Đọc truyện Điều Lệnh Thứ 11 – Chương 1
Gã vừa mở cửa thì tiếng chuông báo động vang lên.
Đó là thứ sai lầm chỉ có thể tin là của một tay không chuyên nghiệp, vì thế thật đáng ngạc nhiên bởi vì Connor Fitzgerald được các đồng nghiệp đánh giá là chuyên gia của các chuyên gia.
Fitzgerald nghĩ rằng phải mất nhiều phút sau cảnh sát địa phương mới có những phản ứng với một tay trộm đêm ở quận San Victorina.
Vẫn còn hai giờ nữa mới đến giờ bắt đầu trận đấu hàng năm với Brazil nhưng một nửa số TV ở Colombia đã được bật sẵn. Nếu như Fitzgerald đột nhập vào tiệm cầm đồ đó sau khi trận đấu bắt đầu thì có thể phải chờ đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt cảnh sát mới bắt đầu động đậy. Ai chẳng biết rằng cơ quan hình sự địa phương dán mắt vào trận đấu trong suốt chín mươi phút tuần tra. Nhưng các kế hoạch của gã cho chín mươi phút đó sẽ khiến cho cảnh sát phải truy đuổi trong nhiều ngày. Và sẽ có thể là hàng tuần, hàng tháng trước khi ai đó tìm ra được những dấu ấn đặc biệt trong cuộc đột nhập vào buổi chiều chủ nhật hôm đó.
Chuông báo động vẫn tiếp tục kêu trong khi Fitzgerald đóng của sau và đi nhanh qua căn buồng kho nhỏ để đến gian phía trước cửa hàng. Gã bỏ qua những dãy đồng hồ để trên kệ, những viên đá quý đựng trong túi giấy và những vật màu vàng đủ kích cỡ và hình dạng bày sau một cái lưới rất đẹp. Tất cả đều được dán nhãn cẩn thận, ghi rõ tên và ngày tháng để cho sáu tháng sau các chủ nhân nghèo kiết của chúng quay lại xin chuộc. Có rất ít người trở lại.
Fitzgerald gạt tấm rèm chia đôi gain phòng để ngăn cách gian kho với cửa hiệu và dừng lại trước bàn tính tiền. Mắt gã dừng lại ở một cái vali da được đặt trên bục chính giữa quầy hàng. Trên lắp va li có in mấy chữ viết tắt bằng vàng “D.V.R”. Gã vẫn đứng im phăng phắc, cho đến khi chắc chắn là không có ai nhòm vào.
Sáng hôm nay khi Fitzgerald bán tuyệt tác thủ công đó cho người chủ hiệu gã đã giải thích là gã không có ý định trở lại Bogotá, cho nên cần phải bán ngay. Fitzgerald không ngạc nhiên khi thấy cái va li đã được bày trên cửa sổ. Ở Colombia không hề có cái thứ hai như vậy.
Hắn định trèo qua cửa hàng thì có một thanh niên đi ngang qua cửa sổ. Fitzgerald cứng người nhưng tâm trí của người này hoàn toàn bị hút vào một trước radio nhỏ đang áp sát vào tai. Hắn nhìn vào Fitzgerald chẳng khác gì nhìn vào một hình mẫu trong cửa hiệu may đo. Sau khi hắn đi khuất Fitzgerald bèn trèo qua quầy và đi về phía cửa sổ. Gã nhìn ngược nhìn xuôi khắp phố để kiểm tra xem có ai đang nhìn không, nhưng chẳng có ai hết. Chỉ trong một giây gã đã lấy chiếc vali da xuống khỏi giá và bước nhanh về phía sau. Gã nhảy qua quầy và quay lại nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa để tin chắc rằng không có con mắt tò mò nào chứng kiến vụ trộm đêm.
Fitzgerald quay phắt lại, kéo tấm rèm sang bên và đi về phía cửa đóng. Gã nhìn đồng hồ. Chuông báo động đã kêu được chín mươi giây. Gã bước ra con đường nhỏ giữa hai nhà và nghe ngóng. Nếu nghe thấy tiếng còi của xe cảnh sát gã sẽ rẽ trái và biến mất vào mê cung những con phố phía sau cửa hiệu cầm đồ. Nhưng ngoài tiếng chuông báo động, tất cả vẫn im ắng. Gã rẽ sang phải và đi một cách bình thường về phía Carrere Septima. Khi Connor Fitzgerald bước lên vỉa hè gã liếc sang trái rồi sang phải, len lỏi qua dòng xe cộ rồi đột nhiên không hề nhìn lại, gã bước sang vỉa hè cuối phố bên kia. Gã mất hút vào một tiệm ăn đông đúc, nơi có một nhóm người hâm mộ cuồng nhiệt đang ngồi quanh một chiếc TV màn ảnh rộng.
Không ai nhìn về phía gã. họ đang thích thú theo dõi hình ảnh chiếu đi chiếu lại của một trong ba quả do Colombia đá vào trong năm qua. Gã ngòi xuống một cái bàn trong góc phòng. Mặc dầu không nhìn thấy màn hình TV rõ lắm nhưng từ đây gã có thể quan sát phía bên kia đường rất rõ. Bên trên cánh cửa của cửa hiệu cầm đồ, một tấm biển đèn đung đưa trong làn gió nhẹ ban chiều, trên có dòng chữ J. Escobar. Monte de Piedad. Xây dựng năm 1946.
Lâu lắm mới thấy một chiếc xe cảnh sát phóng đến và đỗ trước cửa hiệu. Vừa nhìn thấy hai bóng mặc đồng phục cảnh sát, Fitzgerald rời khỏi bàn và hờ hững đi ra cửa sau để đi ra một con phố khác cũng yên tĩnh trong buổi chiều thứ bẩy hôm ấy. Gã vẫy chiếc taxi trống đầu tiên và nói bằng giọng Nam Phi rất nặng:
El Belvedere ở Plaza de Bolívar, por favor
Người lái xe gật mạnh đầu tựa như muốn nói rõ là anh ta không hề muốn nói chuyện dài dòng làm gì. Fitzgerald vừa ngồi xuống ghế sau anh ta đã bât radio.
Fitzgerald nhìn đồng hồ lần nữa. Một giờ mười bảy phút. Gã bị chậm hơn kế hoạch hai phút. Chắc hẳn bài diễn văn đã bắt đầu, nhưng bao giờ nó cũng sẽ kéo dài bốn mươi phút cho nên gã vẫn còn nhiều thời gian hơn cần thiết để tiến hành những điều thực ra khiến gã có mặt ở Botogá này. Gã hơi ngồi nhích sang bên phải một chút để người lái xe có thể nhìn rõ mặt gã qua gương chiếu hậu.
Một khi cảnh sát bắt đầu điều tra thì Fitzgerald cần để bất cứ ai nhìn thấy gã vào ngày hôm ấy có thể mô tả giống nhau: Đàn ông, người Caucasian, khoảng năm mươi tuổi, cao hơn một mét tám, nặng khoảng tám mươi lăm cân, nói giọng nưới ngoài nhưng không phải là người Mỹ. Gã hy vọng có ít nhất một người sẽ nhận ra là gã nói giọng mũi kiểu Nam Phi. Fitzgerald bao giờ cũng bắt chước giọng rất giống. Hồi học trường trung học gã thường hay bị rầy rà vì chuyện bắt chước các thầy giáo.
Radio của taxi tiếp tục phát ra các ý kiến của hết chuyên gia này đến chuyên gia khác về khả năng kết quả trận đấu hàng năm này. Tâm trí Fitzgerald đã tự động ngắt khỏi thứ ngôn ngữ mà gã không thích lắm này, mặc dầu gã đã kịp thêm vào vốn từ vựng ít ỏi của mình mấy từ falta, fuera và gol.
Mười bảy phút sau, chiếc Fiat nhỏ đỗ lại bên ngoài El Belvedere. fit đưa cho người lái xe tờ mười ngàn peso và chui ra khỏi xe trước khi ngưòi lái xe kịp cảm ơn vì món tiền thưởng hậu hĩnh. Không phải vì các lái xe ở Botogá vốn nổi tiếng về sự lạm dụng từ muchas gracias.
Fitzgerald chạy lên bậc thềm khách sạn, đi qua những người giữ cửa mặc chế phục và cánh cửa quay. Vào đến tiền sảnh gã đi thẳng về phía dãy buồng thang máy đối diện với bàn làm thủ tục. gã chỉ phải đợi vài phút, một trong bốn chiếc thang máy đã quay xuống tầng trệt. Cửa mở ra, gã bước vào và ấn ngay nút tầng tám rồi ấn nút đóng cửa, không để ai kịp bước vào thêm. Khi cửa mở ra ở tầng tám, Fitzgerald bước đi dọc hành lang trải thảm mỏng để đi về phòng 807. Gã ấn chiếc thẻ nhựa vào khe và chờ cho đèn xanh bật lên rồi mới xoay tay nắm. Cửa vừa mở ra gã đã treo ngay tấm biển Favor de no Molestar ( Không làm phiền ) ra ngoài, đóng cửa rồi chốt lại.
Gã nhìn đồng hồ một lần nữa: hai giờ kém hai bốn phút. Lúc này hắn tính toán rằng cảnh sát đã rời khỏi cửa hiệu cầm đồ với kết luận là chuông báo động sai. Bọn họ sẽ gọi điện cho ngài Escobar ở nhà riêng ở ngoại ô để thông báo rằng mọi việc có vẻ ổn cả và đề nghị rằng nếu có bị mất vật gì sáng thứ hai ông ta sẽ đến gặp và cho họ biết. Nhưng trước đó rất lâu thì Fitzgerald đã kịp trả chiếc vali da về chỗ cũ. Sáng thứ hai Escobar sẽ chỉ báo là mất nhiều gói kim cương chưa cắt – chính cảnh sát đã lấy đi trước khi ra về. Phải bao lâu nữa người ta mới phát hiện ra một vật nữa cũng bị mất? Một ngày? Một tuần? Hay một tháng? Fitzgerald đã quyết định để lại một dấu vết đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ.
Fitzgerald cởi áo khoác treo lên lưng chiếc ghế gần nhất rồi cầm chiếc điều khiển từ xa để trên bàn đầu giường rồi gã bấm nút On và ngồi xuống chiếc ghế sofa đối diện với TV. Khuôn mặt của Ricardo Guzman choán hết màn ảnh TV.
Fitzgerald biết rằng tháng Tư tới Guzman sẽ tròn năm mươi tuổi, nhưng với chiều cao một mét tám ba, mái tóc còn đen nhánh và không hề béo phị, ông ta hoàn toàn có thể nói với đám đông ngưỡng mộ là chưa đến bốn mươi, và họ sẽ tin. Rốt cuộc, chẳng mấy người Columbia mong chờ các chính sách của họ nói thật về bất cứ điều gì, đặc biệt là về tuổi tác của họ.
Ricardo Guzman, người được ưa thích nhất trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến là chủ tịch của cartel Cali, cái công ty kiểm soát hơn tám mươi phần trăm việc buôn bán cocain ở New york và kiếm được hàng tỷ đô la mỗi năm. Thông tin này Fitzgerald không thu thập được từ bất cứ tờ báo lớn ở Columbia, bởi vì hầu hết báo chí ở trong nước đều do Guzman kiểm soát.
-Hành động đầu tiên của tôi sẽ làm sau khi trở thành tổng thống của các bạn là quốc hữu hoá mọi công ty mà Mỹ chiếm cổ phần đa số.
Đám đông vây quanh bậc thềm toà nhà Quốc hội ở Plaza de Bolívar ồ lên tán thành. Các cố vấn của Ricardo Guzman đã nói đi nói lại với ông ta là sẽ phí thời gian đi diễn thuyết trong ngày có trận đá bóng này. Nhưng ông ta bỏ qua lời khuyên đó, bởi vì ông tính rằng hàng triệu người ngồi trước màn hình TV chờ xem trận đấu sẽ mở thử các kênh để tìm kênh bóng đá và sẽ bắt gặp ông ta trên màn ảnh, dù chỉ là một giây. Cũng những người đó sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ một giờ sau ông đã bước ra sân vận động. Guzman chán ngấy bóng đá nhưng biết rõ rằng việc ông ta bước vào sân vận động ngay trước khi đội nhà đến giờ chiếm lĩnh sân bóng sẽ khiến sự chú ý của công chúng sao nhãng khỏi Antonio Herrera, viên Phó tổng thống Columbia và là đối thủ chính của ông ta trong cuộc bầu cử. Herrera sẽ ngồi ở trên hàng ghế dành cho VIP nhưng Guzman sẽ ở giữa đám đông ngồi sau khung thành. Ông ta muốn phô bày hình ảnh một con người của công chúng.
Fitzgerald ước tính bài diễn thuyết còn sáu phút nữa. Gã đã nghe Guzman nói hàng chục lần: Giữa hội trường đông đúc, trong quán rượu thưa thớt, trên góc phố, thậm chí ở một chỗ đỗ xe nơi vị ứng cử diễn thuyết với người nghe từ phía sau một chiếc xe buýt. Gã kéo chiếc vali ra khỏi giường và đặt lên bàn.
– … Antonio không phải là một ứng cử viên của đảng Tự do- Guzman rít lên- mà là ứng cử viên của Mỹ. Ông ta chỉ là một thứ bù nhìn lặp đi lặp lại từng lời do một kẻ ngồi trong phòng bầu dục mớm cho.
Đám đông lại hò reo hưởng ứng.
Còn năm phút nữa, Fitzgerald tính. Gã mở chiếc vali và nhìn khẩu Remington 700 mới chỉ rời khỏi tay gã mấy giờ trước đó.
-Làm sao bọn Mỹ dám tưởng rằng chúng ta sẽ làm bất cứ thứ gì khiến chúng cảm thấy tiện lợi? – Guzman gầm lên – Và đơn giản chỉ vì sức mạnh của đồng đô la toàn năng như chúa trời. Quẳng những đồng đô la toàn năng đó xuống địa ngục!
Đám đông reo hò to hơn khi vị ứng cử viên lấy ra một đồng đô la và xé vụn hình George Washinton thành từng mảnh nhỏ. Guzman tung những mảnh giấy màu xanh vào đám đông như rắc confetti và nói tiếp:
-Tôi có thể cam đoan với các bạn một điều…
-Chúa không phải là một người Mỹ… – Fitzgerald thì thầm.
-Chúa không phải là một người Mỹ- Guzman gào lên.
Fitzgerald nhẹ nhang lấy báng súng bằng sợi thuỷ tinh ra khỏi chiếc vali da.
-Hai tuần nữa, các công dân Columbia sẽ có cơ hội để làm cho thế giới biết được quan diểm của mình- Guzman gào lên.
Bốn phút nữa – Fitzgerald lẩm bẩm trong khi nhìn lên màn hình và bắt chước nụ cười của ứng cử viên. Gã lấy chiếc nòng Hart bằng thép không gỉ khỏi chỗ để của nó và lắp chặt vào báng súng. Vừa khít như đi găng tay vậy.
-Mỗi khi có một hội nghị thượng đỉnh nhóm họp trên thế giới, một lần nữa Colombia sẽ ngồi trên bàn hội nghị chứ không phải chỉ đến ngày hôm sau mới được đọc tin tức trên báo. Chỉ trong một năm tôi sẽ khiến cho nước Mỹ đối xử với chúng ta không phải như với một nước trong Thế giới thứ ba, mà như với một nước ngang hàng với họ.
Đám đông gào lên trong khi Fitzgerald nâng chiếc kính ngắm bắn tỉa Leupold 10 khỏi chỗ để của nó và lắp vào hai cái khe nhỏ trên nòng súng.
-Trong vòng một trăm ngày các bạn sẽ được thấy các thay đổi trên đất nước chúng ta, điều mà Herrera không dám tin sẽ nhìn thấy trong một trăm năm. Bởi vì khi tôi trở thành tổng thống của các bạn…
Fitzgerald chậm rãi dặt báng khẩu Remington lên vai. Cảm giác nó như một người bạn cũ. Nhưng bởi thế đấy: Từng bộ phận của khẩu súng đã được gia công tỉ mỉ bằng tay cho vừa với chính gã.
Gã nâng kính ngắm chĩa vào hình ảnh trên màn hình và nâng dần cho đến khi nó nhắm vào điểm ở trên trái tim vị ứng cử viên chỉ một insơ.
-… chế ngự lạm phát…
Còn ba phút nữa.
-… chế ngự nạn thất nghiệp…
Fitzgerald thở ra.
-…và do đó chế ngự đói nghèo.
Fitzgerald đếm ba… hai… một rồi nhẹ nhang kéo cò. Gã nghe thấy cả tiếng cách nổi lên trên tiếng ồn ào của đám đông.
Fitzgerald hạ cây súng xuống, đứng dậy và bỏ cái vali không xuống. Vẫn còn chín mươi giây nữa mới đến đoạn chỉ trích Tổng thống Lawrence.
Gã lấy một viên đạn từ chiếc túi da khâu dưới lắp vali ra. Gã bẻ gập báng súng và nhét viên đạn vào ổ rồi gập nòng lên bằng một động tác mạnh và dứt khoát.
-Đây sẽ là cơ hội cuối cùng để cho các công dân Columbia có thể sửa chữa những sai lầm trong quá khứ – Guzman kêu lên, giọng ông ta cao dần lên. Vì vậy chúng ta phải chắc chắn một điều là…
Một phút – Fitzgerald lẩm bẩm. Gã có thể nhắc lại từng lời của bài diễn thuyết của Guzman trong sáu mươi giây cuối cùng. Gã thôi không nhìn màn hình TV nữa mà quay đi chậm rãi bước về phía cửa sổ.
-… Rằng chúng ta sẽ không để uổng phí có hội bằng vàng này…
Fitzgerald kéo tấm rèm để ngăn cách gian phòng với thế giới bên ngoài sang bên và nhìn qua toà nhà Plaza de Bolívir sang quảng trường phía bên kia, nơi vị ứng cử viên Tổng thông đang đứng trên bậc thềm trên cùng của toà nhà Quốc hội và nhìn xuống đám đông.
Fitzgerald kiên nhẫn chờ đợi. không bao giờ được để lộ mình lâu hơn mức cần thiết.
-Viva la Columbia! – Guzman hét lên.
-Viva la Columbia! – Đám đông gào lên đáp lại một cách cuồng nhiệt, mặc dầu nhiều người trong số họ chỉ là những kẻ được trả tiền để kích động đám đông.
-Tôi yêu Columbia – vị ứng cử viên tuyên bố.
Chỉ còn ba mươi giây nữa là bài nói sẽ kết thúc. Fitzgerald gạt bức rèm chi khuôn cửa sổ kiểu Pháp sang bên và đón nhận toàn bộ âm lượng của đám đông cuồng nhiệt nhắc lại từng lời của Guzman.
Vị ứng cử viên hạ giọng như thì thầm:
-Và cho tôi nói rõ một điều: tình yêu đối với đất nước là lí do duy nhất khiến tôi muốn trở thành tổng thống của các bạn.
Một lần nữa Fitzgerald nâng báng khẩu Remington lên vai. Mọi con mắt đổ dồn vào vị ứng cử viên khi ông hùng hồn hô vang Dios guarde a la Columbia ( Chúa sẽ phù hộ cho Columbia ). Tiếng ồn trở lên đinh tai nhức óc khi ông ta đưa cả hai tay lên trời để đáp lại tiếng gào thét hưởng ứng của quần chúng Dios guarde a la Columbia. Hai bàn tay Guzman vẫn tiếp tục giơ lên trên không vẻ đầy chiến thắng thêm mấy giây nữa, hệt như mọi lần diễn thuyến khác. Và bao giờ cũng thế, ông ta đứng tuyệt đối im lặng trong vài giây.
Fitzgerald rê thước ngắm cho đến khi nó nằm chác một insow trên tim vị ứng cử viên và thở ra, bàn tay trái nắm chặt báng súng. “Ba… hai… một”, gã lẩm bẩm và kéo nhẹ cò.
Guzman vẫn còn đang mỉm cười lúc viên đạn hình thoi xé vào ngực ông ta. Một giây sau ông ta khuỵu xuống đất như một con rối bị đứt lò xo, những mảnh xương thịt và da bắn tung toé khắp bốn phía. Hình ảnh cuối cùng của vị ứng cử viên mà Fitzgerald nhìn thấy là ông ta giơ hai tay ra như ôm chặt lấy một kẻ thù vô hình.
Fitzgerald hạ súng, bẻ gập báng và nhanh chóng đóng cửa sổ. Nhiệm vụ của gã đã hoàn thành.