Đông A Nông Sự

Chương 137: Ác Bá Tại Trang Viên Cát Tường


Đọc truyện Đông A Nông Sự – Chương 137: Ác Bá Tại Trang Viên Cát Tường


Đinh Tú nghe vậy tủm tỉm cười, thì ra từ đầu năm lão Tuất đã lên đây, hướng dẫn trang hộ trồng lúa, trồng ngô, lại hướng dẫn cấy và ủ phân xanh theo phương pháp mới.

Trang hộ ai cũng gọi là Tuất điền chủ.

Lão Tuất và Lão Sửu hiện nay được triều đình phong thưởng rất hậu, ở Thậm Thình đã có vai vế lớn.
– Chàng chiều tá điền đến bậc này cũng là cổ kim hiếm thấy.
Bách quay ra chỗ bán thịt?
– Các ngươi cho con chó này ăn uống không lấy tiền sao?
– Ngũ gia ăn gì, uống gì sao phải trả tiền.

Ngài ấy thích gì là phúc khí của quán.

Nhiều khi mời ngài ấy còn không được.
Bách quay lại nhìn Đại Hoàng cái mặt đáng ghét, cái lười thò ra, không thể tưởng tưởng ra được con chó trước mặt lại là tên ác bá của vùng này.

Ăn không trả tiền chính là nó.
Phong cảnh Trang viên Cát Tường giờ đúng là rất đẹp, cái đẹp này không phải ở sơn thủy mà là ở người, bất kể là ông già ngủ gật trên ghế trúc hay là bà bà ngồi dưới gốc cây bện giày, đều làm người ta thư thái, thiếu phụ trẻ vừa làm việc, vừa không quên đưa nôi, đứa bé múp míp vơn bàn tay ra muốn chạm vào con búp bê vải trước mặt, những đứa bé lớn hơn chút thì mặc yếm, để mông trần đuổi gà khắp vườn.
Bách nhìn thấy luôn mỉm cười, con người sống tới mức này còn cần gì nữa? Một trang viên ngày càng giàu có như vậy mới là cái hắn hướng đến.
Hắn vào Trang thì Đinh Đang đã lại ra đón rồi, xoè tay đòi quà.

Trước khi về Thiên Thành đã gói cho bọn hắn rất nhiều bánh gai, lại làm mấy chục hộp bánh đậu xanh.

Bách véo cái má hảo ngọt của Đinh Đang bảo yên tâm.
Về nhà thật tốt, cái gì cũng tự do tự tại.

Mấy cái cây Bưởi hắn ra đề bài cho bọn học sinh đang được chăm bón kỹ.

Thành một dãy dọc hai bên vườn trước lối vào trang.

Bọn này thi đua nhau dữ dỗi.

Từ khi chúng biết các cây cùng họ có thể ghép được với nhau, được Bách treo phần thưởng.


Năm nay đứa nào ghép được nhiều loại quả nhất trên cùng một gốc Bưởi, lại ra trái đẹp đúng tết Nguyên Đán sẽ được danh vị Đệ nhất của học kỳ này.
Có đứa đang lên kế hoạch ghép đến bảy loại quả nhưng Bách không kỳ vọng lắm.

Kỷ lục của thời sau là 9 loại quả.

Nhưng chúng mới thử nghiệm, ghép được Ngũ quả đã là tốt lắm rồi.

Lúc đấy đánh vào bồn, mang lên thuyền hiếu kính hai vị Nhạc phụ khó tính.

Hắn đang tưởng tưởng mặt Thái Tông lúc nhận được cái cây mà có năm loại quả cam, chanh, bưởi, phật thủ, quýt.

Chắc ngài phải kinh ngạc lắm.
Ngày mai, ta phải đi thăm các trang hộ, xem họ làm ăn thế nào?
— QUẢNG CÁO —
Sáng hôm sau Bách dậy sớm, xách cuốc ra mảnh vườn sau nhà làm cỏ.

Vừa làm vừa nghĩ lại chuyện xưa, phì cười một cái.

Thái Đường ở bên cạnh đang chơi đùa gì đấy hỏi:
– Chàng có chuyện gì mà cười?
– Ta có một đồng môn, tên là Hoàng Hà, khi xưa đi học về canh nông, sự phụ bắt bọn ta về nông hộ để thực tập.

Ngài dặn dò sẽ xuống kiểm tra thường xuyên.

Đến hôm ngài đến kiểm tra, ta và đồng môn kia uống trộm rượu nhà nông hộ.

Lúc đi làm cỏ đã làm chết không biết bao nhiêu cây ngô còn non.

Sư phụ giận quá, phạt chúng ta ở lại thêm một tháng để làm lại ruộng ngô cho nông hộ.
– Chàng có đồng môn sao? Sao không mời tới đây?
– Chuyện xưa rồi, giờ đến sư phụ ở đâu, ta còn không biết?
– Vậy ngày xưa chàng học cùng những ai?
– Ngày xưa chúng ta có chục anh em theo thầy học thôi.

Nhưng giờ mỗi người một phương, chẳng biết có bao giờ được gặp lại nữa không?
– Nếu mời được họ đến đây thì thật tốt …
Bách vận động một hồi, lại ra giếng rửa ráy.

Khoác cái áo nâu, gọi quản sự trong trang đi về phía nhà các nông hộ.

Trên danh nghĩa thì tất cả đất đai vùng này đều của hắn, nhưng những tá điền làm sao canh tác hết được.

Chủ yếu là các nông hộ trong Trang viên làm.

Bọn họ ở đây, canh tác và nộp tô thuế cho Hầu gia.
Bách lững thững vào một nhà một nông hộ.

Trong nhà có một lão nông đang ngồi trên chõng tre.

Thấy quản sự giới thiệu đây là Hầu gia, vội ngồi bật dậy định quỳ xuống.

Hắn đỡ lão nông lên, lại an ủi một hồi.

Lão nông run run mời Bách ngồi lên chõng.

Bách ngồi xuống, thấy trên chõng có một bầu rượu và đĩa lạc chỉ còn vài hạt.
Lão nông giật mình, lập tức gọi thiếu phụ mau đi lấy thêm lạc.


Bách không khách khí, cầm bầu rượu lên ngửi, nhíu mày nói:
— QUẢNG CÁO —
– Ta nghe quản sự nói, vụ vừa rồi được mùa lớn, nhà ai cũng đầy bồ.

Sao còn uống rượu rẻ tiền này.
Lão nông vừa lấy nước tráng cốc, vừa nói với Bách:
– Hết cách, giờ giống lúa mới của Hầu gia quý như vàng, đem bán cho bọn thương lái ở bến Liêu Châu, lại mua lúa khác về ăn là được lợi lớn.

Chúng ta nhà ai cũng chỉ giữ lại đủ làm giống còn bán đi hết.

Rượu này chính là từ những lúa xấu từ năm ngoái nấu ra.
– Còn có chuyện này.
– Một đấu lúa Khang Dân bán được năm đồng, bán đi lấy tiền rồi mua lại giống lúa khác, ăn ngon hơn mà có hai đồng thôi.
Bách vỗ trán, đúng rồi, Khang Dân là giống lúa cao sản, ăn chỉ khá ngon thôi, sao so được với những giống lúa bản địa được.

Nhưng tình hình này không kéo dài lâu đâu.

Khi giống lúa mới đã phổ biến khắp chốn, chắc chắn giá lúa Khang Dân sẽ giảm dần thôi.

Quay lại nói với lão nông:
– Trong nhà nên có sự phân phối, lúa Khang Dân tuy tốt thật, nhưng cũng vẫn nên trồng lúa cũ để ăn.

Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật các học sinh khuyến nông hướng dẫn, năng suất sẽ tăng lên.
– Hầu gia nói phải lắm.

Lúa ngoã nhà ta trồng năm ngoái, trước tiên bón phân xanh, sau đó cấy thưa với mạ non.

Lại trồng đúng thời vụ Tuất điền chủ nói.

Năng suất cũng được 10 thạch, nhưng vẫn thua lúa Khang Dân.
– Thế là ổn rồi! Lão có rượu uống, lại nhắm với quả cây “Lạc hoa sinh” [1] thế này đã là nông hộ phong lưu nhất Đại Việt rồi đấy.
– Nhờ ơn Hầu gia cả, thứ hạt này đúng là tuyệt phẩm, lúc mới dỡ có thể luộc ăn ngay, bùi béo vô cùng, phơi khô có thể để được lâu, khi rang lên thì dùng ăn cơm không gì bằng.
Lão nông nói xong, rót chén rượu, lại đẩy đĩa lạc sang chỗ Bách.

Hắn nhấp thử một ngụm, vị rượu rất tệ, chua mà không thơm.

Hắn le lưỡi:
– Rượu tệ quá, như nước đái bò.
— QUẢNG CÁO —
Lão nông cười hề hề:

– Hầu gia là quý nhân, thứ này sao vừa miệng được, nhưng với người như ta, cuối đời còn được ở trong Trang viên thế này đã không còn gì hơn nữa.
Bách lại vốc tay bốc lạc, đưa cho quản sự đi cùng một nắm.

Bỏm bẻm cho lên miệng nhai.

“Không tệ, giống lạc L14 hắn mang đến là giống cao sản, năng suất cao, so với lạc ré thì nhạt hơn, nhưng ở thời này lấy đâu ra lạc mà so sánh”
Lão nông lại tiếp:
– Năm nay thu hoạch còn khá hơn năm ngoái, nhà ta khôn ngoan hơn bọn khác.

Chỉ cần là thứ của Hầu gia mang lên thì đều trồng, có bọn chọn lựa, chê ỏng eo giờ mới tiếc hận.
– Lão nói xem?
– Ngoài cây lúa, cây ngô.

Ta trồng cả lạc, đậu tương, cả thứ củ mà hầu gia mang về nữa.

Năm ngoái nó ra củ, ta ăn một lần rồi.

Là thứ lương thực tốt, tuy ăn hơi ngán nhưng chống đói thì không gì hơn.
– Ta bảo lão này, những thứ ấy lão cứ cố gắng trồng, nếu không dùng đến thì mang đến Trang viên, phu nhân sẽ mua hết.
– Làm gì có mà bán, bọn thương lái canh đợi sẵn hết rồi.

Bọn chúng còn săn đón từng ngày, nhất là cây ngô.

Thiếu điều đánh dấu từng bắp thôi.

Thứ này luộc ăn cũng được nhưng xay ra thành bột, làm thành bánh ngô thì tuyệt phẩm.

Ta còn biết một bí mật.

Hầu gia có muốn nghe không?
[1] Lạc.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.