Đọc truyện Đông A Nông Sự – Chương 52: Vũ Uy Vương 1
Món ăn được bê lên, đầu tiên là bốn bát súp vi cá khai vị, rồi hai món tê tê hấp, gỏi ngó sen đều đưa lên.
Nhật Duy cũng đúng là kỳ nhân, không thấy có súp của mình, gọi thêm một bát, thấy thức ăn có phần sơ sài lại gọi thêm một con gà quay, tự tiện hết sức.
Bách cười tủm nhìn người này, đúng là thú vị.
Nhà họ Đinh cũng toàn người hiếu khách.
Đinh Đang thấy hắn ăn uống như hạm, lại định gọi thêm nữa cho hắn ăn nhưng hắn từ chối.
– Mẫu thân nói cần giảm cân mới sinh được nhi tử, ta ăn thế thôi.
Đinh Nhu đang ăn phì cười, bị hắn lườm một cái.
Người này đúng là cực phẩm.
Bách dò hỏi:
Ngươi nói vừa mới hồi kinh là từ đâu tới?
– Mấy năm trước ta ham chơi, một hôm cởi trần đấu vật với người ta ngoài đường, đúng lúc huynh trưởng ta đi qua.
Huynh ta giận lắm, sai người bắt trói ta.
Ta may mắn trốn đi được, từ đó không dám về Kinh Thành.
Tháng trước mẹ ta gọi về, nói chuẩn bị thành thân, huynh trưởng cũng hết giận rồi.
– Vậy đã đi gặp huynh ngươi chưa?
– CMN! Ta mấy lần dốc hết can đảm, định gặp nhưng lại sợ hãi không thôi.
– Chuyện trong gia đình, dùng tình cảm mà giải quyết.
Huynh ngươi và ngươi cùng là máu mủ, giận lắm rồi cũng thôi.
– Biết là thế nhưng ngươi không biết, ta sợ huynh ấy lắm chỉ thấy huynh ấy là chân nhũn ra rồi.
– Cái đấy là một loại bệnh tâm lý, giống như có người sợ rắn rết, côn trùng, có người sợ leo cao vậy thôi, vượt qua được là sẽ hết.
Mà sao không xin cha mẹ ngươi.
– Mẹ ta là vợ bé, nào dám có lời gì.
Còn cha ta mà biết ta đấu vật với người ta ngoài đường thì còn thảm hơn.
Mẹ ta phải bảo ta đi du lịch bên ngoài đến nay chưa về đấy.
– Nhà người phức tạp nhể?
– Cao môn đại hộ mà, sao tránh được.
– Ta nghĩ ngươi nên chuẩn bị cho huynh ngươi một món quà, không cần quý giá nhưng cần tâm ý.
Có khi huynh ngươi sẽ tha tội cho ngươi, lại nói ngươi lưu lạc bên ngoài mấy năm, hắn chắc cũng nguôi giận rồi.
– Biết tặng quà gì đây.
Đinh Đang nghe vậy, cũng thương tình cho tình cảm anh em nhà hắn.
Quay sang bảo:
– Huynh ta mà giận ta sẽ hứa không đánh vào mặt huynh ấy nữa là xong.
Đinh Nhu mặt xám ngoét còn Đinh Tú phì cười, anh em nhà này cũng là cực phẩm.
Đinh Tú chen vào:
– Quà tặng huynh trưởng nên là sản vật nơi ngươi lưu lạc, lại ôn cái tình xưa thống thiết vào.
Hắn thấy sẽ động lòng thôi.
Bách cười:
– Đinh Tú nói đúng lắm, nên dùng tình cảm mà ràng buộc.
– Ta hiểu rồi!
Ăn uống xong xuôi thì mấy người đi thăm thú Phủ Phụng Thiên, thăm hồ Lục Thuỷ.
Hồ này chính là Hồ Gươm sau này, lúc này rộng lớn hơn, nước xanh thăm thẳm, xung quanh cây cối xanh tươi rất đẹp đẽ.
Dạo một vòng hồ rồi lại nghe có tiếng hát đối.
Một giọng nam cất lên:
– Chúng tôi nói đã nhiều … nói đã nhiều.
Các nàng hát thử … hát thử vài điều tôi nghe.
Bên nữ có tiếng xô đẩy nhau, lại có cô gái uốn éo đi ra:
– Cũng vì chàng … vì chàng, nên thiếp … i i i … phải … phải long đong …
Có tiếng láy:
– Long đong, long đong … Và tiếng trống: Tùng, tùng, cắc cắc tùng tùng.
Lại có tay nam nhặt một thanh tre, giả làm cây gươm, làm động tác phi ngựa vung gươm, giọng cao sang sảng:
– Lao xao, lao xao sóng vỗ ngàn trùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay
Lại có tiếng: Vay ai, vay ai bây giờ?
– Vay nước vay nhà.
Vay người thương nhớ, vay người thương thân …
Tiếng ca cứ thế vút lên.
Đinh Tú và Đinh Đang nghe như si như say, Đinh Nhu thì khịt mũi, còn Bách lần đầu thấy loại hình diễn xướng dân gian này.
Quay sang khều tay Đinh Nhu:
– Này, nghe hát tý có phải cho tiền không.
– Không! Đây là trai gái người ta hát đối, ai mượn ngươi cho tiền.
Nhật Duy chen lời, lại nhìn Bách nghi ngờ:
– Chưa đi nghe hát bao giờ?
– Chưa.
– Nhà quê.
– Ơ! CM thằng này.
– Người lừa nương tử kia về nhà, Lão gia đưa ngươi đi nghe hát Đào Nương [1], cho ngươi biết thế nào là sung sướng.
– Còn rủ ta đi chơi gái nữa!
Bách nghe vậy, hai tai vểnh lên, quả thật hắn cũng tò mò muốn đi, nhưng lại nghĩ thời này làm sao mà an toàn như thời xưa.
Nên chối:
– Thôi! Ta không đi đâu.
Nhật Duy thấy hắn ngần ngừ, biết là tên này cũng động tâm rồi, gạ gẫm.
– Chỉ nghe hát, rồi ăn bát cháo gà cho ấm bụng thôi.
– Thế à? Sao không nói sớm.
Đoạn quay lại nói với hai người kia.
– Hai người các ngươi nghe xong chưa, chúng ta đưa về.
Để mấy người chúng ta đi nghe hát Đào nương.
– CMN! Thằng ngu này.
Nhật Duy và Đinh Nhu thầm mắng.
Đinh Tú nghe hắn nói thế, mặt sầm lại gắt:
– Tên bại hoại, ta sẽ nói với cha ta xích chân ngươi lại.
– Ta nghe hát, ăn bát cháo, có gì mà ghê gớm vậy.
– Ngươi có thấy ai đi nghe hát Đào Nương mà chỉ nghe hát không thôi chưa.
Muốn nghe hát thì ở lại đây, dỏng tai lên mà nghe, bọn đàn ông thối.
Đinh Nhu biết là không ổn vội nói:
– Đúng vậy! Tứ thúc việc gì phải đi đâu xa.
Ở đây nghe không phải tốt hơn sao?
Nhật Duy thầm mắng:
– Tiện nhân, gió chiều nào che chiều ấy.
[1] Hát Ả Đào, vào thời nhà Lý có ca kỹ họ Đào, vừa ý Lý Thái Tổ nên thường ban thưởng, từ đó các con hát hay được gọi là Đào nương.
Theo Công dư tiệp ký, “Cuối đời nhà Hồ (1400 – 1407), có người con hát họ Đào quê ở làng Đào Xá, tỉnh Hưng Yên, lập mưu giết được giặc Minh.
Khi nàng chết, dân nhớ ơn lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn Cô Đầu.
Từ đấy những người đi hát được gọi là Cô đầu