Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn)

Chương 7: Hỗn loạn


Đọc truyện Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn) – Chương 7: Hỗn loạn

Ngày 14 tháng 3 năm 2009

Bác sĩ đang nằmtrên chiếc giường trắng mềm mại, hàng mi dài ngả bóng. Cuộn tròn trong lòng anh là một Bác sĩ phiên bản nhí, mặc áo ngủ liền quần, mái tóc mềm mại, đầu rúc vào tay. Nắng mai tinh nghịch nhảy quanh hai ngườiđang ngủ say, nhịp thở đều đều. Hình ảnh chuyển đến trước cửa, một người phụ nữ bước vào…

Tôi bừng tỉnh, bên cạnh là thầy Lâm đang ngáy khe khẽ. Thở dài, nhìn đồng hồ, chưa đến hai giờ sáng, tôi nhếch miệng cười rồi lại nhắm mắt ngủ tiếp. Mơ mơ màng màng không biết sau bao lâu thì nghe thấy dồn dập tiếng bước chân chạy đến phòng cấp cứu phía đối diện,ngay sau đó, tiếng khóc vang trời.

Rồi tiếng bình truyền dịch vỡ, giá treo đổ, tiếng giường đẩy rangoài và một giọng nữ chói tai: “Người đang yên đang lành vào tay các anh sao lại ra nông nỗi này!”

Loáng thoáng nghe được giọng nói quen thuộc, tôi khoác áo xuống giường bước ra ngoài. Trên hành lang chỉ bật đèn khuya, Bác sĩ đứng sát tường, tay cầm bệnh án, xungquanh mảnh thủy tinh rơi đầy đất, người nhà bệnhnhân đang vây chặt lấy anh trách mắng. Ánh đèn đêm khi mờ khi tỏ, mắt anh nhìn xuống, không thấy rõ biểu cảm.

Tiểu Đỗ đang cầm chổi chạy qua định dọn dẹp mảnh thủy tinh thì bị người nhà bệnh nhân kích động đẩy: “Cút sang một bên!”

Cậu bé không cẩnthận bị đẩy cho suýt ngã, được Bác sĩ đỡ một tay:”Lát nữa hẵng dọn.”


Cậu nhăn mặt đi về phòng y tá, lúc đi qua cửa phòng tôi mới dừng lại.

“Là ông giáo sư về hưu ấy à?” Ngày hôm qua ông ấy mới phẫu thuật xong.

Tiểu Đỗ bĩu môi: “Lúc ký giấy cam kết phẫu thuật đã cảnh báo trước rồi, ông cụ hơn tám mươi tuổi, nào là tiểu đường, bệnh tim, rồi thì mở nắp sọ, đặt stent mạch vành, cơ thể lại còn yếu, phẫu thuật thành công đã khó khăn lắm rồi, giai đoạn cuối như thế này ở nhà hưởng thọ có phải hơn không? Đằng này mấy đứa con ham ba đồng lương hưu củaông cụ, nằng nặc đòi làm phẫu thuật, sống thêm mộtngày là thêm một khoản tiền. Lúc cần thì không thấy bóng, giờ ăn vạ cái vẹo gì? Chẳng qua bắt nạt bác sĩCố hiền.”

Cậu nhóc mười chín tuổi, bực dọc càng nói càng to làm người nhà bệnh nhân quay sang nhìn,tôi vội vỗ vai: “Đi nghỉ ngơi đi.”

Tiểu Đỗ cau mày đang định quay đi, không hiểu sao con út của ông cụ mới mất xông lên túm cổ áo Bác sĩ, đẩy vào tường: “Người đang yên đang lành sao vào tay chúng mày lại chết! Mày nói rõ ràng cho tao xem nào!”

Từ khi sinh ra tới giờ, đây là lần đầu tiên tôi thấy người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ, vậy nên đến khi bình tĩnh lại, tôi đã thấy mình và Tiểu Đỗ lao đến. Người nhà vây quanh thấy có biến vội gỡ hai người ra.

“Sao các anh lại đánh người!!” Tiểu Đỗ tức giận quát.

“Ba tôi còn chết rồi kia kìa!” Một ngườiphụ nữ lao lên, tôi không phản ứng kịp, dù đã quay đi nhưng vẫn bị chị ta cào vào cổ. Bác sĩ kéo tôi ra phíasau anh, đẩy tay chị ta: “Đây là bệnh viện! Anh chị không được gây rối!”

Sau đó, ồn ào một lúc, trong tầm mắt tôi chỉ có chiếc áo blouse trắng phía trước cho đến tận khi nghe tin bảo vệ đã kiểm soát được tình hình, thậm chí cảnh sát cũng vào cuộc.

“Họ chữa bệnh nhưng lại làm chết người,còn đánh chúng tôi nữa!” Con trai lớn của người quá cố nhào tới kéo cảnh sát.


“Người đánh là cá canh cơ mà!” Tiểu Đỗ bẻ tay, mặt bừng bừng tức giận.

“Hành lang có lắp camera, ai đánh, đi kiểm tra thì biết.” Bác sĩ quay lại nhìn tôi, bỗng đưa tay nhấc cằm tôi lên.

“A…” Thấy đau tôi mới nhận ra cằm mình bị xước, chảy máu. Đúng là tai bay vạ gió.

Cảnh sát và hai bên đều đến văn phòng,đám đông giải tán, tôi về phòng an ủi thầy Lâm rồi lên giường ôm chăn ngẩn ngơ. Khoảng nửa tiếng sau, cửa phòng nhẹ nhàng mở, tôi chạy ra ngoài.

“Cằm của em.” Bác sĩ đưa urgo cho tôi.

“Cảm ơn anh.” Tôi xé ra, nhìn quanh nhưng không thấy có chiếc gương nào trong hành lang cả.

Bác sĩ thở dài, cầm lấy rồi dán lên vết thương: “Ngẩng lên một chút.”

Người tôi cứng đờ, bỗng cảm thấy hơi lúng túng, nửa đêm nửa hôm, cô nam quả nữ… Sờ sờ vết thương đã dán băng, tôi ho nhẹ: “Xử lý xong chuyện rồi à?”


“Ừ.”Anh hơi nhíu mày, im lặng nhìn cửa phòng cấp cứu rất lâu rồi mới nói nhỏ: “Đây là bệnh nhân đầu tiên của tôi ra đi.”

Mọi người đều nghĩ rằng,nghề bác sĩ đã chứng kiến chuyện buồn mãi thành quen,nhưng họ đã quên, khi gặp bất cứ ai bệnh tình nguy kịch, phản ứng đầu tiên của chúng ta là xót xa, mà phản ứng đầu tiên của bác sĩ là cứu chữa.

Đối với cái chết, chẳng ai có thể vô cảm. Nhưng kết quả mà chúng ta thấy thường là những cái kết có hậu.

Tôi nhìn về phía ICU đã quét dọn sạch sẽ: “Chú em là bácsĩ Đông y, chú đã nói, cứu được, là đã làm hết trách nhiệm, không cứu được, cũng là đã làm hết trách nhiệm.”

___________________________________________

Bác sĩ: À, buổi tối hỗn loạn ấy. Có điều nó lại làm anh nghĩ ra một vài chuyện.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.