Điểm Dối Lừa

Chương 24


Đọc truyện Điểm Dối Lừa – Chương 24

Micheal Tolland cười rạng rỡ trong khi Rachel Sexton chết sững nhìn mảnh thiên thạch có hoá thạch đang cầm trên tay. Với vẻ đẹp vô cùng tao nhã, cô gái này là biểu tượng của trạng thái phân vân rất đỗi ngây thơ – một em bé gái lần đầu tiên trong đời nhìn thấy ông già tuyết.

“Tôi hiểu rất rõ cô đang cảm thấy gì”, Tolland thầm nghĩ… Chỉ mới cách đây hai hôm. Tolland cũng đã cảm thấy y hệt như vậy. Cả ông ta cũng đã chết điếng vì kinh ngạc. Đến tận lúc này, ý nghĩa khoa học và triết học của phát hiện này vẫn còn khiến ông thấy choáng váng, khiến ông phải suy nghĩ lại về tất cả những gì trước đây mình vẫn tin tưởng.

Tolland đã từng phát hiện ra một số sinh vật biển chưa ai từng thấy, nhưng phát kiến này mới thực sự là bước đột phá. Dù Hollywood vẫn có xu hướng sáng tạo ra hình tượng những người ngoài hành tinh xanh lè, các nhà sinh vật học vũ trụ và những người ham mê khoa học vẫn luôn đồng ý với nhau rằng nếu có được phát hiện, dạng sống bên ngoài trái đất sẽ có ngoại hình của loài bọ.

Côn trùng là một bộ phận của những loài thuộc hệ chân khớp với lớp vỏ ngoài cứng và chân có đốt. Với 1.25 triệu loài đã được biết và khoảng năm trăm loài còn chưa được phát hiện, bọ vượt xa về số lượng so với tất cả các dạng sống khác trên trái đất cộng lại. Chúng chiếm 45% tổng số sinh vật trên hành tinh, và 40% tổng số sinh-thực vật.

Nhưng số lượng của các loài bọ không khiến người ta kinh ngạc bằng sự dẻo dai của chúng. Từ những con bọ cánh cứng Bắc cực cho đến loài bọ cạp mặt trời ở thung lũng chết, các loài bọ ung dung sinh sống ở những nhiệt độ, mức độ khô hạn, và cả áp suất chết người. Chúng cũng chịu được sự tiếp xúc với thứ đáng sợ nhất ngày nay: bức xạ. Khi lần theo dấu vết vụ thử hạt nhân từ năm 1945, các chuyên viên hàng không đã phải mặc quần áo chống xạ để tiến vào khu vực số không, để rồi nhìn thấy dán và kiến sống rất ung dung ở đó cứ như thể chưa từng có gì xảy ra. Các nhà thiên văn học nhận ra rằng lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài các loài động vật chân đốt đã ban tặng cho chúng khả năng thích nghi tuyệt vời ở những hành tinh nhiễm xạ nặng, nơi không một loài sinh vật nào khác có thể tồn tại nổi.

Có vẻ như các nhà sinh vật học vũ trụ đã đúng, Tolland thầm nghĩ.

Sự sống thông minh bên ngoài vũ trụ mang dáng dấp của loài bọ.

Rachel cảm tưởng như không thể đứng vững.

– Tôi không… tôi không thể tin nổi điều này. – Cô nói, lật đi lật lại mẫu hoá thạch trên tay. – Tôi không thể nào tưởng tượng…

– Phải có thời gian mới trấn tĩnh được. – Tolland nhăn nhở nói. – Phải mất đúng hai mươi tư giờ tôi mới đứng vững lại được đấy.

– Tôi thấy là mới có thêm một người nữa, – một người châu Á cao kều nói, giọng bèn bẹt.

Ngay khi ông này xuất hiện, cả Tolland và Corky dường như đều bị cụt hứng. Rõ ràng là giây phút thần diệu đã tan biễn mất rồi.

– Tiến sĩ Wailee Ming. – ông ta tự giới thiệu. – Giám đốc Viện cổ sinh học ở UCLA.


Người đàn ông này có điệu bộ bảnh choẹ cứng ngắc của nhà quý tộc thời Phục hưng, liên tục đưa tay lên vuốt vuốt chiếc nơ cài trên cổ cái áo lông lạc đà dài đến gối. Wailee Ming rõ ràng thuộc kiểu người không bao giờ chịu để bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào làm hỏng mất vẻ bề ngoài trang trọng của mình.

– Tôi là Rachel Sexton. – Cô vẫn còn chưa hết run rấy khi bắt tay tiến sĩ Ming. Hiển nhiên ông ta cũng là người mà Tổng thống đã mời tới.

– Tôỉ rất lấy làm vinh hạnh, – ông ta nói – được giảng giải bất kỳ điều gì, cô muốn biết có liên quan đến những động vật hoá thạch này.

– Và tất cả những gì cô không muốn biết nữa đấy. – Corky làu bàu.

Ông Ming lại tiếp tục vuốt ve chiếc nơ gài áo:

– Chuyên môn sâu của tôi trong ngành cổ sinh học là các động vật chân đốt đã tuyệt chủng. Dĩ nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của loài này là…

– Là chúng phát sinh từ trên một hành tinh chết tiệt nào đó! – Corky ngắt lời.

Ming nhăn mặt và hắng giọng.

– Đặc điểm quan trọng nhất của loài này là nó hoàn toàn khớp với những nguyên tắc phân loại của Darwin.

Rachel ngước nhìn lên. Họ còn có thể phân loại con bọ này sao?

– Ý ông là các giới, bộ và loài chứ gì?

– Chính xác. – ông ta nói. – Nếu được tìm thấy trên trái đất, loài này sẽ được xếp vào nhóm động vật đẳng túc cổ và được xếp vào một họ gồm có hai ngàn loài chấy rận.

– Chấy rận à? – Cô hỏi. – Nhưng to thế này cơ mà.


– Khi phân loại, người ta không quan tâm đến kích thước. Mèo nhà và hổ có họ với nhau. Con bọ hoá thạch này cũng có thân mình dạng dẹt, bảy đôi chân, và một cái túi sinh sản giống hệt của loài mọt gỗ, bọ tròn, bọ chét bờ biển, và bọ tuyết. Các mãu hoá thạch khác còn cho thấy những đặc điểm..

– Những mẫu hoá thạch khác?

Ming liếc sang Corky và Tolland:

– Cô ấy không biết à?

Tolland lắc đầu.

Ngay lập tức khuôn mặt ông Ming sáng bừng lên:

– Cô Sexton ạ, cô chưa được nghe kể phần hay nhất của câu chuyện đâu.

– Còn có nhiều mẫu hoá thạch khác nữa. – Corky nói chen vào, cố góp phần quan trọng về mình, – Nhiều lắm. – ông ta hối hả mở một phong bì lớn và lấy ra tờ giấy khổ lớn. Rồi ông trải tờ giấy lên bàn, trước mặt Rachel – Sau khi khoan vài mũi, chúng tôi đã thả xuống đó một camera X quang. Đây là anh chụp X quang tảng đá đó.

Rachel nhìn tấm ảnh X quang trước mắt, và phải ngồi thụp xuống ghế. Bức ảnh ba chiều cho thấy trong tảng đá ấy còn có khoảng vài chục sinh vật hoá thạch nữa.

– Những chứng tích của thời kỳ đồ đá cũ, – ông Ming nói, thường được tìm thấy rất tập trung. Trong đa số các trường hợp, bùn kẹp chặt cả một cộng đồng sinh vật.

Corky cười toe toét:

– Chúng tôi cho rằng tảng đá này là hoá thạch của cả một ổ. – Ông ta đưa tay chỉ một con bọ – Đây chắc là con mẹ.


Rachel nhìn con bọ mà ông ta chỉ, và há hốc miệng. Con bọ đó phải dài đến hai foot.

– Chấy rận khổng lồ đúrng không nào? – ông ta hỏi.

Rachel sững sờ gật gật khi cô hình dung con rận to bằng lát bánh mì lượn vè vè trên hành tinh xa xôi nào đó.

– Trên hành tinh chúng ta, – ông Ming nói, – Các loài bọ có kích thước nhỏ bé do tác động của trọng lực, chúng không thể phát triển to hơn lớp vỏ cứng bên ngoài được. Tuy nhiên, trên một hành tinh có trọng lực yếu hơn, chúng có thể phát triển những kích thước to lớn hơn nhiều.

– Hãy tưởng tượng chúng ta phải đập những con muỗi to bằng con kền kền. – Corky bông đùa, cầm lấy mẫu đá trên tay Rachel và bỏ tõm vào túi áo.

Ông Ming quắc mắt:

– Ông không được phép lấy trộm thứ đó!

– Ông bình tĩnh, khi nào đưa được tảng đá lên thì có những tám tấn cơ mà.

Thói quen phân tích của Rachel bắt đầu quay trở lại.

– Nhưng làm sao mà sinh vật vũ trụ lại giống trên trái đất đến thế? Ý tôi là làm sao, mà loài vật này lại trùng khớp với cách phân loài theo quan điểm của Darwin?

– Hay lắm, – Corky nói, – cô có tin hay không thì tuỳ, nhưng các nhà thiên văn học đều dự đoán là sinh vật trong vũ trụ sẽ giống trên trái đất này.

– Tại sao lại thế? – Cô hỏi. – Sinh vật này xuất xứ từ môi trường hoàn toàn xa lạ cơ mà.

– Thuyết đa sinh. – Corky cười hết cỡ.

– Ông nói cái gì cơ?

– Thuyết đa sinh nói rằng sự sống trên trái đất xuất xứ từ một hành tinh khác.


Rachel đứng dậy.

– Ông đang phung phí thời gian đấy.

Corky quay sang Tolland:

– Mike này, cậu chuyên về các biển nguyên thuỷ đấy.

Tolland có vẻ sung sướng được góp chuyện.

– Trước đây đã có thời trái đất không hề có sự sống, Rachel ạ. Thế rồi chỉ qua một đêm, các dạng sự sống phát triển ào ạt. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng sự sống là kết quả của quá trình kết hợp kỳ diệu giữa một số yếu tố trong lòng biển nguyên thuỷ. Nhưng người ta chưa bao giờ tái tạo được giả thuyết đó trong phòng thí nghiệm, nên các nhà thần học đã chớp lấy cơ hội đó để khẳng định vai trò của Chúa, rằng không có sự sống nếu Chúa không thối sự sống vào biển nguyên thuỷ.

– Nhưng chúng ta nghiên cứu thiên văn học, – Corky tuyên bố, và đi đến kết luận về một cách giải thích khác hẳn cho sự phát triển có tính bùng nổ của sự sống trên trái đất.

– Thuyết đa sinh. – Rachel nhắc lại, lúc này cô đã hiểu họ đang nói về cái gì. Trước đây cô đã từng nghe nói về nội dung của thuyết này nhưng không biết tên của nó. – Thuyết cho rằng một tảng thiên thạch đã rơi xuống biển nguyên thuỷ, mang những mầm vi khuẩn xuống trái đất.

– Bing gô! – Corky nói. – Rồi chúng kết hợp với nhau và tạo ra sự sống.

– Và nếu thuyết đó đúng, – Rachel nói, – thì tổ tiên của sự sống trên trái đất và ngoài vũ trụ là một.

– Bing gô đúp!

Thuyết đa sinh, Rachel thầm nghĩ, không lột tả hết được ý nghĩa của nó. – Nghĩa là mẫu hoá thạch này không chỉ cho thấy có sự sống bên ngoài trái đất, mà nó còn chứng minh rằng thuyết đa sinh là đúng… Là sự sống bắt nguồn từ vũ trụ.

– Bing gô! – Corky hồ hởi gật đầu. – Về mặt kỹ thuật thì tất cả chúng ta đều là người ngoài hành tinh!. Ông ta đặt hai tay lên trán giả làm ăng ten, mắt nheo lại, lưỡi tắc tắc y như giôdng côn trùng.

Tolland nhìn Rachel cười đầy hàm ý:

– Và anh chàng này là sinh vật tiến hoá cao nhất đấy.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.