Đọc truyện Dì Ghẻ – Chương 21: Con anh – con tôi- nhưng không có…
Bà ngoại nhìn chú Đại đầu thì trọc, tay thì xăm kín, bà ngoại hỏi:
– – Anh làm nghề gì vậy nhỉ, tôi mới nghe tên thôi chứ cũng không biết.
Chú Đại nhìn bà ngoại cười:
– – Dạ con cũng làm ăn buôn bán bình thường thôi bà ạ. Trước bố mẹ con trên Hà Nội chạy xe khách, từ nhỏ con đã theo bố mẹ đi khắp nơi nên sau này con buôn bán luôn bà ạ.
Bà ngoại gật gù, chú Đại nói tiếp:
– – Lẽ ra là con định xuống từ sáng nhưng lại bận chút công chuyện nên bây giờ mới xuống được. Lần trước vào nhà trong kia con cũng nói rõ với chị Dung rồi, là mỗi tháng anh Tuấn phải lo chu cấp cho cháu Nam tiền ăn, rồi lo tiền học cho cháu. Kể cả anh ấy không làm thì con sẽ có trách nhiệm về điều đó. Nay cháu Nam về ở với bà cũng đã được một tháng, con có chút quà biếu bà để bà lo cho cháu.
Nói xong chú Đại đứng dậy xách túi quà bên trong có bánh kẹo với một cái phong bì đặt gần chố bà ngoại. Bà ngoại thấy vậy liền nói:
– – Tôi cũng nghe bác nó với cháu nó cũng kể về anh, tôi biết anh là người tốt. Nhưng chuyện này lẽ ra là bố nó phải đến đây chứ sao lại nhờ anh. Từ hôm cháu nó về đây ở bố nó cũng có thấy ra đây hỏi thăm nó được câu nào đâu.
Chú Đại vội giải thích:
– – Dạ thưa bác, anh con đợt này cũng đi làm suốt không có nhà. Hôm nay anh ấy vẫn ở trên Thái Nguyên. Con cũng nói anh ấy nhiều rồi có gì bác thông cảm. Chuyện không ai mong muốn, cũng một phần là do chị Hường tác động…Chứ bản chất anh Tuấn cũng thương con lắm.
Bà ngoại lật đật đứng dậy cầm túi quà đưa lại cho chú Đại:
– – Anh đến thăm bà cháu tôi như vậy là quý hóa lắm rồi. Còn quà này tôi không nhận được, hai bà cháu ở với nhau tôi vẫn lo cho cháu nó ăn học được như con nhà người ta bao năm nay. Giờ bố nó không nhận nó thì tôi cũng chẳng mặt mũi nào mà nhận quà của anh ấy cả. Anh cầm về đi, rảnh thì ra thăm cháu rồi ở lại ăn với bà cháu tôi bữa cơm là quý lắm rồi.
Chú Đại nắm tay bà ngoại nói:
– – Bà cứ ngồi xuống nghe con giải thích đã, có lẽ bà chưa biết, chuyện anh Tuấn đón hai cháu về cũng là do con với bố mẹ con trên kia tác động, dạ thôi giờ trước khi nói chuyện bà cho phép con thắp cho ông với mẹ cháu Nam một nén hương rồi con sẽ nói hết với bà.
Chú Đại đứng dậy đi lại chỗ bàn thờ thắp nhang, chắp tay cầu khấn xong quay lại giường ngồi nói tiếp ;
– – Trước đây lúc quen anh Tuấn anh ấy còn chẳng có cái xe máy đẹp mà đi bà ạ. Thì lúc đó nhà con trên kia cũng hỏi chuyện gia đình thì được biết trước đây anh ấy đã có vợ và hai cháu. Kinh tế lúc đó không có, bản thân anh ấy còn không lo được cho bản thân mình. Sau này anh em con làm ăn chúng với nhau, bố mẹ con lại nhận anh ấy làm con nuôi nên mới bắt đầu có. Khi có một ít anh ấy quen với chị Hường, hai người hùn vốn cho vay lãi rồi dần dần anh ấy tích tiền, con cũng thêm vào cho anh ấy mua cái nhà bây giờ. Lúc ban đầu con cũng chỉ nghĩ hai người họ chung vốn làm ăn, cặp kè vớ vẩn thôi. Với con cũng bận nên không về đó thường xuyên.
Nam rót nước mời chú Đại, nhấp ngụm nước chú Đại nói tiếp:
– – Mấy tháng sau anh ấy mua xe oto, con thấy lạ vì anh ấy sao đủ tiền mua. Hỏi ra thì mới biết là chị Hường kia chung thêm tiền vào mua. Sau đó thì chị ấy với đứa con gái dọn vào nhà ở luôn, vì thi thoảng con cũng về đó nên phòng con lúc nào cũng có, tiếp xúc nhiều con thấy chị Hường đấy là người sống hai mặt, nhưng anh con lại ưa nịnh với có chút ham lợi. Con cũng khuyên nên dứt ra nhưng anh ấy không nghe, chính vì biết con không đồng ý nên chị ấy cũng tỏ thái độ với con nhưng vì nhà đó cũng có một phần tiền của con nên không dám ý kiến.
Bà ngoại hỏi:
– – Thế sao anh lại nói đón hai đứa về anh cũng có một phần trách nhiệm là sao..?
Chú Đại trả lời:
– – Dạ, thấy anh ấy chăm lo cho hai mẹ con chị Hường, mấy lần lên trên Hà Nội con với bố mẹ trên đó nói ngày xưa anh làm khổ mẹ con chị cả nhiều rồi, con cái bao năm không lo được điều gì, lúc chưa có còn có thể nói. Bây giờ có nhà cao cửa rộng nên tính chuyện đón các cháu về nuôi. Con mình mình nuôi không hơn đi nuôi con người ta sao…? Vậy đấy bà ạ, sau đó anh ấy đón hai đứa về để rồi bây giờ các cháu nó mỗi đứa một nơi. Con cũng có lỗi, lúc đó con cũng cương quyết nói nếu anh không nuôi được thì để em giúp các cháu. Con là người nói là làm, kể cả nếu bây giờ không ai nhận cháu Nam con vẫn có thể nuôi cháu.
Bà ngoại vừa nghe vừa sụt sùi nước mắt, chú Đại nói:
– – Vậy nên con mong bà hiểu cho tấm lòng của con, con biết bà không cần gì cũng vẫn nuôi cháu ăn học được nhưng ngày trước con không biết thì bỏ qua, giờ con biết rồi thì sao có thể làm ngơ. Cũng không có nhiều đâu bà ạ, bà cầm lấy không thì bà giữ lại cho cháu sau còn lo nhiều việc. Con cũng nói hết tâm tư mình ra rồi, anh con sai thì con là em con phải sửa giúp anh. Bà cũng nên nghĩ cho cháu Nam sau này còn nhìn lại được mặt bố bà ạ. Những lời con nói là thật lòng, con cũng quý các cháu nên con mới phải cố gắng. Mong bà nhận cho con bà ạ..
Bà ngoại gật đầu, bà nói:
– – Cảm ơn anh, không hiểu anh Tuấn anh ấy tu bao nhiêu kiếp lại quen được gia đình anh. Nói không phải nói xấu đâu nhưng tính thằng Tuấn vũ phu lắm, con tôi ở với nó cứ say rượu là nó hành hạ, đánh đập. Thế mà giờ về ở với con vợ hai lại nghe lời nó đánh con.
Chú Đại xoa đầu Nam rồi nói:
– – Vậy nên hôm đám cưới con cũng khồng về, mình phản đối cưới thì về làm gì. Tối đó con định về đón hai cháu lên Hà Nội gặp bố mẹ con trên đấy, biết tin con cũng điên lắm. Nhưng nghĩ lại anh mình là người đánh con, nên phải nhịn. Dẫu sao thì giờ cũng cưới rồi, anh em con không bỏ được nhau nên vẫn phải chấp nhận bà ạ. Nhưng từ dạo đó anh Tuấn cũng ít về nhà, kiểu suy nghĩ nhiều đâm chán nản bà ạ.
Bà ngoại nghe vậy vội hỏi:
– – Thế còn con bé Hạnh, nó ở với mẹ kế vậy lỡ có chuyện gì….??
Chú Đại nói:
– – Bà yên tâm, con cũng nói với chị Hường rồi, anh Tuấn đi nhưng lúc nào cũng điện thoại về hỏi han con bé. Con thì thi thoảng về con lại đón cháu đi chơi, con hỏi nếu mà cháu nó bị chị Hường đánh đập con cũng không để yên. Anh Tuấn cũng nói với chị ấy là nếu con anh ấy có làm sao thì chị ấy cũng đừng trách anh ấy làm điều tương tự. Con nghĩ chị ấy không dám làm gì quá đáng nữa đâu.
Bà ngoại khẽ thở dài:
– – Giờ con anh, con tôi nó còn sợ. Chứ sau này lỡ có con chung chắc nó cho ra rìa mất anh ạ. Khổ lấy lắm vợ rồi chỉ khổ các con…
Chú Đại lưỡng lự một lúc rồi nói nhỏ:
– – Dạ thôi thì thấy bà lo lắng cho các cháu con cũng nói thật chuyện này. Chị Hường giờ khó mà có con lắm bà ạ.
Bà ngoại ngạc nhiên hỏi:
– – Hai đứa chúng nó mới hơn 40, có gì đâu mà khó..
Chú Đại nhìn Nam như kiểu không muốn nói chuyện này trước mặt nó. Nam thấy vậy đi ra xa ngồi, chú Đại thở dài rồi nói:
– – Dạ đúng là vậy, chị Hường cũng muốn có con chung với anh Tuấn lắm, cưới xong thì lại càng muốn có. Trước khi cưới cũng thử mấy lần nhưng không thấy. Vừa rồi mới đi khám thì bác sỹ bảo giờ rất khó có con mà có khi không có con được nữa. Ngày trước ở với chồng cũ chị ấy đã cắt một bên buồng trứng, hiện tại còn một bên. Nhưng đi khám bác sỹ bảo buồng trứng còn lại không phát triển dân mình hay gọi là Trứng Lép đấy ạ. Mà Trứng Lép thì làm sao có con được nhất là đã ngoài 40. Con cũng thấy đang bảo đi cấy gì đó nhưng khả năng cũng không cao.
Bà ngoại lắc đầu:
– – Tưởng lấy vợ thế nào, hóa ra cũng là không đẻ được. Đúng là làm gì thì nó vận hết vào người. Mà anh Tuấn ấy không lấy người này thì anh ấy lại lấy người khác, lại đẻ. Nhưng cũng tiếc cho anh ấy lại lấy ngay phải con rắn độc không đẻ được…Haizzzz..
Chú Đại ngắt lời bà:
– – Con cũng khuyên anh ấy rồi, con cái mình có cả nếp lẫn tẻ còn đòi gì nữa. Chung với riêng làm gì, lắm lúc con cũng nói láo. Con bảo hai đứa còn chẳng lo được nói gì đẻ thêm..
Nhìn đồng hồ đã 9h30 chú Đại đứng lên xin phép bà ngoại:
– – Giờ cũng muộn rồi con phải chạy về Hà Nội luôn, bà ở nhà nghỉ ngơi nhé. Nãy con cũng về qua nhà thăm cháu Hạnh rồi. Đinh chở cháu Hạnh ra đây mà sợ muộn, con bé ngoan lắm bà ạ, trước sợ con lắm, từ hôm đi Hà Nội với con về lại quý con mới chết chứ. Con được cái trẻ con ai nó cũng thích, tính con cũng quý trẻ con.
Bà ngoại với Nam tiễn chú Đại ra tận cổng, chú Đại nói với Nam:
– – Cháu phải nghe lời bà nhé, ngoan ngoãn rồi sau này muốn làm gì thì làm. Hôm nào chú nghỉ mấy hôm chú về xin phép ngoại đưa cháu lên Hà Nội gặp ông bà trên đó. Mặt có cái sẹo nhìn dữ đấy, thế này khối thằng nhìn phải sợ. Thôi chú về đây…
Nam gật đầu dạ vâng, chú Đại chào bà lần cuối rồi chạy vội lên đường, vì ngõ nhà bà ngoại nhỏ nên xe của chú Đại phải đỗ tít đằng xa. Bảo sao ban nãy chú đi bộ tìm nhầm mấy nhà. Nam đóng cổng rồi hai bà cháu đi vào nhà, bà ngoại hỏi:
– – Nhìn như xã hội đen thế mà tốt nhỉ, nói chuyện câu nào ra câu đấy. Cháu phải nhớ không được nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá con người ta, ở đời nhiều khi bên ngoài càng hiền lành bên trong càng độc ác, đấy như mụ dì ghẻ vợ bố mày đấy. Giờ mới vỡ ra là bị lép trứng…
Nam hỏi lại bà:
– – Trứng lép là sao hả bà…?
Bà ngoại nhìn nó cười:
– – Trứng lép là không đẻ được con nữa chứ sao..? Đi học mà cô giáo không dạy à…? Cũng vẫn còn phúc cho nhà nó là đẻ được một đứa con gái rồi, không thì còn khốn khổ khốn nạn. Bà đã bảo rồi, cứ làm ác rồi không chạy đâu được. Ngay cả chuyện nó cho người ta vay tiền lấy lãi cắt cổ là đủ chết rồi.
Nam ngồi mở túi quà ban nãy chú Đại cho, nó lấy cái phong bì đưa cho bà, bà ngoại mở ra thì trong đó có 5tr. Bà ngoại xoa đầu Nam nói:
– – Sao chú ấy cho nhiều thế, hai bà cháu ăn một tháng mất bao nhiêu tiền đâu. Tiền học thì đầu năm bố mày đóng hết rồi. Thôi lần sau có đến bà phải nói, nhận nhiều tiền thế này mang nợ đấy cháu ạ.
Nam nhìn bà ngoại cười:
– – Chú Đại tốt lắm bà ạ, lần nào về cũng cho hai anh em cháu quà. Cái áo cháu đang mặc cũng là chú ấy mua cho đấy bà ạ. Hôm nay mua toàn bánh kẹo ngon…
Bà ngoại nheo mắt:
– – Đấy thằng bố cả tháng không hỏi con lấy một câu, người ngoài thì lại quan tâm lo lắng. Bà cũng không hiểu ngày xưa mẹ mày nghĩ gì lại đi lấy nó. Nhưng thôi đời có vay có trả, coi như kiếp trước nhà mình vẫn còn mắc nợ nó đi.
Thấy Nam đang mân mê mấy hộp bánh kẹo bà ngoại nói:
– – Thôi ngủ đi mai còn đi học…
Nam nhìn bà cười tít mắt:
– – Chỗ bánh này hôm nào cháu lén mang vào cho cái Hạnh, chắc nó thích lắm…
Bà ngoại đáp:
– – Ừ không ăn thì mang cho em, mà con mụ kia nó đã nói vậy rồi có đến thì lén lén đừng để nó nhìn thấy nó lại chửi cho. Khổ anh em gặp nhau mà cứ như đi thăm tội phạm…Bà cũng chỉ mong sao sống dược đến ngày nhìn các cháu khôn lớn tự lập được…Mong sao ông mày với mẹ chúng mày phù hộ cho hai đứa…
Nam chạy lại ghép màn cho bà, tối đó nó xếp mấy hộp bánh kẹo ngay ngắn ở đầu giường miệng cười tủm tỉm, nó nghĩ đến cảnh mang bánh kẹo cho bé Hạnh con bé sẽ cười tít cả mắt, hai cái răng sún đã mọc lại nhưng nghĩ thế thôi là nó vui lắm rồi…