Đọc truyện Điều Tuyệt Nhất Của Chúng Ta – Chương 59: Thi đua trổ tài, dựa vào bản lĩnh
Người dịch: Gui YingBiên tập: Iris – Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com -No. 288 Tôi và Giản Đơn nói lời tạm biệt với Từ Diên Lượng. Từ Diên Lượng đi xe buýt, còn Giản Đơn và tôi cùng nhau đi đến bãi đỗ xe.
“Cậu nói xem, chúng ta thật sự có thể gặp lại nhau ở Bắc Kinh ư?” Giản Đơn hỏi.
“Có thể.” Tôi gật đầu.
Thực ra tôi cũng không biết nữa. Nhưng tôi là người như thế này, đứng trước một khả năng mang tính tàn nhẫn, tôi sẽ cố gắng nhìn về hướng tích cực hơn, sau đó cười và nói với người khác rằng, đó không phải là khả năng mà là nhất định có thể.
Vận mệnh có nhiệm vụ đả kích, còn chúng ta có nhiệm vụ khích lệ.
Giản Đơn nhìn thấy bố mẹ mình trước nên nói lời tạm biệt với tôi. Tôi tiếp tục đi về phía trước, nhìn thấy bố tôi đứng ngoài xe gọi điện thoại.
Ông vẫy tay phía tôi, nói: “Mau lên xe nào.”
Xe chạy băng băng trên đường cao tốc. Hạ kính cửa xe xuống, bên ngoài là mặt đất phủ đầy tuyết đơn điệu, đồng ruộng hoang phế, thỉnh thoảng có một vài thảm cỏ khô héo lướt qua tầm mắt, cũng coi như là hòa hợp.
Giản Đơn học ban xã hội nên hiếm khi tôi có thể gặp mặt. β thì đi rồi. Dư Hoài mỗi ngày đều lo chuẩn bị chiến đấu, chỉ một mình tôi một lần lại một lần đối mặt với sự đả kích của kì thi tháng, luyện đến mức da mặt dày nhưng lại không hề từ bỏ ý định.
Mỗi lần trôi qua vẫn rất buồn.
Mây đen liên miên không dứt là dấu hiệu của mùa đông miền bắc. Không hay rơi tuyết nhưng trời cũng không quang đãng.
Nhìn vậy khiến lòng người cũng tuyệt vọng theo.
“Bố ơi, có phải là bạn thân thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ chia xa phải không?”
Những kiểu văn nghệ dân gian thỉnh thoảng tôi cũng chỉ trò chuyện một chút với bố. Nếu là mẹ tôi bà sẽ trả lời tôi bằng cách đập vào mặt tôi một trận mắng.
“Cảnh Cảnh.” Ông cười: “Sau này lớn lên sẽ không còn lớp học cố định nữa, con cũng không có thời gian và cơ hội để dần dần hiểu một người bạn nữa. Sau khi gặp nhau, chẳng mấy chốc phải chia lìa, lâu dần rồi cũng sẽ quen thôi, người lớn đều như vậy cả.”
Bất chợt tôi nhận ra vấn đề này không phù hợp để hỏi bố tôi.
Tình yêu của ông đều là chia li, thế mà tôi lại hỏi ông về vấn đề tình bạn.
“Bố này, có phải bố và mẹ đều cảm thấy con khiến hai người cảm thấy vô cùng thất vọng không?” Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ: “Thành tích của con thế nào cũng không lên được, nếu thi đại học mà vẫn cứ đà này thì chắc sẽ không đỗ nổi một trường tốt mất.”
“Con nghe lời như vậy, sao bố mẹ có thể cảm thấy thất vọng gì chứ.” Bố tôi không giỏi nói những lời hoa mĩ nên khi ông an ủi người khác luôn rất khô khan, nhưng câu nào ra câu nấy, đều rất đáng tin.
“Nhưng con thi không tốt.” Tôi cười khổ.
Bố tôi hồi lâu không lên tiếng.
“Lúc nãy trước khi con lên xe, bố đang gọi điện thoại cho mẹ con. Bố mẹ sẽ nghĩ cách, con cứ an tâm mà học hành nhé.”
Tôi gật đầu.
Hãy để tôi hưởng thụ niềm hạnh phúc lần cuối cùng của một đứa trẻ đi. Người lớn nói cái gì, tôi chỉ cần nghe lời là được, coi như họ vẫn là hai “super hero” (siêu anh hùng) mà tôi biết khi còn nhỏ, không gì là không thể, cái gì cũng không cần nghi ngờ.
No. 289
Sắp đến kì thi Vật lý.
Buổi tối tự học trước ngày thi hôm đó, tôi lại chích một nhát “thuốc an thần” lên cánh tay trái của cậu ấy, rồi lại vẽ lên một dấu tích √ thật to.
Đây đã là dấu tích thứ ba rồi, nó đã trở thành một thông lệ giữa chúng tôi, một bí mật của sự may mắn.
“Quy tắc cũ.” Tôi cười, nói: “Tối nay đừng có tắm đấy.”
Cậu ấy ngẩng cái đầu thối lên: “Chỉ là giữ thể diện cho cậu mà thôi. Lão gia đây cần gì phải dùng đến loại mê tín phong kiến này?”
Lớp 12 khiến con người ta vừa áp lực vừa buồn phiền. Tôi vỗ tay cậu ấy và nói: “Dư Hoài, cố lên!”
Thành tích của tôi ngày càng tuột dốc, trong khi mọi người đều đang cố gắng luyện tập thì cái loại tuột dốc này lại càng rõ ràng. Những dạng lớp 10 đã từng học qua, tôi lại như người xa lạ với chúng. Tôi hệt như một người mù đứng trong đồng ruộng vặt ngô, vặt một cái rồi lại vứt đi một cái.
Gần đây, tôi mới bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ lối thoát cho mình. Tôi ngồi cạnh cậu ấy ba năm, bây giờ lại không thể làm gì, chỉ có thể trơ mắt nhìn sự li biệt đang gần ngay trước mặt.
Khi Giản Đơn và β còn ở bên, mỗi ngày trải qua vui vẻ tôi đều không nhìn lại cuộc sống của bản thân. Biển học là vô biên, bọn họ dựa vào bản lĩnh của mình mà đua nhau trổ tài, chỉ mình tôi đứng ở bên bờ, nhìn chiếc thuyền nhỏ của mỗi người càng ngày càng tiến ra xa rồi biến mất hình bóng.
Tôi và Dư Hoài mỗi người một tai nghe, yên lặng cùng nhau nghe Hãy sống một cuộc sống tuyệt vời của Beyond. Dư Hoài nhắm mắt nằm bò lên bàn, để lại cho tôi gò má của một đứa bé đang tức giận.
Dư Hoài sẽ bay đi. Từ trước đến giờ tôi không hề hoài nghi vấn đề này.
Nhưng tôi chỉ có thể đứng ở trên mặt đất mà thôi.
No. 290
Hôm Dư Hoài thi, lại là một ngày thứ bảy. Tôi như thường lệ đặt chuông báo thức, sau khi bị tiếng chuông đánh thức liền gửi tin nhắn cổ vũ cho cậu ấy.
Nhưng tôi không giống mọi khi gửi tin nhắn xong là ngủ tiếp mà bò dậy, dưới ánh nắng ban mai mặc quần áo, rửa mặt, đeo ba lô lên và đến lớp đào tạo năng khiếu nghệ thuật.
Tháng 12 đến, kỳ thi cho các học sinh nghệ thuật của các trường có tiếng sắp bắt đầu. Tôi không biết ca hát, không biết đánh đàn, cũng không biết vẽ vời, viết văn cũng không thạo, cho nên chỉ có thể cố gắng ở phương diện đạo diễn hoặc quay phim hay chụp ảnh mà thôi.
Đây là con đường mà bố mẹ tôi sắp xếp cho tôi.
Bố tôi nói, dù sao cũng là vì để được cộng thêm điểm, trước mắt cứ thi thử xem sao, sau đó sẽ xem lại thành tích thi đại học. Bố mẹ không phải muốn con nhất định phải học những cái này, nếu con không thích thì có thể không học.
Nhưng cuối cùng tôi vẫn đi đến lớp đào tạo năng khiếu nghệ thuật.
Cầm lấy đáp án các đề thi tham thảo mấy năm qua của khoa Đạo diễn, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được phát, ăn tươi nuốt sống (học vẹt), cố gắng học thuộc cho hết.
Thật ra động lực của tôi rất đơn giản.
Những trường đại học đó đa phần đều ở Bắc Kinh.
No. 291
Thứ hai Dư Hoài không đi học. Tôi gửi mấy tin nhắn cho cậu ấy, cậu ấy cũng không nhắn lại, tôi lo lắng đến mức gọi điện luôn.
Giọng cậu ấy giống như bị nghẹt mũi.
“Cậu đang ngủ à?”
“Uhm.”
“Cậu ốm sao? Sao không đi học?”
“Ốm rồi.”
Tôi trầm mặc một lúc: “Dư Hoài, có phải là xảy ra chuyện gì không?”
Dư Hoài ở đầu bên kia hồi lâu không có động tĩnh gì.
Lúc sau, tôi mới nghe thấy cậu ấy nói rất nhẹ rất nhẹ: “Cảnh Cảnh, ba năm này của tôi, coi như là uổng phí rồi.”
No. 292
Ngay cả Chu Dao cũng rất khôn ngoan khi không hỏi chuyện thi cử của Dư Hoài.
Lâm Dương đến tìm Dư Hoài mấy lần, không biết hai người ở bên ngoài đang nói chuyện gì, thường đến nửa tiết không quay lại. Kì trước, tất cả mọi người trong trường đều vì tương lai của bản thân mà nghĩ mọi biện pháp, trường dân lập chiêu sinh được cử đi tham gia các cuộc thi, thi năng khiếu, cộng điểm vì là dân tộc thiểu sổ… Trong bầu không khí rộn ràng, Trương Bình từng nói mấy lần nhưng chẳng có ai nghe thầy nói cả.
Hiển nhiên việc Dư Hoài trốn tiết trong sự nhốn nháo này không hề quan trọng chút nào.
Tôi không biết nên làm gì để an ủi cậu ấy. An ủi lúc này biến thành nhẹ nhàng đến thế, tôi không có cách nào nói ra câu “Không sao đâu.”
Tôi chỉ biết ngồi bên cạnh cậu ấy với tâm trạng buồn bã.
Tôi hoàn toàn không biết cách an ủi cậu ấy, cũng là vì cậu ấy chưa từng nhắc đến nỗi buồn của bản thân. “Không vui vẻ”, ba chữ này được cậu ấy dồn nén xuống tận đáy lòng, không hề có cơ hội nổi lên mặt nước. Cậu ấy vẫn như cũ, buổi trưa mỗi ngày chơi bóng cùng với Từ Diên Lượng, vẫn cười đùa với mọi người, chỉ là khi nói chuyện hoàn toàn không nhìn vào mắt tôi nữa, tựa như sợ bị tôi nhìn ra là cậu ấy đang không vui.
Tôi không biết cậu ấy đang ngại điều gì.
“Sợ gì chứ, trượt thì thi tiếp”, “Người mất chân ngựa mất vó”, “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”, “Được rồi, không nhắc đến chuyện không vui nữa, đi đá bóng, đi nào”,… Những lời này, khi nói với các bạn khác đều nói rất rõ ràng, song không hề để cho tôi nhìn một chút biểu cảm dư thừa nào.
(Tái ông thất mã, yên tri phi phúc: Họa phúc ở đời khó mà lường trước được)
Một Dư Hoài lạc quan biết bao.
Khi tất cả các học sinh tham gia thi đều căng thẳng đi điền hồ sơ và tư cách tham gia thi, trong loa phát thanh thường truyền đến âm thanh thông báo nộp hồ sơ của bạn nào đấy của lớp nào đó gửi cho trường nào đấy.
Mỗi lần như thế, tôi đều cảm giác được toàn thân người con trai bên cạnh tôi bỗng cứng đờ.
Nhưng trong mắt người khác, giai đoạn này cậu ấy càng trở nên lạc quan, càng sáng lạn, hệt như một người chỉ có mặt sáng mà không hề có góc khuất nào.
Mọi người đều nói, Dư Hoài đúng là lão gia, không hề bị ảnh hưởng.
Khi tan học, cậu ấy lẩm nhẩm hát và thu dọn sách vở, còn tôi lẳng lặng quan sát cậu ấy.
Dư Hoài bất chợt trầm mặt, nói: “Cảnh Cảnh, có phải cậu rất hy vọng tớ sẽ khóc như một đứa trẻ không? Có phải tớ khiến cậu thất vọng rồi không?”
Cậu ấy không để tôi có thời gian phản ứng, liền đeo cặp sách lên quay người rời đi. Hết