Diễm Chi

Chương 20


Đọc truyện Diễm Chi – Chương 20

Tôi nhìn mẹ, rồi lại nhìn sang bố, chẳng hiểu vì sao hai người cùng sinh ra tôi mà lại khác nhau đến thế. Bố thì luôn hỏi xem lý do vì sao tôi nghỉ học, rồi phân tích động viên để tôi hiểu ra mà quay trở lại trường.

Còn mẹ thì ngược lại, mẹ vào đây thậm chí còn chẳng nhìn tôi lấy một cái đã hùng hổ chửi bố. Cứ cho rằng bố làm hư tôi đi, nhưng sao mẹ không hỏi tôi lý do, hoặc là động viên tôi nên trở lại đi học mà lại đòi đón về dưới ấy để đi làm.

Đúng, tôi thích nghỉ học để đi làm nhưng không phải là về ở với mẹ, mẹ đã ruồng bỏ tôi 1 lần thì mãi mãi không bao giờ tôi có chuyện tôi sẽ về lại với mẹ. Nhất là khi mẹ đã là vợ người ta thì lại càng không.

Tôi còn đang ngẩn ngơ suy nghĩ thì giật mình bới tiếng quát của bố:

– Mày có bị điên không, tao đang khuyên nó đi học không được mày lại đòi đưa nó về đi làm. Con nó còn bé như thế lo cho bản thân còn chưa xong thì làm được cái gì.

– Nó thích đi làm thì tao cho nó đi làm, nhưng mà tao phải đưa nó về dưới kia không thì sớm muộn gì cũng bị mày làm hỏng người.

– Mày xem con là món hàng à, mày thích thì mày ném đi giờ mày muốn mày lại đến đòi về. Tao nói cho mày tỉnh mộng, từ cái ngày mày đuổi con bé đi là mày đã đéo còn tư cách làm mẹ nó rồi. Tốt nhất mày cút đi trước khi tao nổi điên.

Mẹ là một người cố chấp, nên nghe lời hăm dọa của bố mẹ càng tức hơn mà to tiếng nói:

– Tao thương hay không tự tao biết, còn cái loại mày lúc đ,éo nào cũng leo lẻo cái mồm yêu con, thương con. Đấy giờ làm hỏng con đấy thấy chưa, sáng cái mắt ra chưa. Thương con cái kiểu của mày thì chỉ hóa hại con thôi.

Nói rồi mẹ quay sang tôi bảo:

– Chi vào dọn quần áo đi rồi về với mẹ, về đấy muốn làm gì mẹ xin cho.

– Không, con ở đây với bố, mẹ về đi, con sẽ không bao giờ theo mẹ đâu, mẹ đi mà về với ông ta đi.

– Cái con này càng ngày mày càng mất dậy ra, tao tưởng bố mày nuôi mày thế nào chứ mất dậy thế này thì không ổn. Đi ngay, về ngay với tao tao rèn rũa chứ không thì hỏng.

– Mẹ thôi đi, lúc nào mẹ cũng nói con mất dậy, nói bố làm hư con nhưng mẹ nhìn xem mẹ đã làm được gì cho con. Con ốm mẹ cũng chẳng hỏi thăm, con nghỉ học mẹ cũng chẳng hỏi lý do. Ngày ấy mẹ đã chọn ông ta và đuổi con đi thì bây giờ mẹ cũng đừng tìm con nữa, con ghét mẹ, con hận mẹ.

Có bao nhiêu uất ức tủi hờn tôi nói ra hết, mẹ cứ đứng há hốc mồm nghe tôi gào thét. Mãi một lúc lâu sau mới hỏi lại:

– Là thằng bố mày dậy mày thế đúng không, là nó sui mày đúng không?

– Chẳng ai sui con cả, con lớn rồi, con tự biết cảm nhận, mẹ về đi cả đời này con chỉ ở với bố thôi, mẹ cứ về mà đẻ em bé khác đi đừng tìm con.


Bốp.

Một cái tát cháy má của mẹ dáng lên mặt tôi, cả tôi và bố đều bất ngờ vì không ai nghĩ mẹ sẽ làm như vậy. Bố xót tôi quá nên hẩy mạnh mẹ ra ôm lấy tôi mà hỏi:

– Có đau không con, đau lắm không con?

– Hơi đau một chút thôi ạ.

– Thôi con vào trong nhà đi để bố nói chuyện với mẹ

– Không cần đâu là do con gây ra bố cứ để con giải quyết.

Tôi biết bố lo cho tôi, sợ tôi bị mẹ làm tổn thương nên mới thế. Nhưng tôi đã lớn, việc tôi gây ra thì cũng chỉ có tôi mới giải quyết được, bố đã khổ vì tôi nhiều rồi, tôi không muốn làm bố khổ thêm nữa.

Xoa nhẹ bàn tay lên má cho đỡ rát, tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ mà hét lên:

– Mẹ về đi, đừng bao giờ đến đây nữa, cả con, cả cái Hương đều ghét mẹ. mẹ là người ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Mẹ chưa từng thương con thì cũng không cần phải bận tâm đến con. Gia đình của con chỉ có 3 người, bố, con và em Hương. Mẹ không còn thuộc về nơi này nữa, mẹ thuộc về người chồng mới của mẹ. Thế nên con đi làm, đi học hay thậm chí là chết cũng sẽ không liên quan đến mẹ.

Mẹ bất ngờ, sững sờ nhìn tôi, mẹ không nghĩ tôi sẽ nói được mấy lời cạn tình đến thế. Bản thân tôi cũng không nghĩ mình sẽ nói câu đó, nhưng là do mẹ ép tôi, bất đắc dĩ tôi mưới phải nói ra câu đó để từ nay mẹ đừng làm phiền cuộc sống của ba bố con tôi. Để bố sẽ không phải nhọc lòng cãi vã với mẹ, dù sao thì mẹ cũng đâu có thương tôi, thế nên có gặp mẹ hay không cũng không còn quan trọng nữa.

Nhìn mẹ buồn tôi cũng có chút đau lòng nhưng tôi thật sự không thể làm khác. Mẹ dẫu sao cũng còn có ông ta an ủi, còn bố chỉ có mỗi mình hai chị em tôi mà thôi.

– ——–*————*———-

Việc tôi cương quyết nghỉ học đã khiến bố vô cùng đau lòng, bố thức trắng mấy đêm liền để tự dằn vặt bản thân. Mới có mấy hôm thôi mà bố già hẳn đi, tóc trên đầu bắt đầu điểm vài sợi bạc, gương mặt cũng hốc hác kham khổ hơn nhiều.

Tôi có chút áy náy nhưng đã quyết nghỉ rồi nên chỉ có thể lặng lẽ quan sát và chờ bố nguôi giận mà thôi.

Mấy ngày ấy ngoài ra mộ bà tôi chỉ ở nhà, ngay cả cái Hương cũng là bố đưa đi học vì tôi ngại gặp bạn bè, sợ chúng nó chê cười nên quyết không bước chân tới gần trường.

Thời gian đấy thầy giáo chủ nhiệm cũng tới tận nhà nói chuyện, có cả một số bạn cán bộ lớp nữa, nhưng tôi chỉ ngồi im lặng tuyệt nhiên không nói câu nào. Thầy nói mãi không thấy tôi thay đổi thì chán không nói nữa mà đi về. Mấy bạn kia cũng chỉ tới nhà tôi 1 lần duy nhất ấy, thế cũng tốt tới nhiều tôi lại ngại mà cũng mất thời gian của mọi người.


Tôi quyết định nghỉ học đi làm nhưng chưa biết nên làm gì nên tạm thời vẫn ở nhà. Hôm ấy tôi đang lúi húi nấu cơm thì nghe tiếng chó sủa nên chạy ra, tôi không nghĩ cô giáo chủ nhiệm cũ lại tới nhà tôi. Tôi cũng không còn là học trò do cô đứng lớp mấy năm nay rồi, không hiểu sao cô lại tới đây.

Cô thấy tôi cứ lúng túng mãi thì hỏi:

– Sao thế, thấy cô không vui à mà sao không mời cô vào nhà.

– À, dạ không ạ, tại em vui quá, bất ngờ quá. Em mời cô vào nhà ạ.

Cô mìm cười hiền hậu đi vào trong nhà, tôi rót nước mời cô rồi lễ phép hỏi:

– Cô đến nhà em có việc gì ạ.

– Ban nãy cô gặp bố em, có hỏi mấy câu thì biết em mới bỏ học, sao vậy Chi, Chi mà cô biết đâu phải người dễ dàng bỏ cuộc như thế?

Tôi xấu hổ cúi gằm mặt, không biết phải trả lời thế nào, ngày tôi chuyển trường đi theo mẹ cô đã khóc. Vừa khóc vừa dặn tôi cố gắng, dù có gặp chuyện gì cũng không được gục ngã. Vậy mà mới mấy năm thôi tôi đã phụ lại sự kỳ vọng của cô mất rồi.

– Chi, sang bên này ngồi cạnh cô được không?

Tôi vẫn không ngẩng đầu lên, cũng không nhúc nhích dù là nửa bước, thấy thế cô thở dài chủ động sang ngồi bên cạnh tôi. Nắm lấy bàn tay đang run run của tôi mà hỏi:

– Có thể nói cho cô nghe thời gian qua em sống thế nào được không?

Tôi nhìn cô, mắt bắt đầu cay xè, giá như hôm trước mẹ tôi cũng hỏi tôi câu này, giá như mẹ cũng quan tâm đến cảm xúc của tôi có lẽ tôi đã không đi đến con đường này.

Thấy tôi khóc cô nhẹ nhẹ vỗ lưng để giúp tôi bình tâm lại, giọng của cô cũng bắt đầu nghẹn lại.

– Em sao thế, ngày trước có chuyện gì em cũng có thể tâm sự cùng cô cơ mà. Hay em không còn quý cô nữa, không còn xem cô là cô giáo của em nữa?

– Không phải đâu, không phải như thế đâu…


– Vậy có thể kể cho cô nghe được không, em sống thế nào, nói ra sẽ giúp em nhẹ lòng hơn rất nhiều.

Tôi khẽ gật đầu, gạt vội dòng nước mắt mà kể cho cô nghe. Từ chuyện tôi sống với mẹ thế nào, rồi mẹ đuổi tôi đi ra sao tất cả mọi thứ tôi đều nói hết. Thời gian gần đây tôi chỉ biết ra mộ tâm sự cùng bà, bây giờ nói ra được với cô nữa tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng.

Cô chăm chú nghe tôi kể, thi thoảng có gật đầu hoặc lau nước mắt giúp tôi để tôi biết rằng cô vẫn đang lắng nghe. Tới khi tôi kể xong thì mắt cô cũng đỏ hoe từ khi nào. Cô ôm chặt tôi vào trong lòng mà trách:

– Sao lúc em chuyển trường về đây em lại không tìm cô, không kể cho cô nghe. Cô cứ nghĩ em vẫn ở với mẹ nên không biết, cô không biết em lại chịu nhiều đau khổ tới vậy. Tại sao lại không đi tìm cô cơ chứ, cô đã nói em có thể tìm cô bất cứ lúc nào cơ mà.

– Em xin lỗi, có mấy lần em thấy cô ở phía bên trường em cũng muốn chào cô. Nhưng mà bây giờ em không còn là đứa học sinh mà cô kỳ vọng nữa, em học dốt, bỏ học đi chơi, vì vậy em chẳng còn mặt mũi nào gặp cô nữa.

– Em cũng biết nghĩ như thế à, biết như thế tại sao còn bỏ học. Nghe cô, bây giờ em trở lại trường vẫn chưa muộn, nếu muốn hàng ngày cứ đến nhà cô, cô sẽ kèm em học được không.

Tôi biết cô thương tôi, coi tôi như người thân nên mới dành nhiều thời gian quan tâm như thế. Nhưng mà tôi đã nghỉ rồi, bây giờ quay trở lại trường, sợ là…

– Sao thế Chi, có thể hứa với cô sẽ đi học lại được không, đừng bỏ học chi nhé.

– Em xin lỗi cô, em không làm được.

– Tại sao, em có khúc mắc chỗ nào nói cô nghe.

Tôi khẽ lắc lắc cái đầu sụt sùi nói:

– Em cảm thấy em không phù hợp với việc học, hơn nữa càng học cao càng nhiều tiền, một mình bố sẽ không thể lo được cho cả 2 chị em em. Em muốn làm một cái gì đó để phụ cùng bố, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bố.

– Chi ơi là Chi, đúng em học sẽ tốn kém, nhưng em có nghĩ rằng chỉ có học mới giúp được cho tương lai của em sau này hay không. Em phải học giỏi, thật giỏi sau này mới có thể lo được cho bố, cho em của em. Chứ bây giờ em nghỉ em định làm gì, em chưa đủ tuổi sẽ chẳng chỗ nào nhận em làm cả, rồi lại lỡ dở cả tương lai. Nghe cô, nghĩ lại đi em.

Hôm ấy cô nói nhiều lắm, phân tích tất cả mọi thiệt hơn cho tôi nghe. Nhưng cuối cùng tôi vẫn không chịu thay đổi quyết định của chính mình. Cô buồn bã ra về, vẻ mặt của cô giống hệt với bố hôm trước, có một chút gì đó thất vọng, một chút dằn vặt và có cả đau lòng.

Cô về một lát thì bố mới cái Hương mới về, không cần nói tôi cũng đoán được là bố cố tình tránh đi để cô và tôi nói chuyện thoải mái hơn. Tiếc là tôi đã quyết nên sẽ không dễ gì thay đổi quyết định.

Mấy hôm sau ngày nào cô cũng tới nhà tôi, hôm thì chỉ kể cho tôi mấy câu chuyện về những học sinh nghèo vượt khó. Lúc lại cho tôi xem mấy bài báo viết về những người thành đạt. Là cô đang muốn gián tiếp nói với tôi rằng chỉ có con đường học tập mới có thể giúp tôi tới được với những thành công ấy.

Nhưng cô lại không hề biết rằng hôm trước để đáo hạn nợ cho ngân hàng bố tôi đã phải chạy vạy cỡ nào. Để có tiền đóng học cho người ta bố đã cực khổ ra sao. Một mình bố, tiền ăn, rồi lại tiền học cho chị em tôi, không thiếu là may chứ lấy đâu ra dư giả mà trả nợ.

Tôi biết cô thương tôi nên mới bỏ nhiều công sức như thế, cũng biết cô đang cố gắng tưới nước để giúp tôi tươi xanh. Tiếc là tôi là cái cây héo úa quá lâu ngày bây giờ đã trở nên cằn cỗi mất rồi. Có tưới nước cỡ nào cũng chẳng thể sống lại nổi nữa.

Tôi cũng tự biết lực học của bản thân thế nào, có cố gắng cũng chỉ là gượng ép, chi bằng nên tự biết lượng sức mình sẽ tốt hơn.


– —————-*—————–*——————

Tôi vẫn quyết định nghỉ học, xin việc mấy nơi đều không dược nhận vì còn quá nhỏ, mãi mới có một nhà hàng nhận tôi vào làm chân bưng bê. Công việc khá vất vả, lại không có nhiều thời gian nghỉ ngơi khiến cho tôi ốm liên tục. Cuối cùng không chịu nổi đành phải nghỉ ngang mà không nhận được đồng lương nào cả.

Chán càng thêm chán, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt bố mỗi khi nói chuyện. Cũng né tránh cô Hạnh mỗi khi cô gọi điện vào số của tôi, tôi cứ thế ngồi nhìn chiếc điện thoại đang rung lên từng nhịp từng nhịp rồi lại tự tắt.

Bố biết tôi buồn nên an ủi:

– Không sao đâu con, không phù hợp thì ta tính cách khác, nhưng bố vẫn muốn là sang năm con sẽ xin đi học lại.

– Con xin lỗi bố, con lại làm bố buồn rồi.

– Được rồi, dù sao cũng chỉ còn mấy ngày nữa là tết, con cứ ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe hẳn rồi sang năm bố con mình tính tiếp.

Ngoài nghe lời bố ra thì tôi đâu thể làm gì khác lúc này, tôi ốm còn chưa khỏe lại, đến cơm mỗi bữa cũng là bố nấu cho ăn thì làm được gì cơ chứ.

– ——*——–*———–

Tết năm nay buồn hơn mọi năm, buồn vì không còn bà, chỉ có 3 bố con tôi lủi thủi cùng nhau đón tết. Buồn vì năm nay tôi chỉ toàn khiến bố đau lòng, thật sự tôi ân hận nhiều lắm mà chẳng biết phải làm sao.

Cả tết tôi chẳng muốn đi đâu, mà thật ra là không dám đi đâu cả. Bố và cái Hương đã đi chúc tết họ hàng, còn mỗi mình tôi ở nhà trông nhà lại càng buồn hơn.

Đang nằm trùm chăn khóc bất ngờ tôi nghe thấy tiếng xe máy tay ga, bình thường khu tôi làm gì có ai đi xe tay ga, hay là ai đến nhà tôi chúc tết. Vội vã lau nước mắt để tiếp khách, nhưng không ngờ đó là mẹ. Xe này chắc mẹ mới mua, mẹ giờ có chồng giàu, muốn mua gì mà chẳng được, đâu có như ba bố con tôi, đi mãi một chiếc xe cà tàng, hỏng cũng chẳng có tiền mà sửa chứ đừng nói mua mới.

Mẹ thấy tôi đứng tần ngần ở cửa thì tháo mũ bảo hiểm hỏi:

– Em đâu con.

– Em đi với bố.

– Bực thật đã gọi điện trước rồi còn không đưa nó về, mất cả thời gian.

Lâu lắm mẹ mới về, chẳng thèm vào nhà thắp nén hương mà đứng đó cau có. Đúng lúc ấy thì bố tôi về tới, bố nhìn mẹ một lượt rồi hỏi:

– Có chuyện gì.

– Ngày mai ông Ngoại 2 đứa mừng thọ, tôi tới đón chúng nó về chúc thọ ông.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.