Đời Sinh Viên Khổ Nạn

Chương 14: Chuẩn bị tiết mục


Đọc truyện Đời Sinh Viên Khổ Nạn – Chương 14: Chuẩn bị tiết mục

Sáng chủ nhật, tôi bất đắc dĩ đi đến văn phòng khoa tìm Vũ Đạo chịu hình. Hết cách rồi, cuộc sống giống như miếng sandwich, một miếng rau một miếng thịt một miếng phô mai, chứ không thể hoàn toàn là thịt được.

Mười giờ năm phút tôi mới đến cửa phòng khoa, từ xa xa đã nhìn thấy Vũ Đạo đang đợi, tôi miễn cưỡng lết tới đó. Vũ Đạo kéo cái đứa không tình nguyện tôi đây vào văn phòng khoa, vừa đi vừa nói: “Em đã mưu sát tôi năm phút, tôi nhớ rồi đấy, sau này trả lại cho tôi.”

Bước vào giảng đường, Vũ Đạo tìm một vị trí thoải mái ngồi xuống, sau đó nói: “Bắt đầu báo cáo diễn xuất thôi!”

“Vậy em báo cáo tiết mục đơn nhé!”

Xời, chẳng qua chỉ biết nhiều hơn tôi mấy bài tập thôi mà, nếu như đổi lại là tôi ra đề thì tôi cũng biết đáp án, anh kéo cái gì chứ, hừm…. Trong lòng mặc dù nói vậy nhưng ngoài miệng vẫn thành thật báo cáo: “Tiết mục thứ nhất, bài trống thất truyền của Thiên Tân.”

Tôi uống một ngụm nước cho nhuận họng, lấy ra một cây gậy nhỏ chuẩn bị từ sau thắt lưng, tôi phân tích nguyên nhân thất bại của lần trước chủ yếu là do gậy gỗ không tốt. Tôi chuẩn bị tốt tư thế, tằng hắng một tiếng. Vũ Đạo thấy tôi mở màn như vậy thì gật gật đầu, hình như rất hài lòng. Sau đó, tôi bắt đầu phát huy vô cùng nhuẫn nhuyễn tế bào nghệ thuật được thừa hưởng từ mẹ, có điều kì lạ là, mặt mày Vũ Đạo lại dần dần từ thư thái tự nhiên, biến thành nhăn nhúm một đống. Chưa hát được mấy câu thì Vũ Đạo đã hơi cúi đầu xuống, yếu ớt vẫy tay nói, “Này, chúng ta đổi sang chỗ khác đi, em hát tan nát cõi lòng như vậy, không biết người ta có cho rằng tôi đang làm điều xằng bậy với em không nữa!”

Tôi nhìn nhìn cây gậy gỗ trong tay, chẳng lẽ vấn đề không phải tại cây gậy sao? Xem ra phải mang theo trống rồi. Vũ Đạo và tôi đi ra khỏi toàn nhà khoa, hướng về phía hồ. Vũ Đạo vừa đi vừa hỏi tôi: “Sự can đảm thường ngày của em có phải đều nhờ hát cái bài trống mạnh mẽ này mà có không?”

Tôi thật sự muốn đập cái gậy này vào đầu anh ta. Một lúc sau, Vũ Đạo chọn một nơi ít người qua lại rồi ngồi xuống, nói: “Tiếp tục tiết mục đơn đi.”

“Ừm.” Tôi lại rút cây gậy gỗ từ sau thắt lưng ra, nói: “Tiết mục thứ hai, bài trống thất truyền Thiên Tân hai!”

“Dừng!” Vũ Đạo vội vàng giơ tay ngăn lại, “Bài này với bài đầu không phải giống nhau sao?”

“Không hẳn là giống, đây là bài trống hai, là một khúc khác.” Tôi vừa giải thích vừa nhét cây gậy vào sau thắt lưng. Vũ Đạo bất đắc dĩ nói: “Bỏ qua tiết mục hai, next đi!”

Vừa dứt lời, tôi lại đưa tay rút gậy ra, Vũ Đạo cướp lời giữ tôi lại: “Chẳng lẽ tiết mục thứ ba là bài trống thất truyền Thiên Tân ba?”

“Đúng vậy!”


Vũ Đạo thiếu chút nữa thì hôn mê ngã xuống hồ, anh ta nói, giọng có chút đau lòng: “May mà em còn làm một tiết mục đơn… em đừng làm hỏng nghệ thuật truyền thống nữa.”

“Em đang phát triển nghệ thuật truyền thống mà.”

“Mất đi một người như em, tất có người kế tiếp, không cần em phát triển đâu.” Vũ Đạo nói thái độ khinh khỉnh, rồi nhớ ra chuyện gì đó, anh ta tiếp tục nói: “Có phải em đang làm qua loa cho có lệ với tôi không đấy?”

“Đâu có, em vẫn coi thầy là mục tiêu để em cố gắng học hành mà, em cực kỳ tôn sùng thầy đấy. Câu hỏi ngày đầu lên lớp của thầy, câu thứ nhất với câu thứ hai ba không phải cũng giống nhau đó sao, em thế này vẫn đỡ hơn thầy mà, bài ca vẫn còn vài chỗ khác nhau!” Tôi nghiêm túc trả lời.

“Em đúng là học sinh ngoan của tôi.” Vũ Đạo tỏ vẻ hối hận như kiểu ‘gieo nhân nào gặt quả nấy’, “Tôi nói này ‘không cho thầy biết’….”

“Đừng gọi em là ‘không cho thầy biết’, em tên là Vưu Dung!”

(Chú thích người dịch: Ở‘Không cho thầy biết’ nên VĐ coi đây là tên VD luôn)

“Nhưng lần đầu tôi gặp em, lúc tôi hỏi em tên gì, rõ ràng em nói với tôi là, em tên là ‘Không cho thầy biết’ mà!”

“Không nói linh tinh với thầy nữa! Thật ra ấy, em suy nghĩ rồi, lí do tại sao bài trống này của em không được thông qua, là bởi vì em không mang theo trống, không phải thầy cũng là một tay trống sao? Sao không cho em mượn trống dùng một lúc đi.”

Cả người Vũ Đạo run bắn, sau đó nói cho có lệ: “Tiết mục này thôi bỏ qua. Em nghĩ cái khác đi.”

“Em chỉ biết một bài này thôi!” Có thích không đây, không thích thì khỏi đi!

Vũ Đạo đột nhiên đấm tay trái vào tay phải của mình, giống như chợt nghĩ ra điều gì đó, “Suýt nữa thì quên, lần này chương trình Trung thu hình như có một giải thưởng cho tiết mục đặc biệt, phần thường hình như là….”


“Là gì cơ?” Có phần thưởng là có động lực rồi…

“Hình như là máy vi tính gì gì đó thì phải.”

A… đúng là máy vi tính mà tôi đang muốn mua!! Không được, nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhất định phải mời mẹ ra tay. Tôi vội vàng nói với Vũ Đạo: “Thầy đợi chút để em đi gọi cuộc điện thoại đã, để xem nhà em còn có tiết mục gia truyền nào không!” Lúc đưa tay lấy di động ra, nhìn thấy nụ cười thản nhiên của Vũ Đạo, đột nhiên tôi có dự cảm không được tốt, hình như mình trúng bẫy thì phải.

“Mẹ à, hôm nay con muốn về nhà.”

“Lại làm sao vậy? Không phải mẹ đã phái bao nhiêu người đến an ủi con rồi sao.”

“Không phải, con muốn thừa hưởng chút tuyệt học của gia đình ta từ mẹ.”

“Con không có cái thiên phú ấy đâu.”

“Nhưng mà thầy giáo không cho con ra khỏi chương trình.”

“Gọi thầy giáo của con ra đây, tân sinh viên cũng có đến mấy nghìn đứa, dựa vào cái gì mà không cho con ta ra khỏi chương trình, để mẹ nói chuyện với thầy con một chút.” (Khẩu khí cực kỳ ngang tàng.)

“Được… của thầy này.” Tôi đưa di động cho Vũ Đạo, ha, cuối cùng mẹ cũng bị tôi nói cho một vố rồi.

“Hửm!? Thầy giáo luyện chạy cự li dài sao, đi đến đúng là nhanh thật đấy… Vưu Dung nhà tôi chắc chắn đã làm phiền thầy rất nhiều rồi” (Giọng nói khách sáo thân thiết)

Trời ơi… giọng của mẹ thay đổi còn nhanh hơn cả quạt điện.


“Cháu chào bác!”

“Gọi mẹ là được rồi!”

Vũ Đạo sững người, liền sau đó lập tức cười nói, “Vâng ạ!”

“Đúng rồi, phiền thầy cho tôi hỏi thăm chuyện này, cuối cùng là đứa nào đầu têu gọi Vưu Dung nhà tôi là ‘ngực to’ vậy? Tôi xem xem nó có xứng với con gái tôi không.” Không đợi Vũ Đạo trả lời, tôi xông lên hét vào điện thoại: “Mẹ hỏi ngay việc chính cho con!!”

“À, thế chương trình kia là thế nào? Dựa vào cái gì mà bắt bọn tôi phải lên diễn?” (Đột nhiên giọng điệu lại trở nên vô cùng ngang tàng.)

“Chương trình đêm hội trung thu của trường, tiết mục được giải sẽ có quà.” Vũ Đạo nhã nhặn đáp.

“Vậy cơ à, chúng tôi nhất định tích cực hưởng ứng hoạt động của nhà trường. (Đột nhiên cực kỳ niềm nở) Thầy à, có cơ hội thì đến nhà tôi ăn cơm nhé.”

“Vâng, nhất định là thế.”

“Kêu Vưu Dung nghe điện đi.”

Vũ Đạo đưa điện thoại lại cho tôi, tôi liền nghe thấy mẹ nói: “Mau về đây, có phần thưởng đấy, không có thiên phú cũng phải học! Tút… tút…” Điện thoại đã bị mẹ tôi ngắt mất rồi.

“Cuối cùng mẹ chúng ta nói gì vậy?” Vũ Đạo cười tủm tỉm hỏi khiến tôi chỉ muốn đập anh ta một trận.

“Không cho phép thầy gọi mẹ tôi như vậy! Tôi đi về chuẩn bị tiết mục đây, tuần tới sẽ đến báo cáo!”

“Vậy còn chuyện mẹ chúng ta bảo tôi về ăn cơm thì sao?” Tôi không để ý đến lời lẽ của Vũ Đạo, đi trước đã.

Vội vàng chạy về nhà, gặp được bác Trương ở trước cửa, tôi chào, bác Trương vừa thấy tôi thì cười, lộ ra mấy cái răng thưa, bà ôn tồn nói: “Nhìn xem đứa nhỏ này càng ngày càng xinh đẹp này, càng lớn càng giống Triệu Bản Sơn rồi!”


Bà ơi tiêu chuẩn xinh đẹp của bà có phải có chút… sau này tốt nhất bà đừng khen cháu nữa, cháu sẽ bị kích động đấy!

Vừa bước vào nhà đã thấy mẹ đang gõ trống, nghe kĩ thì cũng không có gì khác biệt so với bài mà tôi biểu diễn. Lúc này bố tôi cũng vừa đi mua rau về, ông liếc nhìn hai mẹ con tôi một cái, rau vẫn còn chưa kịp mang vào nhà bếp thì đã bị ném xuống đất, ông căng thẳng nói: “Hình như tôi quên mua trứng rồi.” Sau đó lập tức ra khỏi cửa, tốc độ bỏ đi cứ như là muốn tránh động đất cấp năm vậy.

Mẹ bảo tôi hát bài trống một lần, bà nói tôi hát vẫn còn tạm chấp nhận được, có điều vẫn chưa học được vài phần phong thái của bà, vậy nên cảm giác thiếu mất linh hồn. Cũng phải, mẹ hát không những có thể ép bố, một người tốt bụng như thế đi theo điều ác như trôi trong dòng nước, mà còn có thể tiêu diệt chuột và côn trùng trong phạm vi lớn, trình độ của con cùng lắm cũng chỉ là hù dọa đám bạn học và bạn bè thôi. Nhớ lại năm đó khi tôi còn rất nhỏ, ngày đầu tiên dọn đến nhà mới, một màn trống của mẹ đã khiến tôi được thưởng thức cảnh gián chuột khắp nhà chuyển đi cực kỳ rầm rộ. Từ ngày đó trở đi, con thán phục mẹ vô cùng mẹ ạ! Có điều nghĩ lại thì đến sinh vật như Tiểu Cường (con gián, người dịch chú thích) còn không thể chịu đựng được sóng siêu âm của mẹ, thì tôi và bố là ‘iron man’ mạnh mẽ như thế nào chứ!

Chẳng bao lâu, bố tôi ló đầu vào nhà, ông vội vàng khuyên mẹ con tôi làm cơm trước đã, ăn cơm xong rồi tiếp tục thảo luận. Sau bữa ăn, mẹ tôi lại đề nghị để tôi hát cùng với Vũ Đạo, tôi bất mãn nói: “Ý kiến này không mới mẻ lắm! Con cam đoan là không giật được giải! Không giật được giải thì chẳng bằng không biểu diễn nữa!”

“Được, vậy con nhảy vòng lửa đi, màn này mới đấy!”

Chúng tôi đúng là mẹ con rồi! Có điều mẹ đạo hạnh cao hơn tôi, tôi cùng lắm chỉ đề nghị cho thỏ nhảy qua vòng lửa, còn mẹ thì bảo tôi nhảy! Đột nhiên liếc thấy con chó đang nhắm mắt ngủ trong góc nhà, (Bây giờ ở nhà tôi, tên của chó chỉ gọi là chó, lúc còn nhỏ thì gọi là chó con, đợi lúc nó già sẽ đổi thành chó già.) mắt tôi vừa lóe len vẻ tham lam thì con chó đột nhiên bừng tỉnh từ trong cơn mơ, dựa vào trực giác của mình, nó chạy trốn mất dạng. (Chó: Sống chung với hai mẹ con như vậy, không có chút bản năng và lực quan sát nhanh nhạy thì không sống nổi đâu!)

“Con nhìn con đi, đúng là không biết nghe lời, giống như bố con vậy! Nếu như con muốn giống mẹ, vậy thì đứng ngâm thơ đi, bốn câu sai ba câu, như vậy cũng có thể giành giải đấy!” Mẹ chì chiết nửa ngày, cuối cùng dần mất kiên nhẫn với đứa con gái không có tài nghệ này.

“Con không giống bố, chẳng lẽ giống người qua đường Giáp sao?” Tôi cũng có chút chán nản.

Bố ngồi xem báo trên sô pha thích thú mỉm cười với tôi, nói phụ họa: “Đúng, không giống tôi thì giống ai? Con gái ngoan!”

Lời nói vừa dứt, tôi cũng cười lại với bố, tiếp tục nói: “Con không giống người qua đường Giáp, mà giống người qua đường Ất!”

Tờ báo trong tay bố rơi xuống đất, ông vừa từ từ nhặt nó lên vừa nói: “Mẹ con hai người tiếp tục bàn bạc đi. Làm ơn đừng để ý đến tôi.” (Chuyện của hai mẹ con họ tôi ngàn lần không thể tham gia, không cẩn thận sẽ bị ngộ thương. Các bạn học ạ, bác không xứng đáng với lòng tin của các cháu rồi, mặc dù các cháu hiểu bác không quản nổi mẹ của Vưu Dung, nhưng thực sự là cả Vưu Dung bác cũng không quản nổi rồi!)

Bố tôi dựng tờ báo lên, dần dần, cả khuôn mặt ông bị che lại phía sau tờ báo.

Nghiên cứu cả một buổi tối, những tiết mục của đoàn xiếc gần như chúng tôi đã nghĩ đến một lượt, mẹ tôi thậm chí còn muốn tôi diễn tiểu phẩm, nhưng mới nghĩ đến bác Trương và Triệu Bản Sơn, có chết tôi cũng không chịu diễn. Ngay cả chương trình ‘May mắn 52’* mẹ tôi cũng không bỏ qua, aiz. Trước khi ngủ cuối cùng mẹ cũng hoàn thành cho tôi một tiết mục mà bà đã từng biểu diễn trước đó. Mặc dù tôi vẫn rất không hài lòng, nhưng một đứa không có năng khiếu như tôi cũng chỉ có thể như vậy thôi.

(May mắn 52: một cuộc thi giải trí trên truyền hình của người TQ)


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.