Đọc truyện Đô Thị Thiếu Soái – Chương 5: Nổi tiếng
Tất cả học sinh đều cảm thấy Sở Thiên bị bênh tâm thần. Một học sinh kém nhất lớp lại dám ăn nói quàng xuyên. Lãnh đạo nhà trường cảm thấy học sinh này quá khinh cuồng, lại nghe học sinh ngồi cạnh bảo đó là một học sinh yếu kém thì liền gật đầu. Hóa ra là một tên ăn no rửng mỡ tới lớp gây rối. Trong mắt lão cổ hủ càng thêm tức giận, cậu học sinh này mà cũng dám lên mặt dạy đời lão. Lão không nén được cơn giận:
– Nói mồm vô dụng mà thôi. Trước tiên tôi hỏi trò một câu đơn giản xem trò có thể trả lời nổi hay không. Trò cho tôi biết Đường Tống bát đại gia có những ai?
Đó là một câu hỏi đơn giản, hầu như ai cũng có thể trả lời được. Lão cổ hủ làm vậy là muốn làm nhục Sở Thiên. Nếu Sở Thiên đáp sai thì hắn càng bị coi thường, khinh miệt, càng chứng tỏ Sở Thiên là đồ vô năng.
Sở Thiên mỉm cười, dùng kiến thức của bản thân kết hợp với các kiến thức trong sách vừa đọc được, không để vấn đề này vào mắt. Hắn thản nhiên đáp:
– Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Vương An Thạch và Tằng Củng.
Lão cổ hủ còn chưa kịp nói thì Sở Thiên đã tiếp tục:
– Theo điều tra, danh xưng này do Chu Hữu Tướng tập hợp trong cuốn “Tiên sinh tập” nên danh tiếng mấy người này bắt đầu được xưng tụng một cách thống nhất hơn. Không lâu sau, Tôn Sùng Đường căn cứ vào quyển này tuyển chọn viết thành tập “Đường Tống đại gia sao”, danh xưng này càng được khẳng định. Đường Tống đại gia sao chủ trì trung tâm chính là Đường Gia Cổ, bọn họ từ lúc đó về sau bằng thi đàn mà tạo nên ảnh hưởng sâu rộng.
Không có tiếng vỗ tay nào vang lên, tất cả mọi người đều trợn mắt há mồm nhìn Sở Thiên. Nhớ tên thì ai cũng nhớ được, nhưng đến cả hoàn cảnh cũng nhớ rõ ràng thì không ai dám coi thường cả. Những lời Sở Thiên nói vừa rồi rất hàm súc, lại giúp mọi người hiểu bài hơn.
Sở Thiên tiếp tục:
– Bạch Vân Tuyền của Bạch Cư Dị thể hiện ý chí không màng danh lợi, thần sắc thanh thản, khát vọng thoát khỏi tục vụ, có thể quy ẩn sơn lâm. Tư tưởng này tràn ngập trong thơ Bạch Cư Dị. Ông dùng “Vân tự vô tâm thủy tự nhàn” (Mây không tư lự nước nhàn trôi) để mô tả cảnh mây trắng theo gió phiêu lãng, bồng bềnh một cách tự nhiên. Nước suối róc rách nhàn nhã xuôi dòng. Trên thực tế, đây chính là tự bạch, là nỗi lòng của Bạch Cư Dị. Hai cữ “Hà tất” cảng thể hiện tính cách này của Bạch Cư Dị. Cũng dùng mây nước tiêu diêu tự tại để biểu đạt tư tưởng không màng dang lợi sống thanh thản nhẹ nhàng, phản ánh nhân sinh quan một đời của Bạch Cư Dị.
Sau đó Sở Thiên lại nói:
– Không biết ý kiến của thầy như thế nào?
Lão cổ hủ còn chưa kịp nói gì thì một vị lãnh đạo trường hơn 50 tuổi đứng lên, vỗ tay nói:
– Trò nói hay lắm. Trò hiểu rất sâu sắc vấn đề, ngay cả những người nghiên cứu thơ cổ như chúng ta đều cảm thấy bội phục!
Tất cả mọi người quay đầu nhìn lại. Đó là người nghiên cứu thơ cổ nổi tiếng Liễu Trung Hoa, trong nước cũng có tiếng nói nhất định. Vì vậy những lời của ông rất có uy tín. Đến lúc này, tất cả học sinh vỗ tay, chỉ có điều là không được tự nhiên cho lắm. Một học sinh kém nhất như Sở Thiên sao bỗng dưng lại giỏi như vậy, có thể thông hiểu thơ cổ đây?
Lão cổ hủ vẫn không phục, nhưng Liễu Trung Hoa vừa nói vậy nên không tiện bộc lộ ra mà lại nói:
– Tốt, Sở Thiên nói rất hay. Vậy hôm nay tôi sẽ hỏi trò để lãnh đạo trường và cả lớp được mở mang kiến thức.
Sở Thiên thản nhiên nói:
– Mời thầy đọc câu hỏi.
Lão cổ hủ lật sách một chút, trong lòng nghĩ ra kế, quyết định không hỏi về Tuyển tập 50 bài thơ hay Đường Tống mà dùng một số câu hỏi ít gặp làm khó Sở Thiên:
– Sở Thiên, trò nói cho chúng ta biết “Phong” “Nhã” “Tụng” trong Kinh Thi có nghĩa là gì?
Tất cả mọi người, kể cả lãnh đọa trường đều đổ mồ hôi, cảm thấy mình cũng chưa chắc đã trả lời được. Liễu Vô Hoa cũng không khỏi lo lắng cho Sở Thiên. Câu hỏi này khá khó, không có kiến thức nhất định thì không thể trả lời được. – .
Trương Vạn Giang và Lâm Mỹ Mỹ đều hả hê nhìn Sở Thiên. Chỉ cần có thể rửa hận cho họ, có thể khiến Sở Thiên mang lại cái danh “Sở phế vật” thì bọn họ sẽ tận lực đổ thêm dầu vào lửa:
– Sở Thiên, bạn biết thì nói cho mọi người cùng nghe, nếu không thì cũng đừng quá miễn cưỡng!
Sở Thiên mỉm cười:
– “Phong” “Nhã” “Tụng” trong Kinh Thi thể hiện cho sự bất đồng ngôn ngữ.
“Phong” là “Thập ngũ quốc phong”, tức ca dao của 15 nước chư hầu hoặc khu vực, gồm Chu Nam, Thiệu Nam, Bội, Dong, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Ngụy, Đường, Tần, Trần, Cối, Tào, Mân hoặc Bân – thanhco) tổng cộng 160 bài. “Phong” là lời hát của dân chúng khi đang lao động, hái dệt trồng trọt của dân chúng (là dân ca bây giờ đấy ạ – thanhco). Các bài Quốc phong phần nhiều là “thơ ca dân gian” (“dân tục ca dao”, chữ dùng của Chu Hy), phần nhạc kèm theo có sắc thái âm nhạc dân gian địa phương, gọi là “thổ nhạc”.
Trừ “tiểu Nhã” có một chút ít trong dân gian, còn “đại Nhã” là sáng tác của tầng lớp văn nhân quý tộc. Tụng, là “khúc ca tế lễ ở tông miếu”[], phần nhiều tán tụng đề cao, ca ngợi công đức của tiên vương, là những sử thi tưởng niệm công đức và cơ nghiệp của tiên tổ, hát kèm theo múa. “Tụng” gồm Chu tụng, Lỗ tụng, và Thương tụng, tổn cộng 40 bài. Kinh Thi lưu truyền hơn hai nghìn năm, có nhiều bài rất quen thuộc với đại đa số dân chúng. Ví dụ như “Quan quan sư cưu”; “Thạc thử thạc thử”…
Dứt lời, hắn mỉm cười nói:
– Thưa thầy, tên trò là Sở Thiên, không biết trò trả lời có đúng hay không?
Cái tên Sở Thiên lần nữa lại khắc sâu vào trong lòng mỗi người.
Lão cổ hủ không nói gì. Trương Vạn Giang thấy câu hỏi không làm khó Sở Thiên, ngược lại còn tạo cơ hội cho Sở Thiên thể hiện, vì vậy cố ý nói:
– Biết những thứ này thì làm được trò trống gì. Thi đại học không hỏi những thứ này, thi trượt thì những thứ này có tác dụng gì.
Câu nói Trương Vạn Giang hủy bỏ giá trị câu hỏi lão cổ hủ khiến ông ta rất xấu hổ. Đột nhiên Sở Thiên lên tiếng:
– Khảo, tắc thiên hữu ngã bối, bất khảo, tắc đào dã tình thao.
*Tạm dịch: Đề có, tức là trời phù hộ ta. Đề không có, nghĩa là hun đúc tình cảm sâu đậm.
Lần đầu tiên Khương Tiểu Bàn thấy Sở Thiên đẹp trai như vậy. Bất luận hắn nói đúng hay sai nhưng chỉ cần như vậy đã khiến Khương Tiểu Bàn phục sát đất rồi. Không chỉ có Khương Tiểu Bàn, ngay cả lãnh đạo trường, đặc biệt là Liễu Trung Hoa, ông hận không thể lập tức thu Sở Thiên làm học trò. Lão cổ hủ tuy cảm thấy Sở Thiên mạo phạm mình nhưng cũng hiểu Sở Thiên ít nhiều cũng giúp lão nở mày nở mặt. Nên tận đáy lòng, sự khó chịu đối với thái độ kiêu ngạo của Sở Hoan cũng dần tiêu tan hết. Thậm chí còn có thêm phần hảo cảm.
Tiết dự giờ này khiến lãnh đạo vô cùng hài lòng. Bởi vì trường học của mình lại đào tạo ra một học sinh thông hiểu thơ văn. Đáng tiếc thành tích học tập của Sở Thiên không tốt, nếu không thì lãnh đạo nhà trường đã có ý định lập hắn là tấm gương cho cả trường. Lúc rời khỏi, Liễu Trung Hoa còn đưa số điện thoại của mình cho Sở Thiên, bảo hắn khi nào rảnh thì tới phòng của ông ngồi, dù sao một học sinh như vậy cũng quá hiếm. Khi ra tới cửa, Liễu Trung Hoa bắt tay lão cổ hủ, nói:
– Thầy Vương, thầy giỏi lắm, có thể dạy một học sinh giỏi thơ văn như vậy!
Lão cổ hủ mặc dù xấu hổ nhưng vẫn mỉm cười tiếp nhận mọi lời khen ngợi.
Ngườ khó chịu chỉ có Trương Vạn Giang và Lâm Mỹ Mỹ. Trương Vạn Giang cảm thấy Sở Thiên không chỉ đắc tội mà còn đoạt danh tiếng của gã. Lâm Mỹ Mỹ không thể nào chấp nhận chuyện Sở Thiên đánh bại Lí Kiếm, vào lớp lại trổ tài một phen. Đối với họ, Sở Thiên chỉ là một kẻ tùy ý để người khác bắt nạt mà thôi, Sở Thiên trở mình đối với họ có tính đả kích cao.
Bọn họ không thể nào hiểu, tại sao hôm nay Sở Thiên lại có sự thay đối lớn tới thế.