Đọc truyện Đời tổng thống KD thứ Tư – Chương 11- Part 01
THỨ BA.
Sáng thứ ba, sau vụ bắt cóc máy bay và vụ ám sát Giáo hoàng vào ngày Chủ Nhật Lễ Phục Sinh, Tổng thống Francis Kennedy bước vào phòng chiếu phim của Nhà Trắng để xem bộ phim từ Sherhaben gửi tới cho CIA.
Trong phòng đã có mặt các nhân vật cao cấp bên CIA, cố vấn nhà nước, cố vấn Bộ Quốc Phòng cùng ban cố vấn của họ và các thành viên trong bộ tham mưu của Nhà Trắng.
Mọi người đều đứng dậy khi thấy Tổng thống bước vào. Kennedy ngồi xuống chiếc ghế màu xanh. Theodore Tappey, giám đốc CIA đang đứng bên màn ảnh để thuyết minh.
Phim bắt đầu chiếu. Phim quay một chiếc xe tải tiến lại gần phía đuôi chiếc máy bay bị bắt cóc. Công nhân bốc đồ tiếp tế đều đội mũ rộng vành để chống nắng. Họ đều mặc quần bằng vài chéo nâu và áo sơ mi bằng vải bông nâu. Tiếp đó là cảnh công nhân rời khỏi máy bay. Ống kính quay chõ thẳng vào khuôn mặt Yabril nằm dưới bóng chiếc mũ đang đội, ánh mắt gã ánh lên dưới bóng mũ, miệng hơi nhếch mép mỉm cười. Yabril lên xe cùng đám công nhân.
Phim dừng lại và Tappey bắt đầu lên tiếng:
– Chiếc xe này chạy vào khu đất rào kín của Quốc vương ở Sherhaben. Theo nguồn thông tin chúng tôi thu lượm được, bọn chúng vừa tổ chức một tiệc lễ có mời cả các vũ nữ tới. Sau đó Yabril quay về máy bay cũng bằng cách đó. Chắc chắn Quốc vương ở Sherhaben là kẻ đồng mưu trong những hành động khủng bố này.
Giọng của ông cố vấn nhà nước dội lên trong căn buồng tối:
– Chắc chắn là chỉ với chúng ta thôi. Bên an ninh thường nghi ngờ mọi chuyện. Cho dù ta có chứng minh được điều đó, chúng ta cũng chẳng thể công khai làm toáng lên được. Nó sẽ làm nổ tung những cán cân chính trị ở Vịnh Perxic. Chúng ta buộc phải có hành động trả đũa và điều đó gặp tác hại ghê gớm đối với quyền lợi tốt đẹp nhất của chúng ta.
Otto Gray lẩm bẩm:
– Jesus Christ!
Christian Klee bật cười.
Eugene Dazzy, do có khả năng viết được ngay cả trong bóng tói, liền ghi chép vào một tập giấy.
Giám đốc CIA báo cáo tiếp:
– Xin cho phép tôi được tiếp tục thông báo ngắn gọn. Sau đây các ngài sẽ có bản sao chi tiết bản báo cáo của tôi. Hình như nhóm khủng bố quốc tế mang biệt hiệu Một Trăm Người Đầu Tiên, hoặc một cái tên đại loại là Đức Chúa Của Bạo Lực tài trợ về kinh tế cho vụ này. Tổ chức này hoạt động chủ yếu ở Đức, Italia, Pháp và Nhật Bản, còn ở Israel và anh thì chưa bám rễ vào được. Nhưng theo thông tin chúng tôi được cung cấp thì thậm chí tổ chức Một Trăm cũng không thực sự biết rõ ý đồ của vụ này. Chúng cho rằng chiến dịch chấm dứt ở vụ ám sát Giáo hoàng. Như vậy chính Yabril đã cấu kết với Quốc vương ở Sherhaben chủ mưu cuộc âm mưu này.
Phim lại chiếu trên màn ảnh. Trên màn ảnh hiện lên hình chiếc máy bay đậu trên đường băng rải đá trộn nhựa đường, có lính quây quanh và súng phòng không bảo vệ không áy bay lạ tiến lại gần. Một đám đông tụ tập trong khu vực cách máy bay trên một trăm mét.
– Qua những thước phim vừa rồi và qua các báo cáo tôi nhận được, ta không thể tổ chức một cuộc đánh úp giải thoát. Trừ phi ta quyết định gây áp lực ép Sherhaben, nhưng nếu làm vậy, ta sẽ vấp phải sự phản đối của các nước Ả rập khác. Đồng thời, chúng ta sẽ bị mất trên năm mươi tỉ đô la đã dốc ra để xây dựng Dak và khó bảo toàn được tính mạng các con tin chúng đang nắm trong tay. Chúng ta không thể mang trên năm chục tỷ đô la tiền của do nhân dân đóng góp đổ ra sông ra bể được – giám đốc CIA trình bày tiếp.
Lúc này trên màn ảnh xuất hiện những cảnh quay trộm bên trong chiếc máy bay bị bắt cóc. Ống kính camểa đã lia vội đám hành khách con tin ngồi co dúm người sợ hãi trên ghế của họ. Sau đó là quang cảnh ở khoang hạng nhất. Yabril xuất hiện trên màn ảnh, và rồi mọi người thấy Theresa Kennedy. Yabri và Theresa hình như đang tâm đắc trò chuyện với nhau một chuyện gì đó.
Theresa mỉm cười, thấy vậy Kennedy gần như phải ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác. Nụ cười của Theresa gợi ông nhớ lại thời thơ ấu của ông. Ông thường thấy nụ cười như vậy nở trên khuôn mặt các bác mình.
Kennedy liền hỏi giám đốc CIA.
– Phim này quay hồi nào và do đâu ta thu lượm được?
Tappey vội đáp:
– Dạ thưa, phim quay cảnh diễn ra mười giờ trước đây. Chúng tôi đã phải trả cái giá đắt khủng khiếp ột tên có quan hệ mật thiết với bọn khủng bố. Sau cuộc họp này, tôi sẽ xin trình bày chi tiết với Tổng thống.
Kennedy xua tay tỏ vể không cần thiết. Ông không muốn biết rõ những chi tiết này làm gì.
Tappey lại lên tiếng:
– Tôi xin trình bày tiếp. Không một hành khách nào bị bạc đãi. Có điều hơi lạ là những tên nữ tham gia vụ bắt cóc máy bay đều bị thay bằng người của Quốc vương. Tôi tháy nó có vẻ mờ ám..
– Ở điểm nào? – Kennedy đột ngột hỏi.
Tappey liền đáp:
– Bọn khủng bố hiện có mặt trên máy bay toàn là đàn ông. Ít nhất phải đến mười tên. Chúng được trang bị vũ khí rất tốt. Như vậy là nếu một khi bị bất ngờ tấn công, chúng sẽ giết hết các con tin. Chúng ta có thể suy luận rằng phụ nữ không có gan dám tàn sát như vậy. Do đó tốt nhất là ta không nên sử dụng biện pháp giải thoát con tin bằng vũ lực.
Klee liền đối đáp ngay:
– Biết đâu chúng thay người chẳng qua chiến dịch của chúng đã chuyển giai đoạn. Hoặc Yabril nghĩ rằng sử dụng nam giới linh hoạt hơn, dầu sao gã cũng là người Ả rập mà.
Tappey quay sang mỉm cười với Klee, rồi lên tiếng bảo:
– Anh Christ này, anh cũng có biết rõ như tôi rằng sự thay người này là sai lầm. Như tôi đã biết chuyện như vậy chỉ xảy ra duy nhất có một lần trước đây. Theo kinh nghiệm của chính bản thân anh trong công tác hoạt động bí mật, anh thừa biết rõ rằng trong trường hợp tương tự, chẳng nên dùng biện pháp tấn công trực tiếp để giải thoát con tin.
Kennedy yêu cầu hai người ngừng tranh luận.
Mọi người lại theo dõi màn ảnh đang chiếu cảnh Yabril và Theresa vui vẻ trò chuyện, câu chuyện hai người đang nói có vẻ mỗi lúc một thân mật và đậm đà. Cuối cùng Yabril vỗ vai có vẻ như an ủi Theresa và nói gì đó, hình như tin vui vì mọi người thấy Theresa hồ hởi cười. Sau đó Yabril lịch sự nghiêng mình chào Theresa, một động tác chứng tỏ cô được gã bảo trợ và không bị ai làm hại.
– Tôi thấy ngại thằng cha này. Ta phải cứu Theresa ra khỏi đấy. Klee bảo.
Eugene Dazzy ngồi tại văn phòng mình và tập trung suy nghĩ tìm mọi cách để hỗ trợ Tổng thống Kennedy. Thoạt đầu, ông gọi điện cho cô bồ báo rằng mình không thể đến gặp cô ta chừng nào chưa giải quyết xong vụ rắc rối này. Sau đó ông gọi điện cho vợ. Tiếp đến, ông suy đi tính lại rồi mới gọi điện cho Bert Audick, người mà ba năm trước đây là một trong những đối thủ phải chịu cảnh cay đắng nhất của chính quyền Kennedy.
– Bert này, anh giúp chúng tôi chứ? – Eugene Dazzy nói. Tôi sẽ chịu ơn anh nhiều lắm đấy.
– Anh Eugene, trong vấn đề này thì hai ta đều là người Hoa Kỳ cả mà, Audick nói.
Như các đối thủ của Bert Audick đã từng nhận xét về ông ta, ông ta đã nuốt chửng hai công ty khổng lồ về dầu mỏ của Hoa Kỳ, đớp gọn chúng như ếch đớp ruồi. Quả thật trước đây trông ông ta giống một con éch ương với chiếc mồm rộng ngoác, hai má bạnh căng, cặp mắt trố. Còn hiện nay, ông ta là một con người bệ vệ, cao lớn. Cuộc đời của Bert Audick gắn liền với dầu mỏ. Lập nghiệp bằng dầu mỏ, phất lên nhờ dầu mỏ, trưởng thành cũng nhờ dầu mỏ. Sinh ra trong một gia đình giàu có, ông ta đã làm tăng số của cải này lớn gấp trăm lần. Ông nắm quyền điều hành một công ty có số vốn hai chục tỷ đô la và chiếm 51 phần trăm cổ phiếu của công ty. Ở tuổi bảy mươi hiện nay, ông ta biết rõ về dầu mỏ hơn bất kỳ một người Hoa Kỳ nào. Người ta đồn rằng ông biết vị trí mọi túi dầu nằm dưới lòng đất.
Tại các văn phòng chỉ huy ở Houston của ông trên các mản ảnh máy tính luôn hiẹn hình tấm bản đồ lớn của thế giới ghi rõ vị trí vô vàn những tàu chở dầu đang chạy ngoài khơi, cảng xuất phát và cảng sẽ tới, chủ tàu là ai, giá mua là bao nhiêu, chở bao nhiêu tấn. Ông ta có thể giúi cho bất kỳ nước nào một tỷ thùng dầu cũng dễ dàng thoải mái như một tay ăn chơi giúi cho chủ khách sạn một tờ năm chục đô la.
Bert Audick đã vớ bẫm trong vụ hoang mang lo lắng về dầu mỏ năm 1970, khi có sự phối hợp hành động chung của OPEC muốn bóp cổ bóp họng thế giới. Nhưng chính Bert Audick lại là người áp đặt về dầu. Trong vụ này, ông ta vớ được hàng tỷ đô la.
Nhưng Bert Audick làm việc đó không hòan toàn vì hám tiền. Ông ta quý dầu mỏ và sở dĩ phải đương đầu trong vụ đó vì lòng những ước mong sao ọi người có thể mua thứ năng lượng đem lại sức sống này với cái giá rẻ tiền. Nhờ nhiệt tình của tuổi trẻ muốn chống lại bất công xã hội, ông đã hỗ trợ ổn định được giá dầu mỏ.
Sau đó ông đã dành phần lớn số tiền giành được đó để đóng góp vào các tổ chức từ thiện.
Ông ta đã xây dựng những bệnh viện không nhằm kiếm lời, những trạm dưỡng lão, bảo tàng mỹ thuật. Ông đã trao tặng hàng ngàn học bổng cho học sinh không phân biệt màu da và tín ngưỡng. Tất nhiên là ông chú ý đến họ hàng và bè bạn của ông, giữ một khoảng cách với những vị anh em họ giàu có. Ông yêu đất nước và những bè bạn Hoa Kỳ của ông và chẳng bao giờ đóng góp tiền bạc vì bất kỳ việc gì ngoài biên giới Hoa Kỳ. Tất nhiên trừ những khoản đút lót cần thiết cho các nhà cầm quyền nước ngoài.
Ông ta đã không ưa những người cầm quyền trong đất nước ông hoặc bộ máy cầm quyền gây bao chuyện lộn xộn của họ. Bert Audick thực lòng yêu đất nước mình, nhưng do công việc kinh doanh và quyền dân chủ của ông, ông đã buộc phải ăn chặn đồng bào mình, buộc họ phải trả giá cho dầu mỏ mà ông tôn thờ.
Audick đã tin rằng ông cố giữ được dầu mỏ ở dưới lòng đất càng lâu càng tốt. Ông thường trìu mến nghĩ rằng hàng tỷ và hàng tỷ đô la được cất giữ an toàn trong các túi dầu nằm dưới các lớp cát sa mạc Sherhaben và tại các khu vực khác trên thế giới. Ông ta đã mua dầu của mọi người, mua các công ty dầu mỏ khác. Ông đã khoan các đại dương, mua thềm lục địa vào tận vùng bờ biển phía Bắc của nước Anh, mua cả một phần đất đai ở Venezuela. Và sau đó cả một khoảnh ở Alaska. Chỉ riêng mình ông biết rõ hết giá trị kho báu lớn nằm dưới các lớp băng.
trong quan hệ giao dịch buôn bán, ông tháo vát và nhanh nhẹn như một diễn viên vũ ba lê. Ông ta có một bộ máy thu htập tin tức tinh vi giúp ông ta đánh giá trữ lượng dầu mỏ của Liên Xô còn chính xác hơn cả CIA. Do phải trả một khoản tiền kếch xù mới moi được thông tin này nên ông đã coi nó là của riêng mình, không chia sẻ với chính phủ Hoa Kỳ.
Như nhiều người Hoa Kỳ khác, ông thực sự tin – và ông coi đó là điều chủ yếu của một xã hội dân chủ – rằng một công dân tự do trong một đất nước tự do có quyền được đặt quyền lợi của riêng bản thân mình cao hơn những mục đích của cá vị quan chức trong chính phủ được bầu trúng cử.
Dazzy đề nghị Kennedy gặp Audick, Tổng thống chấp thuận việc tiến cử này.
Với công chúng, Audick chỉ là motọ hình ảnh lu mờ được các báo và tờ tạp chí Fortune giới thiệu như một ông vua rởm về dầu mỏ. Còn với các vị đã trúng cử vào Quốc hội và Nhà Trắng, ông có ảnh hưởng rất lớn. Ông cũng có nhiều bè bạn và những người cộng tác, con số lên tới vài ngàn người, đang kiểm soát những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Hoa Kỳ và là hội viên của Câu lạc bộ Socrates. Hội viên Câu lạc bộ này điều hành các thông tin đại chúng trong lĩnh vực in ấn xuất bản và vô tuyến truyền hình, điều hành các công ty kiểm soát việc mua bán và vận chuyển ngũ cốc; họ là những người khổng lồ ở Wall Street, trong ngành điện tử và ô tô, những người điều hànhc ác nàh băng. Và điều quan trọng nhất, Audick là bạn thân thiết của Quốc vương ở Sherhaben. Bert Audick được dẫn vào Cabinet Room, nơi Francis Kennedy cùng bộ tham mưu và các thành viên trong nội các của ông đang ngồi đợi để đón Audick. Mọi người đều biết rõ rằng Audick tới không chỉ có ý định hỗ trợ Tổng thống mà còn muốn cảnh cáo Tổng thống.
Công ty dầu mỏ của Audick đã đầu tư năm chục tỷ đô la vào các khu vực khai thác dầu ở Sherhaben và trung tâm chủ yếu ở Dak. Audick có giọng nói kỳ diệu, thân ái, đầy sức thuyết phục và đầy tự tin về những điều mình nói, gây cảm giác như sau mỗi lời ông nói ra đều có điểm một hồi chuông nhà thờ. Nếu muốn, Audick sẽ là một chính trị gia tuyệt vời không chỉ vì suốt đời ông, ông không thể nói dối nhân dân nước mình mà ông hoàn toàn tin chắc rằng đại bộ phậnc ử tri ở các quận theo phái bảo thủ sẽ bỏ phiếu cho ông.
Trước hết Bert Audick bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc nhất của mình với Kennedy, giọng ông chân thành tới mức không ai dám nghĩ khác rằng lý do duy nhất ông tới đây là được mong muốn góp phần của mình vào việc giải thoát Theresa Kennedy.
– Thưa Tổng thống, Audick nói, tôi đã liên lạc được với tất cả những người tôi quen biết ở các nước Ả rập. Họ từ chối không tham gia vào vụ ghê tởm này và hết lòng giúp chúng ta. Tôi là bạn của đích thân Quốc vương Sherhaben và sẽ dùng mọi ảnh hưởng của mình để thuyết phục ông ta. Tôi đã được thông báo rằng có một số chứng cớ cho thấy Quốc vương tham gia vào âm mưu bắt cóc máy bay và ám sát Giáo hoàng. Tôi xin đảm bảo với Tổng thống rằng những chứng cớ đó không có cơ sở vững chắc, Quốc vương ngả về phía chúng ta.
Francis Kennedy giật mình như cảnh giác trước lời Audick vừa nói. Sao Audick lại biết rõ những chứng cớ chống lại Quốc vương? Chỉ những thành viên trong Nội các và chính bộ tham mưu của ông mới biết rõ thông tin này, nó được xếp vào loại thông tin tối mật. Rất có thể Quốc vương đã cử Audick tới để xin được miễn xá sau khi đã giải quyết xong vụ này? Nếu vậy đây sẽ là một màn dàn dựng nhằm đưa Quốc vương và Audick sắm vai các vị cứu tinh của con gái ông?
Sau đó, Audick nói tiếp:
– Thưa Tổng thống, tôi được cho biết rằng ông đã nhận được những yêu cầu của bọn cướp máy bay. Thật ra, đây là một cú đòn đánh thẳng vào uy tín, quyền thế của Hoa Kỳ. Nhưng sau này chúng ta có thể lấy lại được. Mong ông cho phép tôi được nói đôi lời đến vấn đề, theo như chỗ tôi biết, hết sức thân thiết với con tim ông. Con gái ông sẽ không gặp chuyện gì đáng tiếc, – tiếng chuông nhà thờ vang trong họng Audick, vẻ cương quyết.
Cái giọng đầy vẻ tin chắc qua những lời vừa rồi làm Kennedy cảm thấy nghi ngờ Audick. Kinh nghiệm của chính bản thân trong cuộc vận lộn trên trường chính trị đã dạy Kennedy rằng sự hoàn toàn quả quyết là đặc tính đáng ngờ nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.
– Theo ông, ta sẽ trao cho họ kẻ đã giết hại Giáo hoàng? – Kennedy hỏi.
Audick hiểu không đúng câu hỏi.
– Thưa Tổng thống, tôi biết ông theo đạo Cơ đốc. Song mong ông nên hiểu rằng đấy là một đất nước theo đạo Tin lành đủ loại màu sắc khác nhau. Điều thật đơn giản trong đường lối đối ngoại là chúng ta cần phải tỏ rõ quan niệm của chúng ta không hề coi trọng xoáy vào cái tên đã giết hại Giáo hoàng đạo Cơ đốc. Đó là điều cần thiết cho tương lai đất nước chúng ta nhằm duy trì đường huyết mạch của chúng ta về dầu mỏ. Chúng ta cần Sherhaben. Chúng ta nên hành động thận trọng, sáng suốt chớ không nên nổi giận. Tôi xin nhắc lại lời bảo đảm của tôi. Con gái ông đang được an toàn, Audick noi, giọng thành thực chân thành.
Kennedy cảm ơn Audick và tiễn ông ta ra tận cửa. Khi Audick đã rời khỏi phòng, Kennedy quay sang bảo Dazzy.
– Chẳng hiểu ông ta nói cái quái gì?
– Ông ta chỉ muốn ông lưu ý tới một số vấn đề, Dazzy bảo. Và có thể ông ta không muốn ông nảy ra ý định sử dụng khoản năm chục tỷ đô la tiền dầu mỏ ở khu vực khai thác Dak ấy làm tiền thương lượng, Dazzy ngưng lời một chút rồi nói tiếp: – theo tôi, ông ta có khả năng giúp chúng ta.
Christian ghé sát vào tai Kennedy và nói:
– Anh Francis, tôi muốn gặp riêng một mình anh.
Kennedy xin lỗi mọi người ngồi trong phòng và tiếp Christian tại Oval Office. Do Kennedy không ưa sử dụng căn phòng nhỏ, các phòng khác trong Nhà Trắng chặt cứng những cố vấn và ban vạch kế hoạch đang đợi các chỉ thị cuối cùng.
Christian thích Oval Office. Ánh sáng bên ngoài lọt vào phòng qua cửa sổ cao có lắp hệ thống đạn bắn không thủng, hai lá cờ: lá quốc kỳ màu đỏ tươi, màu trắng và xanh cắm bên phải chiếc bàn làm việc nhỏ, còn bên trái là lá cờ Tổng thống sẫm màu và xanh sẫm hơn.
Kennedy giơ tay mời Christian ngồi. Christian ngạc nhiên nhận thấy Kennedy rất bình tĩnh. Tuy hay người đã từng là chỗ bè bạn thân thiết suốt bao năm ròng, song ông không hề thấy Kennedy để lộ một vẻ xúc động nào.
– Chúng ta lại gặp thêm một chuyện rắc rối nữa. Christian báo cáo. Ngay tại đất nước này. Tôi chúa ghét gây chuyện buồn phiền cho anh, nhưng đành phải nói để anh biết rõ.
Christian vắn tắt thuật lại nội dung bức thư về quả bom nguyên tử.
– Đây chắc là một chuyện dớ dẩn, Christian nói. Có một phần triệu khả năng có thể có một trái bom như vậy. Nhưng nếu có, nó có thể phá hủy mười khối nhà cao ốc và giết hại hàng ngàn dân thường. Thêm vào đấy, phóng xạ do bom gây ra sẽ làm cho khu vực bị đánh bom bị bỏ không vườn trống có trời biết trong bao lâu. Do đó chúng ta phải thận trọng con số một phần triệu này.
Francis Kennedy liền hỏi độp luôn:
– Hy vọng rằng anh không báo với tôi rằng vụ này liên quan đến vụ bắt cóc máy bay chứ?
– Rất có thể, Christian đáp.
– Nếu vậy phải tìm cách chặn lại, loại trừ việc gây náo loạn ầm ĩ, – Kennedy bảo. Tung hệ thống phân loại bí mật về nguyên tử vào vụ này, dặn xong, Kennedy bật máy bộ đàm nói chuyện với văn phòng Eugenne Dazzy. Eugenne và Kennedy nói vào máy. – Gửi cho tôi cá bảng sao phân loại những luận án bí mật về nguyên tử. Đồng thời gửi cho tôi toàn bộ những hồ sơ y tế nghiên cứu về máy tính điện tử. Anh tổ chức một cuộc gặp mặt với Bác sĩ Annaccone.
Kennedy tắt máy. Ông đứng dậy và đưa mắt nhìn qua các cửa sổ phòng Oval Office. Ông lơ đãng giơ tay vuốt lớp vải bọc ngoài lá cờ Hoa Kỳ cắm bên cạnh bàn làm việc của ông. Ông đứng lặng người suy ngẫm một lúc lâu.
Christian kinh ngạc trước khả năng của con người có thể tách riêng việc này với mọi chuyện khác đang diễn ra. Ông bèn nói:
– Tôi cho rằng đây là một vấn đề nội bộ, đại loại có kẻ nào đó đã nghiên cứu một bể chứa gây phóng xạ trong nhiều năm, do đó bị ám ảnh nên muốn báo trước để phòng ngừa tai họa xấu có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ cho theo dõi sát một số kẻ khả nghi.
Kennedy vẫn đứng bên cửa sổ, vẻ mặt lại trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó, ông nhẹ nhàng bảo:
– Chris này, giữ kín chuyện này không để lộ cho ai biết nhé. Chỉ riêng anh và tôi được biết thôi. Thậm chí cả Dazzy và các thành viên khác trong bộ tham mưu của tôi cũng khôgn cho biết. Chẳng nên thêm dầu vào lửa.
Dòng người làm công tác thông tin đại chúng trên tòan thế giới cùng trang thiết bị của họ đổ về thành phố Washington. Không khí náo nhiệt như một sân vận động chật nick người, còn ngoài đường phố, người chen chúc tụ tập từng đám đông ngay trước Nhà Trắng tựa như họ muốn chia sẻ nỗi đau của Tổng thống. Những chuyến máy bay ra nước ngoài nối đuôi nhau bay trên bầu trời, các cố vấn của chính phủ cùng những người tháp tùng bay đi nhiều nước trên thế giới để bàn bạc tháo gỡ nạn khủng hoảng. Các phái viên đặc biệt bay vào Hoa Kỳ. Một sư đoàn lính được điều động bổ sung đến để tuần tra thành phố và bảo vệ các khu vực phụ cận Nhà Trắng. Nhiều đám đông lớn chuẩn bị sẵn sàng thức suốt đêm tựa như muốn để Tổng thống vững tâm thấy mình không cô đơn trong cơn hoạn nạn của bản thân.