Đời tổng thống KD thứ Tư

Chương 13


Đọc truyện Đời tổng thống KD thứ Tư – Chương 13


THỨ TƯ.
WASHINGTON.
11.00 giờ sáng Thứ Tư, những chính khách quan trọng nhất của chính phủ đã tề tựu đông đủ tại Cabinet Room để quyết định hướng hành động mà đất nước sẽ theo đuổi. Tham gia buổi họp có phó Tổng thống Helne Du Pray, các thành viên trong Nội các, người đứng đầu CIA… Khi thấy Tổng thống bước vào, mọi người đều đứng dậy.
Francis Kennedy ra hiệu mời họ ngồi. Riêng ông Ngoại trưởng vẫn đứng. Ông lên tiếng nói:
– Thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi ở đây xin được bày tỏ cùng ông nỗi đau trong lòng mình trước sự mất mát của ông. Chúng tôi xin có lời chia buồn với ông. Chúng tôi xin đảm bảo sẽ hết lòng trung thành và tận tụy đẩy lùi nỗi khủng hoảng của cá nhân ông và của đất nước. Chúng tôi có mặt ở đây không chỉ đơn thuần là vì ông cần có những ý kiến mang tính nghiệp vụ của chúng tôi. Chúng tôi tề tựu ở đây để bày tỏ cùng ông lòng tận tụy của cá nhân mình.
Nói tới đây, nước mắt ông ngoại trưởng trào ra. Ông là người nổi tiếng là lạnh lùng và dè dặt.
Francis Kennedy cúi đầu một lát. Ông là người duy nhất trong phòng xem ra không hề để lộ niềm xúc động, trừ vẻ tái nhợt trên khuôn mặt. Ông đưa mắt nhìn khắp mọi người hồi lâu, tựa hồ như muốn cảm tạ tấm lòng, cảm tạ thiện chí của họ và lòng biết ơn của ông. Biết rằng những lời mình sắp nói sẽ làm tiêu tan mối cảm tình tốt đẹp này, nhưng ông vẫn phải nói:
– Tôi xin chân thành cảm ơn các vị, tôi rất biết ơn và trông mong ở các vị. Nhưng bây giờ tôi xin tất cả các vị hãy gạt nỗi bất hạnh của cá nhân tôi ra khỏi phạm vi cuộc họp này. Chúng ta có mặt ở đây để quyết định xem nên làm gì có lợi nhất cho đất nước của chúng ta. Đấy là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta. Những quyết định tôi sắp trình bày tuyệt đối không mang tình cảm cá nhân.
Tổng thốn ngừng lời một lát để nén cơn choáng váng và nhận thấy rằng chỉ riêng mỗi mình ông có khả năng tự kiềm chế.
Helen Du Pray thầm nghĩ: Lạy Chúa, ông ta tiến hành chuyện đó.
Francis Kennedy nói tiếp:
– Cuộc họp này nhằm giải quyết những sự lựa chọn của húng ta. Tôi sợ rằng không phải tất cả mọi sự lựa chọn của các vị đều được chấp nhận, song tôi tháy nên để các vị có cơ hội để cùng tranh luận cho sáng tỏ. Có điều trước hết mong các vị cho phép tôi được trình bày kịh bản của tôi. Tôi phải nói rằng bộ tham mưu của tôi đã ủng hộ bản báo cáo tôi sắp trình bày.
Kennedy ngừng lời một lát rồi đứng dậy nói:
– Thứ nhát. Ta cùng nhau phân tích sự việc. Toàn bộ những sự kiện bi thảm xảy ra vừa qua nảy sinh từ bộ óc liều lĩnh và táo tợn được thực hiện theo một kế hoạch tuyệt giới. Vụ ám sát Giáo hoàng vào ngày Chủ Nhật Phục Sinh, vụ bắt cóc máy bay vào cùng một ngày, việc đưa ra những yêu sách được cân nhắc là không thể đáp ứng để đổi những người bị bắt làm con tin, tuy vậy tôi đã chấp nhận tất cả những yêu sách đó, cuối cùng là việc giết hại không cần thiết con gái tôi vào sáng sớm hôm nay. Dù ta đã tóm được tên giết hại Giáo hoàng ngay tại nước ta, cứ cho rằng đó làm một vận may hiếm thấy của số phận, thực ra đấy chỉ là một phần của toàn bộ một kế hoạch nhằm thực hiện bước tiếp theo sau đó là đòi thả tự do cho tên sát nhân. Sự việc đã diễn ra trùng hợpv ới những phân tích tôi vừa trình bày.
Francis Kennedy thấy ánh mắt mọi người để lộ một vẻ thiếu tin tưởng. Ông ngừng lời một lát rồi nói tiếp:
– Nhưng dàn dựng những chuyện rắm rối và khủng khiếp đó để nhằm mục đích gì? Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng bôi nhọ những người có uy tín, những người có uy tín trong một nước nào đó, đặc biệt là về mặt đạo lý của những người có thẩm quyền ở Hoa Kỳ. Vụ này vượt hẳn ra ngoài lịch sử bôi nhọ các nhà cầm quyền mà người ta thường sử dụng là dùng giới trẻ làm nòng cốt, biện pháp này luôn đem lại những kết quả mong muốn. Ý đồ trong kế hoạch của bọn khủng bố là gây mất lòng tin vào nhà cầm quyền ở Hoa Kỳ, không chỉ trong cuộc sống của hàng tỷ người mà trước ocn mắt ủa các chính phủ trên thế giới. Một lúc nào đó, chúng ta phải lên tiếng đáp lại những sự thách thức đó, bây giờ là thời điểm chúng ta buộc phải lên tiếng.

Hãy ghi vào biên bản. Các nước Ả rập không tham gia vào vụ này. Trừ vương quốc Sherhaben. Hiển nhiên là vương quốc đó đã hỗ trợ một nhúm những tên khủng bố nằm rải rác trên thế giới với cái tên Một Trăm Đầu. Nhưng không phải là cả vương quốc ủng hộ mà xem ra chỉ có mỗi mình Quốc vương của Sherhaben ủng hộ chúng thôi.
Kennedy ngừng lời một lát.
– Chúng ta có thể khẳng định Quốc vương là một đồng lõa. Quân đội của ông ta đã được bố trí quanh máy bay để đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài muốn tiếp cận gần chư không nhằm mục đích hỗ trợ chúng ta giải thoát con tin. Quốc vương tuyên bố là hành động vì lợi ích của chúng ta, nhưng trên thực tế thì làm ngược lại. Tuy nhiên, không nên nặng lời buộc tội ông ta, chắc ông ta không biết rằng Yabril sẽ giết con gái tôi.
Francis Kennedy đưa mắt nhìn quanh bàn muốn dùng sự bình tĩnh của bản thân để gây ấn tượng với mọi người. Sau đó, ông tiếp lời:
– Thứ hai. Dự đoán. Đây không phải là một vụ bắt con tin bình thường. Đây là cả một mưu đồ muốn bôi tro trát trấu Hoa Kỳ, buộc Hoa Kỳ phải van xin để giải thoát con tin sau khi đã phải chịu cả một loạt những điều sỉ nhục làm cho chúng ta trở thành những con người bất lực. Tình hình này sẽ kéo dài suốt tuần nọ qua tuần kia để các thôngtin đại chúng có thời gian tung tin khắp thế giới. Đã vậy, nhưng không có gì có thể đảm bảo rằng toàn bộ số con tin đó sẽ được an toàn trao trả lại cho chúng ta. Trước tình thế đó, tôi thấy sau vụ này chúng ta sẽ bị lâm vào chỗ rối loạn. Người Hoa Kỳ sẽ mất lòng tin vào chúng ta và đất nước chúng ta.
Kennedy lại ngừng lời, ông nhận thấy ông đã gây ấn tượng với người nghe, mọi thành viên ngồi quanh bàn đều hiểu rõ ông đã đi đúng hướng. Ông nói tiếp:
– Biện pháp giải quyết. Tôi đã nghiên cứu những biện pháp lựa chọn ghi trong sổ biên bản. Theo tôi ta phải đề xuất một lựa chọn khác chứ không thể vận dụng một biện pháp nào trước đây. Trừng phạt về kinh tế, dùng lực lượng vũ trang để giải thoát, bắt tay về chính trị, bí mật nhượng bộ trong khi ta vẫn giữ vẻ của một kẻ không bao giờ hợp tác với bọn khủng bố. Sự dính líu mà Liên Xô sẽ từ chối cho phép chúng ta mở cuộc tấn công bằng quân sự trên quy mô rộng lớn vào Vịnh Perxic. Tất cả những điều đó đều hàm ý muốn nói rằng chúng ta phải cma chịu và chấp nhận việc bị bôi tro trát trấu trước con mắt của thế giới. Theo tôi, ta có thể bị mất nhiều con tin nữa.
Ngoại trưởng ngắt lời Tổng thống:
– Bộ của tôi vừa nhận được lời hứa dứt khoát của Quốc vương ở Sherhaben là sẽ tha ngay toàn bộc on tin một khi các yêu cầu của bọn khủng bố được chấp nhận. Hành động của Yabril đã xúc phạm ông ta nên ông ta tuyên bố sẵn sàng mở một cuộc tấn công vào máy bay. Để tỏ rõ thiện chí, ông ta đã bắt Yabril phải thả ngay năm chục con tin.
Francis Kennedy đưa mắt nhìn ngoại trưởng một lát. Ánh mắt màu xanh da trời của ông hằn rõ mấy chấm đen nhỏ. Sau đó, ông lên tiếng bảo, giọng lạnh lùng, âm sắc lịch sự đầy vẻ căng thẳng, tự kiềm chế nên mấy lời ông thốt ra nghe đanh như kim loại:
– Ông bộ trưởng, khi tôi bàn về công việc, mỗi người có mặt ở đây đều được dành thời gian để phát biểu. Chờ tới lúc đó, xin ông đừng ngắt lời tôi. Đề nghị của họ sẽ được giữ kín, không tiết lộ cho các thông tin đại chúng.
Ông ngoại trưởng thực sự kinh ngạc. Trước đây chưa bao giờ Tổng thống nói với ông bằng một giọng lạnh lùng như vậy, chưa lần nào ông thấy Tổng thống tỏ rõ quyền lực của mình. Ông ngoại trưởng cúi gằm mặt nghiên cứu bản ghi chép của ông, hai má ông hơi ửng đỏ, Kennedy nói tiếp:
– Cách giải quyết: sau đây tôi sẽ chỉ thị cho người phụ trách bộ tham mưu chỉ đạo và vạch kế hoạch mở cuộc oanh tạc các giếng dầu của Sherhaben và trung tâm công nghiệp dầu mỏ của Dak. Phi vụ này có nhiệm vụ phá hủy toàn bộ các trang thiết bị của các giàn khoan, hệ thống bơm dầu v.v… Trung tâm sẽ bị phá sạch. Bốn tiếng trước khi dội bom, chúng ta sẽ rải truyền đơn xuống trung tâm yêu cầu dân chúng sơ tán. Vụ oanh tạc bắt đầu vào lúc sau đây đúng ba mươi sáu tiếng đồng hồ. Nghĩa là ngày Thứ Năm, mười một giờ tối, giờ Washington.
Hơn ba chục người nắm mọi quyền lực của Hoa Kỳ đang có mặt trong phòng đều ngồi im chết lặng Kennedy lại lên tiếng:
– Ông ngoại trưởng sẽ liên lạc với các nước cần thiết để họ cho phép máy bay của ta bay qua vùng trời của họ. Ông ngoại trưởng sẽ giải thích để họ rõ rằng nếu nước nào từ chối thì ta sẽ đình ngay mọi sự giúp đỡ về kinh tế và quân sự. Như vậy, từ chối sẽ dẫn đến một kết quả thảm khốc.
Ông ngoại trưởng định đứng bật dậy, nhưng ông lại tự kiềm chế. Trong phòng nổi lên tiếng rì rầm không rõ vì ngạc nhiên hoặc choáng váng.
Kennedy vung tay vẻ giận dữ, nhưng ông mỉm cười với họ, một nụ cười gây yêu lòng. Ông trở nên kiềm chế hơn, gần như bình thường, mỉm cười với ông ngoại trưởng và trực tiếp bảo ông ta:

– Ông ngoại trưởng mời ngay ông đại sứ của vương quốc Sherhaben tới gặp tôi. Tôi sẽ bảo thẳng ông ta: Trưa mai, Quốc vương phải giao trả cho ta các con tin, Quốc vương phải trao cho ta tên khủng bố Yabril để hắn không còn khả năng hại ông ta. Nếu Quốc vương khước từ, toàn bộ vương quốc Sherhaben sẽ bị xóa sạch.
Francis Kennedy ngừng lời một lát, căn phòng im lặng như tờ.
– Nội dung cuộc họp này tuyệt đối giữ bí mật. Không được để lọt một chút gì ra ngoài. Nếu ai để lọt một tin nào ra ngoài sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật. Bây giờ xin mời các vị phát biểu.
Kennedy nhận thấy mọi người choáng váng trước những lời ông vừa nói. Ai nấy đều cúi gằm mặt, không dám nhìn nhau.
Tổng thống ngồi xuống, ngả người ra lưng ghế bọc da, duổi thẳng chân ở dưới bàn, mắt nhìn ra ngoài vườn Rose Garden.
Ông ngoại trưởng lên tiếng đầu tiên:
– Thưa ông Tổng thống, tôi buộc lòng phải đặt lại vấn đề với Tổng thống. – Làm vậy là chuốc thảm họa cho Hoa Kỳ. Ta sẽ bị tẩy chay vì đã dùng vũ lực để đè bẹp một quốc gia nhỏ bé.
Ông ngoại trưởng còn nói những gì những gì nữa nhưng Tổng thống ù cả tai nghe không rõ.
Sau đó, ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ lên tiếng, giọng ông dứt khoát nên đã gây được sự chú ý:
– Thưa ông Tổng thống, diệt Dak, có nghĩa là ta sẽ tiêu hủy năm chục tỷ đô la Mỹ, đấy là tiền bạc của Công ty dầu mỏ Hoa Kỳ, tiền bạc của lớp trung lưu Hoa Kỳ mua cổ phần trong các công ty dầu mỏ. Người tiêu dùng xăng dầu ở đất nước ra phải mua với cái giá tăng gấp đôi.
Trong phòng còn nổi lên những lời tranh luận khác. Tại sao lại phải tiêu diệt trung tâm Dak trước khi nó chưa kịp đáp ứng một yêu cầu nào của ta? Còn có nhiều cách giải quyết khác chứ. Hành động quá hấp tấp vội vã là một họa lớn. Kennedy ngón nhìn đồng hồ đeo tay. Cuộc họp đã kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Ông đứng dậy và bảo:
– Tôi xin cảm ơn lời khuyên của từng vị. Quốc vương ở Sherhaben chắc chắn có thể cứu được trung tâm Dak bằng cách đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu của tôi. Nhưng ông ta đã không làm vậy. Trung tâm Dak phải bị tiêu diệt hoặc sẽ phải bác bỏ những lời răn đe của chúng ta. Sự lựa chọn của chúng ta để quản lý đất người là không cho phép bất kỳ người dũng cảm nào dùng súng nhỏ làm bẽ mặt chúng ta. Tôi thấy rất rõ đường hướng của chúng ta và tôi sẽ tuân thủ đi theo.
Còn bây giờ, đối với năm chục tỷ đô la mà những người góp cổ phiếu bị thiệt thòi. Bert Audick đứng đầu Congxorcium nắm giữ số tiền đó. Ông ta đã kiếm đủ, có khi hơn năm chục tỷ đô la. Tất nhiên chúng ta sẽ cố tạo mọi điều kiện hỗ trợ ông ta. Chúng tôi sẽ tạo cơ hội để bằng mọi cách nào đó, ông ta sẽ cứu vãn được khoản ông Audick đã đầu tư. Tôi chuẩn bị một chiếc máy bay bay tới Sherhaben để đón con tin và một máy bay quân sự để đưa bọn khủng bố về đây trước vành móng ngựa hầu tòa. Ông ngoại trưởng sẽ mời ông Audick đi Sherhaben trên một trong hai chiếc máy bay ấy. Nhiệm vụ của ông ta là giải thích rõ để Quốc vương nhận thấy rõ rằng cách duy nhất để cứu vãn trung tâm Dak, đất nước Sherhaben và công ty dầu mỏ Hoa Kỳ tại đất nước đó là chấp nhận những yêu cầu của tôi. Cách giải quyết có vậy.
Ông bộ trưởng Bộ nội vụ nói:
– Nếu Quốc vương không chấp thuận, như vậy ta lại mất thêm hai máy bay. Audick và các con tin.
Francis Kennedy bảo:

– Rất có thể. Để ta xem Audick tháo vát đến mức nào. Nhưng ông ta lại là người khôn khéo. Ông ta hăn sẽ nghĩ như toi rằng Quốc vương phải chấp thuận. Tôi rất tin như vậy, do đó tôi còn cử thêm ông Wix, cố vấn An ninh quốc gia cùng đi.
Người đứng đầu CIA lên tiếng:
– Thưa ông Tổng thống, ông biết rõ rằng, theo hợp đồng dân sự ký kết giữa chính phủ Sherhaben và công ty dầu mỏ Hoa Kỳ, người Hoa Kỳ điều hành hệ thống phòng không quanh Dak. Những người điều khiển tên lửa đều là người Hoa Kỳ đã được huấn luyện kỹ. Họ sẽ phóng tên lửa.
Kennedy mỉm cười:
– Audick sẽ ra lệnh cho họ sơ tán. Là người Hoa Kỳ, nếu họ bắn máy bay ta, tất nhiên họ là quân phản quốc, và người Hoa Kỳ nào trả lương cho họ cũng sẽ bị kết tội là phản quốc.
Tổng thống ngừng lời có ý muốn nhấn mạnh điều mình vừa nói. Audick có thể bị khởi tố. Sau đó, ông quay sang bảo Christian:
– Anh Chris, tôi trao quyền hợp pháp hóa vấn đề này anh giải quyết.
Trong số các thành viên đang ngồi họp có hai người thuộc bên lập pháp: “Thomas Lambertino, thượng nghị sĩ, người của đảng được đa số phiếu, và Alfred Jintz người phát ngôn của Hạ nghị viện Thượng nghị sĩ là người đầu tiên lên tiếng. Ông ta nói:
– Theo tôi đây là một hành động quá quyết liệt nên không thể không đưa ra bàn luận kỹ trong một cuộc họp giữa Nhà Trắng và Quốc hội.
Tổng thống lịch sự đáp lại lời ông ta:
– Tôi rất trân trọng ý kiến của ông, song chúng ta không còn thời gian. Và việc này nằm trong quyền hạn của tôi, với ta cách là người đứng đầu về mặt hành pháp để thực thi biện pháp này. Sau này, bên lập pháp có thể xem xét lại và nếu thấy cần sẽ đưa ra biện pháp thấy thỏa đáng. Nhưng tôi thành thực hy vọng Quốc hội sẽ ủng hộ tôi.
Thượng nghị sĩ Lambertino đáp lời, giọng có vẻ buồn buồn:
– Điều này thật khốc liệt, hậu quả sẽ nghiêm trọng. Thưa ông Tổng thống, tôi xin không nên hành động vội vã như vậy.
Francis Kennedy lần đầu tiên đã xử sự thiếu thanh nhã:
– Quốc hội luôn đối đầu với tôi – ông nói – Chúng ta có thể bàn luận mọi cách lựa chọn phức tạp cho tới khi con tin bị giết đến người cuối cùng và cho tới khi mọi quốc gia và mọi làng mạc ở hang cùng ngõ hảm đều nhạo báng Hoa Kỳ. Tôi vẫn giữ vững những ý kiến phân tích vừa rồi của tôi và giải pháp của bản thân; quyết định của tôi khong vượt quá quyền hạn người đứng đầu về mặt hành pháp. Qua khỏi cơn khủng hoảng, tôi sẽ giải trình đầy đủ trước mọi người. Chờ cho tới lúc đó, tôi xin nhắc lại với các vị rằng cuộc trao đổi này phải được tuyệt đối giữ bí mật. Còn bây giờ, theo tôi được biết, ai cũng đều có việc phải làm cả. Mong các vị báo cáo lại tiến trình công việc của mình cho người đứng đầu bộ tham mưu của tôi.
Alfred Jintz bèn lên tiếng:
– Thưa Tổng thống, tôi chẳng muốn trình lên diều tôi sắp phải nói. Nhưng lúc này Quốc hội khăng khăng đòi ông tự rút lui khỏi những cuộc đàm phán này. Do đó, tôi buộc lòng phải thông báo rằng một ngày rất gần đây. Quốc hội và Thượng nghị viện sẽ tìm mọi cách ngăn ngừa ông tham gia vào tiến trình giải quyết công việc tại các khu vực mà tấn bi kịch của cá nhân ông có thể làm ông mất sáng suốt.
Kennedy đứng bật dậy. Khuôn mặt có những đường nét đẹp của ông cau lại trông như một chiếc mặt nạ, ánh mắt xanh mờ hẳn trở nên không hồn tựa cặp mắt một pho tượng.
– Làm vậy chẳng khác nào tự đào huyệt chôn mình và đất nước Hoa Kỳ.
Nói xong Francis Kennedy rời khỏi phòng.

*
Phòng họp Cabinet room nhốn nháo và rộn tiếng người. Oddblood Gray hội ý với thượng nghị sĩ Lambertino và nghị sĩ Quốc hội Jointz. Nhưng khuôn mặt họ cau có, còn giọng nói lạnh như tiền. Jintz bảo:
– Chúng ta không được phép để xảy ra chuyện này. Tôi cho rằng bộ tham mưu của Tổng thống đã sai lầm khi không khuyên can Tổng thống đề ra tiến trình hành động này.
Oddblood Gray đáp:
– Tổng thống đã thuyết phục tôi rằng ông không hề để nỗi tức giận cá nhân xen vào hành động của ông. Đây là cách giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu nhất. Tất nhiên là khốc liệt, nhưng đành vậy. Ta không thể kéo dài tình thế. Như vậy sẽ gây tai họa lớn.
Thượng nghị sĩ Lambertino lên tiếng:
– Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông Franics Kennedy lại hống hách đến thế. Ông ta luôn xử sự nhã nhặn với bên lập pháp.
Eugene Dazzy nhận thấy Oddblood Gray đang gặp khó khăn với mấy vị lập pháp. Ông quay sang bà phó Tổng thống Helen Du Pray và hỏi:
– Ý kiến của bà thế nào?
Bà phó Tổng thống lạnh lùng nhìn ông ta. Bà Helen Du Pray là một phụ nữ rất xinh đẹp, Dazzy thầm nghĩ. Ông phải mời bà ta dùng bữa tối mới được. Một lúc sau Helen Du Pray lên tiếng đáp:
– Theo tôi, ông và Bộ tham mưu Tổng thống của ông đã xô ông ta xuống dốc. Trách nhiệm của ông ta trước cuộc khủng hoảng này quá tàn khốc. Quái thật, không biết Christian Klee biến đâu mất?
Klee đã biến đâu mất, bà Du Pray thấy đây là chuyện chưa từng thấy, Klee chẳng bao giờ lủi mất vào những lúc quyết định tương tự.
Dazzy nổi cáu.
– Quan điểm của ông ta là logic rồi, dù không tán thành chúng tôi vẫn phải ủng hộ.
Helen Du Pray bảo:
– Francis Kennedy đã hình dung vấn đề như vậy đấy. Rõ ràng là Quốc hội sẽ tìm cách gạt ông ta khỏi mọi cuộc đàm phán. Họ sẽ đình chỉ chức vụ của ông.
– Phải bước qua mồ Bộ tham mưu của ông ta, – Dazzy nói.
Helen Du Pray bình tĩnh đáp:
Xin ông thận trọng cho. Đất nước chúng ta đang đứng trước nguy cơ to lớn.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.