Đọc truyện Đôi Nhạn Quay Về – Chương 11: Đón giao thừa
Type: Hồng Anh
Đêm Giao thừa đúng ngày tuyết lớn. Tuyết lớn là điềm báo một năm mới được mùa, thái phu nhân vô cùng phấn khởi, sai người bày dạ tiệc thưởng tuyết ở Dao Quang Các.
“Hôm nay là gia yến, không cần giữ quy tắc nam nữ không ngồi cùng mâm nữa, nhà vốn đã neo người, lại còn chia cách thế thì càng thêm lạnh lẽo, cũng đỡ thành trò cười cho thiền hạ.” Thái phu nhân lên tiếng hỏi.
“Trò cười gì hả mẹ?” Tam phu nhân Đỗ thị nhanh miệng hỏi.
“Để Thanh Hề kể đi, cũng là chuyện của nhà nó chứ của ai.” Thái phu nhân cười nói.
Thế là Thanh Hề đành phải kể: “Tam thúc công(*) nhà em vốn là người rất giữ lễ nghĩa, năm nay mừng thọ người, em là cháu gái mà cũng không nhận ra ông.”
(*). Tức em trai thứ hai của ông nội.
Mọi người cười ổ lên, tam phu nhân cũng nở nụ cười hoa nhường nguyệt thẹn, nói: “Nào có chuyện cháu gái lại không nhận ra ông trẻ chứ, đúng là giữ lễ quá lại mâ”t tình thân.”
“Ai nói không có, nhà chúng ta không như vậy nhưng nhà họ Mộ thì quả thực có chuyện đó đấy.” Thái phu nhân cũng cười, nói.
Trò chuyện một lúc, Dao Quang Các bày tiệc xong xuôi/ nhị phu nhân liền mời thái phu nhân và mọi người đi qua hành lang uôn lượn quanh hòn giả sơn đêh Dao Quang Các. Thái phu nhân ngổi ớ vị trí chủ tọa, trên một cái giường nhỏ, trước mặt là hai chiếc bàn trà cao, một bàn bày bình lô tam sự(*), một bàn bày các đĩa hoa quả và ly rượu.
(*) Bộ ba đồ trang trí trong tiệc rượu, gồm một lư hương, một hộp hương và một chiếc bình nhỏ.
Phía dưới thái phu nhân, bên trái là vợ chổng Phong Lưu và Thanh Hề, trước mặt hai người là hai chiếc bàn cao bày đủ loại hoa quả; bên phải là vợ chồng nhi phu nhân; tiệp thẹo bên trái là tam phu nhân, còn tiếp theo bên phải tất nhiên là vợ chồng Phong Cấm.
Ngồi được một lúc, thái phu nhân lại sai người bế các cháu trai, cháu gái đến cho thêm phẩn náo nhiệt. Con gái của Phong Cẩm là Uyển Thư Nhi đến đi còn chưa vững, chập chững rúc vào lòng thái phu nhân, khiến bà phải bật cười, mắng yêu: “Con khỉ con này bám ta quá!”
“Bà nội, tuổi, tuổi…” Uyên Thư Nhi vần chưa nói sõi. Cả nhà nghe tiếng trẻ con bập bẹ mà chẳng hiểu gì, chỉ có Thương Nhược Văn mỉm cười, nói: “Con bé đòi tiền mừng tuổi đấy ạ, đều do mây đứa a hoàn dạy hư, mẹ không cần để ý đến con bé. Uyển Thư Nhi, lại đây với mẹ nào.”
“Ta không để bụng chuyện này đâu, Uyên Thu Nhi nhà chúng ta thông minh quá, biê”t đòi tiển mừng tuổi rồi cơ đây.” Nói rồi, thái phu nhân lây ra một cái phong bao, đưa đến tận tay Uyển Thư Nhi. Uyên Thu Nhi cười khanh khách, tuột khói lòng thái phu nhân, chạy nhào đến chỗ Thương Nhược Văn, đưa cái phong bao cho cô ta, gọi to: “Mẹ, mẹ…”
“Thật đúng là thần giữ của!” Thái phu nhân cảm thán. Sau đó, thái phu nhần lại lần lượt mừng tuổi cho con gái con trai của vợ chồng nhị phu nhân là Tố Hân và Tấn Ca Nhi, còn có con gái và con trai của vợ chồng tam phu nhân là Tố Mi và Hiên Ca Nhi nữa, rồi để đám trẻ con đi chúc Tết các bác và các chú(*).
“Mẹ, nhà mình không giống hẩu phủ, mẹ còn sợ các cháu trai, cháu gái không nhận ra chú bác sao?” Thanh Hề cười truê.
(*) Trong các gia đình quyển quý thời xưa ở Trung Quốc, người ta thường thêm hai chữ “Thư Nhi” (dành cho con gái) và “Ca Nhi” (dành cho con trai) vào sau tên để gọi con cháu như một cách gọi thân mật ở nhà.
Thái phu nhân nhìn vê phía Phong Lưu, hắn xưa nay luôn lạnh lùng, nghiêm nghị khiến các cháu đều sợ hãi, chỉ có Uyên Thư Nhi tuổi còn nhỏ là dám lẩm chẫm đi đến trước mặt hắn, cất giọng véo von gọi “bác ơi”.
Đêm nay là đêm Giao thừa, tâm tình thái phu nhân rất tốt, Phong Lưu tất nhiên không muốn làm bà mất hứng, cũng vì thấy Uyển Thư Nhi bụ bẫm đáng yêu, thế là hắn liền bế lên, cho tiền mừng tuổi.
Đến lúc này, thái phu nhân mới hài lòng dời mắt đi nơi khác.
Thanh Hề nhìn thấy cảnh này, trong lòng lại có chút xót xa, cứ nghĩ đến việc mình cả đời này chẳng thể sinh được đứa con gái đáng yêu như Uyên Thư Nhi, không biết đứa con sau này Phong Lưu bế trên tay sẽ là của ai đây.
Một lúc sau, thái phu nhân sợ bọn trẻ bị nhiễm lạnh, liền sai người bế chúng về phòng cho đi ngủ, đến lúc này Thanh Hề mới sực nhớ ra.
“Mẹ, mẹ thiên vị rồi, đến bọn Hán Thư Nhi cũng được tiền mừng tuổi, sao chúng con lại không được? Mẹ không được giữ tiền cho cháu trai, cháu gái thế chứ.” Thanh Hề phụng phịu nói.
“Con khỉ con này lại dám vòi vĩnh cả ta nữa cơ à! Ta mói dành dụm được ít tiền mà đã rơi vào túi con bé này hết rồi, thôi được rồi, thì ta mừng tuổi, nếu không con lại nhấp nhỏm không yên.” Thái phu nhân lại lấy ra một xấp phong bao đã chuẩn bị sẵn, mừng tuổi cho các con.
“Con cảm ơn mẹ, câu “trong nhà có người già như có được báu vật” quả không sai, mẹ phải sống lâu trăm tuổi để mỗi năm chúng con cỏ thêm ít tiền tiêu vặt mới được.” Thanh Hề nhận tiền mừng tuổi, hai mắt sáng long lanh.
“Chút vốn liếng của ta còn chẳng đủ cho con tơ tưởng, rõ là đó quỷ sứ, lớn tướng rồi mà vẫn y như trẻ con.” Thái phu nhân cười mắng.
“Lớn đầu ma lớn ạ, con cũng chỉ hơn Hân Thư Nhi có vài tuổi thôi mà” Thanh Hề nhăn mũi, nói.
“Được rồi mà nàv, nghĩ lại Hân Thư Nhi cũng không còn nhỏ nữa, con phải chú ý chuyện hôn sự của nó đi là vừa.” Thái phu nhân quay sang phía nhị phu nhân nói.
“Con cũng đang để ý mẹ ạ, chẳng hay mẹ đã có mối nào ưng ý chưa?” Nhị phu nhân thừa dịp hỏi.
Thái phu nhân ngẫm nghĩ giây lát, đáp: “Cũng có mấy mối nhưng vẫn phải nghe ngóng cẩn thận đã, có nhà trông thì hào nhoáng thật đấy nhưng giờ xem ra cũng chỉ là mẽ ngoài thôi, mà con cũng đừng quá ham vinh hoa phú quý.”
Nhị phu nhân nghe xong gật đầu.
Sau đó, thái phu nhân lại hỏi han tình hình của các cháu trai một lượt, trước tiên là việc học hành của hai ca nhi, sau là việc học nữ công gia chánh của Hân Thư Nhi và Mi Thư Nhi.
Thanh Hề thấy thế liền nói: “Mẹ, chẳng trách tóc mẹ càng ngày càng nhanh bạc, đểu tại mẹ lo nghĩ nhiều quá đây, hay là để con kể chuyện cười mua vui cho mẹ nhé.”
“Kể đi, không buồn cười thì phạt rượu.” Thái phu nhân vui vẻ nói.
Thanh Hề liền kể: “Ở phía nam kinh thành có một người làm nghề xay xát gạo tên là Thẩm Truân Tử. Một hôm, hắn đến quán trà nghe kể chuyện, nghe đến đoạn Dương Văn Quảng(*) bị vây ở Liều Thành, trong thì thiếu lương thực, ngoài thì không có viện binh tương trợ, liền sầu não than thở. Về đến nhà, hắn ngày đêm buồn khổ, còn hỏi người nhà rẳng: “Dương Văn Quảng bị vây khốn như thế có cách nào hóa giải không?”, buồn bã đền mức ăn không ngon ngủ không yên. Cuối cùng, người nhà hắn đành phải khuyên hắn ra ngoài du ngoạn để giải sầu.”
(*) Dương Văn Quảng là con thứ ba của Dương Diên Chiêu, cháu nội của Dương Nghiệp, là một trong những danh tướng của nhà họ Dương thời Bắc Tống, Trung Quốc.
“Được đấy, tay Thẩm Truân Tử này cũng thú vị đấy, nghe kể chuyện mà cũng buồn khổ đến mức ấy.” Thái phu nhân cười nói.
“Vẫn còn đoạn sau nữa cơ. Thẩm Truân Tử ra ngoài du ngoạn, nhìn thây một người gánh trúc vào thành bán, liền ảo não nói: “Số trúc này cành lá sắc nhọn, người đi đường chắc chắn đã bị chúng đâm phải.” Sau đó, vừa về đến nhà là anh ta lăn đùng ra ốm, người nhà hoảng hốt mời thầy bốc thuốc, đều chẳng có tác dụng gì, cuối cũng đành phải mời thầy pháp về cúng lễ hóa giải.”
“Người này đúng là nghĩ nhiều hại thân rồi.” Nhị phu nhân cũng cười nói.
“”Đừng vội, vẫn còn đoạn sau nữa.” Pháp sư nói:” Ta đã tra sổ sách dưới âm phủ, kiếp sau hắn sẽ tài sinh làm phận nữ nhi, gả cho một người tộc Hồi ngoại hình vô cùng xấu xí tên là Ma Cáp.” Lời pháp sư vừa dứt thì bệnh tình của Thấm Truân Tử càng thêm nguy kịch. Bạn bè họ hàng đến thăm hỏi, khuyên anh ta nên nghĩ thoáng một chút, bệnh tự nhiên khỏi. Mọi người đoán xem Thẩm Truân Tử đã nói gì, buồn cười lắm đấy ” Thanh Hề không nhịn được cười khúc khích.
“Đại tẩu mau nói đi, nhìn tẩu cười thế này mọi người càng thêm sốt ruột.” Tam phu nhân sốt sắng nói.