Đại Tranh Chi Thế

Chương 333: Nội chính ngoại giao (Thượng Hạ)


Đọc truyện Đại Tranh Chi Thế – Chương 333: Nội chính ngoại giao (Thượng Hạ)

Khánh Kỵ chí tại thiên hạ, trấn quan trọng phía đông Trung Nguyên này, nơi giao thông thủy lục xung yếu đã trở thành chiến lược yếu địa mà Tôn Vũ muốn có được. Vừa hay Trọng Lương Hoài giờ đây như kẻ ăn cướp Bành Thành, điều này đã cho Lương Hổ Tử một lý do đường đường chính chính xuất cảnh tiêu diệt bọn cướp, phát binh diệt giặc, nhân cơ hội chiếm Bành Thành, đông vọng Hoài Di, bắc ngăn Tề Lỗ, hô ứng cùng Đông Ngô bên sông. 

Triển Chích và Công Sơn Bất Nữu đều là tướng lĩnh thiện chiến, hiện giờ đang tunh hoành ngang dọc ở Đông Di và tam phúc Lỗ quốc, giao chiến với Lỗ quốc. Trọng Lương Hoài tuổi lớn rồi, hai năm dẫn quân đánh trận chưa bì kịp Triển Chích và Công Sơn Bất Nữu, được phái đến Bành Thành trấn giữ. Bành Thành được coi là yếu địa chiến lược mưu cầu thiên hạ, đối với một nước không có dã tâm như nước Tống mà nói thì công dụng không nhiều. Hiện nay Bành Thành hướng bắc là sứ giả hòa bình Lỗ quốc, hướng đông là bộ lạc Đông Di không có quốc gia nào tồn tại, hướng nam là Việt quốc và Sở quốc ẩu đả hết năm này sang năm khác, thế lực trước nay chưa từng kéo dài đến Đại Giang để tới phía bắc của Ngô quốc. Có thể nói ở Bành Thành Tống quốc là nơi không có khả năng xảy ra chiến sự nhất, bởi vì hiệu quả sách lược hoàn toàn không biểu hiện được, hơn nữa biên thành này khá cằn cỗi đất đai bạc màu, do đó quân đóng giữ có hạn.

Hiện này bọn họ và Vệ quốc lại đang bận khai chiến với nước Tấn, phía đông không có lực lượng canh phòng. Vì thế thành trì này một khi chiếm lĩnh, Trọng Lương Hoài canh giữ trong thành quả thực là vững như thái sơn, phóng tầm mắt nhìn ra cũng không thể tìm ra lực lượng nào có thể hợp lại uy hiếp hắn. Nhưng hắn tuyệt đối không nghĩ ra, kẻ địch tại thời điểm không thể nhất bất thình lình lại xuất hiện ngay dưới mắt hắn.

Trọng Lương Hoài tuy không am hiểu chỉ huy quân chiến đấu, nhưng trước nay cũng tự khởi binh đánh mấy trận, quân Lỗ, Tề hay bộ lạc Đông Di đều giao chiến rồi. Nhưng nếu luận về đấu lực thì những đội quân này một chút cũng không sánh được với quân Ngô, huống hồ bây giờ bọn họ gặp lại là đội quân tinh nhuệ trong đội ngũ quân Ngô.

Lương Hổ Tử đột nhiên cho quân vây hãm bốn phía thành, đánh cho Trọng Lương Hoài không kịp trở tay, đáng sợ hơn là không biết quân Ngô đã sử dụng loại vũ khí nào mà từ trong rừng bắn ra một loạt thứ gì đó tròn tròn. Lúc ở phía xa xa vẫn là một vòng tròn đen nghìn nghịt, đến gần đã tản ra như một mảnh dây gai liên kết chặt chẽ, trong tay đều nắm hòn đá lớn nhỏ, ném tới đập vào đầu người vỡ ra chảy máu, binh lính canh giữ thành đổ ngã như mưa. Những binh lính này đều chưa trải qua thử thách chiến trận tàn khốc, ý chí chiến đấu rất yếu kém. Trong trường hợp bị công kích ngay khiên mây, khiên da cũng bị đập thủng, hoàn toàn không có cách nào chống đỡ được thì lập tức bọn chúng bỏ chạy tan tác.

Trọng Lương Hoài kinh hãi khiếp đảm, trốn xuống thành lầu, vội vàng chạy về phủ thu dọn đồ đạc, hoảng sợ mở thành chạy thục mạng. Vì sợ quân Ngô mai phục ngoài thành, Trọng Lương Hoài dặn dò thân binh mở rộng cổng thành bốn phía, chạy lẫn vào dân chúng trong thành, nhân lúc hỗn loạn, mới chọn một con đường chạy bán sống bán chết.

Khi Trọng Lương Hoài và Công Sơn Bất Nữu phản Quý Thị nương nhờ Triển Chích, mang theo rất nhiều tiền, lương thực và gia nô tôi tớ của Quý Thị Phong Ấp, cần người có người, cần tiền có tiền. Đáng thương cho Triển Chích không biết làm thế nào, rõ ràng biết Lương Trọng Hoài này không thể đỡ được đống bùn trên tường, nhưng cũng không thể không sắp xếp cho hắn một vị trí quan trọng, dẫn đến để gấu chạy mất, dễ dàng đánh mất một yếu địa chiến lược.

Khánh Kỵ ở Cô Tô nhận được tin của Lương Hổ Tử, vui mừng quá đỗi. Ngô quốc xuất binh đến Đông Di, đánh theo chiêu bài diệt thổ phỉ, lại được người Đông Di hoan nghênh tiếp đón, cũng được coi là ra trận nổi danh. Tin tức truyền đến Lỗ quốc, Lỗ quốc quần thần cũng có hoài nghi Khánh Kỵ không phải vì diệt thổ phỉ. Nhưng bọn họ cũng không nghĩ ra được sách lược ứng phó. Lại có tin tức truyền đến nói quân Ngô đánh bại Trọng Lương Hoài chiếm Bành Thành của Tống quốc, Lương Trọng Hoài mất rất nhiều lương thảo tiền của, sợ hãi chạy đến nương nhờ Công Sơn Bất Nữu.

Từ xưa tới nay, là người làm chủ hận nhất là tôi tớ của mình tạo phản. Lỗ quốc quần thần nghe nói Trọng Lương Hoài bại trận phải trở về, làm mất thành ấp quan trọng của Triển Chích thì không khỏi vui mừng hớn hở. Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ, mượn thế lực của quân Ngô làm suy yếu thế lực của Triển Chích. Suy cho cùng mưu đồ của Triển Chích là giang sơn Lỗ quốc, mà người Ngô cho dù có mưu đồ, cũng là người Lỗ vốn không muốn đem lực lượng quân sự vươn sang lãnh thổ Đông Di.

Với Lỗ quốc Tam Hoàn, Quý Thị, Thúc Tôn Thị và Khánh Kỵ đều có liên hệ tương đối mật thiết. Nếu như bọn họ phải lựa chọn một trong ba người là người Tề hay người Ngô thống trị lãnh thổ Đông Di hoặc Đông Di tự lập kiến quốc, thì bọn họ tình nguyện chọn người Ngô. Dù sao thì Ngô quân và Lỗ quân cũng đồng tổ đồng tông, đều là dòng máu Cơ Thị, đây là trên đạo lý có thể thuyết phục được thần dân bản địa.

Từ góc độ chính trị mà nói, nếu thế lực người Ngô kéo dài đến tận đây, như thế đối với tình hình Lỗ quốc cũng rất có ích. Tề quốc sẽ không dám áp bức quá đáng Lỗ quốc. Một khi có sự, bọn họ có thể liên Ngô kháng Tề, cũng có thể liên Tề kháng Ngô, tùy vào Ngô để hành xử, mọi bề suôn sẻ, nâng cao ảnh hưởng của Lỗ quốc ra khu vực xung quanh. Suy xét đến hôn sự của Tiểu Man, Quý Tôn Ý Như vẫn bị ám ảnh. Vốn dĩ Lỗ quân Cơ Tống từ Giáp Cốc trở về, do uy danh của hắn tăng lên nhiều, quốc dân có chút quy thuận, Quý Tôn Ý Như cũng có chút thay đổi. Cơ Tống muốn lấy thân phận là quốc quân ép Tiểu Man vào cung làm Lỗ quân phu nhân, nhưng cái tin quân Ngô tiến lên phía bắc, hắn lại do dự, không biểu hiện rõ thái độ khi Cơ Tống hết lần này đến lần khác yêu cầu, hắn muốn kéo dài để xem tình hình.


Vì những nguyên nhân trên, người Lỗ quyết định tạm thời không phát biểu bất kỳ ý kiến nào đối với việc Ngô quân lên Bắc thượng. Thực ra nguyên nhân chính là bọn họ đang vì chuyện Lỗ quân muốn đề bạt Khổng Khâu làm Đại Tư Khấu mà tranh cãi liên hồi, bọn họ dồn hết tinh lực vào chuyện này.

Đại Tư Khấu là một trong sáu công khanh của Lỗ quốc, tuy nói không thể sánh được với thế lực lớn mạnh của Tam Hoàn, nhưng dù sao cũng danh chính ngôn thuận là quan đại thần Hình Bộ Thượng Thư quản lý hình án của Lỗ quốc. Hiện giờ thế lực của Lỗ quân so với trước dĩ nhiễn đã được nâng cao hơn rất nhiều, Tam Hoàn lại vì hai gia thần trọng yếu làm loạn mà mất đi không ít thực lực sức mạnh. Bên này mất bên kia tăng thêm, nếu như lại để vị trí Đại Tư Khấu vào tay Lỗ quân, đối với bọn Tam Hoàn cực kỳ bất lợi.

Nhưng Khổng Khâu lần này chủ trì hội minh Giáo Cốc, biểu hiện rất tuyệt, danh tiếng đã truyền bá đến các nước chư hầu. Tam Hoàn muốn ngăn cản Lỗ quân đề bạt Khổng Khâu, về tình lý nói không thông. Tinh lực của quân thần Lỗ quốc đều nhập vào trong nội bộ tranh quyền đoạt thế.

Lúc đó, ở bên Ngô quốc, các mục quốc sách đối nội đối ngoại chỉ dựa vào thủ hạ tài năng làm thần tử nhưng lại tiến hành đâu ra đấy. Đối với Việt quốc, tướng quốc Tôn Vũ bụng dạ đen tối bày mưu cho Kinh Lâm không ngừng đánh trận lẻ. Hôm nay gây một ít xung đột, mai tìm thứ yếu điểm, cố ý làm ra vẻ kiêu binh, ngông nghênh làm nhục biên quân Việt quốc, thử thách độ nhẫn nại của Câu Tiễn.

Đại Tư Không Chúc Dung thì không ngừng phái người đến Việt quốc đòi nguyên liệu đá, gỗ, những vật liệu xây dựng lớn và các loại thợ thủ công. Đây là nghĩa vụ phải làm của nước thuộc địa. Việt vương Doãn Thường muốn tạm thời ở ẩn tập trung lực lượng, lúc này không thể phản kháng. Hơn nữa bọn họ cũng hi vọng Ngô quốc rầm rộ xây dựng sẽ tiêu tốn nhiều sức người sức của, lúc ấy hữu cầu tất ứng.

Để cố gắng tiết kiệm sức vận chuyển nhân lực cho phát triển sản xuất ở Việt quốc, Việt quốc đã không ngừng mở rộng đường thủy, tu sửa đường bộ đến nước Ngô phục vụ cho việc vận chuyển thuận tiện hơn. Việc này vô hình theo đúng kế hoạch của Tôn Vũ, để Ngô quân phạt Việt tạo nên rất nhiều tiện lợi.

Đối với Sở, Ngô quốc lại áp dụng thủ đoạn khác. Một mặt Phạm Lãi sai người mang một số tiền lớn đến hối lộ Phí Vô Kỵ và quyền thần thân tín khác, một mặt phái sứ giả đến cố gắng kéo dài việc Sở Vương và Phí Vô Kỵ đòi lại tài vật bị cướp và thúc dục phóng thích những nhân vật quyền quý của Sở quốc. Đồng thời để yên lòng dân chúng nước Sở, tạm thời phóng thích đám quyền quý Sở quốc có thân phận không quan trọng. Những người này sau khi về nước sẽ vì chuyện phân chia quyền lực, gây cho Sở vương và Phí Vô Kỵ không ít phiền phức, hại người Sở tự tìm lý do kéo dài, không muốn đón toàn bộ người về nước quá sớm.

Về phía Đông Di, do Ngô Vương Khánh Kỵ đích thân phụ trách, thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc với Nữ vương Đông Di, thương thảo cụ thể thực thi kế hoạch quân Ngô đóng quân ở Đông Di, nạp Đông Di là thuộc địa của Ngô quốc, trong đó bước đóng quân tại Đông Di đã hoàn thành. Sau khi tin Tề Lỗ nghị hòa được truyền ra, có một vài trưởng lão bộ lạc của Đông Di có đề nghị xóa bỏ liên minh, khôi phục thống trị cố hữu của bộ lạc, nữ vương Đông Di Doanh Thiền Nhi hiển nhiên là không muốn từ bỏ quyền lực trong tay mình, bắt đầu sai thân tín đi khắp nơi gieo tin tuyên bố kẻ thù truyền kiếp của Đông Di chỉ giả vờ tạm ngừng, thế nào cũng lại lần nữa dấy binh chiếm lĩnh Đông Di, cướp mảnh đất sinh sống cuối cùng của người Đông Di. Mặc dù Lương Hổ Tử đã cố gắng trợ giúp đánh đuổi quân phỉ Triển Chích, nhưng trong nội bộ Đông Di cường đạo khắp nơi tán loạn, lại không dễ dàng tiêu diệt, khiến Đông Di vẫn hỗn loạn.

Trong nội bộ Ngô quốc, nhân lúc mùa đông rất nhiều ngành nghề ngừng hoạt động nhân lực dồi dào, tăng tốc độ gấp rút xây dựng các hạng mục cơ bản, để sang năm khai xuân bách nghiệp có điều kiện chấn hưng.

Tuyết rơi, thành lầu Cô Tô bông tuyết bay nhè nhẹ.

Trận tuyết đầu tiên luôn khiến có người ta thích thú. Nhưng tuyết rơi ở đây, phương bắc có biết rằng ngoài lương thực mua với giá đắt đỏ từ Sở quốc vẫn đang bí mật vận chuyển bằng hai con đường thủy bộ hướng về Ngô quốc. Các con đường vận chuyển khác đã đã ngừng rồi. Khánh Kỵ đích thân đến thành lầu thu nhận xe lương thảo cuối cùng đến từ phương bắc, sau đó lên xe hồi cung. 


Trên đường đã trải đầy một lớp màu trắng dày, đi trên mặt tuyết tựa như đi trên một lớp bông mềm mại, hít chút khí vào trong lồng ngực cái mát lạnh lan tỏa khắp cơ thể. Có vài tiểu hải tử chạy trên phố bất chấp mưa tuyết đang nô đùa, chốc chốc lại nhìn thấy một đám thiếu nữ hô gọi bạn chạy lên trên đường chơi ném cầu tuyết.

Khánh Kỵ ngồi trong xe cuộn một bên bức màn, mỉm cười ngắm cảnh trong thành Cô Tô. Phạm Lãi ngồi một bên không để mất thời giờ báo cáo với Khánh Kỵ những vấn đề gặp phải trong biến pháp cách tân và đề xuất cách giải quyết.

“Đại vương. Thứ dân, công thương và nô lệ là cơ cấu con dân Ngô quốc cơ bản nhất. Thứ dân lấy gặt hái nông nghiệp làm nghề nghiệp, những thứ đạt được ngoài phải giao nộp thuế nông nghiệp họ còn phải đảm nhận lao dịch. Trong một quốc gia dân chúng là quan trọng nhất, trước mắt chúng ta giảm nhẹ thuế má lao dịch cho dân chúng, giá thấp dành cho các loại sản xuất công cụ. Thu nhận rộng rãi di dân các nước, phân chia đất hoang, khích lệ khai khẩn, các loại biện pháp lợi dân thi hành vẫn không tồi.”

“ Ừm, Công thương thì sao?”

“ Đối với công thương vụ, hiện nay rất nhiều người mới vào nghề, tiền kiếm được vẫn chưa đủ nuôi gia đình sống qua ngày, vì vậy những gia quyến này triều đình vẫn phải phân phát đất trồng trọt mới có thể sinh sống. Theo phân chia trước kia là công thương vụ, một hộ dựa vào công thương nghiệp phải nộp thuế. Nhưng hiện giờ xem ra nếu làm như thế sẽ khiến rất nhiều người mới vào nghề khó mà chống đỡ được. Vì vậy các quan viên đang một lần nữa tiến hành phân chia lại. Đối với những công thương mới bắt tay vào nghề, nộp thuế đinh kế thương, những người khác trong gia đình nộp theo thuế nông, hoặc phu dịch.” 

Khanh Kỵ cười khà khà nói: 

“ Một nhà hai chế độ, ừm. Nên như thế. Linh hoạt một chút, cho dù thống kê, quản lý phải tốn nhiều công sức. Sự việc làm tỉ mỉ một chút bao giờ cũng có lợi cho dân.”
Loading…

Khánh Kỵ nói xong đưa một bàn tay ra ngoài cửa sổ, hứng lấy vài bông tuyết vào lòng bàn tay, bông tuyết nhanh chóng tan thành vài giọt nước trong suốt lóng lánh. Có mấy thiếu nữ đang ném cầu tuyết, một quả bị ném chệch hướng rơi ngay vào xe Khánh Kỵ, võ sĩ giơ thương lên hướng về phía mấy thiếu nữ kia trừng mắt đe dọa. Những thiếu nữ kia không những không sợ lại còn lè lưỡi làm mặt hề trêu lại, sau đó tung tăng hướng về phía Đại Vương tốt bụng thương dân của họ vẫy chào. Khánh Kỵ cũng hướng về phía những thiếu nữ này cười vẫy tay chào, hại các thiếu nữ cơ hồ hạnh phúc té xỉu.

Phạm Lãi cũng cười: 


“ Đại Vương thường xuyên vi hành trên phố phường, các thiếu nữ này không còn biết sợ nữa rồi. Đại Vương, về việc người làm công thương nghiệp, thần vẫn còn một chuyện, cũng là chế độ cũ của Ngô quốc, cần đại vương quyết định sửa đổi mới được.”

“ Nói đi !”

“ Vâng, những nhà công thương nghiệp, một khi đăng kí trong danh sách, sẽ mang thân phận thế tập, không thể tùy ý thay đổi nghề nghiệp. Cứ như vậy, có người muốn làm nhà công thương lại chùn bước do dự, mà những người đang theo ngành công thương lại muốn thay đổi thân phận. Nhưng khổ nỗi ngành nghề bọn họ có bây giờ khó mà thay đổi…” 

“ Xóa bỏ điều này!”

Khánh Kỵ ngắt lời Phạm Lãi nói: 

“ Làm nhà công thương, trong đó có rất nhiều người hiền lành giỏi tay nghề nhờ kinh doanh mà phát tài. Bọn họ hoặc là bản thân cực kỳ tài hoa, hoặc là sau khi có điều kiện rồi, để con cháu đọc đủ thứ thi thư, có năng lực làm quan, nhưng lại bị ràng buộc bởi thân phận không thể phát triển. Ngô quốc duy tài thị dụng, duy tài thị cử, không tính đến xuất thân, quy định cũ này nhất định phải xóa bỏ.”

“ Vâng, sau khi thần vạch ra quy định chi tiết, mời đại vương xem qua. Ngoài ra, là chuyện liên quan đến nô lệ. Theo ý chỉ của đại vương thần đã đặt ra những quy định cụ thể, từ nay về sau không được mua bán nô lệ, cũng không được tự bán mình làm nô lệ. Hiện nay nô lệ, gia chủ có thể tòng quân phục dịch để khấu trừ thuế nông nghiệp, mà tòng quân phu dịch lập công, triều đình sẽ xóa bỏ thân phận nô lệ… Các loại biện pháp chỉnh một chút, liền có thể nhanh chóng chuyển một bộ phận nhưng người đó thành thứ dân.

Hiện giờ trong tư gia và quan phủ đều có rất nhiều nô lệ, nô tì hoặc người hầu. Những đầy tớ trẻ thường là tham gia lao dịch trong nhà, còn chăn nuôi thì nô lệ chuyên quản lý việc chăn thả gia súc bò ngựa. Trong quan phủ lại có một đám nô lệ có tay nghề, nô lệ tư gia muốn chuyển thành thứ dân phải dần dần mới được, nô lệ của quan phủ thì chỉ cần đại vương nói một tiếng là được. Nhưng hiện nay đâu đâu cũng phải dùng tiền, nếu lập tức giải phóng toàn bộ họ thành thứ dân thì sau này cần bọn họ làm việc, lại phải trả ra một số tiền công lớn. Trước mắt mà nói, đối với tài chính của Ngô quốc ta không khác nào họa vô đơn chí. Ý của thần là, nên đợi sau khi tình hình triều đình chuyển biến tốt đẹp, lúc ấy hãy thay đổi thân phận của bọn họ.”

“ Nên thế, vạn sự nếu nóng vội hấp tấp, hảo tâm cũng làm hỏng sự. Giải phóng nô lệ thành dân thường, một là không để tái xuất hiện gia nô thượng vạn, động một tí là thế gia cự tộc biến nô lệ thành quân binh uy hiếp sự thống trị của triều đình; Hai là gia tăng thêm người làm công nông thương, gia tăng thanh niên khỏe mạnh trồng trọt, gia tăng cơ số trưng binh, gia tăng thuế nông; Tất cả vì mục đích ổn định và phát triển Ngô quốc. Hiện tại chưa thích hợp thực thi, coi như mệnh lệnh của quả nhân cũng có thể thay đổi.”

Hai quân thần bàn chuyện vào đến hoàng cung. Đến Nghị Chính Điện, hai tên hầu Thư Khắc và Thân Si chạy lên phía trước lau những vệt tuyết còn lưu lại trên áo cho đại vương và Phạm tiểu tế, hai người vào trong điện cởi bỏ giày ngồi xuống.

Trong điện bốn cái vạc đồng lớn lửa than đang cháy rừng rực bên trong, cháy làm ấm cả không gian trong điện. Khánh Kỵ gọi hầu bếp mang lên một món cùng ăn với Phạm Lãi. Hai người trò chuyện vui vẻ, bữa ăn gần kết thúc, một thị vệ vội vàng lên điện đưa cho Khánh Kỵ một bức mật thư. Khánh Kỵ buông đũa, mở thư ra xem xong, cười khà khà nói: 

“ Lỗ quốc Khổng Trọng Ni ở Giáp Cốc chi minh đại khai sát giới, khiến Tề quốc quốc quân mặt xám mày tro, công phu lần này không thể bỏ qua, Lỗ quốc quốc quân ra sức sắp xếp hội nghị công chúng, đang cố ý đề bạt Khổng Trọng Ni làm Lỗ quốc Đại Tư Khấu đấy.”

Phạm Lãi cười nói: 


“ Khổng Khâu này vốn có danh tài hiền đức, hơn nữa không sợ quyền quý, ở hội Giáp Cốc lại thể hiện sát phạt quyết đoán. Bằng tâm mà nói, nếu làm một Đại Tư Khấu chủ chưởng hình luật cũng xứng đáng. Chỉ là Tam Hoàn chưa hẳn đồng ý buông tay, giờ để xem Lỗ quân có bao nhiêu quyết tâm kháng lại áp lực từ Tam Hoàn.”

Khánh Kỵ cười nói:

“ Theo quả nhân thấy, Khổng Khâu chức quan phù hợp nhất với Khổng Khâu là Thái Sử, còn các chức khác ư, đều phải kém một chút.”

Thái Sử, ở Hạ Thương đời thứ ba nhà Chu là người đứng đầu Sử quan và Lịch quan, phụ trách quản lý các việc như khởi thảo văn thư, sách mệnh công khanh đại phu, ghi lại sử sự, kiêm quản lý sách cổ, lịch pháp, cúng tế, với lại quản lý giáo dục học phủ.

Khánh Kỵ nói đến đây, trong đầu đột nhiên nghĩ ra một câu liên quan đến ghi chép về Khổng Tử. Khổng Khâu từ Đại Tư Khấu lên làm Nhiếp Tương Sự ( Tướng quốc), coi việc triều chính, cầm quyền được bảy ngày tâu với vua Lỗ giết gian thần Thiếu Chính Mão, giết ở Lưỡng Quán. Trong ghi chép không rõ ràng như vậy, nhưng đại khái là ý tứ này, dường như học trò của Khổng Tử Tử Cống còn chất vấn thầy giáo lý do giết người.

Không được, Khổng Khâu và Thiếu Chính Mão là đại văn nhân của Lỗ quốc, Khổng Khâu chủ trương phục cổ, Thiếu Chính chủ trương cải cách, đúng là trời sinh đối thủ không đội trời chung. Hơn nữa Khổng Khâu trong tay Thiếu Chính Mão không ít lần bị khinh. Nếu như Khổng Khâu cứ theo tiến trình lịch sử làm Đại Tư Khấu, liệu có lợi dụng việc công báo thù riêng giết Tư Chính Mão không?

Khánh Kỵ đứng dậy đi ra ngoài điện, đứng dưới hành lang ngắm nhìn những bông tuyết nhẹ nhàng bay lượn rơi rơi xuống, suy nghĩ kỹ càng hồi lâu, tự nhủ: 

“ Chuyện Khổng Khâu được thăng chức Đại Tư Khấu rất có khả năng thành công.”

Phạm Lãi theo ra ngoài điện, đứng bên cạnh Khánh Kỵ, nghe những lời ấy liền hỏi: 

“ Đại Vương căn cứ vào đâu?”

Khánh Kỵ phân tích nói: 

“ Một là, Cơ Tống dưới sự trợ giúp của Khổng Khâu, gần đây thanh thế lên cao, mà Tam Hoàn lại vì gia thần tạo phản, thế lực có chút suy yếu. Hơn nữa tại Giáp Cốc chi minh biểu hiện của Cơ Tống quân thần rất xuất sắc, Tam Hoàn không tìm ra được lý do xác thực phản đối; Thứ hai, Quả nhân cử sứ giả đến Quý Thị, Thúc thị cầu hôn, Quý Thị tuy đến nay vẫn không có biểu hiện rõ ràng, nhưng đối với Lỗ quân hắn cũng không đồng ý. Lỗ quân và Tam Hoàn tuy rằng tranh đấu gay gắt, tranh quyền đoạt lợi, nhưng bọn họ đều là quả trên một cây, vui buồn tương quan, cùng vinh cùng nhục. Trong thời khắc mấu chốt nội ưu nội hoạn, quân thần bọn họ quyết không thể bất hòa để người ngoài nhân cơ hội. Vì thế Quý Tôn Ý Như rất có khả năng trong chuyện bổ nhiệm Đại Tư Khấu nhượng bộ Lỗ quân, để hàn gắn lại vết rạn nứt trong mối quan hệ đôi bên.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.