Đông A Nông Sự

Chương 9: Canh Nông 1


Đọc truyện Đông A Nông Sự – Chương 9: Canh Nông 1


Sáng hôm sau, hắn dậy sớm, ngoài sân đã thấy Đinh Nhu đang luyện võ, hắn mới đến đây, định bụng cũng muốn học vài chiêu phòng thân.

Ở cái thời đại này, người như hắn đúng là yếu đuối.

Chỉ có cái vẻ sức dài vai rộng nhưng đụng việc thì không thể bằng bọn Đinh Nhu được.

Hắn lân la lại gần xem thì thấy Đinh Nhu đang múa quyền, bàn tay to đấm vào bao cát huỳnh huỵch.

Chân như thiết giáp đá bay cả cây gỗ.

Bách kinh hãi nghĩ thầm, mình luyện bao giờ mới được đây?
Dù sao cũng phải ở với nhau lâu dài, hắn là người trải hai đời, biết phải làm thân với bọn thanh niên như thế nào? Tay sờ vào túi rồi chợt xấu hổ, không có thuốc lá! Đời sau chỉ cần mời điếu thuốc, bắt chuyện là sẽ kéo gần quan hệ ngay.

Bây giờ biết lấy gì ra đây, chợt nhớ ra trong túi để ở phòng có một hộp Singum, hắn về phòng, lấy cái hộp rồi ra chỗ Đinh Nhu.
– Đinh Nhu, ta có loại linh đan, ăn vào sẽ tăng thêm trăm năm công lực, tuy nhiên thứ này khó nuốt lắm, nhai một cái là cào xé tâm can.

Có muốn ăn không?
– Bố láo! Làm gì có thứ gì ăn một cái là tăng thêm trăm năm công lực.
– Vậy có dám thử không!
Nói đoạn Bách mở póc cái hộp nhựa, lấy ra một viên kẹo, cho vào miệng ngon lành.

Đinh Nhu thấy hắn ăn như vậy, lại bị hấp dẫn bời cái hộp kỳ lạ nên tiến lại gần, Bách đưa cho hắn hai viên kẹo.
– Cái này ăn thế nào?
– Cứ cho cả vào, ngậm một lúc cũng được rồi nhai, nhưng đừng nuốt.
Bách chưa nói xong thì Đinh Nhu đã cho vào miệng rồi, cơn sốc ập đến, hắn vừa cảm nhận cơn the mát từ vòm miệng ập lên mũi, sướng khoái chưa từng có.

Lại dùng răng nhai hai viên kẹo, cảm giác sảng khoái tăng gấp đôi.

Mắt lờ đờ không nói nên lời, nhai bỏm bẻm trong miệng như nhai trầu.

Quay lại Bách rồi nói:
– Thứ này sướng hơn nhai trầu nhiều.
– Đương nhiên, tiên đan mà.
Lúc này mặt Đinh Nhu xun xoe ngay.
– Tứ thúc có thể cho vài viên nữa được không?
Bách nhếch miệng cười, thầm nghĩ “Sau này còn có nhiều thứ hay lắm”.


Lại cho Đinh Đang vài viên kẹo rồi quay vào nhà.

Hắn lấy túi hạt rồi đi gọi Đinh Đang và Đại hoàng ra đồng.
Hắn cùng Đinh Đang rời làng đi theo một lối nhỏ dọc theo con kênh.

Đi được một đoạn thì đến cánh đồng.

Cánh đồng hình như vừa mới cấy xong, lúa lên xanh mướt, cảnh vật y như những bức tranh.

Hắn trộm nghĩ nước Việt Nam nếu hỏi cảnh quan gì đẹp nhất thì không gì ngoài cảnh này, muôn đời nay vẫn thế.
Đinh Đang đưa hắn đến một lán nhỏ.

Trong lán đi ra một một nam nhân, tướng tá bần khổ.

Hắn chắp tay chào Đinh Đang, đoạn nghiêm trang đứng một bên.

Đinh Đang nói:
– Lão Tuất là người quản lý các tá điền nhà ta, là người chăm chỉ lắm, anh có việc gì cứ giao cho chú làm.

Rồi quay lại nói với nam nhân:
– Lão Tuất, đây là anh Bách, là đồ đệ của ông ta.

Chú phải gọi là Tứ gia nghe chưa.

Tứ gia có gì phân phó, chú phải theo lời mà làm, không được biếng nhác.
Bách nghe cô bé 12 tuổi nói với nam nhân 3,4 chục tuổi mà cảm thán.

Thời đại này vai vế sâm nghiêm, làm tá điền cho nhà người ta không khác gì nô lệ.

Chỉ ra sức vì chủ, nếu không vừa ý có thể bị đánh chết.

Chỉ nông hộ bình thường, có trong hộ tịch, được cấp ruộng đất mới có quyền công dân.

Quả thật đúng với câu: Mạng người như cỏ rác”.


Đinh Đang được cha dạy bảo, đã gọi Bách là tứ thúc.

Tuy nhiên cô bé vẫn rất không vui.

Chả phải ông chỉ nhận anh Bách là đồ đệ thôi sao? Tự nhiên lại thành tứ thúc.

Bách biết cô bé không thích lắm nhưng mặc kệ.

Dù gì hắn cũng mang tâm lý của nam tử trung niên.

Nhìn thấy cô bé đáng yêu mỗi lần nhìn mình lại cau đôi mày liễu, giữa trán nhăn lại thì sinh tính nghịch ngợm, lại càng trêu tợn:
– Cháu Đinh Đang thật là oai phong quá nha?
Cô bé hì mũi quay đi, ra vẻ không thèm nói chuyện với hắn.

Bách cũng chỉ biết đắc ý, quay sang hỏi chuyện lão Tuất:
– Lão Tuất làm cho nhà họ Đinh được bao nhiêu năm rồi?
Lão Tuất chắp tay nói:
– Thưa Tứ gia, cũng mấy chục năm rồi.

Tôi cũng không còn nhớ được nữa.

Chỉ nghe Cụ nói gặp được tôi lúc ba bốn tuổi, cha mẹ tôi chạy giặc rồi chết ở trên đường.

Cụ nhặt tôi đem về nuối nấng.

Tôi ngu dốt, không học được việc buôn bán, chỉ thích cầy cấy nên cụ giao cho tôi trông coi việc ruộng vườn.
– Nhà ta trồng những cây gì?
– Thưa Tứ gia.

Nhà ta trồng lúa là chủ yếu.

Ngoài ra cũng có trồng các loại cây khác như: kê, đậu xanh, đậu đen, vừng, khoai, mía … mỗi thứ một ít.
– Vậy nhà ta trồng loại lúa gì?
– Nhà ta trồng hai loại lúa, đó là lúa cánh (lúa tẻ) và lúa noả (lúa nếp)

– Một năm nhà ta trồng mấy vụ lúa?
– Đất không bị ngập nước thì nhà ta trồng hai vụ chiêm và vụ mùa.

Đất ngập nước thì chỉ được một vụ thôi.

Vụ chiêm nhà ta hay trồng giống Chiêm di và Sài đường.

Vụ mùa thì chỉ trồng lúa Tám Xoan.

Lúa nếp nhà ta hay trồng giống Nếp cái và Nàng hai đều có hạt tròn đục, mùi rất thơm.

Các cô trong nhà thường dùng để gói bánh chưng, giã bánh dày và thổi xôi.
Bách nghe thế thì đã có dự tính.

Các giống lúa mà lão Tuất vừa kể đều là giống lúa bản địa của Việt Nam.

Các giống này tiến hoá từ những cây lúa hoang dại được mang về thuần hoá.

Các giống này ít đẻ nhánh, thân nhỏ, lá dài màu xanh lợt cong rũ, và hạt dễ rụng khi chín.

Tuy có nhiều đặc tính quý, chất lượng gạo cao nhưng thường có thời gian sinh trưởng dài hoặc năng suất thấp.

Ở thời đại của hắn, bằng các phương pháp khác nhau đã lai tạo ra rất nhiều giống lúa mới.

Hắn nhớ sinh viên của hắn đã thu thập được trên cánh đồng giống lúa Khang Dân.

Giống này đã trồng ở miền Bắc Việt Nam từ trước năm 2000 nhưng có vùng vẫn rất ưa chuộng.

Gạo không ngon lắm nhưng cây sinh trưởng khoẻ mạnh, kháng bệnh, năng suất không tính là cao nhưng so với những giống lúa thời này có thể nói là vượt trội.

Đặc biệt giống này có thể trồng cả hai vụ.

Hắn dự kiến sẽ bắt đầu gieo giống này.

Đến đây Bách nói tiếp:
– Ta hiểu rồi.

Xin nhờ lão Tuất dẫn ta đi một vòng.

Ta muốn vừa đi vừa thỉnh giáo chú về kỹ thuật canh tác các cây trồng chính của nhà ta nữa.
– Không dám, mời Tứ gia đi thăm ruộng lúa trước.
Lão Tuất đưa Bách đi theo bờ ruộng.


Vừa đi vừa trò chuyện.

Đại hoàng theo sau Đinh Đang, nói cũng lạ.

Con chó này có Bách thì theo rịt, nhưng khi có Đinh Đang, nó tuyệt đối chỉ lẽo đẽo bên cô bé.

Nó thấy cô bé thỉnh thoảng ngắt hoa bên đường, cũng lao vào bụi hoa, dùng mõm ủi lên một đống rồi vẫy đuôi nhìn Đinh Đang, chờ được khen ngợi.

Đinh Đang cười vui vẻ thì xoay tròn thân mình rồi lại lao đi tìm bụi hoa khác.
Bách hỏi thăm một hồi thì cũng nắm được đại khái quy trình kỹ thuật trồng lúa của người thời nay.

Thực chất cũng chẳng khác với thời hiện đại, duy chỉ có ba điểm mấu chốt làm cho năng suất lúa không cao: đấy là vấn đề giống, thời vụ và phân bón.

Vấn đề giống hắn có thể nghĩ cách giải quyết được.

Kể cả nếu giống Khang Dân không hợp với đất đai khí hậu thời nay.

Hắn tự tin bằng kiến thức của mình qua một vài vụ là có thể lai tạo ra một giống lúa mới tốt hơn hầu hết các giống bây giờ.

Thời vụ theo hắn thấy chủ yếu là người thời nay cấy muộn hơn, để cây mạ quá già, lại mất công cấy tỉ mỉ làm mất thời gian dẫn đến thời điểm tốt nhất để cây bén rễ hồi xanh qua đi, nhưng cũng có thể giải quyết.

Duy chỉ có phân bón là nan giải, thời nay lấy đâu ra phân bón đa lượng cho hắn.

Là một tiến sĩ nông nghiệp hắn hiểu rõ, cây lấy của đất bao nhiêu thì nguyên tắc bất di bất dịch là phải trả lại đất bấy nhiêu.

Nếu không về lâu về dài đất canh tác một loại cây nào đó sẽ thiếu hụt một loại dinh dưỡng trong nhiều năm mà không được bù đắp.

Hắn chỉ đành nghĩ cách khắc phục bằng các loại phân hữu cơ xem thế nào?
Hắn hỏi dò:
– Lão Tuất có biết cây Điền Thanh không?
– Thưa Tứ gia có biết, cây này mọc hoang ở bờ ruộng, thường bị chặt đi vì vướng víu.
– Như vậy tốt rồi.

Mai chú kiếm cho ta hạt giống của cây này, càng nhiều càng tốt.

Hạt cây này thường chín khô trên thân, chú có thể lấy được dễ dàng.
– Vâng thưa Tứ gia.
– Hôm nay lần đầu gặp mọi người, muốn mời chú và các tá điền xung quanh đây tới ăn cơm.

Chú giúp ta sắp xếp nhé.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.