Bạn đang đọc Đèn Sáng Khi Người Đến FULL – Chương 41: Một Đêm Ngon Giấc
Lâm Giản tiện tay vơ hộp bao cao su ném vào người anh.
Anh nhanh nhẹn lui ra sau, vươn tay bắt gọn lấy: “Gấp không chờ nổi vậy sao?”
“Nói tiếng người!” Lâm Giản lạnh lùng đáp, thấy anh dù sao cũng không thể nói được mấy lời đàng hoàng, hỏi thẳng: “Lần trước đi đồn biên phòng không thành, ngày nào đó Diêu Hỉ rảnh thì tôi muốn xin cho cậu ấy nghỉ một ngày, dẫn tôi đi qua đó.”
“Không cần vội, sẽ có cơ hội.” Trần Hoài thong thả đáp lại.
“Nhưng tôi vội, càng nhanh càng tốt.
Tôi muốn nghỉ ngơi, không có chuyện gì khác thì để mai nói.” Giọng điệu của Lâm Giản đã thoáng thiếu kiên nhẫn.
“Còn một câu nữa.” Anh làm lơ vẻ mất kiên nhẫn của cô.
“Cái gì?” Lâm Giản càng không kiên nhẫn.
“Đã đến thì yên tâm ở lại.” Anh nói rồi thì ném cái hộp trong tay lên bàn, trên bàn mấy hộp to nhỏ của cô được xếp chồng ngay ngắn, “Ở đây không lạc hậu như em tưởng tượng, đến Mêdog thì có thể mua được đồ tránh thai, ngàn dặm xa xôi mang tới đây đúng là làm khó em.
Nhưng mà, vội vàng thì không thể ăn được đậu hủ nóng, một số việc cứ chậm rãi chờ cơ hội thích hợp thì làm cũng không muộn.” Một lời hai nghĩa, anh nói xong mới sảng khoái rời đi.
Đây mới là mục đích thật sự của anh khi đến đây.
Trần Hoài vừa bước chân ra, Lâm Giản đã đóng cửa lại.
Lần trước cô vội vàng quay về Hàng Châu, kế hoạch bị hủy giữa chừng.
Lần này dẫu sao cũng có rất nhiều thời gian, cho dù không có anh dẫn đường thì chắc cũng không thành vấn đề.
Lâm Giản tự tin nghĩ, đồ đạc đã sắp xếp xong, lúc này cô mới chú ý tới đống đồ của Chu Vi đưa, trên bao bì còn ghi là vị trái cây.
Chu Vi điên khùng!
Lâm Giản nghĩ vừa rồi bị anh cười nhạo thì giận sôi máu, điện thoại cho Chu Vi.
Lại tắt máy.
Không biết lại lêu lổng chơi bời quên trời đất ở đâu nữa rồi.
Bôn ba hai ngày một đêm, cô rửa mặt rồi đi ngủ sớm.
Sáng hôm sau, Lâm Giản mới dậy là đi tìm Diêu Hỉ.
Sau khi ăn sáng xong, mọi người lại không ra ngoài làm việc mà đi qua văn phòng giải quyết công việc.
Trần Hoài gọi cả lão Bộc tham dự, vẻ mặt nghiêm túc, có lẽ đang bàn bạc việc quan trọng.
Lâm Giản ý thức đi xa ra, theo thói quen định ra vườn rau chơi giết thời gian, đi được nửa chừng, cô lại dừng, quay lại lấy một băng ghế nhỏ ra cửa đồn ngẩn người nhìn trời.
Tây Môn Khánh lại vênh váo vào văn phòng, ngồi một bên tham gia cuộc họp, nhìn chủ nhân mình với vẻ ngưỡng mộ.
Đến giữa trưa, cuối cùng cuộc họp cũng kết thúc.
Lâm Giản kiên nhẫn đợi ăn xong cơm trưa, Diêu Hỉ vừa rời khỏi bàn ăn thì cô cũng đặt đũa đi theo, “Hỉ nè, chiều nay cậu có làm việc gì không?”
“Tạm thời không có.” Diêu Hỉ thành thật trả lời.
“Tốt quá, cậu có thể xin Trần Hoài nghỉ phép nửa ngày đưa tôi đến Cam Đăng không.” Lâm Giản nói ý định của mình.
“Được.” Diêu Hỉ gật đầu.
“Hỉ, đánh máy nội dung cuộc họp hôm nay lại thành văn bản cho tôi, gửi cho mỗi người một bản.” Phía sau vang lên giọng quen thuộc ẩn ẩn ý không vui.
“Có lẽ hôm nay không được rồi, hôm nào em dẫn chị đi.” Diêu Hỉ hạ giọng giải thích với Lâm Giản, sau đó nhận lệnh đi về văn phòng.
Anh ta cố ý.
Lâm Giản hít sâu một hơi, không nói một lời đi về phòng mình ở.
Mấy ngày sau, mọi người có vẻ bận rộn hơn nữa, chỉ có lão Bộc và Tây Môn Khánh ở lại đồn, mọi người đều ra ngoài nhưng không mang hành lý, chỉ mang quần áo nhẹ ra cửa, không biết đi tuần tra khu vực xung quanh hay thế nào mà tối về đều nói năng cẩn trọng, không nhắc tới ban ngày ra ngoài làm gì.
Dù sao đây cũng là những việc mà cô không nên biết, cô hiểu ý nên không hề hỏi.
Nháy mắt đã mấy ngày trôi qua.
Lâm Giản ngồi một mình trước đồn cảnh sát, sự kiên nhẫn của cô gần cạn kiệt.
Anh cố ý, cô nhận ra được.
Anh không cho cô có cơ hội nhờ bất kỳ ai ở đây đưa cô đến biên giới.
Ở đây thực sự xa xôi, trong ngày hiếm hoi mới thấy được một vài người Tây Tạng đi qua.
Lần duy nhất cô nhìn thấy một vài người Tây Tạng đi ngang qua một nhóm, Lâm Giản mừng rỡ muốn hỏi họ đường đến Cam Đăng.
Kết quả là họ chỉ hiểu tiếng Tạng, Lâm Giản lại chỉ có thể nói tiếng phổ thông, khoa chân múa tay một lúc lâu mà hai bên vẫn không hiểu ý nhau.
Lâm Giản cân nhắc sáng mai quay lại Mêdog, tìm một người dân tộc Môn Ba biết tiếng phổ thông dẫn đường.
Cô có ý định mới, nên sáng hôm sau dậy sớm.
Không ngờ, vừa mở cửa cô đã nhìn thấy Trần Hoài đã đợi bên ngoài.
Hôm nay, anh mặc quần áo bình thường, nhìn thấy cô đi ra, anh nói: “Hôm nay có thời gian, có thể đi”.
Lâm Giản hiểu anh muốn nói gì, ít nhất để anh dẫn đường cũng đáng tin cậy hơn là tìm một người lạ.
“Cảm ơn.” Cô suy nghĩ rồi đồng ý, miễn cưỡng nói câu cảm ơn.
Rốt cuộc, nếu anh nói với cô sớm hơn rằng anh sẽ đưa cô đến đó, cô đã không sống như ngày dài bằng cả năm trong mấy ngày qua.
Trần Hoài quen thuộc với khu vực bên này, dẫn cô đi đường tắt qua núi.
Mấy hôm trước Lâm Giản không có việc gì làm nên nghỉ ngơi đúng giờ giấc, thể lực tốt hơn trước rất nhiều, mệt thì mệt nhưng vẫn có thể theo kịp chân anh.
Leo qua vài ngọn núi, lên đến điểm cao nhất, nhìn về trước có thể thấy được quân đội của láng giềng Ấn Độ.
Trước kia Lâm Giản đã nhìn thấy bản đồ phóng to trong phòng Trương Diệu Tổ, theo ấn tượng của cô thì khu vực rộng lớn này phải là lãnh thổ Trung Quốc, cô nhìn chăm chăm khu vực binh lính Ấn Độ đang tuần tra trước mặt, sững người: “Theo lý thuyết thì đây phải là lãnh thổ Trung Quốc phải không?”
“Đây là thực tế khu vực kiểm soát của phòng tuyến McMahon*.” Trần Hoài hiếm khi đứng đắn, nghiêm nghị nhìn khu vực binh lính Ấn Độ đang đi trước mặt, ánh mắt sâu thẳm, mênh mông.
Mỗi tấc đất mà những người lính Ấn Độ tuần tra dẫm lên đều là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trời đã giữa trưa, ánh nắng càng gay gắt.
Đi bộ lâu vậy, người anh đã ướt nhẹp mồ hôi, nắng cao nguyên chiếu vào làn da rám nắng của anh giống như một loại hormone mà thiên nhiên ban tặng cho anh, càng làm cho đường nét gương mặt anh thêm cường tráng, giống như cơ thể anh thẳng tắp kiên cường.
Gió vù vù thổi qua tai cô, mang theo điệu nhạc không tên, khơi lên một dư âm vang rền trong tim cô.
Ngay khoảnh khắc đó, cô thừa nhận mình rung động vì người đàn ông này.
Không khoa trương, không có công tích vĩ đại, họ đã dùng những năm tháng bình thường nhất nhưng đẹp đẽ nhất đời mình thực hiện nhiệm vụ tại nơi biên cương Tổ quốc không người biết đến.
Trong giây phút đó, cô thừa nhận mình động lòng.
“Em đã từng nghe anh trai nói chuyện này trước đây, sáu năm trước không phải chúng ta đã thắng sao, sao lại từ bỏ nơi này mà rút lui lại, để cho Asan** chiếm lĩnh đất của ta?” Lâm Giản nhớ tin tức mình đọc mấy hôm trước trên điện thoại, không hiểu nổi.
“Em cũng nói là 6 năm trước, dựa theo tình hình trong nước và thực lực quốc phòng khi đó, hơn nửa năm núi tuyết phủ, có thể khắc phục được việc sốc độ cao trèo đèo lội suối đột kích đến đây, may mắn gặp được thời cơ thì thắng.
Chưa kể cuộc khủng hoảng hạt nhân cũ sẽ khiến Mỹ che chở Ấn Độ ngay khi cuộc khủng hoảng hạt nhân chấm dứt.
Nếu không kịp thời rút lui, tiếp viện vật tư không đến kịp, thắng sẽ biến thành bại, tổn thất và thương vong là điều khôn lường.
Vì vậy, kết quả rõ ràng là thắng lợi nhưng kịp thời rút lui mới là sự lựa chọn tối ưu.” Bất kỳ việc gì anh phân tích đều có điểm chính điểm phụ, mạch lạc rõ ràng, trí tuệ sâu sắc.
“Thực ra… trong quân đội không phải vẫn có lính dù sao? Điều kiện địa chất ở đây thường xuyên xảy ra tai nạn, điều kiện xây dựng đường xá khó khăn như thế, tại sao không lựa chọn khu vực tương đối bằng phẳng xây dựng sân bay? Như vậy không phải là sẽ cơ động và nếu có chiến tranh thì hoạt động thực chiến sẽ mạnh hơn sao?” Cô vẫn không hiểu ra.
“Thời tiết khí hậu bên này hay thay đổi, thường xảy ra thiên tai, không thích hợp xây dựng sân bay.”
Lâm Giản chợt hiểu đáp án cho câu hỏi Diêu Hỉ đợt trước.
Khi đó cô hỏi Mêdog có hơn một vạn dân, địa thế hiểm trở như vậy thì sao chính quyền lại bằng mọi giá mà đầu tư cao tốc vào nơi không khác gì hòn đảo tuyết này.
Vì vận chuyển, vì tiếp viện, đối với quân đội mà nói, thì đây là con đường sinh mệnh.
Con đường mà phải mất mấy chục năm xây dựng có ý nghĩa chính trị quan trọng hơn rất nhiều so với việc khai thác du lịch, phát triển kinh tế địa phương mà cô từng nghĩ.
Một con đường mở giữa trời, một khi biên giới có chút gió thổi cỏ lay có thể đảm bảo binh lính bố trí ở phụ cận có thể nhanh chóng triển khai tập hợp, quan trọng nhất là còn có thể đảm bảo vật tư tác chiến có thể cung ứng kịp thời.
Lâm Giản nhìn quanh bốn phía, nếu để ý kỹ có thể thấy những mộ bia không tên nằm rải rác, mảnh đất dưới chân có thể là nơi ngủ yên của hàng vạn liệt sĩ vô danh đã vượt núi băng rừng đến đây bảo vệ biên cương bờ cõi.
Ước nguyện của họ không dừng lại nửa chừng, sẽ còn nhiều thế hệ tiếp tục nỗ lực bảo vệ đất nước.
“Biên giới là nơi khởi đầu của nhiều việc, những kẻ trùm buôn lậu với bọn tay chân liều mạng đều ôm tâm lý may mắn dựa vào đường biên giới rất dài mà vượt biên, một khi không xử lý tình hình đúng cách nó sẽ mở rộng quy mô theo hướng ngược lại.
Sau này không được anh cho phép, em không được chạy lung tung ra ngoài.” Anh nhìn vẻ mặt cô giật mình thì biết cô đã nghe hiểu ý mình, sau này sẽ bớt tùy ý lại, xoay người rời khỏi độ cao này, đây chính là mục đích anh đến đây.
Đúng như anh dự đoán.
Đoạn đường tiếp theo, Lâm Giản không còn nóng vội nữa mà đi theo Trần Hoài một cách ngoan ngoãn, không thúc giục cũng không nói gì nhiều.
Buổi tối, Trần Hoài đưa cô đến một thôn xóm không tên, khu vực này diện tích rộng lớn mà dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng không theo kịp nên chính phủ đã xây dựng một khu vực bằng phẳng, xây dựng nhà cửa di dời dân qua khu vực ấy, vì vậy ngôi làng cũ ban đầu dần dần hoang phế, Trần Hoài và Lâm Giản qua đó, chỉ có một vài hộ dân ở lại trong những ngôi nhà xây theo kiểu Tạng chưa chuyển đi.
Tầng dưới nhà được làm bằng đá nhốt trâu bò, thỉnh thoảng sẽ có tiếng trâu bò truyền ra, trong không khí còn nghe thoang thoảng mùi phân bò, cừu.
Trần Hoài đi qua nói mấy câu với chủ nhà, họ nói tiếng Tây Tạng, cô nghe mà không hiểu.
Nhưng may mà người đó gật đầu đồng ý.
Lâm Giản vào nhà mới biết Trần Hoài nói với họ là muốn xin nghỉ chân nhờ một đêm.
Gia đình này chỉ có một cặp vợ chồng trung niên, mặc y phục truyền thống của người Tây Tạng, họ nhiệt tình múc rượu được ủ bằng kê chân gà và ngô luộc cho họ ăn.
Nhà cửa tuy đơn sơ nhưng Thangka*** treo giữa nhà lại rất tinh xảo.
Sau bữa tối, chủ nhà dẫn họ vào một gian phòng.
Trong phòng trải thảm dày của dân tộc Tạng, một chiếc giường hẹp trải chăn bông, trong phòng ngoài một chiếc ghế còn có rất nhiều đồ vật nhỏ cổ xưa, không có đồ gia dụng hiện đại.
“Ngày mai muốn dậy sớm thì tối đi ngủ sớm đi.” Anh nói rồi bước lại ngồi lên chiếc ghế duy nhất trong phòng, xem ra định ngồi đó qua đêm.
“Buổi tối – nhiệt độ chênh lệch ngày với đêm rất cao, anh cũng lên giường ngủ đi.” Cô nói xong thì cởi giày, không cởi bất kỳ món đồ nào trên người, nghiêng người cuộn sát mép giường bên trong đi ngủ.
Anh ngồi yên không nhúc nhích.
“Đừng để cảm lạnh, em còn cần anh dẫn đường.” Có lẽ do miệng cô bị che kín nên giọng hơi lúng búng, không rõ lời.
Lúc này anh mới đứng dậy, đi tới gần cởi giày, để nguyên quần áo nằm lên, không dịch chăn qua đắp.
Lâm Giản đang cuộn mình bên trong, giường này rất nhỏ, một mình cô thì còn được.
Anh tay dài chân dài nằm bên ngoài đã chiếm gần hết nửa giường, tay chân không thể nào thoải mái chứ đừng nói tới xoay người.
Chưa kể anh còn không đắp chăn, cái chăn xếp chồng lại lấn vào bên trong, không gian càng chật chội khó chịu.
Chất lượng giấc ngủ của cô không tốt, rất khó vào giấc.
Lâm Giản cuộn mình trong không gian nhỏ hẹp bên trong, cẩn thận lật người rất nhiều lần để chắc chắn anh ngủ rồi mới dịch chăn ra ngoài.
Không gian rộng hơn được một chút, cô lại trở người mấy lần, đường xá bôn ba, không lâu sau Lâm Giản cũng thiếp đi.
Không gió không mưa, cũng không mộng mị, không bồn chồn lo lắng, lòng an tĩnh hiếm có.
Một đêm ngon giấc.
Sáng sớm hôm sau Lâm Giản tỉnh dậy thì Trần Hoài đã dậy từ lâu.
Cô cũng nhanh nhẹn rời giường, xuống dưới sân, xa xa đã nhìn thấy mấy người lính mặc quân phục đang đi trên con đường đất bên ngoài lại gần đây.
“Họ đến đây làm gì vậy?”
“Đồn biên phòng tuần tra hàng ngày thôi.”
“Đồn biên phòng nào?”
“Cam Đăng.” Anh trả lời, mặt không biểu cảm.
“Tìm mòn gót giày mà không thấy, có được chẳng tốn chút công lao”, cô đột nhiên đờ người, trong lòng tự nhiên có nỗi hồi hộp không diễn tả được, dĩ nhiên là không thiếu phần phấn khích.
“Người thứ hai ở giữa là người em muốn tìm.” Anh tiếp tục nói.
Không biết sao anh lại có năng lực đến mức tính toán chuẩn xác thời gian họ đi ngang qua đây, mà anh chỉ cần ở lại đây một đêm nghỉ lại được việc.
“Không phải anh nói Đổng Tự đã được điều động đi khỏi đây sao?” Cô nhìn anh chăm chăm xem phản ứng của anh, mắt sáng quắc.
Anh không trả lời.
“Còn nữa, làm sao anh biết Đổng Tự sẽ đi ngang qua đây?” Cô tiếp tục hỏi.
“Em không cần biết điều này.
Họ sẽ đến thăm gia đình trong vòng ba phút.
Em chỉ cần tình cờ gặp được họ nên hỏi thăm, sau đó nói chuyện với anh ta, làm những việc em cần làm.” Anh lời ít ý nhiều, không trả lời hết những câu hỏi của anh.
“Vậy còn anh?”
“Hôm qua mới tình cờ gặp em.
Anh thấy em bị lạc nên dẫn em đến đây xin ngủ lại một đêm.
Chỉ vậy thôi.” Nói xong anh dựa vào cánh cửa gỗ bên cạnh, ánh mắt thâm ttrầm, có rất nhiều bí mật mà cô không biết.
Cô bước đến gần anh, đè giọng nhỏ lại, nhưng cắn từng chữ ra thành tiếng, “Anh lợi dụng em!”
Động lòng là một chuyện.
Nhưng anh lợi dụng cô lại là chuyện khác.
Editor có lời muốn nói:
Vì Lâm Giản đã động lòng nên mình thay đổi xưng hô của em ấy với anh Hoài từ chương này.
Tuy nhiên với những người khác mình vẫn giữ nguyên xưng hô của Lâm Giản là tôi – anh; tôi – cậu vì theo ý kiến cá nhân mình, Lâm Giản sống độc lập từ nhỏ, chỉ dựa vào mình Lâm Cương, mối quan hệ với người khác rất lạnh nhạt hình thành nên tính cách của cô ấy.
Mặc dù cô ấy có tình cảm thân thiết với Diêu Hỉ, với mọi người trong đồn nhưng mình nghĩ hiện giờ mình vẫn giữ nguyên vậy, cả cách nói chuyện đơn giản, trực tiếp.
Đến khi nào mình cảm thấy cần thiết thì sẽ thay đổi nhé.
Hy vọng mọi người hiểu và đồng thuận.
Nếu không đồng ý, bạn cứ cmt, chúng mình cùng thảo luận thêm.
GHI CHÚ:
Chương này phần cuối chương tác giả nói khá nhiều về chiến tranh Trung – Ấn, cảm nhận về binh sĩ Trung Quốc tại Tây Tạng… nhưng mình xin phép không edit phần này mà đưa ghi chú vào để có phần khách quan hơn.
* Chiến tranh Trung-Ấn – Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma.
Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.
Địa điểm tranh chấp nằm quanh khu vực phía bắc và phía nam của phân tuyến McMahon, nơi mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền thuộc về họ từ nhiều thế kỷ trước.
Đây là vùng đệm tiếp giáp biên giới hai nước, nối liền miền Bắc Ấn Độ với hai khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay.
Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3550 km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng.
Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước.
Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya.
Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở Đông Bắc Ấn Độ và Kashmir,Tây Bắc Ấn Độ.
Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại.
Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại.
Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại.
Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan.
Thông tin về chiến tranh biên giới Trung – Ấn tham khảo theo https://vi.wikipedia.org/…/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Trung%E2…
** Asan: 红头阿三: India Asan, dùng để chỉ người da đỏ, phiên âm A SIR.
“Ấn Độ Ahsan” bắt nguồn từ phương ngữ Thượng Hải của phương ngữ Wu trong thời kỳ “Shiliyangchang”.
Người Ngô thích thêm từ “阿”, và các từ liên quan đến “ba” trong phương ngữ Thượng Hải (Asan, 83, 窪三, 13 giờ), Zhutou San, La San) chủ yếu là các thuật ngữ xúc phạm.
Trong tô giới của Anh ở Thượng Hải, thường có các “công chức” được chuyển từ Ấn Độ sang để lo một số việc vặt.
Những người Ấn Độ này là “tay sai” trung thành của người Anh và suốt ngày múa dùi cui.
Vì vậy, người Thượng Hải gọi họ là ” Asan “.
Ngoài ra là tên gọi chung của đội tuần tra Sikh trong khu nhượng địa Thượng Hải, khi tên tương ứng ở Hồng Kông là Moroza.
Nguồn gốc của “cái đầu đỏ” là do lực lượng tuần tra Ấn Độ thời đó hầu hết là người Sikh, họ thường đội khăn trùm đầu màu đỏ, nguồn gốc của Ah San thì khác.
Ngày nay, thuật ngữ “Asan Ấn Độ” đã được lưu hành rộng rãi, và nó thường có nghĩa là người Trung Quốc chế nhạo Ấn Độ.
*** Thangka – Thang-ga, còn được gọi là Tangga, là phiên âm tiếng Tây Tạng, dùng để chỉ những bức tranh cuộn tôn giáo được gắn trên sa tanh màu và được treo để thờ cúng.
Thangka là một loại hình nghệ thuật hội họa độc đáo trong văn hóa Tây Tạng.
Chủ đề liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội Tây Tạng.
Hầu hết các thangka được lưu truyền là tác phẩm của Phật giáo Tây Tạng và tôn giáo này.
Thangka là một loại hình nghệ thuật hội họa độc đáo trong văn hóa Tây Tạng.
Với đặc điểm dân tộc đặc biệt, màu sắc tôn giáo mạnh mẽ và phong cách nghệ thuật độc đáo, nó sử dụng màu sắc tươi sáng để mô tả thế giới của Đức Phật linh thiêng; theo truyền thống, tất cả các loại sơn là vàng, bạc, ngọc trai, mã não, san hô, ngọc lam, malachit và chu sa.
Các loại sơn quý khác đá quý khoáng chất và thực vật như nghệ tây, đại hoàng, và chàm xanh được sử dụng làm sắc tố để thể hiện sự linh thiêng của chúng.
Những nguyên liệu tự nhiên này đảm bảo cho bức tranh thangka được sơn màu sáng và chói lóa, dù trải qua hàng trăm năm sơn màu vẫn sáng đẹp.
Vì vậy, nó được mệnh danh là báu vật của nghệ thuật hội họa dân tộc Trung Hoa, và bộ “bách khoa toàn thư” của dân tộc Tây Tạng cũng là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá trong nghệ thuật dân gian của dân tộc Trung Hoa.
Vẽ thangka truyền thống đòi hỏi những yêu cầu khắt khe và quy trình vô cùng phức tạp, phải được thực hiện theo đúng nghi thức trong kinh và yêu cầu của sư phụ, bao gồm các nghi lễ tiền sơn, dựng vải, phác thảo bố cục, tô màu và nhuộm màu, vẽ đường viền và tạo hình…!dát vàng và bạc, mở mắt, Một bộ hoàn chỉnh các quy trình công nghệ như lắp và mở đường may.
Để làm một bức thangka mất nhiều thời gian, phải mất nửa năm mới hoàn thành, còn làm một bức dài phải mất hơn mười năm..