Đọc truyện Diên Hy Công Lược Nhĩ Tình Trùng Sinh – Chương 18: Nhổ Cỏ Tận Gốc
Tui: tối nay mưa gió ghê quá huhu, up chương mới cho quý dị đọc típ nè ???? Phần chú thích của chương này siêu dài nha mọi người, vì mình muốn mọi người hiểu thêm rõ hơn về nội dung truyện ấy, mọi người ráng đọc nha hong thì skip cũng được ????
***
Nhĩ Tình nhìn thoáng qua Viên Xuân Vọng.
Nhàn Phi tinh ý hiểu rõ, quay đầu tỏ ý sai hắn rời đi trước.
Chờ thân ảnh hắn hoàn toàn dung nhập vào bóng đêm, Nhĩ Tình mới tiến lên nhặt những mảnh vụn rơi đầy dưới đất, dùng mảnh lụa gói lại cẩn thận, sau đó giao cho Trân Nhi đang đứng một bên khóc nức nở, rồi nói, “Nô tỳ nghe nói trong nhà Nhàn Phi có chút việc gấp…” Đến đây lại ngập ngừng, muốn nói lại thôi.
Thấy Nhàn Phi gật đầu, nàng mới lại nói tiếp, “Nô tỳ cả gan suy đoán, nương nương ban đêm mạo hiểm, là muốn đưa số trang sức này ra ngoài cung, bán của cải đổi lấy hiện kim, gửi gấp về nhà.”
Nhàn Phi có chút không rõ vì sao nàng nhắc đến chuyện này, chỉ có thể đáp, “Đúng vậy.”
“Nhưng nương nương có từng nghĩ tới, ngạch nương và a mã của nương nương sốt ruột lo cho ái tử, sau khi lấy được bạc rồi, sẽ làm gì không?”
“Tất nhiên là sẽ nghĩ cách cứu viện cho bào đệ Thường Thọ của ta trong ngục.”
“Nơi bào đệ của nương nương bị giam giữ hiện giờ, không phải Tông Nhân Phủ, cũng không phải Thận Hình Ty của Nội Vụ Phủ(*).” Nhĩ Tình nhìn phía Nhàn Phi lúc này đang nghi hoặc, mím môi nói, “Lẽ ra với địa vị trong tông tộc của Thường Thọ thiếu gia, bất luận thế nào cũng nên nhận được ưu tiên.
Nhưng hiện giờ nơi giam giữ ngài ấy lại là Bắc ngục của Hình Bộ(*), chuyên xét xử trọng phạm.
Xin hỏi, đại lao Hình Bộ xưa nay đều do quân đội canh giữ nghiêm ngặt, cả nhà nương nương tốn hết công sức kiếm bạc như vậy, nhưng đã nghĩ đến nên cứu viện bằng cách nào hay chưa?”
Nhàn Phi nghe Nhĩ Tình nói xong, mi gian nhảy dựng.
Nàng vẫn ở trong cung, nghe nói trong nhà xảy ra biến cố, quá bận rộn bôn tẩu nên rốt cuộc vẫn chưa rõ bào đệ nhà mình phạm phải tội gì mà gây ra mầm họa lớn như vậy, trong lòng không khỏi thấy lo lắng.
Nhĩ Tình nói tiếp, “Dù Thường Thọ trước đó gây ra bất cứ chuyện gì, cục diện hiện giờ chỉ có thể lý giải bằng hai loại khả năng.
Một là Vạn Tuế Gia cực kỳ coi trọng việc này, tự mình mưu tính để Hình Bộ giam giữ thiếu gia.
Nhưng nương nương ở trong cung vẫn luôn thâm thụ Thánh sủng, a mã của nương nương cũng luôn cúc cung tận tụy, chưa khiến Long nhan thịnh nộ.
Hoàng Thượng tuyệt đối không thể nào tuyệt tình như thế được.
Vậy chỉ còn lại, khả năng thứ hai…”
Nhàn Phi bắt lấy tay áo Nhĩ Tình, vội hỏi, “Là gì?”
“Nương nương chân trước mới vừa rời khời Thừa Càn Cung, ngay sau đó Cao Quý Phi đã cho người tới khởi binh vấn tội.
Vừa rồi nương nương hẳn để ý tới thị vệ đầu lĩnh mà Cao Quý Phi dẫn tới, Tề Giai Khánh Tích.” Nhĩ Tình chậm rãi nói, “Người này chính là thủ hạ thân tín của Di Thân Vương.
Di Thân Vương nay lại là chủ thẩm xét xử án của đệ đệ nương nương, xưa nay đã kết giao tình cực kỳ mật thiết với phụ thân Cao Quý Phi, Cao Bân Đại Học sĩ,” tiến sát lại nửa bước, đè thấp thanh âm, “Nương nương ngài có thể tưởng tượng được rằng chuyện bốn người này triều chính cùng nội cung trong ngoài liên thủ như vậy chỉ là trùng hợp thôi sao?”
Nhàn Phi đại kinh thất sắc, bàn tay nắm lấy tay Nhĩ Tình nháy mắt lạnh toát, “Chẳng lẽ…”
“Trước đó vài ngày, đệ đệ Cao Hằng của Cao Quý Phi đột nhiên bị buộc tội.
Ngay sau đó phụ thân Cao Quý Phi liền vào cung thăm, cách thời điểm thân đệ của nương nương xảy ra chuyện chưa tới nửa tháng.
Sau đó thế nào nô tỳ không dám mạo muội phỏng đoán sâu thêm, mong rằng nương nương có thể vì thế mà cẩn thận suy xét.”
“Thì ra là vậy.
A mã và ngạch nương ta nóng lòng muốn cứu Thường Thọ, khó tránh khỏi quan tâm quá hóa loạn.
Nếu cứ khăng khăng muốn đút lót để khơi thông, vậy chẳng khác nào rơi vào cái bẫy mà đối phương đã tỉ mỉ giăng ra,” Cánh tay nặng nề rũ xuống, lại trầm ngâm, “Mục tiêu của bọn họ không phải là Thường Thọ, mà là a mã ta, là cả tộc Ô Lạp Na Lạp thị chúng ta.”
“Đúng vậy, nếu vừa rồi nương nương đồng ý yêu cầu của Quý Phi, Thường Thọ thiếu gia tự nhiên sẽ không gặp trở ngại gì nữa, nhưng sau này nương nương sẽ buộc phải cùng tiến cùng lùi với Cao Quý Phi, a mã nương nương chắc chắn cũng sẽ phải đầu nhập phe phái của Cao Đại Học sĩ.
Nhưng ban nãy nương nương đã cự tuyệt nàng, Cao Quý Phi đương trường tiêu hủy tài vật.
Không thể nghi ngờ, nàng đây là muốn bức một nhà ngài đến tuyệt lộ.
Cho dù ngài kiếm được bạc đưa vào trong ngục, thì đến lúc đó trong Hình Bộ vẫn còn một Di Thân Vương tọa trấn…”
Trên trán Nhàn Phi lúc này đã ròng ròng mồ hôi, khuôn mặt đã tái nhợt như giấy, run rẩy nói, “Bọn họ là muốn cả nhà ta cam tâm tình nguyện làm tay sai cho bọn họ, nếu không chịu, thì sẽ đuổi tận giết tuyệt.”
“Chuyện ngày hôm nay nô tỳ vẫn chưa hề bẩm báo trước với Hoàng Hậu nương nương.
Hoàng Hậu nương nương hiểu tính của ngài, vốn muốn hướng Vạn Tuế Gia thay Thường Thọ thiếu gia cầu tình, lại sợ làm vậy sẽ khiến nương nương ngài thấy áp lực, cũng càng sợ quấy rầy một mảnh thanh tĩnh nơi đáy lòng ngài.
Nô tỳ đến đây đã là ngôn tẫn ý mạt, hy vọng nương nương cân nhắc thêm, suy xét chu toàn rồi mới hành động.” Nói xong lời này, Nhĩ Tình thấp người hành lễ, yên lặng lui ra.
Nhàn Phi nhìn bóng dáng Nhĩ Tình dần dần biến mất trong màn đêm, đôi mắt đã cạn lệ âm thầm phảng phất hàn quang.
***
Nhĩ Tình trở về Trường Xuân Cung, cả đêm không ngủ được, nhìn thấy nắng sớm đã xuyên qua khe cửa, rọi xuống nền nhà, bèn dứt khoát ngồi dậy.
Hầu hạ Hoàng Hậu nương nương rửa mặt xong, ngập ngừng muốn nói rồi lại thôi, định chờ nương nương dùng xong đồ ăn sáng, mới bẩm báo lại chuyện tối hôm qua.
Bưng thau đồng ra trước cửa lấy nước, thấy nhóm tiểu cung nữ chung quanh vừa thấy nàng, ánh mắt đồng loạt trốn tránh, rồi lại lén ghé sát vào nhau khe khẽ thì thầm, Nhĩ Tình đưa mắt nhìn về phía các nàng.
Minh Ngọc lúc này từ ngoài cung tiến vào, thấy được một màn này, bèn đu lên xua tan tốp năm tốp ba cung nữ ấy đi, “Sáng sớm ngày ra, đã tụ tập lại một chỗ định làm biếng hả, ta thấy da mặt các ngươi lại ngứa rồi đó!”
Rồi tiến lại gần trước mặt Nhĩ Tình, “Tỷ tỷ, ta nghe nói…” Mới vừa mở miệng, đã không biết nên nói tiếp thế nào.
Dẫu vậy, chỉ trong chốc lát, Nhĩ Tình lúc này đã phải quỳ gối trước mặt Phú Sát Dung Âm, “Nô tỳ biết tội.”
Bên cạnh là Cao Quý Phi thập phần hiếm khi xuất hiện ở Trường Xuân Cung.
Vậy mà sáng sớm nay đã vội vàng tới đây để nhục mạ Nhĩ Tình, giọng điệu chua ngoa cất lên, “Người người đều nói Hoàng Hậu trước nay vẫn luôn nhân từ khoan dung.
Ngược lại ta thấy cứ cố giữ lấy tâm địa Bồ Tát như vậy khó mà làm nên chuyện a.
Hiện giờ mới để cho thuộc hạ làm ra gièm pha lớn đến thế này!” Cao Quý Phi ám phúng Hoàng Hậu ngay cả một nha đầu trong cung chính mình còn không quản được, thì làm gì có năng lực thống lĩnh lục cung?
Ngoài phòng vang lên hai tiếng chim hót nghẹn thanh, ồn ào thật sự.
Phú Sát Dung Âm không giận mà cười, hừ lạnh một tiếng, “Muội muội nói phải, bổn cung đứng đầu lục cung, khó tránh khỏi sẽ có chút sơ hở.
Bằng không sao lại ngồi đây chịu đựng con sơn tước già ngoài cung bay tới Trường Xuân Cung hót loạn thế này được.” Quay đầu phân phó với Minh Ngọc, “Minh Ngọc, lấy đằng trượng đuổi nó ra khỏi cung!”
Cao Quý Phi lớn tuổi hơn Phú Sát Dung Âm, lại mê xướng kịch.
Càn Long Đế đã từng tán thưởng nói nàng âm mỹ tựa chim bói cá.
Hiện giờ nàng ta bị Hoàng Hậu nương nương ám dụ về “con sơn tước già”, trong lòng Minh Ngọc không khỏi thấy thống khoái, rất muốn cười nhưng cũng đành nghẹn lại, lĩnh mệnh đáp, “Vâng.”
Cao Quý Phi vừa nghe, sắc mặt lúc xanh lúc trắng, tức đến thiếu chút nữa đứt hơi.
Giỏi lắm Phú Sát Dung Âm.
Sau đó phất tay áo đứng dậy, đặng muốn đi, “Thần thiếp cáo từ.
Về phần xử phạt ả tiện tì này, bổn cung tất nhiên sẽ rửa mắt mong chờ.” Trước khi đi còn hung hăng lườm Nhĩ Tình đang quỳ bò dưới đất một cái.
Đợi Cao Quý Phi đi khuất.
“Nhĩ Tình, ngươi nói xem đây là có chuyện gì?” Phú Sát Dung Âm ngồi tựa bên cửa sổ, trên mặt không nhìn ra biểu tình.
“Lời của Cao Quý Phi là sự thật, nô tỳ cam nguyện chịu phạt.” Nhĩ Tình tự biết sự việc đêm qua không thể kể ra toàn bộ.
Nhàn Phi nương nương trước nay vẫn luôn kiên trì giữ vững lập trường không kết bè phái, Phú Sát Hoàng Hậu sao lại không biết được.
Nương nương cả đời hiền hoà, càng không muốn bức bách bất cứ ai, không muốn tàn nhẫn tranh đấu.
Nếu để nương nương biết, hôm qua chính nàng đã đi ám trợ Nhàn Phi, lại dám cả gan dùng thể diện của Hoàng Hậu đi ban ơn lấy lòng, thì mới thật sự khiến Hoàng Hậu nương nương cảm thấy thất vọng, buồn lòng.
Vậy nên, hiện tại nàng chỉ có thể cúi đầu gánh chịu việc này.
“Ngươi thật quá hồ đồ!” Phú Sát Dung Âm thấp giọng tức giận mắng, ném nắp trà trong tay đi.
Nắp sứ rơi xuống trước đầu gối Nhĩ Tình, nát vụn thành mảnh nhỏ văng đầy đất.
Nhĩ Tình là cung nữ nàng coi trọng nhất.
Nếu để chuyện này truyền ra ngoài, nhất định sẽ ảnh hưởng không tốt tới thanh danh của Nhĩ Tình, ngày sau xuất cung sao có thể tìm được hiền tế(*)?
(*) Hiền tế: rể hiền.
“Truyền mệnh lệnh của bổn cung, hậu cung nếu còn nghe thấy có người lén lút bàn luận chuyện này, lập tức phạt trăm trượng, trục xuất khỏi cung.” Phú Sát Dung Âm một bên phân phó thuộc hạ, rồi lại quay đầu nhìn về phía Nhĩ Tình, “Còn ngươi, ngươi khiến bổn cung quá thất vọng.
Phạt ngươi tới Cán Y Cục(*) làm việc, ba ngày sau lại tới tạ tội với bổn cung!” Nàng sợ chính mình giống như Cao Quý Phi nói, quá mức mềm lòng ngược lại sẽ hại đến Nhĩ Tình.
Hiện tại chỉ có thể làm cách này, ân phạt cùng lúc dùng nhiều phương pháp.
“Nô tỳ cảm tạ ân đức của Hoàng Hậu nương nương, nhất định sẽ hảo hảo ăn năn.” Nhĩ Tình dịu ngoan hạ thấp thân mình, hành đại lễ với Phú Sát Hoàng Hậu, rồi mới lui xuống xoay người tới Cán Y Cục nhận phạt.
***
Nhĩ Tình từ ngày đầu vào cung đã đi theo bên người Hoàng Hậu, chưa từng làm qua việc gì nặng nhọc.
Hiện tại, ban ngày ở Cán Y Cục lại phải giặt sạch y phục, đương nhiên lưng đau eo mỏi, chất tẩy bám đầy kẽ móng tay, trời lạnh nước cũng buốt, mấy ngón tay cũng đều bị ngâm nước lạnh đến sưng nhức lên.
Đột nhiên trước mắt tối sầm, một đôi bàn tay to từng phía sau che kín mắt nàng.
Nhĩ Tình cả kinh, tay chân cùng lúc phản kháng, bọt nước văng tung toé.
Xoay người lại nhìn, cư nhiên là Viên Xuân Vọng.
“Sao ngươi lại làm vậy! Hù ta chết mất!” Nhĩ Tình nhấc chày gỗ bên chân lên muốn gõ hắn một trận.
Viên Xuân Vọng né trái né phải, một phen bắt lấy cổ tay nàng, “Lá gan của ngươi từ lúc nào lại nhỏ như vậy?”
Nhĩ Tình khó khăn nuốt xuống khẩu khí, ngồi xuống chiếc ghế nhỏ, hạ mắt mặc kệ hắn.
Viên Xuân Vọng cũng ngồi xếp bằng một bên, âm sắc thanh đạm, như giọt sương đọng trên ngói, “Ngươi đã cứu ta hai lần,” từ trong tay áo lấy ra một bao giấy dầu, đưa cho nàng.
Nhĩ Tình mở ra nhìn, bên trong là màn thầu vẫn còn nhàn nhạt hơi ấm, lại nghe hắn nói, “…!Ta nghe nói, hôm nay là sinh thần của ngươi,” nghiêng mắt né tránh, ngược lại giống như không biết cùng ai nói chuyện, “Đây là thứ duy nhất hiện giờ…!ta có thể cho ngươi.”
Nhĩ Tình đầu mũi chua xót, hai giọt nước mắt tích lại dần tuôn thành hai hàng lệ, rơi xuống trên vạt áo.
Nàng vội giơ tay lau đi, khe khẽ nói một câu, “Cảm tạ.”
Rồi bỗng dưng như chợt nhớ ra chuyện gì đó, bèn hỏi Viên Xuân Vọng, “Ngày hôm qua, sao ngươi phải bí quá hoá liều mà làm ra loại chuyện này? Ngươi không sợ rơi đầu hay sao?”
Viên Xuân Vọng hai vai run lên, lồng ngực truyền ra tiếng cười nặng nề, “Vì tiền.
Nhàn Phi nương nương đã nói, nếu chuyện trót lọt, sẽ để ta lấy hai phần bạc.
Vậy nên ta liền làm.” Vẻ mặt thản nhiên, như không hề để bụng tới hậu quả.
“Hồ đồ! Ngươi làm cái gì mà cần đến nhiều bạc như vậy?” Nhĩ Tình lạnh giọng quở trách.
“…” Viên Xuân Vọng không đáp, nâng mắt lên nhìn búi tóc có chút trống vắng của Nhĩ Tình.
Trầm tĩnh một lát, lại chưa nói thẳng.
Vốn dĩ, hắn rất muốn tặng cho nàng một món quà sinh thần tử tế.
Trên mặt xả ra một mạt cười nhẹ, chuyển đề tài, “Trời lạnh như vậy, ta tặng ngươi đồ ăn, tay lạnh đến cứng đờ ra rồi.
Ngươi còn không biết điều, ủ tay cho ta?” Nói xong liền làm bộ duỗi tay vào trong cổ áo Nhĩ Tình sưởi ấm.
“Tránh ra!” Nước mắt trên mặt Nhĩ Tình còn chưa lau khô, đã vươn tay chụp lấy tay hắn đập đập.
Lại bị Viên Xuân Vọng một phen giữ chặt lấy tay.
Lòng bàn tay hắn thực ấm, như bị phỏng, Nhĩ Tình ngay tức thì muốn rụt tay lại.
“Đừng động,” Viên Xuân Vọng nắm lấy tay nàng, đặt vào phía sau cổ mình, như đang nhớ tới điều gì đó, “Khi còn nhỏ, mỗi khi trời quá lạnh, ta đều đặt tay mình vào chỗ này.
Rất ấm áp, phải không?”
Nhĩ Tình bị hắn khống trụ, cũng thôi không giãy giụa nữa, “…!Vậy cha mẹ ngươi đâu?” Mới vừa nói ra miệng đã thấy hối hận.
“Không cha không mẹ, năm tuổi bị cữu cữu bán vào cung, đổi lấy hai lượng bạc.” Ánh trăng chiếu lên gương mặt tái nhợt, cổ họng hắn khấp khởi cử động, sau đó liền cười cười tự giễu.
“…” Nhĩ Tình giật giật môi, hé miệng nhưng lại chẳng biết phải nói gì.
Lặng im không lên tiếng, trong đêm đông buốt lạnh hai người cứ như vậy lẳng lặng dựa vào nhau.
***
Tác giả có lời muốn nói:
Là khen giọng đẹp như chim bói cá, chứ không phải hát hay như chim bói cá nhớ.
Nghe tui, ngàn vạn lần đừng đi nghe thử xem chim bói cá kêu như thế nào, sẽ hối hận chết đấy.
Cán Y Cục là địa phương duy nhất trong số 24 cục không nằm trong phạm vi hoàng thành, cho nên nếu viết như vậy kỳ thực sẽ rất có vấn đề, mong quý dị thứ lỗi ㅠㅠ
Xem xong cảm giác mẹ nó đây không phỉ là đường á, tự dưng đau lòng Xuân Vọng quá.
[Tại đây có đăng tải GIF hoặc video.
Hãy cập nhật ứng dụng ngay bây giờ để hiển thị.]
(Tui để ở đây cho ai muốn nghe thử nha, nghe cũng không kinh dị lắm nhưng không đủ để ví von với giọng hát hay thui.)
Tới lượt tui nói:
Nói chung là không phải Nhàn Phi không biết suy luận, không phải tầm nhìn của nàng ngắn hơn Nhĩ Tình, mà là đang lúc đệ đệ ruột rơi vào tình cảnh sống chết, thì sẽ chỉ một mực nghĩ cách cứu người ra.
Hơn nữa tâm lý của Nhàn Phi lúc này vẫn chưa hắc hoá như trong phim, vẫn đang là Nhàn Phi giữ trọn được sơ tâm, không mưu kế tính toán hại người.
Nàng cũng chưa kịp tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao tai hoạ giáng xuống nhà mình.
Nếu không phải Nhĩ Tình là đại cung nữ thân cận bên người Hoàng Hậu, sẽ chẳng ai biết được dây mơ rễ má tại làm sao a mã của Nhàn Phi đắc tội Cao Bân.
Mà có biết cũng chưa chắc đã báo lại cho nàng.
Vậy nên diễn biến tâm lý lẫn tình tiết chỗ này là hoàn toàn hợp lý á, ngay sau khi biết nguồn cơn thì Nhàn Phi cũng suy ra được mưu kế của Cao Quý Phi rồi mà.
Nữ nhân chốn thâm cung đầu còn nhiều sỏi hơn khối nam nhân ấy chứ =))))
Giờ là chú thích nè:
(*) Cán Y Cục: được lập ra bởi thái giám dưới thời nhà Minh, là cục thứ hai trong tổng số tám cục phục dịch trong cung.
Nó xếp sau Ngự Thiện Phòng, có nhiệm vụ chăm lo việc giặt giũ y phục cho Hoàng tộc và Hoàng thân quốc thích sinh sống trong cung điện.
Bởi đây là nơi chiêu mộ nhiều cung nữ nhất trong cung, từ thời nhà Thanh, nhiều học giả đã lấy nơi đây làm bối cảnh cho nhiều câu chuyện, đa phần là về mối tình giữa các Hoàng tử với cung nữ trong Cán Y Cục.
Điều này dẫn đến nhiều tài liệu sau này nhầm lẫn Cán Y Cục là nơi tẩy giặt y phục của cung nữ, thực tế không phải như vậy.
Cán Y Cục hiện tại nằm ở phía tây Đức Thắng Môn.
Đây là cục duy nhất trong số 24 nha môn không nằm trong Hoàng Thành, nơi tập trung đông đảo các ty, cục khác của Nội Vụ Phủ.
Trong cuốn “Lịch sử Minh triều: Hồ sơ chính thức 3” có viết.
“Cán Y Cục, một nhánh cơ quan cai quản bởi hoạn quan, xưa nay không cố định nhân sự hay chủ quản.
Bất cứ cung nhân nào đã quá già và bị đào thải, đều đến sống tại cục này.
Tuy nhiên, cục này không nằm trong địa phận Hoàng Thành.” (Theo Baike)
Phần này không có định nghĩa trên Google đâu á mọi người.
Chắc do cái này không phổ biến trên phim ảnh bằng Tân Giả Khố với mấy nơi khác nên không ai định nghĩa á…!Làm tui phải lọ mọ dịch từ Baike, nếu có sai sót ở đâu quý dị cứ cmt nhắc tui hen.
Mà Tân Giả Khố là nơi xử lý chất thải nha mọi người =))
(*) Tông Nhân Phủ ( 宗人府,: Zōngrén Fǔ; Tsung-jen Fu: tạm dịch là Tòa án của Hoàng tộc), còn gọi Tông Chính phủ (宗正府) hay Tôn Nhân phủ (尊人府), là cơ quan quản lý nội bộ hoàng tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến.
Nhiệm vụ chính của cơ quan này là trông nom sổ sách của hoàng tộc, soạn thảo, việc ghi chép và cùng sơ yếu lý lịch của mọi thành viên trong hoàng tộc, cộng thêm việc thờ cúng đền miếu trong hoàng tộc.
Ban đầu, Tông Nhân phủ chỉ là nơi lưu giữ ghi chép, song về sau thì cơ quan này cũng có quyền hạn giải quyết các vấn đề có liên quan đến các Thân vương, Công tử và Công tôn trong hoàng tộc.
Nói túm lại là nếu các Thân vương, Công tử và công tôn phạm lỗi gì, hầu như đều do cơ quan này phụ trách điều tra hết.
Cũng giống như trong quân đội sẽ có Tòa án binh để xét xử riêng ấy.
(*) Nội Vụ Phủ: Thành viên quản lý Nội vụ phủ đều là người Bao y, mà Bao y của Nội vụ phủ hình thành dựa trên tất cả các thành viên Bao y thuộc [Thượng Tam kỳ] gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ; trong đó có 15 Bao y Tá lĩnh, 18 Kỳ cổ Tá lĩnh, 2 Triều Tiên Tá lĩnh, 1 Hồi Tử Tá lĩnh và 30 Nội Quản lĩnh.
Đây là cơ quan quản lý mọi chuyện liên quan đến tài chính và vận hành của cung đình, do đó rất phức tạp và cũng là cơ quan được bổ nhiệm nhân sự nhiều nhất của triều Thanh.
Chức vụ Nội vụ phủ Tổng quản thuộc hàng Chính nhị phẩm, có 6 vị Tổng quản đại thần chia nhau quản lý Nội vụ phủ, hơn nữa thường xuyên có Thân vương hoặc Đại học sĩ sẽ giám nhậm Nội vụ phủ đại thần, ví dụ điển hình chính là Hòa Thân.
Nội vụ phủ chia làm Tam viện và Thất ti, trong đó có:
Tam viện (三院) gồm:
1.
Thượng Tứ viện (上驷院): chưởng quản ngựa cho Hoàng đế.
2.
Võ Bị viện (武备院): chưởng quản các món võ bị dùng trong nghi thức triều đình.
3.
Phụng Thần uyển (奉宸苑): quản lý vườn hoa của các Ly cung và Hành cung trong cả nước.
Thất ti (七司) gồm:
1.
Quảng Trữ ti (广储司): tương đương bộ Hộ.
Ti này quản chế toàn bộ tài sản hoàng thất như đồ cống nạp, đồ quý hiếm cùng thuế từ hiệu cầm đồ, điền trang hoàng gia và thuế mậu dịch.
Bên trong còn thiết đặt 6 kho lưu trữ, 7 tác chuyên chế tạo và 2 phòng.
Trong đó, Lục khố gồm: Ngân khố (银库); Bì khố (皮库); Từ khố (瓷库); Đoạn khố (缎库); Y khố (衣库); Trà khố (茶库).
Còn Thất tác gồm: Ngân tác (银作); Đồng tác (铜作); Nhiễm tác (染作); Y tác (衣作); Tú tác (绣作); Hoa tác (花作); Bì tác (皮作).
Ngoài ra, Nhị phòng gồm Mạo phòng (帽房); Châm tuyến phòng (针线房).
2.
Đô Ngu ti (都虞司): tương đương Binh bộ.
Nơi này quản lý các lính vệ, lựa chọn lính vệ cho Nội vụ phủ cùng đảm nhiệm quản lý hoạt động đánh bắt cá của triều đình.
3.
Chưởng Nghi ti (掌仪司): tương đương bộ Lễ.
Đảm nhiệm mọi việc về nghi thức trong Nội đình như hiến tế.
Kính sự phòng thuộc một bộ phận của Ti này, bên cạnh đó còn có Quả phòng (果房), Thần phòng (神房), Trung hòa nhạc xứ (中和乐处), Tăng lục ti (僧录司), Đạo lục ti (道录司).
4.
Hội Kế ti (会计司): tương đương bộ Hộ và bộ Lại.
Nơi này chưởng quản mọi việc tuyển nạp gia nô phục vụ cho Nội vụ phủ, gia nô đi làm điền trang cũng như cung ứng tiền bạc, lương bổng cho Thái giám và Cung nữ.
5.
Doanh Tạo ti (营造司): tương đương bộ Công.
Lãnh nhiệm vụ tu sửa và xây dựng trong cung đình, có các cơ quan trực thuộc gồm 7 kho và 3 tác.
Trong đó Thất khố gồm Mộc khố (木库), Thiết khố (铁库); Phòng khố (房库); Khí khố (器库); Tân khố (薪库); Thán khố (炭库); Viên Minh viên Tân thán khố (圆明园薪炭库).
Còn Tam tác gồm Thiết tác (铁作); Tất tác (漆作); Hoa pháo tác (花炮作).
6.
Thận Hình ti (慎刑司): tương đương Hình Bộ.
Chưởng quản các hình cụ, có nhiệm vụ tra xét từ phi tần đến Thái giám và Cung nữ.
7.
Khánh Phong ti (庆丰司): chưởng quản việc chăn nuôi dê, bò cho cung đình và Thượng tam kỳ.
Ngoài ra, Nội vụ phủ còn quản lý rất nhiều đặc khu, như Ung Hòa cung, Ngự trà thiện phòng, Viên Minh viên, Sướng Xuân viên, các Phường dệt (织造; Chức tạo) của Giang Ninh, Tô Châu, Hàng Châu hoặc các Doanh quản lý của Nội Tam kỳ Tham lĩnh cùng Nội Tam kỳ Bao y, được gọi là Nội Tam kỳ Tham lĩnh xứ (内三旗参领处) và Nội Tam kỳ Bao y doanh (内三旗包衣营).
Ngoài ra, còn có các cơ quan đặc biệt như cai quản nơi tiếp nhận cống phẩm như Tá sinh Ô Lạp xứ.
Tổng cộng hơn 50 cơ quan lớn nhỏ, đều phụ thuộc Nội vụ phủ.
Do đó, nhân lực của Nội vụ phủ triều Thanh, thời điểm cao nhất là hơn 3000 người, trở thành một cơ quan có nhân sự lớn nhất nhì triều Thanh.
Cơ quan này dần không chỉ tập trung quản lý sự vụ trong Tử Cấm Thành, mà cũng trở thành cơ quan đầu não cao nhất của người Thượng tam kỳ Bao y, nên cũng được gọi là [Nội vụ phủ Tam kỳ].
Tổng quản lý Nội vụ phủ là chức Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần (总管内务府大臣), hàm Chính nhị phẩm, có 6 người được bổ nhiệm từ Đại học sĩ, Thượng thư, Thị lang ngoài ra còn thường xuyên có Thân vương kiêm nhiệm.
Dưới nữa, trong mỗi cơ quan có các chức vụ điển hình, cơ bản có Lang trung làm chủ một Ti, Phó là Chủ sự và soạn thảo văn bản là Bút thiếp thức; ngoài ra thì mỗi Ti lại có một số chức khác đặc thù.
Các phim truyện về đời Thanh thường xuyên nhầm lẫn cơ quan này là của Thái giám quản lý.
Thực tế, Thái giám triều Thanh đều có thân phận rất thấp hèn, đại đa số đều không phải là người Bát Kỳ, nên không thể nào họ có thể làm được chức vụ trong các cơ quan lớn của Nội vụ phủ.
Vị trí cao nhất mà họ có thể có được là thường làm [Tổng quản Thái giám] hoặc [Thủ lĩnh Thái giám] của một cung điện hoặc lâm viên nào đó, gọi là Cung điện giám (宮殿監).
Phàm là cung cấm sự vụ, Hoàng đế cùng gia đình ăn mặc ra sao và đi lại thế nào, Nội vụ phủ đều gánh vác, do đó họ cần một nguồn thu tài chính hoàn toàn biệt lập.
Nguồn tài chính của Nội vụ phủ chủ yếu có từ điền trang hoàng gia, hiệu cầm đồ của triều đình cùng thuế mậu dịch ở các khu vực như Sùng Văn môn hoặc Kháp Khắc Đồ.
Bên cạnh đó, Nội vụ phủ cũng là nơi tích trữ toàn bộ những vật quý hiếm mà hoàng thất Ái Tân Giác La được cống nạp từ các nơi, có thể xem là tài sản riêng của hoàng tộc, tách bạch với Quốc khố chuyên dùng vào việc công.
Chính vì những lý do này, cơ quan Nội vụ phủ thâu tóm khá nhiều tiền tài hoàng gia, một trong những lý do khiến Hòa Thân giàu có vào cuối triều Càn Long.
(*) Thận Hình Ty (慎刑司)
Bình thường chúng ta thường hay nói, Thanh triều hậu cung ngăn nắp, các tiểu chủ, cung nhân mỗi ngày đều cùng nhau sinh hoạt, trong số đó cũng không ít người làm ác, mắc tội rồi bị đày vô lãnh cung các kiểu.
Mà Thanh triều cung đình còn có một nơi chuyên dụng nhiều lần “chiêu đãi” khách mới lẫn khách cũ, đó chính là Thận Hình ty.
Ở văn học điện ảnh và truyền hình, Thận Hình ty được miêu tả là có rất nhiều loại cực hình ghê gớm, được xưng có đến 72 loại khổ hình.
Tuy nhiên trong lịch sử, Thận Hình ty rốt cuộc là một nơi như thế nào?
Triều Thanh, Thận Hình ty là một nơi trực thuộc Nội vụ phủ, trong những năm Thuận Trị thì nơi này được gọi là Thượng Phượng viện (尚方院), Từ năm Khang Hi thứ mười sáu chính thức đổi tên thành Thận Hình ty (慎刑司).
Cụ thể, Thận Hình ty phụ trách án kiện và thẩm tra xử lý, sau đó đem những gì đã thẩm tra được báo cáo cho Tổng quản Nội vụ phủ, do Tổng quản Nội vụ phủ quyết định.
Đương nhiên, đối với những vụ án không thể xử lý được vì diễn biến nghiêm trọng thì phải tấu lên Hoàng đế, chờ Hoàng đế định đoạt.
Như vậy, bất kỳ vụ án nào thì Thận Hình ty cũng có thể quản sao?
Căn cứ theo nghiên cứu của các học giả đời sau, pháp luật quy chế thời Thanh có quy định chính xác rằng Thận Hình ty và Nội Vụ phủ là chủ quản thấm vấn án kiện, cơ bản là những vụ án tương đối đơn giản, phạm nhân sau khi được định tội thì thọ hình tương đối nhẹ.
Theo đó, loại thứ nhất là Nội Vụ phủ quản dưới Thượng Tam kỳ, nội bộ phát sinh án kiện ví như là ẩu đả đánh người, tranh cãi các loại, hơn nữa hình phạt phải là trượng hình dưới 100 đại bản.
Nếu là 100 đại bản trở lên, liên quan đến việc tống giam thì Thận Hình ty không có quyền thẩm vấn, phải chuyển qua cho Hình bộ điều tra.
Loại thứ hai là việc Thượng Tam kỳ và người Hán tố tụng án kiện.
Hơn nữa cũng tuần hoàn nhắc đến quy định, nếu mức án là từ ở tù trở lên thì phải chuyển qua cho Hình bộ thẩm tra, xử lý.
Loại thứ ba là Hoàng đế đặc biệt hạ chỉ phân công án kiện, thẩm tra xử lý.
Loại án kiện này, Thận Hình ty trên lý thuyết là dùng roi đánh liên tục cho đến khi khai nhận cho đến có phán quyết, nếu phạm quy cũng có thể toàn quyền mà tùy ý thẩm tra, xử lý.
Thế nhưng nếu là án tử hình, cần phải chuyển giao cho Tam pháp ty (Hình bộ, Đại Lý tự và Đô Sát viện) cùng hội thẩm, tuy nhiên vẫn cần phải có phê chuẩn của Hoàng đế mới được phép thi hành.
Loại thứ tư mới là loại có liên quan đến điện ảnh và phim truyền hình của hậu thế, Thận Hình ty chính là nơi phụ trách xử lý cung nữ, thái giám trong cung phạm tội.
Ở lĩnh vực này, Thận Hình ty chính là “độc quyền” mà xử lý.
Từ đánh roi, sung quân ra biên cương cho đến trảm thủ, xử phạt nặng nhẹ cái gì cần có đều có.
Hơn nữa, điều trọng yếu nhất ở lĩnh vực này chính là dù có phán quyết xử tử phạm nhân cũng không cần đến Tam pháp ty hội thẩm.
Thận Hình ty trong trường hợp này là toàn quyền xử lý, phần lớn đều tập trung chủ yếu vào xử tội thái giám, bởi vì địa vị của các thái giám trong hậu cung triều Thanh là vô cùng thấp.
Về phần cung nữ phạm tội, trên lý thuyết cũng là phỏng theo quy định của thái giám mà tiến hành.
Song nói là nói như vậy, đa phần cung nữ phạm tội đều bị trục xuất khỏi cung, đuổi ra khỏi cung ở đây cũng chính là một loại xử phạt.
Như vậy, tần phi triều Thanh phạm tội thì do ai thẩm vấn?
Những tần phi khi mắc tội đều đích thân do Hoàng hậu xử lý, còn đối với những vụ án mang tính chất nghiêm trọng đều do đích thân Hoàng đế thẩm vấn.
Triều đình trở nên hỗn loạn giữa chính biến Mậu Tuất, Thận Hình ty liền bị Từ Hi Hoàng thái hậu biến thành công cụ đối phó kẻ thù chính trị một cách rất tàn bạo.
Hơn nữa vào năm này ở Thận Hình ty thị phi vô số, đã có năm thái giám bị phạt đánh 200 đại bản, sau đó bọn họ còn bị Từ Hi Hoàng thái hậu hạ chỉ đem “vĩnh viễn gia hào” (tạm dịch: mãi mãi gông cùm).
Điều này càng làm tăng thêm độ tàn khốc của Thận Hình ty, “vĩnh viễn” về mặt chữ nghĩa chính là mãi mãi, cả đời bất cứ khi nào hay làm điều gì cũng phải đeo gông.
Ở triều Thanh, phạm nhân đeo gông trọng lượng tất thảy đều giống nhau, đều là 25 cân.
Nói cách khác, năm tên thái giám này phải mang trên mình 25 cân cả đời, còn hơn như cả trong văn học hay hài kịch đã miêu tả Thận Hình ty có 72 loại hình phạt.
(theo facebook Thanh Cung Đình)
(*) Hình Bộ: (刑部) là tên gọi của một cơ quan hành chính nhà nước thời phong kiến tại một số quốc gia Đông Á, như Trung Quốc, Việt Nam v.v.
Bộ Hình có thể coi là tương đương với bộ Tư pháp ngày nay.
Quan đứng đầu bộ Hình là Hình bộ thượng thư (thượng thư bộ Hình), tương đương với bộ trưởng bộ Tư pháp ngày nay.
Đến thời nhà Minh – Thanh, Hình bộ là cơ quan quản lý công việc trong toàn quốc, cùng quản lý công tác giám sát xét hỏi, quản lý xem xét các vụ án quan trọng hay án lớn và công tác, tạo ra cái gọi là “Tam ty pháp chế” (chế độ ba cơ quan giám sát thực thi pháp luật) bao gồm Hình bộ, Đại Lý tự và Đô Sát viện
Các chức năng cụ thể của Hình bộ bao gồm: thẩm định các chủng loại pháp luật, xem xét tội danh và hình phạt trong các vụ án, lập hội đồng Cửu Khanh thẩm lý giam hậu (xem xét các án có tội danh là tử hình) và trực tiếp thẩm lý các vụ án lớn trong phạm vi kinh đô.
Cơ cấu bên trong của Hình bộ là lập ra các tỉnh và ti.
Sau này, nhà Thanh còn lập ra Đốc bộ ti để quản lý việc bắt giữ (người của bát kỳ) mắc tội bỏ trốn; Thu thẩm xứ quản lý (xét hỏi trong) và ; Giảm đẳng xứ quản lý việc hối thúc các tỉnh kịp thời thẩm tra xét hỏi các vụ án với việc giảm nhẹ hình phạt; Đề lao sảnh quản lý việc giam giữ trong, công tác giám thị, cấp phát quần áo, đồ ăn thức uống, thuốc men cho tù nhân; Tang phạt khố quản lý việc lưu giữ, trao trả tang vật các vụ án; Thục phạt xứ quản lý việc phạt các tội trong khi thi hành công vụ; Luật lệ quán quản lý tu bổ, hiệu đính pháp luật.
Như vậy ta có thể thấy, Cao Quý Phi cùng phụ thân Cao Bân liên thủ với Di Thân Vương, trực tiếp đem đệ đệ Thường Thọ của Nhàn Phi giam vào đại lao của Hình Bộ, bỏ qua hai cơ quan pháp quyền thấp hơn, dù tội danh của Thường Thọ lẫn kỳ tịch của hắn đều không đến mức bị chuyển đến cơ quan hành pháp cao nhất của bộ máy nhà nước phong kiến này.
Vì thế nên Nhàn Phi và Nhĩ Tình mới hiểu rõ tình thế, biết được âm mưu của ba người này..