềm nhũn như thế.”
Vẫn im lặng, Đại Thanh Sơn hì hục kéo con báo về nhà, sau đó cắt lấy đùi và vai bỏ vào trong nồi. Hắn cạo lông sơ sơ rồi cúi đầu chụm môi thổi lửa, căn nhà nhỏ vốn lạnh ngắt từ lâu bỗng trên nóc xuất hiện một luồng khói nhỏ, một mùi hương thịt nướng thơm lừng tỏa ra khắp thôn.
Thịt chín, Đại Thanh Sơn cắt lấy những phần ngon nhất bỏ vào chén gỗ, đi đến từng nhà đã từng cho hắn đồ ăn, vẫn trầm lặng, gõ cửa, cung kính nói: ”Con xin cám ơn đại thúc/đại thẩm/ông/bà”, để thịt xuống rồi đi mất.
Hai ngày sau vào lúc hoàng hôn, người trong hôn lần nữa lại thấy một thân hình bé nhỏ ốm o đi chậm chạp trên tuyết, vẫn là Đại Thanh Sơn, lần này hắn đem về hai con Cáo tuyết!
Tại Băng Phong đại lục, con thú giảo hoạt nhất là con cáo, cũng như là thú tại đại lục. Cáo tuyết vào mùa đông thân hình trắng toát, trừ phi mắt ngươi tinh lắm, ngoài ra không có thợ săn nào có thể săn được Cáo tuyết, vì vậy mọi thợ săn đều không thích săn hồ ly.
Nhiều năm trước, có một thợ săn từng làm một con cáo bị thương, kết quả từ ngày đó hàng đàn cáo viếng thăm nhà hắn, trước là tha gà con mang đi, sau đó là giết sạch toàn bộ gà trong chuồng. Cuối cùng chúng nhắm đến heo, có điều heo quá lớn không tha đi được, bọn cáo giảo hoạt nhảy lên mình heo dùng đuôi làm roi, vặn tai heo định phương hướng, một hơi thúc heo chạy về ổ cáo, sau đó giết lấy thịt ăn.
Từ đó trở về sau không ai dám đánh bắt hồ ly, thằng nhỏ này không hiểu ý tứ thế nào mà một lần giết cả hai con như thế.
Vẫn im lặng không nói, Đại Thanh Sơn về nhà, bắc nồi cắt thịt, dù thịt cáo không lấy gì làm ngon nhưng mà mùa đông, có gì ăn cũng đã tốt lắm rồi. Cũng như lần thứ nhất, hắn lấy những miếng thịt tốt nhất, đi đến những nhà đã từng cứu giúp hắn, vẫn trầm lặng như thế, gõ cửa, cung kính ”Cám ơn đại thúc/đại thẩm/ông/bà”, bỏ thịt xuống rồi bước đi.
Cứ như thế, cách vài ngày, Đại Thanh Sơn lại hì hục kéo về vài con thú ăn thịt thuộc loại to về thôn, căn nhà tồi tàn cha mẹ để lại cho hắn trở thành căn nhà duy nhất ngày ngày có khói bốc lên. Những người từng tiếp tế Đại Thanh Sơn lúc trước nay lại nhờ hắn mà không còn lo lắng lắm đến thức ăn nữa.
Căn nhà nhỏ của Đại Thanh Sơn càng lúc càng chất đầy da thú.
Thế rồi từ lúc đó, trong thôn loan truyền lời đồn đại rằng do cha mẹ Đại Thanh Sơn bị Sơn Thần đổ tuyết sơ ý đè chết, Sơn Thần bèn tuyển hắn làm người kế thừa, ra lệnh cho các thú rừng liên tục đến trước mặt Đại Thanh Sơn nín hơi mà chết để hắn có đồ ăn – Bởi vậy trên người chúng hoàn toàn không có vết thương. Vì vậy ít người dám chọc giận Đại Thanh Sơn.
Dần dần ngày đông cũng qua, từ một cô nhi sắp đói tới chết biến thành một người dư thừa đồ ăn, đã biến một người từ một cậu bé gầy gò yếu đuối thành một thiếu niên mạnh khỏe vạm vỡ, nguyên lai quần áo đều rách hết, hắn liền dùng da thú làm vải, dùng xương thú làm kim, gân thú làm chỉ, tự may lấy y phục ình.
Cho đến mùa hè, lời đồn về người kế thừa Sơn Thần rốt cuộc được chứng thực: Nhiều lần Đại Thanh Sơn biến mất rồi quay lại thôn, người ta phát hiện ra kế bên hắn có một con chó nhỏ màu xanh, con chó này dùng hai chân để đi đường. Thú rừng gặp nó đều lập tức đại tiểu tiện không ra, khép nép lùi thành một hàng – trừ Thần khuyển tuần sơn của Sơn Thần ra, làm gì có con chó nào có uy phong dữ vậy?