Đọc truyện Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn) – Chương 68: Danh chính ngôn thuận
Lần thứ hai Cố Ngụy tới nhà tôi, sau khi ăn tối liền đi tản bộ cùng thầy Lâm, gặp hai cha con Dương Lịch.
Bác Dương: “Lão Lâm à, đây là?”
Cố Ngụy kín đáo đưa mắt nhìn thầy Lâm, trong lòng khá căng thẳng.
Thầy Lâm: “Đối tượng của Hiệu Hiệu đấy.”
Bác Dương: “Hả? Hiệu Hiệu đã tìm được đối tượng rồi à? Thế Dương Lịch nhà chúng tôi phải làm sao?”
Sau khi trở về, bị Cố Ngụy ép cung, tôi bèn thành thật khai báo: “Từ khi em còn bé hai gia đình đã nói sẽ kết thông gia rồi.”
Thầy Lâm vẫn luôn yêu thích Dương Lịch, một người hiếu thuận, tỉ mỉ, công việc ổn định, quan trọng là: “Gần nhà chứ sao. Cùng một khu luôn. Đi bộ mười phút là tới.”
Cố Ngụy: “Thế cho nên?”
Tôi nhìn anh: “Thế cho nên bây giờ em là đơn phương hủy bỏ ước định.”
Cố Ngụy: “Có hôn ước thật sao?!”
Tôi bật cười, xoa mặt anh: “Không có, trêu anh thôi.”
Cố Ngụy đặt tay trái lên ngực: “Anh cũng có tuổi rồi, em cứ như thế anh rất không có cảm giác an toàn đấy.”
Tôi nhìn Bác sĩ mặt mũi tủi thân ấm ức, mây đen bay đầy trời, bất đắc dĩ bèn ghé tới hôn anh.
Để lấy lòng được thầy Lâm cùng các trưởng bối khác trong nhà, số lần đi đi lại lại giữa thành phố X và thành phố Y của Cố Ngụy ngày một tăng lên. Cho tới một lần, sau khi ăn xong, mẹ tôi sai tôi bê một chiếc hòm ở trong kho ra, đẩy tới trước mặt Cố Ngụy. Vừa mở ra tôi hoàn toàn hóa đá.
Một chiếc khăn quàng cổ. Món quà đầu tiên tôi tự mua cho mình năm mười tám tuổi. Tôi tới trung tâm thương mại, bất ngờ ưng ý một chiếc khăn quàng cổ nam, không hiểu vì sao lại thích từ kiểu dáng cho tới hoa văn của nó. Lúc đó tôi chẳng biết mua cho ai, nhưng vẫn quyết định mua mà không hề do dự.
Một túi đựng giấy tờ. Thầy Lâm và mẹ tôi đi hưởng tuần trăng mật thứ hai, tới một thành phố nhỏ ở Italia, trong một tiệm bán đồ thủ công với rất nhiều loại bao bì, túi đựng, tất cả đều là “hàng độc”. Thầy Lâm vừa nhìn đã ưng mắt túi đựng giấy tờ này, vì thế liền mua một chiếc màu nâu và một chiếc màu đen. Sau khi trở về, ông đã dùng chiếc màu nâu, còn chiếc màu đen thì “để lại cho con rể”.
Trọn bộ chăn ga gối. Lúc mẹ tôi đi họp ở Hàng Châu, vừa hay có một cuộc triển lãm tơ lụa. Vừa nhìn thấy bộ chăn ga này bà đã gọi điện cho tôi. “Mẹ chọn xong quà cưới cho con rồi.” Và thế là mẹ tôi mang bộ chăn ga từ nơi xa xôi ấy về.
Một đôi đá Baarin. Ban đầu nó chỉ là một viên đá rất mịn, nhưng qua quá trình điêu khắc trở thành hai con dấu này, nhưng chưa hề khắc chữ. Trước khi qua đời ông nội đã để lại cho tôi.
Nguyên một bộ kinh thư chép tay. Bà ngoại là người thiện tâm, bà đã chép cho tôi và anh họ mỗi người một bộ kinh, sau này khi lập gia thất, bộ kinh ấy sẽ chấn giữ cho nhà cửa bình yên.
Vân vân vũ vũ, đầy cả một hòm, tất cả đều là những thứ người nhà tôi tích góp trong suốt mười năm qua. Lúc để lại những thứ này cho tôi, chẳng ai biết trước được Cố Ngụy sẽ bước vào đời tôi lúc nào, nhưng mọi người đều tin rằng, sẽ có một ngày, có một chàng trai tốt bước tới, xứng đáng nhận được những món đồ ấy.
Suốt cả quá trình, Cố Ngụy hoàn toàn yên lặng nghe mẹ tôi giảng giải xuất xứ từng món đồ.
Anh mang nguyên cả cái hòm ấy về thành phố X. Từ ấy về sau đã có cái mác “đàn ông có vợ” rồi.
Sau khi có danh phận, tôi và Cố Ngụy bước chân vào giai đoạn cuộc sống “trêu chọc và bị trêu chọc”.
Cố Ngụy: “Hôm nay lại có thêm năm bệnh nhân.” (Phải thường xuyên đi thăm phòng bệnh, hầu như không thể ngủ nổi.)
Tôi: “Không ngủ được thì năm trên giường nhắm mắt nghỉ ngơi, sau đó nhớ em.”
Cố Ngụy: “Ngày nóng nực thế này, em bảo anh nằm trên giường nhớ em?”
Tôi: “Nếu như em không lí giải sai, ý của anh khi nãy là…”
Cố Ngụy: “Em đừng có suy nghĩ đen tối.”
Tôi: “Đang làm cao sao?”
Cố Ngụy: “…”
Tôi: “Người suy nghĩ đen tối là anh thì có.”
Cố Ngụy: “…”
– ————
Người nhà bệnh nhân hỏi y tá phải kiêng khem những gì, làm sao để nấu nướng cho bệnh nhân, y tá bận rộn, bèn chỉ về phía tôi: “Bác hãy hỏi cô ấy đi.” Thế là tôi lại bị bắt ép trả lời một đống câu hỏi.
Có một lần, Cố Ngụy tan ca liền tới nhà vệ sinh thay quần áo. Tôi ở trong văn phòng của anh đợi. Có một người nhà bệnh nhân (tới chăm sóc bệnh nhân cả một ngày trời mà vẫn chưa biết mặt bác sĩ), trên tay cầm danh sách thuốc truyền bước tới, kích động nắm lấy tay tôi. “Bác sĩ ơi, chai này là gì ạ? Chai màu vàng để làm gì ạ?”
Tôi đưa mắt nhìn: “À, à… thông mạch, làm mềm huyết quản, ngăn không cho ứ huyết và tắc mạch máu.”
Người nhà bệnh nhân: “Thế bây giờ bố tôi có được ăn cơm không ạ?”
Tôi đưa mắt nhìn xung quanh, sao Cố Ngụy vẫn chưa quay lại chứ: “Ừm… ăn thứ gì lỏng lỏng thôi. Không được ăn cơm khô, cơm nát thì được.”
Khó khăn lắm bác sĩ chính hiệu mới quay lại, kiên nhẫn giải đáp mọi thắc mắc.
Người nhà bệnh nhân kia thấy tôi đứng đằng sau Cố Ngụy bèn nói một câu: “Hai bác sĩ đang yêu nhau sao?”
Tôi: “Tôi… không phải là bác sĩ.”
Người nhà bệnh nhân: “Thế làm sao mà cô biết những điều kia?”
Tôi cũng không thể nói chính mình cũng từng là người nhà bệnh nhân được, như thế sẽ khiến Cố Ngụy trở thành phường lừa gạt mất.
Cố Ngụy cười đáp: “Phu xướng phụ tùy.”
Tôi: “…”
Bệnh viện gần như quanh năm đều bật điều hòa, đặc biệt là mùa đông. Chỉ cần chế độ sưởi vừa được bật lên, Bác sĩ lại là ngườu công việc bận rộn nên thường xuyên quên uống nước, vì thế, môi bắt đầu nứt nẻ, bong da, chảy máu.
Tôi mua son dưỡng môi của nam cho anh.
Bác sĩ phản đối: “Anh là đàn ông mà.”
Tôi nói: “đây là loại dùng cho nam mà.”
Nhưng vẫn không chịu dùng.
Tôi nói: “Anh cứ mặc kệ nó thế sao?”
Bác sĩ: “Anh uống nước.”
Tôi nói: “Trong một ngày có mấy tiếng đồng hồ anh ở chung được với cái cốc của anh?”
Bác sĩ suy nghĩ: “Hai tiếng.”
Tôi nói: “Vậy được, một ngày tám cốc nước, anh phải giảu quyết trong vòng hai tiếng, mỗi tiếng bốn cốc, bình quân mười lăm phút một cốc.”
Bác sĩ: “…”
Tôi nói: “Thầy Lâm cũng dùng đấy. Đàn ông dùng son dưỡng cũng bình thường mà.”
Bác sĩ lúc này mới không mấy tình nguyện nhận lấy.
Buổi tối, tắm xong.
“Lâm Chi Hiệu! Cái đồ dính dính này dùng kiểu gì?”
“Chưa ăn thịt heo thì cũng phải nhìn thấy heo thì cũng phải nhìn thấy heo chạy rồi chứ? Phụ nữ bôi son kiểu gì, anh bôi son kiểu đó. Nhanh lên.”
Khi Cố Ngụy bước ra như một âm hồn (chưa có bôi cái gì cả), tôi đang bôi son dưỡng (tôi có để một cây son dưỡng trên hộc tủ đầu giường nhà anh). Anh ngồi xuống bên cạnh tôi, nhìn chằm chằm tôi một lúc, sau đó liền cầm lấy cây son dưỡng trong tay tôi: “Anh cảm thấy cái này trông đáng tin hơn.”
Kết quả, mùa đông năm đó hai chúng tôi dùng chung một cây son dưỡng, còn cây son dưỡng của nam kia mới chỉ được xé mác mà thôi.
Kì nghỉ đông, tôi cùng con gái của một dì đồng nghiệp đi tham gia hội chợ việc làm, về tới nhà liền gọi cho Cố Ngụy.
“Bác sĩ, hình như chuyên ngành của em không được coi trọng lắm.”
“Ừm, hơi hơi.”
“Khâu quản lí của thành phố Y rất nghiêm ngặt, em cảm thấy mình có tố chất của một công dân thất nghiệp.”
“…”
“Nếu sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm, em sẽ chạy tới ăn bám anh.”
“Khâu quản lí của thành phố X cũng nghiêm ngặt lắm.”
“Không sao. Em ăn đồ của anh, ở nhà của anh, dùng đồ của anh.”
“Quý cố tới để nghỉ dưỡng sao?”
“…”
Trước hôm tốt nghiệp, tôi có mội lời đề nghị đến thành phố Z, chức vụ, đãi ngộ đều rất tốt. Thầy hướng dẫn cùng các anh chị đều khuyên tôi nên đi.
Tôi hỏi Cố Ngụy: “Em có thể tới thành phố Z không?”
Cố Ngụy: “Không thể.”
Tôi: “Vì sao?”
Cố Ngụy: “Em đi rồi anh phải làm sao?”
Tôi: “Anh có thể ăn bám em.”
Sau đó, Cố Ngụy liền gọi cho chị họ hỏi thăm tình hình thành phố Z. Sau khi biết điều kiện bên đó đúng là không tồi, anh yên lặng rất lâu. Sau một hồi trầm lặng, anh nói với tôi. “Nếu em muốn đi thì cứ đi đi. Nhân lúc còn trẻ đi tích lũy một, hai năm kinh nghiệm rồi quay về cũng được.”
Cuối cùng, tôi không đi thành phố Z.
Thầy hướng dẫn của tôi còn khá tiếc nuối. “Điều kiện thực sự rất tốt mà. Có điều con gái thường là không ai muốn xa nhà.”
Khi Cố Ngụy hỏi, tôi nói: “Không đi đâu. Đãi ngộ có tốt đến mấy cũng không đủ vé máy bay đi đi về về mỗi cuối tuần.”
Cố Ngụy: “Nghĩ cho kĩ đi nhé, sau này đừng có hối hận đấy.”
Tôi nói: “Haizz, sao trông anh chẳng có chút không nỡ nào vậy?”
Cố Ngụy: “Chọn con đường nào là quyền lợi của em. Anh không có quyền can thiệp.”
Lúc ấy tôi dạt dào cảm động: “Thế nếu trong một phút bốc đồng em chọn đi thì sao?”
Cố Ngụy xoa đầu tôi: “Không sao, anh sẽ có cách để lừa em quay về.”
Thực ra anh đã chắc chắn là em sẽ không chạy mất rồi, đúng không?
Hồi học đại học, tuy rằng cũng có người theo đuổi nhưng đa số đều chẳng ai buồn hỏi han gì tới tôi. Sau khi gặp được Cố Ngụy, chẳng hiểu sao hoa đào của tôi lại bắt đầu nở rộ, lại còn là mấy bông hoa rất biến thái nữa.
Cố Ngụy: “Dù sao mọi quyền hành cũng nằm trong tay anh.” Sau đó rất thong dong nghĩ, muốn thu dọn chiền trường như thế nào thì thu dọn. Có nhiều lúc, tôi cũng không rõ anh để tâm hay là không để tâm.
Tam Tam: “Dáng vẻ của mày khiến người ta rất thích trêu chọc.”
Tôi kinh ngạc: “Hả? Trông tao thiếu nghiêm túc đến thế cơ à?”
Tam Tam: “Thì chính vì quá nghiêm túc, mang một vẻ đẹp cấm kị, nên mới khiến người ta muốn phạm tội.”
Thái độ của Cố Ngụy với những bông hoa đào xung quanh hai chúng tôi luôn là: “Mặc kệ bọn họ, bọn họ sẽ biết khó mà lui thôi.”
Về mặt này, anh luôn tự tin đầy mình.