Đọc truyện Đời tổng thống KD thứ Tư – Chương 17- Part 01
Trong thời gian hai mươi tư tiếng đồng hồ tìm được cách lên án Tổng thống Hoa Kỳ là một điều gần như không thể làm nổi. Nhưng sau bốn tiếng đồng hồ kể từ lúc bức tối hậu thư của Kennedy được gửi đến Sherhaben, Quốc hội và Câu lạc bộ Socrates đã giành được thắng lợi này trong phạm vi quyền lực của họ.
Christian Klee vừa rời phòng họp, đơn vị theo dõi bằng máy điện tử thuộc bên An ninh của ông ta tại FBI đã trao cho Christian bản báo cáo chi tiết về các hoạt động của những vị lãnh đạo Quốc hội và những thành viên trong Câu lạc bộ Socrates. Họ đã nghe trộm được ba ngàn cú điện thoại. Địa điểm và băng ghi âm toàn bộ các cuộc họp đều được gửi kèm theo bản báo cáo. Chứng cớ đã rõ và không thể chối cãi được. Trong vòng hai mươi tiếng đồng hồ sau đây, Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Hoa Kỳ cố tìm cách buộc tội Tổng thống.
Christian tức giận cất các bản báo cáo vào cặp và bổ tới Nhà Trắng. Trước khi ra xe, ông ta bảo Peter Cloot điều mười ngàn nhân viên rút khỏi nhiệm vụ đang đảm nhiệm và cử họ ngay về Washington.
Cũng vào khuya đêm Thứ Tư ấy, thượng nghị sĩ Thomas Lambertino, một người có trọng lượng trong Thượng nghị viện, cùng Elizabeth Stone phụ tá của ông ta và Alfred Jintz, phát ngôn viên thuộc Đảng Dân chủ trong Hạ nghị viện hội họp tại văn phòng của Lambertino. Sal Troyca, trưởng nhóm phụ tá của thượng nghị sĩ Jintz, cũng có mặt để, như Troyca thường nói, che chắn cho sếp vốn là một kẻ dở ông dở thằng. Sal Troyca là một gã ranh mãnh nổi tiếng khắp Capitol Hill.
Sống giữa các nhà hành luật thỏ đế, Sal Troyca cũng đồng thời là một gã tán gái thành thần và là một gã đề xướng đúng mốt các mối quan hệ giữa nam và nữ. Mới thoáng qua, Troyca đã nhận thấy rahừng Elizabeth Stone, phụ tá của ngài thượng nghị sĩ rất xinh đẹp, nhưng ả là quá trung thành với chủ. Và thế là gã liền tập trung vào công việc trước mắt.
Troyca đọc to những câu thích hợp trong Điều hai mươi nhăm Luật bổ sung Hiến pháp Hoa Kỳ, góp nhặt câu, chữ mỗi đoạn một ý. Gã thận trong đọc chậm rãi với giọng tenor đã cố uốn éo cho thật hay:
“- Bất kỳ lúc nào, Phó Tổng thống và đa số viên chức chủ yếu của mỗi bên trong những bộ hành pháp”, – đến đây Troyca cúi sát xuống bên Jintz và khẽ thì thầm: – Nội các đấy, – Sau đó gã lại cất cao giọng đọc: “hoặc một hội đồng nào káhc như Quốc hội có thể, theo quy định của luật pháp, trình… Thượng nghị viện và… Hạ nghị viện văn bản tuyên bố của họ rằng Tổng thống không thể đảm nhiệm quyền hạn và trách nhiệm của văn phòng mình thì Phó Tổng thống sẽ đảm đương ngay lập tức quyền hạn và trách nhiệm cảu văn phòng Tổng thống với tư cách Tổng thống thay quyền”.
– Dớ dẩn! – Thượng nghị sĩ Jintz thốt kêu lên. – Điều này chẳng dễ gì lên án Tổng thống.
– Chẳng dễ gì, – thượng nghị sĩ Lambertino nói, giọng thành thật. – Đọc tiếp đi, anh Sal.
Sal Troyca chua xót thầm nghĩ rằng sếp của gã là loại người điển hình chẳng hiểu biết gì về Hiến pháp cả, tuy nó rất thiêng liêng. Gã bỏ qua. Thôi, mặc xác Hiến pháp, Jintz chẳng bao giờ có thể hiểu nó. gã đành nghĩ cách trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ giản dị:
– Chủ yếu là Phó Tổng thống và Nội các phải ký bản tuyên bố lên án Kennedy. Làm được vậy Phó Tổng thống sẽ thay quyền Tổng thống. Kennedy sẽ lao đơn ngay phản bác lại bản tuyên bố nói rằng ông ta vẫn bình thường không bị ảnh hưởng gì hết. Ông ta lại vẫn giữ chức Tổng thống. Lúc đó Quốc hội bỏ phiếu can thiệp. Trong suốt thời hạn đó Kennedy muốn làm gì ông ta thấy cần thiết htì chẳng ai có thể ngăn được.
Nghị sĩ Quốc hội Jintz liền thốt kêu:
– Thế thì toi Dak rồi!
Thượng nghị sĩ Lambertino đáp:
– Đa số thành viên trong Nội các sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Ta chỉ còn đợi chữ ký của Phó Tổng thống, phải có chữ ký của bà ấy ta mới phát đơn tố tụng được. Trước mười giờ đêm ngày Thứ Năm, Quốc hội phải họp để bàn cách ngăn chặn vụ triệt hạ Dak. Chúng ta phải giành được hai phần ba lá phiếu của Hạ viện và Thượng viện mới thắng được. Thế nào, liệu Hạ viện có chịu chơi không? Tôi đảm bảo về phía Thượng viện.
– Chịu chứ! – Nghị viên Jintz nói. – Tôi sẽ dùng điện thoại của Câu lạc bộ Socrates, gọi điện thông báo cho từng hạ nghị sĩ.
Troyca kính cẩn trình bày:
– Hiến pháp có ghi Quốc hội có quyền được bổ nhiệm theo đúng luật pháp bất kỳ một nhân vật nào. Tại sao ta không dựa vào điểm này để bỏ qua không cần phải lấy chữ ký của Nội các và Phó tổng thống, để Quốc hội được quyền bổ nhiệm nhân vật đó? Nếu vậy ta có thể quyết định ngay bây giờ.
Nghị sĩ Jintz kiên nhẫn bảo:
– Sal, làm thế không xong đâu. Ta không nên coi đây là một cuộc trả đũa. Hành động như vậy lá phiếu chung sẽ dồn cho ông ta và sau này ta phải trả giá đấy. Anh nên nhớ kỹ rằng Kennedy rất được lòng dân chúng, kẻ mị dân có được cái ưu thế ấy hơn các nhà chịu trách nhiệm về luật pháp.
Thượng sĩ Lambertino bảo:
– Tuân thủ thủ tục, chúng ta sẽ không gặp chuyện rắc rối. Tối hậu thư gửi Sherhaben là một hành động quá khắc nghiệt và chứng tở sự mất cân bằng về tâm thần của ông ta trước tấn bi kịch cá nhân. Tôi xin bày tỏ nỗi thương cảm và thương tiếc sâu sắc nhất của mình. Tất cả chúng ta sẽ xử sự như vậy.
Nghị sĩ Jintz tuyên bố:
– Cứ hai năm một lần, người của tôi ở Hạ nghị viện sẽ bỏ phiếu bầu lại. Kennedy sẽ mất số lá phiếu anỳ nếu sau thời hạn quy định ba mươi ngày ông ta vẫn khăng khăng không chịu thay đổi ý định của mình. Ta sẽ gạt ông ta
Thượng nghị sĩ Lambertino gật đầu:
– Đúng vậy.
Troyca nhận thấy từ nãy tới giờ Elizabeth Stone không hề phát biểu lời nào. Gã thận trọng lên tiếng.
– Cho phép tôi được tổng kết vấn đề như sau: nếu Phó Tổng thống và đại đa số trong Nội các bỏ phiếu lên án Tổng thống thì ngay sau trưa nay sẽ ký tên vào bản tuyên bố, Bộ tham mưu của Tổng thống sẽ từ chối không ký. Kể ra nếu họ ký thì thật thuận lợi, nhưng họ sẽ không ký đâu. Căn cứ theo thru tục nêu trong Hiến pháp, chữ ký chủ yếu ta cần là chữ ký của Phó Tổng thống. Theo truyền thống, Phó Tổng thống tán thành mọi đường lối của Tổng thống. Chúng ta có dám bảo đảm chắc chắn bà ấy sẽ ký không? Hoặc bà ấy sẽ không đề nghị ột thời hạn để suy ngẫm? Thời gian lúc này là cốt tử.
Jintz phá lên cười bảo:
– Phó Tổng thống nào mà chẳng nhăm nhe chức Tổng thống? Bà ta đang phấp phỏng hy vọng, suốt ba năm gần đây đến đau cả tim.
Lần đầu tiên Elizabeth Stone lên tiếng nói:
– Bà Phó Tổng thống không suy nghĩ như vậy. Bà tuyệt đối trung thành với Tổng thống, – cô ta nói tiếp, giọng lạnh lùng: – Đúng là có thẻ gần như tin chắc rằng bà ấy sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Nhưng bà ấy làm vậy chỉ vì lẽ phải thôi.
Nghị sĩ Jintz đưa mắt nhìn Elizabeth Stone với vẻ kiên nhẫn chịu đựng, rồi giơ tay tỏ vẻ đấu dịu. Lambertino cau mày, Troyca cố giữ nét mặt điềm tĩnh, nhưng trong lòng gã thấy rộn vui, gã lên tiếng.
– Tôi chri có thẻ trao đổi để mọi người bỏ phiếu thông qua bản tuyên bố. Còn quyết định thế nào là quyền của Quốc hội.
Nghị sĩ Jintz nhấc người khỏi chiếc ghế thoải mái và đứng dậy:
– Đừng lo, Sal, Phó Tổng thống phải giữ thái độ tỏ vẻ không quá vội vã và muốn lật Tổng thống. Bà ta sẽ ký thôi. Bà ta không muốn bị coi là kẻ tiếm ngôi, có vậy thôi.
“Kẻ tiếm ngôi” là những từ Hạ nghị viện thường dùng để ám chỉ Tổng thống Kennedy.
Đúng lcú đó chuông điện thoại reo vang. Elizabeth nhấc ông nghe lên. Cô ta nghe một lát rồi nói.
– Thưa ngài thượng nghị sĩ, Phó Tổng thống gọi điện cho ngài.
Phó Tổng thống Helen Du Pray quyết định rằng sau buổi tập chạy hàng ngày, bà sẽ cân nhắc xem có nên ký tên vào bản tuyên bố hay không.
Helen Du Pray là người phụ nữ đầu tiên gữ chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Bà năm mươi nhăm tuổi và là người cực kỳ thông minh. Bà trông vẫn còn xinh đẹp, có thể là do hồi hai mươi tuổi, sau đó khi là một người vợ mang thai và phụ thẩm của quận, bà đã ăn uống theo chế độ kiêng khem. Bà duy trì đều đặn việc tập chạy bộ hàng ngày trước khi lấy chồng. Người tình đầu tiên của bà đã truyền cho bà niềm say mê của anh ta với môn chạy, năm dặm một ngày và không được sao nhãng. Anh ta đã đọc trích câu bằng tiếng Latin “Mens sana in corpore sano” và dịch luôn giúp bà, “Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thẻ kỏe mạnh”. Do cách dịch sát nghĩa và lĩnh hội chân chất câu trích – một tinh thần lành mạnh đã bị vẩn đục biết bao trong một cơ thể quá khỏe mạnh – Helen Du Pray chỉ dám coi anh ta là người tình.
Gìn giữ kỷ luật ăn uống đã đem lại cho bà biết bao điều tốt lành. Nó giúp cơ thể bà thải được các độc tố, nâng cao năng lực hoạt động và trao tặng bà một phần thưởng cực kỳ to lớn; bà có motọ tinh thần tuyệt mỹ. Các chính khách đối lập với bà đùa cợt cho rằng bà bị mất cảm giác về khẩu vị ăn uống, nhưng không phải như vậy. bà rất thích một trái đào phớt hồng, một trái lê ngọt lịm, hương vị rau tươi, và vào những ngày lòng thấy trĩu nặng – ai mà chẳng có lúc rơi vào tình cảnh này, – bà ăn những chiếc bánh sôcôla.
Bà tuân thủ chế độ ăn uống cũng là do tình cờ thôi. Hồi trẻ, dạo còn là luật sư trong một quận, bà vớ được một cuốn sách hướng dẫn cách ăn uống theo chế độ. Bà thấy tác giả nêu lên những vấn đề khá lý thú. Dần dần à tự nhiên thường để tâm đến chế độ ăn uống của mình, bà thấy hay hay, bà say mê và bị lôi cuốn.
Tuy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Helen Du Pray ăn uống đạm bạc và thường xuyên chạy ít nhất năm dặm một ngày, vào những ngày nghỉ cuối tuần, bà chạy mười dặm. Bây giờ trước khi bà phải quyết định một vấn đề quan trọng nhất trong đời mình là ký tên vào bản tuyên bố lên án Tổng thống hay không, bà quyết định chạy một lúc hco đầu óc được thanh thản.
Đội bảo vệ của bà phải vất vả lắm mới đảm bảo được an ninh cho bà. Người trong đội toàn là những người tráng kiện, nhưng thường bị bà bỏ xa khi bà chạy. Họ kinh ngạc không hiểu tại sao một phụ nữ trên năm chục tuổi lại chạy nhanh và xa như vậy.
Phó Tổng thống không bao giờ sao nhãng việc chạy của mình, vì dẫu sao, đấy là điều thiêng liêng trong đời bà. Nó là “niềm vui” thay thế cho những lạc thú ăn uống, rượu chè và tình dục, là sự ấm áp và trìu mến đã từ bỏ khỏi cuộc đời bà kể từ sau ngày chồng bà qua đời đã sáu năm nay.
Bà cố kéo dài chặng đường chạy mỗi ngày một xa thêm và cũng đồng thời đẩy lùi ý nghĩ tái giá một xa khỏi đầu óc. bà đã leo quá cao trên nấc thang chính trị để mạo hiểm tự trói buộc mình với một người có thể xô bà vào một cái bẫy treo. Với bà, có hai cô con gái và đời sống họat động xã hội là đủ rồi, ngoài ra bà còn bao bè bạn, cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Helen Du Pray càng lên cao trên nấc thang chính trị, bà càng dậy sớm hơn để chạy. Niềm vui lớn nhất rộn lên trong lòng bà là khi thấy một con gái mình cùng chạy bên mình. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tung một tấm ảnh cỡ lớn hai mẹ con bà cùng chạy bên nhau. Mọi chuyện đều được tính đến cả.
Helen Du Pray ngưỡng mộ Tổng thống Francis Xavier Kennedy và biết ơn ông khi ông đã lựa chọn bà cùng đứng trong danh sách ứng cử với ông, với tư cách Phó Tổng thông, nhưng bà có nhiều điểm khác ông.
Ký bản tuyên bố này, bà sẽ được hưởng mọi bổng lộc. Bà có thể giành chỗ của Francis Kennedy.
Lúc này, đầu óc bà phải thật minh mẫn, Đại đa số trong Nội các, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính và các bộ khác đã ký tên vào bản tuyên bố, kiến nghị. CIA không ký, tên con hoang Tappey thật khôn ma, ranh mãnh. Tất nhiên alf có bàn tay của Christian Klee, một người mà Helen Du Pray rất ghét. Bà suy nghĩ theo sự phán đoán và lương tam bản thân mình. Bà hành động vì quyền lợi của công chúng chứ không vì tham vọng bản thân.
Bà có thể ký, phạm hành vi của kẻ phản bội và rồi mất đi lòng tự trọng? Nhưng điều đó thật xa lạ. Bà chỉ tập trung phân tích các sự kiện.
Cũng như Christian Klee và nhiều người khác, bà đã nhận thấy sự thay đổi ở Kennedy sau khi vợ ông qua đời đúng ngay trước ngày ông được bầu giữ chức Tổng thống. Nghị lực bị giảm sút. Cũng như mọi người, Helen Du Pray biết rằng muốn đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Tổng thống thì phải xây dựng được sự đồng tâm nhất trí với bên ngành lập pháp. Cần phải tranh thủ,biết phỉnh và khi cần, biết đá nhẹ vài cú. Cần phải đánh thọc sườn, lọt vào và quyến dỗ bộ máy quan liêu. Cần phải kiềm chế được Nội các, thành viên trong bộ tham mưu của mình phải như quân của Attilas và ngồi lên đôi mách như người của vua Solomon. Cần phải tranh cãi, khen thưởng và tung vài đón sấm set. Nối một cách khác cần phải làm sao để ai nấy đều bảo:
– Đúng, vì lợi ích của đất nước và vì lợi ích của bản thân tôi”.
Không làm được những điều đó là lỗi của Kennedy, với tư cách một vị Tổng thống. Hơn nữa ông vượt quá xa thời đại mình. Bộ tham mưu của ông lẽ phải biết rõ hơn. Một người thông minh như Kennedy lẽ ra phải biết rõ hơn. Lúc này Helen Du Pray có cảm giác các bước đi của Kennedy đều nhuốm tinh thần tuyệt vọng, mang tính may rủi tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác. Bản thân bà sinh ra để theo đuổi con đường co thể, nhưng bà thường nghĩ rằng bản thân Kennedy không có tính khí. Ông là một học giả, một nhà khoa học, một thầy giáo thì tốt hơn. Đầu có ông mang nặng chủ nghĩa lý tưởng. Ông là một con người ngây thơ, đúng theo nghĩa tốt của mấy từ này. Chính vì vậy ông là người đáng tin cậy.
Quốc hội và hai viện đã dấy lên những cuộc chiến chống ngành hành pháp và thường giành được thắng lợi. Cũng may, chuyện đó không xảy ra với bà.
Helen Du Pray cầm bản tuyên nố ở trên mặt bàn làm việc của bà và phân tích nó. Vụ việc được trình bày là Francis Xavier Kennedy không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của Tổng thống vì tình trạng tâm thần bị suy sụp. Nguyên nhân là do con gái bị giết hại, gây ảnh hưởng đến việc đánh giá của bản thân,d o đó đã dẫn đến quyết định phá hủy khu công nghiệp dầu mỏ Dak và dọa phá sạch một quốc gia có chủ quyền, một hành động phi lý, vượt quá mức độ một sự khiêu khích gây hậu quả nghiêm trọng làm dư luận thế giới sẽ lên tiếng phản đối Hoa Kỳ.
Nhưng về vấn đề này Kennedy đã lập luận trước bộ tham mưu và Nội các như sau: đây là một vụ âm mưu mang tính quốc tế gây nên cái chết của Giáo hoàng nhà thờ Thiên chúa giáo và con gái Tổng thống Hoa Kỳ. Số con tin hiện nay vẫn còn đang bị cầm giữ và vụ âm mưu này có thể kéo dài tình hình trong mấy tuần hoặc thậm chí mấy tháng. Và Hoa Kỳ phải thả tự do cho tên ám sát Giáo hoàng. Đây là một sự giảm sút to lớn về quyền lực của một cường quốc lớn nhất thế giới, của vị đứng đầu nền dân chủ.