Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 312: Cuộc Chạm Trán Giữa Công Chúa Và Quận Chúa 3


Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 312: Cuộc Chạm Trán Giữa Công Chúa Và Quận Chúa 3


Đương nhiên chàng chỉ có thể giữ những ý nghĩ đó trong đầu, kẻo Lưu Nga hay sẽ tức giận trách cứ, hoá ra ai gia đối với ngươi tử tế là vậy mà ngươi lại mong cho ai gia chết sớm nên Thạch Kiên liền nói:
– Với những việc hiện giờ, bản quan vẫn chưa nghĩ đến và chúng cũng không thuộc khả năng giải quyết của nàng Nếu Khiết Đan các nàng muốn nghị hoà với chúng ta thì nàng hãy nói về nghị hoà đi.

Thạch Kiên bị nàng ấy gây khó dễ.

Nếu hôm nay không thương lượng với nàng ấy thì có trời biết lát sau nàng ấy nói gì
Lúc này Da Luật Đảo Dung mới hơi mỉm cười.

Hiện Tống triều đang trở nên lớn mạnh, nước Liêu lại mới thất trận, việc mình đến đây đàm phán có thể trở nên rất khó khăn, nhất là lại muốn giật lấy miếng bánh trong tay Thạch Kiên, càng bội phần khó khăn hơn.

Đơn giản là nàng đến để làm rối loạn kế hoạch của Thạch Kiên.

Nàng nói:
– Hiện Thạch đại nhân chắc sẽ không động thủ với người Tây Hạ.

Chiến thắng gần đây, tinh thần binh lính đang lên cao song tính cả trước và sau đó thì Tây Hạ lần này thiệt hại ba trăm mấy ngàn quân.

Hiện quân đội vẫn đang thống kê là ba trăm năm mươi ngàn quân, tiếc là đa phần số lính đó đều là thiếu niên.

Ngoài ra một số bộ lạc thân cận với Đại Tống các ngài đã che giấu một phần binh lực lúc Nguyên Hạo xuất quân nên hiện giờ những bộ lạc đó lại lớn mạnh hơn.

Đó cũng là nguyên nhân khiến Nguyên Hạo phải cúi đầu.

Mưu đồ lấy lòng những bộ tộc này.

Nếu xuất binh bây giờ, rất nhiều người trong số bọn họ không muốn thấy cảnh Tây Hạ diệt vong, và những bộ tộc thân cận với Tống triều các ngài cũng vậy, họ chỉ muốn hoà hảo với Tống triều mà thôi.

Hiện giờ nếu nước Liêu chúng ta và Tống triều các ngài tạm thời từ bỏ việc tiến đánh bọn chúng sẽ khiến nhiều mâu thuẫn gay gắt hơn.
– Trước hết những bộ này hiện còn nghèo đói, đặc biệt cuộc đại chiến năm nay và năm ngoái đã khiến không ít bộ lạc phải hoãn lại việc nhân giống ngựa.

Khi mùa đông xuân đến, ngay cả bữa ăn những bộ lạc này có thể cũng khó mà kiếm được.

Lại thêm lý do tham chiến nên tổn thất những bộ lạc đó phải gánh chịu càng nặng nề hơn.


Ngoài ra họ phải đối đầu với âm mưu nhăm nhe thôn tính của những bộ lạc khác.

Và thực ra chỉ mấy tháng nữa là Tây Hạ sẽ náo loạn như đàn ong vỡ tổ.

Vậy năm sau hoặc năm sau nữa sẽ là thời cơ tốt để Thạch đại nhân ngài xuất binh.

Nghe xong, Thạch Kiên gượng cười.

Chỉ cần nhìn qua nàng yêu nữ này đã đọc hết suy nghĩ của chàng rồi.

Kỳ thực chàng cũng lên kế hoạch như vậy, đồng thời tiến hành bố trí và lên kế hoạch cho cuộc đại chiến của vài nước trong mấy năm này.

Cả trước lẫn sau Tống triều tổn thất gần hai mươi vạn người, trừ sự hi sinh của mấy vạn dân phu còn lại là của hơn mười vạn chiến binh.

Nước Liêu cũng chịu tổn thất nặng nề.

Mười bảy vạn đai quân xuất binh thì quá nửa số đó bị tử thương.

Trong số mấy vạn người còn lại thì gần một nửa, đó là những người lính tinh nhuệ của bị bắt làm tù binh của nước Liêu.

Về phần Tây Hạ lại càng thảm hại hơn.

Với năm mươi vạn đại quân thì tổng tổn thất trước sau cuộc chiến là ba mươi mấy vạn..

Trong đó Công lao lớn nhất thuộc về Thạch Kiên.

Ở trận Duyên Châu đã tổng cộng trước sau tiêu diệt được hai mươi mấy vạn đại quân Tây Hạ trong khi quân của chàng chỉ gánh chịu tổn thất của ba bốn vạn người, tỷ lệ này tương đương với 10 trên 1.

Thế nên Nguyên Hạo và nước Liêu mới sợ chàng.

Hiện Tây Hạ để Nguyên Hạo triệu tập rất nhiều tân binh, song phần lớn số đó chỉ bọn nhãi binh không còn khả năng chiến đấu như ban đầu.

Tống triều và nước Liêu chỉ cần ngồi đợi nội bộ Tây Hạ rối loạn để xâu xé
Da Luật Đảo Dung lại nói:

– Những tân binh nhỏ tuổi này tuy sức chiến đấu kém nhưng chúng lại đang trong giai đoạn trưởng thành.

Chỉ sau mấy năm nữa khi chúng đã trưởng thành, Nguyên Hạo sẽ ổn định lại tình hình trong nước ở Tây Hạ.

Lúc đó nếu Thạch Đại Nhân muốn tiêu diệt Tây Hạ thì sự hi sinh ngài bỏ ra sẽ vượt xa khả năng chịu đựng của ngài.

Bởi thế ta cho rằng Thạch Đại Nhân có lẽ nên động thủ trong một hai năm tới này.

Và ta cũng nghiên cứu qua điều kiện nghị hoà được thảo bởi Thạch đại nhân.

Thạch đại nhân nói con đường thông thương- hành lang Hà Tây chỉ thu 20% thuế quan nhưng con đường thông thương đó dài hơn một nghìn dặm, qua nơi ở của vô số bộ tộc.

So với những bộ tộc ở Hà Sáo và Ngân Xuyên thì những bộ tộc này còn nghèo khó hơn.

Bởi vậy thuế quan sau cùng nhất định sẽ vượt quá mức này.

Điều đó sẽ là một nguyên nhân khiến Thạch đại nhân phát động tiến công đối với Tây Hạ.

Hơn nữa Thạch đại nhân từng nói mọi bộ tộc là vị chủ nhân của chính mình, nhưng lại không nói cách xử lý những bộ lạc khiêu khích Tây Hạ.

Vì không thể để dân số suy giảm quá mạnh, chắc chắn Nguyên Hạo sẽ có biện pháp xử phạt nghiêm khắc.

Họ là một lý do thứ hai cho Thạch đại nhân động thủ.

Nói cách khác tuy kí nghị hoà nhưng Thạch Đại Nhân vẫn muốn động thủ bất kì lúc nào mình muốn.
Thạch Kiên gượng cười đáp:
– Nàng không sợ ta sẽ giữ nàng lại sao.
Ý chàng muốn nói là Đảo Dung thể hiện sự thông minh như vậy, nếu Thạch Kiên giữ nàng lại cũng là bớt cho mình một đối thủ lợi hại lúc Tống Liêu giao chiến sau này.

Da Luật Đảo Dung đáp:
– Thạch Đại Nhân, hồi trước ta ở lại nhà ngài gần một năm nhưng không đủ nhẫn tâm để ra tay với ngài, nên lần này ngài sẽ không bắt ép ta.


Nếu ngài làm theo thủ đoạn đê tiện đó thì ngài không phải là Thạch Bất Di.

Thạch Kiên lại hỏi:
– Việc về thành Đại Truân là chủ ý của nàng?
Da Luật Đảo Dung cười khúc khích, đáp:
– Đúng vậy.

Nhưng không ngờ Thạch Đại Nhân lại phát hiện ra trước, trốn thoát được và giành được tình hữu nghị của Hồi Hột Hắc Hãn đồng thời kiếm về một nàng công chúa yểu điệu của Hồi Hột.

Thạch Kiên lại nói:
– Nhưng nàng nói ra những điều này có tác dụng gì.

Có lẽ Nguyên Hạo cũng biết dụng của bản quan nhưng đó chỉ là phần nổi trong âm mưu của bản quan nên dù Nguyên Hạo có biết cũng chẳng thể làm gì.

– Ngài sai rồi.

Da Luật Đảo Dung xoa tay nói:
– Cũng giống như Thạch đại nhân trong tình huống khó khăn trước kia đã cứu thoát hơn chục vạn đại quân bị vây hãm ở Linh Châu còn mình thì lại trốn thoát.

Trên đời này chẳng có việc gì là không bị phá giải.

Hiện chỉ người Khiết Đan chúng ta là gạt bỏ thể diện sang một bên, một lòng giúp đỡ Tây Hạ, vực Tây Hạ qua những năm này đồng thời viện trợ cho Tây Hạ xuất binh đánh Hồi Hột và Thổ Phiên, cướp bóc tài nguyên.

Chỉ cần qua mấy năm khó khăn hiện nay, Tây Hạ tất sẽ lại cản trở Tống triều.

Đây cũng là lý do để Thạch Đại Nhân giữ lại mấy vạn tù binh và Hưng Bình công chúa Đó là lý do mà tới nay nước Liêu không can thiệp vào việc này.

Câu nói này của nàng ta đã chạm vào vết thương của Thạch Kiên.

Điều chàng sợ nhất chính là điều này.

Khi nghe Da Luật Đảo Dung nói ra câu đó, trong mắt Thạch Kiên lộ ra tia sát khí.

Nàng Da Luật Đảo Dung này quả là đáng sợ.

Nếu giữ nàng ta lại không khéo sẽ làm hỏng việc của chàng thật.

Cặp nam nữ thanh niên trông như tình nhân mỗi người lại vì đất nước mình muốn ha sát thủ với đối phương.


Gia Luật Đảo Dung dùng cánh tay mềm mại đặt lên tay Thạch Kiên âu yếm vài cái, nói:
– Thạch đại nhân, không cần khẩn trương như vậy.

Ta nếu đã nói ra, sẽ không dùng chiêu này đối phó ngươi.
Sau đó còn cố ý vỗ ngực, nói:
– Thạch đại nhân, ngươi làm sao vậy nhìn ta hung ác như vậy, ta rất sợ đó.

Ta đã nói qua việc này với bệ hạ chúng ta, nhưng nguời không đồng ý.

Tuy nhiên nếu ngươi thật sự cho ta ở lại, không chừng bệ hạ lại tỉnh ngộ.
Lúc này Thạch Kiên mới thở phào nhẹ nhõm.

Dù sao hai người cũng đã ở cùng nhau một khoảng thời gian, hắn cũng không muốn xuống tay với Da Luật Đảo Dung.

Nếu Da Luật Dung nói như vậy, chứng minh lần này nàng đến đây cũng đã có chuẩn bị.

Hắn nói:
– Dung quận chúa, ngươi muốn nói gì, chúng ta cứ nói thẳng, không cần vòng vo, phải biết rằng tính nhẫn nại của một người cũng có hạn
Lúc này bên trong không có người, Thạch Kiên và Da Luật Đảo Dung đang ngồi đối diện nhau, hắn không biết Da Luật Đảo Dung sau lưng đã toát mồ hôi lạnh.

Lần này Liêu quốc và Tống triều hòa hợp, Liêu quốc muốn kiếm một chút ưu đãi từ Thạch Kiên nhưng rất khó.

Cho nên nàng cố ý đề xuất vấn đề này, khiến Thạch Kiên lo lắng, như vậy càng tăng thêm lợi thế đàm phán cho nàng.
Kỳ thật với tính cách của Hoàng đế mình, hắn sau khi chịu thiệt lớn như vậy, sẽ không thể không biết xấu hổ mà liên thủ với Tây Hạ
Nàng tiếp tục nói:
– Nếu đã vậy, ta với ngài nói rõ.

Tống triều các ngươi sau này định có sử dụng bao nhiêu quân? Còn Liêu quốc chúng ta sẽ đem đi bao nhiêu quân? Lợi ích cuối cùng sẽ phân chia thế nào? Ngoài ra nếu chúng ta hợp tác, mấy vạn tù binh kia cũng phải giao cho Liêu quốc chúng ta.
Đây mới là chủ ý đích thực của nàng.

Hai nước nếu hợp tác, sẽ phải tự xuất một số lượng binh ra, về sau phân chia Tây Hạ như thế nào, điều này rất quan trọng.

Nói cách khác hiện tại nếu nàng muốn chen một chân vào thì phải được một ít ưu đãi trong việc Thạch Kiên chinh phục Tây Hạ
Đương nhiên về phần nàng nhân tiện tay không bắt bạch lang, đem mấy vạn tù binh mang về, Thạch Kiên cũng không để ý.

Mục đích của hắn vốn là để kiềm chế Liêu quốc không xuất binh khi bọn họ đánh Tây Hạ, tranh thủ gây rối.

Kỳ thật nếu hai nước liên thủ, đúng là có lợi ích rất lớn cho Thạch Kiên, nhưng mấu chốt chính là việc phân chia lợi ích thế nào..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.