Đọc truyện Điều Lệnh Thứ 11 – Chương 12
Nguồn: vnthuquan
– Người Mỹ à?
– Vâng – Jackson nói và nhìn xuống xem giọng nói phát ra từ đâu.
Chú có cần gì không?
– Không – Jackson nói, mắt vẫn không rời khách sạn.
– Nhất định là chú phải cần một thứ gì đó chứ. Người Mỹ bao giờ cũng cần gì đấy.
Jackson dằn giọng:
– Tôi không cần thứ gì cả. Bây giờ thì đi đi.
– Trứng cá? Búp bê Nga- Quân phục đại tướng? Mũ lông? Đàn bà?
Lần đầu tiên Jackson nhìn xuống thằng bé. NÓ quấn kín mít người từ đầu đến chân trong một chiếc áo khoác lông cừu to gấp ba người nó. Trên đầu nó đội một chiếc mũ da thỏ rừng mà Jackson cũng cảm thấy cần phải có một cái- Thằng bé cười để lộ hai chiếc răng khuyết.
– Một ả đàn bà nhé? Vào lúc năm giờ sáng?
– Thời gian thích hợp đấy. Hay là chú thích con trai hơn?
– Cháu tính tiền dịch vụ thế nào .
– Loại dịch vụ gì? – Thằng bé hỏi, vẻ nghi ngờ.
– Làm chân chạy vặt.
– Chạy vặt?
– Vậy thì người giúp việc vậy.
– Giúp việc?
– Trợ lý ấy mà.
– à, chú định nói là đối tác, như trong các phim Mỹ.
– OK, vậy là đã thỏa thuận về mô tả công việc của cháu, cậu bé thông thái ạ. Thế cháu tính bao nhiêu?
Theo ngày? Theo tuần? Hay theo tháng?
– Theo giờ.
– Chú định trả bao nhiêu?
Chúng ta là một hãng nhỏ, đúng không nào?
Thằng bé cười rộng ngoác đến mang tai:
– Đấy là bọn cháu học của người Mỹ đấy.
Jackson nói?
– Một đô la.
Thằng bé bắt đầu cười to?
Cháu là một thằng bé thông thái, nhưng chú thì là một nhà soạn hài kịch. Mười đô la.
Như thế chẳng khác gì một sự bóc lột.
Lần đầu tiên thằng bé tỏ ra bối rối.
– Chú trả cháu hai đô la.
– Sáu.
– Bốn.
– Năm.
Jackson nói:
Đồng ý.
Thằng bé giơ một bàn tay phải lên cao, điều mà nó nhìn thấy trong các phim Mỹ. Jackson đập tay vào tay nó – Hợp đồng đã được thỏa thuận – Ngay lập tức thằng bé nhìn giờ trên chiếc đồng hồ Rolex đeo trên tay.
Jackson hỏi.
– Vậy cháu tên là gì?
Thằng bé đáp.
– Sergei. Còn chú?
– Jackson. Sergei, cháu bao nhiêu tuổi?
Thế chú muốn cháu bao nhiêu tuổi?
– Thôi, dẹp trò công kích đi và nói cho chú biết cháu bao nhiêu tuổi.
Mười bốn .
Cháu lên chín thôi, không hơn một ngày.
– Mười ba.
– Mười.
– Mười một.
Jackson nói:
– OK. Chú thỏa thuận là mười một.
Thằng bé hỏi:
Còn chú bao nhiêu tuổi?
– Năm mươi tư.
Sergei nói:
– Cháu thỏa thuận là năm mươi tư.
Lần đầu tiên sau nhiều ngày Jackson phá lên cười- Gã hỏi, mắt vẫn nhìn lên cửa khách sạn:
Làm thế nào cháu giỏi tiếng Anh như thế?
Mẹ cháu sống với một người Mỹ khá lâu. Năm ngoái ông ta trở về Mỹ nhưng không mang mẹ con cháu theo.
Lần này Jackson tin rằng nó nói thực.
Sergei hỏi:
– Vậy công việc ra sao hả đối tác?
– Chúng ta đang để mắt đến một người ở trong khách sạn kia.
– Bạn hay thù?
– Bạn.
Mafya à?
Không, ông ấy làm việc cho những người tốt.
Sergei nói, giọng hơi sắc:
– Đừng đối xử với nhau như với trẻ con. Hãy nhớ chúng ta là đối tác của nhau.
Jackson nói:
– OK, Sergei – Vừa lúc đó Connor bước ra cửa.
Jackson đặt tay lên vai thằng bé.
– Đừng động đậy.
Sergei hỏi:
– ông ấy đấy à?
– Phải, ông ấy đấy.
Mặt ông ấy có vẻ tốt bụng. CÓ lẽ cháu nên làm việc cho ông ấy thì hơn. . .
***
Ngày hôm nay đối với Victor Zerimski đã bắt đầu không mấy tốt đẹp, mà bây giờ mới chỉ hơn tám giờ một tý ông ta đang chủ trì một cuộc họp quan trọng và Dimitrov Titov – Tham mưu trưởng của ông đang báo cáo.
Tìtov đang nói:
– Một tổ chức quan sát quốc tế đã đến Moscow để quan sát tiến trình bầu cử. HỌ chờ đợi sẽ phát hiện được những dấu hiệu bỏ phiếu gian lận, nhưng Chủ tịch uỷ ban đó đã phải thừa nhận rằng họ chưa nhận thấy một điều gì bất hợp pháp.
Titov kết thúc bản báo cáo bằng việc thông báo rằng Zerimski đã lên được vị trí thứ hai trong kết quả thăm dò ý kiến và Mafya thậm chí đang rót thêm nhiều tiền nữa cho chiến dịch vận động bầu cử của Chemopov.
zerlmski đứng dậy. ông ta vuốt chùm ria mép rậm rì, lần lượt nhìn từng người ngồi quanh bàn và nói:
– Bao giờ trở thành Tổng thống tôi sẽ quẳng hết lũ chó đẻ ấy vào tù lần lượt từng thằng một. Để rồi chúng chỉ còn đá để mà ngồi đếm cho đến chết mà thôi.
Các ủy viên Trung ương đã nhiều lần nghe vị lãnh đạo của họ lên án bọn Mafya, mặc dù trước mặt công chúng ông không bao giờ nhắc đến chúng.
Người đàn ông lùn tịt, vai u thịt bắp đấm tay xuống bàn:
– Nước Nga cần phải trở lại với những giá trị cũ của ngày xưa kia đã khiến cả thế giới phải kính trọng chúng ta.
Hai mươi mốt người ngồi đối diện với ông ta gật đầu tán thành, mặc dầu trong mấy tháng qua họ đã nghe ông ta nhắc đi nhắc lại những lời ấy không biết bao nhiêu lần.
– Suốt mười năm qua chúng ta chẳng làm được điều gì ngoài việc nhập khẩu những thứ tồi tệ nhất mà bọn Mỹ đưa cho.
HỌ tiếp tục gật đầu và dán mắt vào ông ta.
Zenmski lùa tay vào mái tóc rậm, thở dài và ngồi thụp xuống ghế. ông ta nhìn sang Tham mưu trưởng – Sáng nay chương trình của tôi thế nào?
Titov nói:
– Ngài sẽ đi thăm viện bảo tàng Puskin. Mọi người sẽ chờ ngài đến vào lúc mười giờ.
Hủy đi. Hoàn toàn phí thì giờ về việc đó, trong khi chỉ còn có tám ngày nữa là đến ngày bầu cử rồi – ông ta lại đập bàn – Tôi cần phải ở trên đường phố, nơi nhân dân có thể gặp gỡ tôi.
Titov nói:
Nhưng Giám đốc Viện Bảo tàng đã xin chính phủ cam kết để có thể bảo tồn được những tác phẩm của một nghệ sĩ Nga vĩ đại.
Zerimski nói:
– Một sự lãng phí tiền của của nhân dân.
Tham mưu trưởng nói tiếp:
– Và Chemopov đang tiếp tục bị chỉ trích vì cắt giảm sự bảo trợ nghệ thuật.
– Được rồi, tôi sẽ giành cho họ mười lăm phút.
Mỗi tuần có hai mươi ngàn người Nga đến thăm Bảo tàng Puskin – Titov nói thêm, mắt liếc xuống tờ giấy đánh máy trước mặt.
– Vậy thì ba mươi phút.
– Tuần trước Chemopov bôi nhọ rằng ngài chỉ là một tên đầu trộm đuôi cướp vô học.
Zenmski rống lên.
– Còn hắn thì là cái thá gì? Lúc hắn còn là công nhân nông trường thì tôi đã là sinh viên Luật ở Đại học Tổng hợp Moscow.
Titov nói:
– Thưa Chủ tịch, đó quả là thực tế. Nhưng các cuộc điều tra quốc tế của chúng ta cho thấy quần chúng không nhận thức được điều đó mà họ chỉ nghe lời của Chemopov mà thôi.
Điều tra quốc tế. ĐÓ là thứ khiến chúng ta phải cảm ơn bọn Mỹ.
– Chính điều đó đã giữ được cho Tom Lawrence ngồi vững trong văn phòng.
Một khi tôi đã được bầu thì chẳng cần đến các cuộc điều tra mới có thể ngồi vững chỗ được.
***
Tình yêu đối với hội họa của Connor bắt đầu từ khi Maggie lôi gã đi khắp các phòng tranh, hồi họ còn là sinh viên. Thoạt tiên gã đi chỉ vì muốn được có thêm nhiều thời gian ở bên nàng, nhưng chỉ vài tuần sau gã đã thay đổi. Mỗi lần cùng nhau ra khỏi thành phố gã rất vui sướng được đi cùng đến bất cứ phòng tranh nào nàng chọn.
Trong khi Giám đốc Bảo tàng Puskin đưa Zerimski đi quanh bảo tàng thì Connor phải chú ý để không bị các tuyệt tác kỳ diệu này hút hồn mà phải tập trung quan sát vị ứng cử viên Tổng thống.
Vào những năm 1980, khi lần đầu tiên Connor được cử sang Nga thì người ta chỉ có thể nhìn thấy những chính khách cấp cao gần nhất là khi họ ngồi trên khán đài trong lễ duyệt binh ngày Quốc tế Lao động. Nhưng giờ đây khi đông đảo quần chúng có thể được phát biểu ý kiến lựa chọn trên các phiếu điều tra thì đột nhiên những ai muốn được bầu lại phải đi lại trong đám quần chúng, thậm chí phải lắng nghe các ý kiến của họ.
Bảo tàng đông chẳng kém gì sân vận động Cooke và mỗi khi Zerimski xuất hiện thì đám đông lại tách ra cứ như ông ta là thánh Moses đang đi tới Biển Đỏ. Vị ứng cử viên chậm rãi đi trong đám đông dân Moscow đang chẳng để ý gì đến các bức tranh và các bức tượng vì mải giơ tay đón chào ông ta.
Trông bên ngoài Zerimski lùn hơn trong các bức ảnh, vây quanh ông ta là một đám thân cận còn bé nhỏ hơn để có thể bớt nổi bật sự thực. Connor nhớ lại lời nhận xét của Tổng thống Truman về khổ người. CÓ lần ông đã nói với một sinh viên Missouri như sau:
– ” Cậu bé ơi, nếu như phải tính đến từng phân thì hãy xét đến cái trán. Thêm vài phân ở khoảng cách từ chân tóc đến sống mũi còn hơn là cố lấy vài phân từ mát cá đến đầu gối”.
Zerimski mặc một bộ quần áo cắt xấu tệ. Sơ mi nhàu nhĩ từ cổ áo đến măng sét. Connor tự hỏi không hiểu Giám đốc Bảo tàng Puskin có khôn ngoan không khi mặc một bộ vét may đo rõ ràng là không được may ở Moscow.
Mặc dầu Connor biết Zenmski rất sắc bén và là người có học, nhưng chẳng mấy chốc đã rõ ràng rằng trong những năm qua chẳng mấy khi ông ta đi thăm các bảo tàng nghệ thuật. Trong khi lăng xăng đi qua các đám đông thỉnh thoảng ông ta lại chỉ một ngón tay vào một bức vẽ nào đó và nói rất to với người xem tên họa sĩ. Rất nhiều lần ông ta nói sai, nhưng đám đông vẫn gật đầu tán thành. ông ta bỏ qua những tuyệt tác của Rubens mà tỏ ra quan tâm đến một bà mẹ đứng giữa một đám đông đang như lấy tay đứa con của mình hơn là những nét vẽ tài tình miêu tả một cảnh tương tự như vậy trên bức tranh sau lưng chị ta. Khi ông ta bế lấy đứa trẻ và yêu cầu chụp chung với chị ta một tấm ảnh, Titov gợi ý ông ta nên bước sang bên phải một bước. Như vậy họ có thể lấy được cả hình Đức Mẹ Đồng trinh Ma ria. Sẽ không một tờ báo nào không in tấm ảnh đó lên trang nhất.
Sau khi ông ta đi qua khoảng hơn một chục phòng tranh và tin chắc là tất cả những người đến tham quan bảo tàng Puskin hôm đó đều đã biết sự có mặt của mình, Zenrtlski bắt đầu thấy chán và quay sang với đám phóng viên đang theo sát phía sau. Lên đến tầng hai ông ta bắt đầu nhóm một cuộc họp báo tại chỗ.
ông ta nói với đám đông.
Cứ đến đây và hỏi bất cứ đề tài nào các vị thích.
Một phóng viên tờ The Times hỏi.
– Thưa ngài Zenmski, ngài có phản ứng thế nào đối với kết quả điều tra mới nhất .
– Tiến lên theo một định hướng đúng đắn.
Một phóng viên khác kêu lên:
Hiện giờ ngài đã lên tới vì trí thứ hai, và do đó là đối thủ duy nhất của ông Chernopov.
Zenmski nói.
Đến ngày bầu cử thì ông ta sẽ là đối thủ duy nhất của tôi.
Đám tùy tùng phá lên cưới rất mẫn cán.
– Ngài Zerimski, theo ngài thì nước Nga có nên trở lại là một nhà nước Cộng sản nữa hay không? – Câu hỏi không thể tránh khỏi này cuối cùng được một người nói giọng Mỹ đặt ra.
Nhà chính khách quỷ quyệt quá tỉnh táo chẳng thể nào bị mắc phải cái bẫy đó:
Nếu như ông muốn nói như thế có nghĩa là chúng ta trở lại với một xã hội có nhiều việc làm hơn, lạm phát thấp hơn và mức sống cao hơn thì câu trả lời ắt phải là có – ông ta cố nói cho khác đi so với một ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã nói trong kỳ vận động bầu cử vòng đầu.
– Nhưng đó cũng chính là những điều mà Chemopov đã tuyên bố trong chính sách hiện nay của ông ta.
Zenmski nói:
– Chính sách của chính phủ hiện nay là làm sao bảo đảm cho Thủ tướng giữ cho tài khoản của ông ta ở các ngân hàng Thụy sĩ đầy ắp đô la. Tiền đó là của nhân dân Nga, chính vì thế mà ông ta không xứng đáng là Tổng thống tiếp theo của chúng ta. Tôi được biết là sắp tới khi tạp chí Fortune xuất bản danh sách mười người giàu nhất thế giới thì Chemopov sẽ đứng ở vị trí thứ bảy. Nếu bầu Chernopov làm Tổng thống thì chỉ trong vòng năm năm ông ta sẽ hất BinGate khỏi vị trí đứng đầu – ông ta nói thêm – Không, các bạn của tôi ơi, các bạn sẽ thấy rằng nhân dân Nga sẽ bầu cử thành công cho một sự trở về của những năm tháng mà dân tộc chúng tôi là một dân tộc được kính trọng nhất trên trái đất.
Đứng ở cuối phòng, Sergei hỏi:
-Tại sao bạn chú lại quan tâm đến Victor Zerimski thế? Jackson nói:
– Cháu hỏi nhiều quá đấy.
Zerimski bắt đầu đi về phía cửa ra, viên Giám đốc Bảo tàng và đám tuỳ tùng cố đuổi kịp ông ta. Vị ứng cử viên đứng ở bậc thềm cuối cùng để cho người ta chụp ảnh, đối diện với bức tranh hoành tráng “Chris được hạ xuống khỏi giá Thập tự ” của Goya. Connor bị bức tranh làm cho xúc động đến nỗi gã gần như bị đám đông đè bẹp. Sergei thì thầm:
Chú Jackson, chú có thích Goya không?
Jackson thừa nhận.
Chú chưa được nhìn thấy tranh của ông ta nhiều lắm. Nhưng quả thực là kỳ diệu.
Sergei nói.
– Dưới tầng hầm còn nhiều lắm. Lúc nào cũng có thể thu xếp được… – nó giơ ngón tay cái ra.
Suýt nữa Jackson đã tạt tai thằng bé nếu không sợ như vậy sẽ khiến mọi người chú ý. Đột nhiên Sergei nói:
– Bạn chú lại di chuyển kìa.
Jackson nhìn lên và thấy Connor mất hút về phía cửa ra, Ashley Michell đuổi theo ở đàng sau.
***
Connor ngồi một mình trong một tiệm ăn Hy lạp nằm ở Prechinstenka và cân nhắc lại những gì gã đã nhìn thấy sáng nay. Mặc dầu quanh Zerimski luôn luôn có đám tay chân luôn nhìn chòng chọc tứ phía nhưng ông ta vẫn không được bảo vệ kỹ như hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây khác. CÓ thể nhiều người trong số những người được vũ trang đầy đủ của ông ta rất dũng cảm và cơ trí nhưng chỉ có ba người trong số đó tỏ ra có kinh nghiệm trong việc bảo vệ một lãnh tụ có tầm cỡ thế giới.
Và họ không thể luôn luôn có mặt. Gã cố gắng ngồi xem xét kỹ chương trình còn lại của Zerimski, cho đến tận ngày bầu cử. Trong tám ngày tới vị ứng cử viên sẽ có hai mươi bảy lần xuất hiện trước công chúng trong nhiều dịp khác nhau. Cho đến lúc người phục vụ đặt tách cà phê đen xuống trước mặt gã thì Connor đã chọn ra được ba vị trí có thể xét tới nếu như cần loại bỏ tên của Zerimski ra khỏi bảng bầu cử.
Gã nhìn đồng hồ. Tối nay vị ứng cử viên sẽ nói chuyện với một cuộc họp ở Moscow- Sáng hôm sau ông ta sẽ đi tàu hỏa đến Yaroslavi, ở đó ông ta sẽ khai trương một nhà máy rồi trở về thủ đô để dự một buổi biểu diễn ở Nhà hát Bolshoi Ballet. Từ nhà hát ra ông ta sẽ đáp chuyến tàu đêm đi St. Petersburg. Connor quyết định sẽ rình Zerimski ở Yaroslavi. Gã cũng đã đặt cả vé đi xem ba lê và một chỗ trên chuyến tàu đêm đi St. Petersburg.
Gã nhấm nháp tách cà phê và nghĩ đến Ashley Michell, lúc ở bảo tàng Puskin cứ mỗi lần Connor nhìn về phía hắn thì hắn lại lủi vào trốn sau chiếc cột gần nhất, gã cố để không cười phá lên. Gã đã quyết định ngày hôm nay sẽ để cho Michell lẽo đẽo đi theo – đôi lúc có thể hắn cũng có ích – nhưng khi nào tới chỗ gã định sẽ ngủ đêm thì sẽ cho hắn rớt. Gã liếc nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy Tuỳ viên Văn hóa đang ngồi trên một chiếc ghế dài và đọc tờ Pravda. Gã mỉm cười. Một kẻ chuyên nghiệp bao giờ cũng có thể quan sát được con mồi của mình mà không hề lộ diện.
***
Jackson rút một chiếc ví từ trong túi áo ngoài, lấy ra một tờ một trăm rúp và đưa cho thằng bé. Gã gật đầu về phía bên kia đường và nói:
– Kiếm cái gì để hai chúng ta ăn, nhưng đừng có tới gần cái tiệm ăn kia.
– Cháu chưa bao giờ vào một tiệm ăn nào cả. Chú muốn ăn gì?
– Giống cháu.
Chú Jackson, chú hiểu nhanh lắm – Sergei nói và biến đi.
Jackson nhìn ngược nhìn xuôi khắp phố. Người ngồi ở ghế dài đọc tờ Pravda kia không mặc áo khoác. RÕ ràng là cậu chàng tưởng rằng cuộc theo dõi sẽ diễn ra ở một chỗ ấm áp và tiện nghi. Nhưng vì hôm qua đã để lọt mất Fitzgerald nên lúc này không dám động đậy đi đâu. Hai tai cậu chàng đỏ lựng, mặt đỏ ửng vì lạnh, và chẳng có ai để mà đi mua thức ăn đem đến cho cả- Jackson ngờ rằng ngày mai sẽ không nhìn thấy cậu chàng nữa.
Mấy phút sau Sergei trở lại mang theo hai cái túi giấy.
NÓ đưa cho Jackson một túi:
– Một cái bánh khổng lồ cùng với khoai tây rán kiểu Pháp và tương cà chua đấy.
Không hiểu sao chú có cảm giác nếu Zerimski thắng cử thì ông ta sẽ đóng cửa các tiệm Mcdonald – Jackson cắn một miếng thật to bánh mì kẹp thịt và nói.
Sergei đưa cho Jackson một chiếc mũ sĩ quan làm bằng da thỏ rừng và nói.
Còn cháu thì nghĩ rằng chú cần cái này.
Jackson hỏi:
– Một trăm đô la có đủ cho tất cả những thứ này không?