Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 31: Ký Hiệu
Bên ngoài đồn đại những gì, Thạch Kiên cũng biết một chút, cái này là nhờ Lục Ngạc và Hồng Diên nói cho hắn. Hiện tại hắn quả thực không dám thò mặt ra khỏi cửa, mỗi lần hắn đi tới gần cửa thì người bên ngoài nhìn hắn tràn ngập hưng phấn, kính sợ, tò mò, điều này khiến hắn cảm thấy vô cùng không tốt, hắn có cảm giác hắn như một con thú hiếm nhốt trong vườn bách thú vậy. Hơn nữa, các lão tú tài không ngừng tìm hắn thỉnh giáo, bọn họ còn xưng là vãn sinh với một tiểu tử chưa ráo máu đầu như hắn khiến hắn dở khóc dở cười. Lúc này, hắn hoàn toàn quên béng việc hắn được Hoàng đế phong làm Long Đồ Các. Ba lần được hoàng thượng ban chỉ phong quan, hơn nữa tác phẩm của hắn lưu truyền ra ngoài rất ít, mỗi bài thơ, từ lưu truyền đều vô cùng kinh diễm, khiến người thiên hạ trầm trồ không thôi. Học vấn không luận tuổi, học cao tức là học cao, dù là lão niên hay nho sinh cũng đồng dạng.
Thạch Kiên chỉ ngồi trong nhà đọc sách, nhưng may mắn hắn vẫn giữ thói quen kiếp trước, không chút nóng nảy. Nhìn Thạch Kiên ngày ngày đều ở nhà đọc sách, luyện chữ, mọi người càng thêm kính nể. Cái gì gọi là thư sơn có đường cần vi kính, học giỏi vô nhai khổ làm thuyền, đó chính là điều Thạch Kiên đang làm vậy.
Thứ duy nhất Thạch Kiên làm để giải trí chính là thể thao, Thái Cực Quyền. Cái gọi là dưỡng sinh, tăng khí lực, chính là Thái Cực Quyền vậy. Hiện tại ở Hòa Châu, mỗi buổi sáng đều có rất nhiều người luyện tập Thái Cực Quyền khiến mỗi sáng quang cảnh vô cùng hoành tráng.
Ngoài thể thao và Thái Cực Quyền, Thạch Kiên còn giải trí bằng cách thổi lá trúc, mỗi lúc thổi hắn lại chìm đắm trong những kỷ niệm của kiếp trước, tiếng nhạc hắn thổi cũng vì thế mà đượm vẻ sầu não lại pha chút thản nhiên, khiến tất cả mọi người đứng ở cửa nghe đều muốn khóc. Bọn họ không biết thiếu niên này, một người nổi danh thiên hạ có điều gì sầu não, nhiều người thầm nghĩ, có lẽ hắn nghĩ lại quá khứ đau khổ, hay hắn nhớ tới cha mẹ đã qua đời của hắn mà sầu não, một tiểu hài tử hiếu kính với cha mẹ, thật vô cùng đáng quý, nó khiến cho hình ảnh của Thạch Kiên trong thâm tâm bọn họ càng thêm hoàn mỹ.
Những người nghe được cũng có những người rất thông minh, đã nhớ kỹ đa số nhạc khúc, thậm chí cả nhạc kỹ trong thành khi tới cổng nhà Thạch Kiên nghe nhạc cũng không nói nổi một lời, chỉ biết lấy đàn, theo đó mà đánh lại khúc Lương Chúc.
Thạch Kiên ban đầu nghe xong rất ngạc nhiên, khúc Lương Chúc này rất dài, hắn cũng chỉ mới thổi, hơn nữa khúc nhạc của hắn muốn thổi phải có thần, không chỉ đơn giản là một khúc nhạc. Thật không ngờ nhạc kỹ này lại nghe qua vài lần là có thể ghi nhớ, đàn tấu lại được khúc Lương Chúc.
Hắn đối với loại đàn cổ thời này hoàn toàn không biết, vì thế chờ nàng chơi xong, hắn mới dùng lá trúc thổi một bản Lương Chúc chân chính, đầy đủ, khi hắn thổi đến đoạn mạt lương chúc, Tử Yến ở bên ngoài đã rơi lệ. Sau đó, Thạch Kiên cố ý ngồi trong nhà nói lớn với Hồng Diên và Lục Ngạc:
– Ta kể cho hai ngươi nghe một chuyện.
Hắn đem câu chuyện Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài kể, Lục Ngạc và Hồng Diên nghe xong bật thốt:
– Thiếu gia, bọn họ thật đáng thương.
Ở bên ngoài, Tử Yến trầm ngâm suy nghĩ, chợt nàng quỳ xuống trước cổng Thạch gia, thi lễ:
– Nô tì tạ ơn Thạch tướng công chỉ giáo.
Nói xong, nàng xoay người bước đi. Thạch Kiên đốn với người này khá thích thú, hắn hô lớn:
– Ngày mai, hãy quay lại đây.
Ngày hôm sau, Thạch Kiên thổi khúc nhạc Cách Lý Ba, Nhị Tuyền Ánh Nguyệt.
(Nghe ca khúc tại đây:
Nhị tuyền ánh nguyệt – Various Artists | Nhi tuyen anh nguyet – Various Artists | Nghe nhạc)
Đây là một danh khúc nổi tiếng trong lịch sử, cũng từ lúc này, giá trị con người của Tử Yến tăng lên rất nhiều, trở thành một danh kỹ trong thành, hễ có yến hội mà có thể mời nàng đến gảy một khúc đàn thì cũng rất vinh quang.
Tết âm lịch, Lý Hằng tự mình tới Thạch gia chúc tết. Bà nội hiện tại vì thân phận của cháu mình đã khác nên đã khôi phục sự tự tin ngày xưa, nói chuyện với hắn cũng vô cùng lãnh đạm khiến Lý Hằng ngây ngốc cúi đầu.
Hiện tại, điều duy nhất hắn có thể bấu víu vào chính là tờ hôn ước trên tay, với thanh danh hiện tại của thiếu niên này, hắn thực muốn dùng tới tờ hôn ước này, ép thiếu niên không thể đổi ý. Nhưng nếu chọc giận Thạch gia, Thạch Kiên có thể cưới Tuệ nhi, sau đó bỏ, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa hiện tại những thiếu nữ muốn gả vào Thạch gia có đếm cũng không xuể.
Rốt cục, Thạch Kiên cũng viết xong Tây Du Hiếu Ký, hắn bắt đầu kể cho bà nội nghe Tam Quốc Diễn Nghĩa. Cuốn sách này vừa ra lập tức gây oanh động lớn, ngay cả quan gia và Đào tri huyện cũng ngày ngày chờ Thạch Kiên đưa chương mới tới.
Lâm Giang Tiên
Cổn cổn Trường Giang đông thệ thuỷ,
Lãng hoa đào tận anh hùng.
Thị phi thành bại chuyển đầu không.
Thanh sơn y cựu tại,
Kỷ độ tịch dương hồng.
Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,
Quán khan thu nguyệt xuân phong.
Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.
Cổ kim đa thiểu sự,
Đô phó tiếu đàm trung.
(Dịch:
Lâm Giang Tiên
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, thành, bại, thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng.
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong
Một bầu rượu vui vẻ tương phùng
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc nói cười suông.)
Bài thơ mở màn cuốn Tam Quốc Chí khiến Tống Chân Tông yêu thích không thôi:
– Thiếu niên này trí tuệ thật siêu quần.
– Quan gia, nếu không có trí tuệ như vậy, sao có thể “tiên thiên hạ chi ưu mà ưu, hạ chi nhạc mà nhạc” ?
Tống Chân Tông nghe xong rất tán thưởng, lại tiếp tục thưởng cho Thạch gia vô số tiền, vật.
Thạch Kiên kể xong bộ Tây Du Ký, chủ bút là Hồng Diên, hắn có chút không hài lòng, vì thế hắn đã tiến hành sửa chữa rất nhiều, từ dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu…
Cũng vì các chương truyện đột ngột xuất hiện những ký hiệu đặc biệt này mà cả cuốn truyện trở nên đặc biệt có hồn. Thạch Kiên cũng ghi chú rất rõ.
“Tiểu tử học vấn nông cạn, thường gặp nhiều nghi vấn trong những áng văn cổ. vì thế tiểu tử nghĩ ra một loại ký hiệu dùng để biểu đạt như: dấu chấm, dấu cảm, cảm thán, nghi vấn, dừng, chuyển, cường điệu, cách. Tiểu tử cảm thấy như vậy tiện hơn rất nhiều, vì vậy mới cố ý cho vào câu truyện, mong các vị đại nhân không chê cười”
Ký hiệu này xuất hiện, thiên hạ lại chấn động. Mặc dù chỉ cần nhìn qua là có thể hiểu tác dụng của loại ký hiệu này, nhưng những lão nho lại đặc biệt si mê, nhờ loại ký hiệu này họ có thể dễ dàng chú giải, chia câu, những câu chữ khô khan, thông tục trở nên dễ hiểu, nhất là lại đề cao hơn một tầng sự lạc thú khi thưởng thức văn học. Nhưng cũng có người nói những ký hiệu này làm mất truyền thống, mất đi nguồn gốc văn học, khiến người đọc loạn mắt, mê hoặc, thậm chí còn buộc tội Thạch Kiên cả gan làm loạn, dám sửa chữa quy củ của tiền nhân trước mặt Tống Chân Tông.
Tống Chân Tông dường như cũng nhìn ra sự đố kỵ của bọn họ, cứ ngồi trên Long Ỷ, cười như không.
Vương Khâm lúc này lại vì Thạch Kiên mà xuất đầu, hắn nhìn đám lão nho hỏi:
– Ta hỏi các người, Tây Du Hiếu Ký là ai viết ?
Câu hỏi này không phải vô nghĩa. Các lão hai mắt trợn trắng, nhà bọn họ ai cũng có một quyển, thậm chí còn có mấy quyển.
Vương Khâm lại nói:
– Hắn chỉ muốn người khác đọc sách của hắn thêm dễ hiểu, không sửa chữa gì lớn, các ngươi kêu cái gì ?
Mấy lão thần lần này á khẩu, không trả lời được, đúng vậy, người ta sửa chữa tác phẩm của người ta, thêm vào vài ký hiệu, đó là quyền của người ta.
Bọn họ vừa muốn nói, Tống Chân Tông lại lên tiếng:
– Chuyện này không bàn cãi thêm, các ngươi cũng thử dùng những ký hiệu này chỉnh sửa thơ sách của các ngươi, xem hiểu quả như thế nào là hiểu.
Hoàng đế lên tiếng, còn dám không tuân ?
Tống Chân Tông lại nói:
– Hòa Châu vừa đưa tới chương Tam Quốc Diễn Nghĩa mới, lần này Tào Tháo uống rượu luận anh hùng cùng Quan Công qua ải chém sáu tướng, trẫm đã xem qua và vô cùng thích. Trẫm đã sai người in thêm mấy chục bản cho các vị ái khanh.
Nói xong gọi thái giám chia ỗi người một cuốn sách nhỏ.
Quang cảnh này khiến các lão nho đều lắc đầu, Thánh Thượng….
Nhưng khi các lão nho sử dụng thử các ký hiệu mới, quả thực kinh văn, thi từ trở nên vô cùng sống động, một câu có thể toát ra nhiều dụng ý, tùy theo ký hiệu khác nhau mà ý nghĩa khác nhau. Phòng sách nhanh chóng trở thành một cái chợ, các lão chỉ hận không thể phân thân ra để viết, tay áo vén cao, vùi đầu trong sách, khuôn mặt căng thẳng, mắt mở lớn, mặt đỏ bừng như sắp đánh nhau. Có lần Tống Chân Tông tới ngự thư phòng, thấy cảnh này hoảng sợ vội vàng trở về.
Mùa xuân tới, mùa cày cấy cũng tới, Thạch Kiên lúc này đã thêm một tuổi, hắn bắt đầu nhổ giò, nhìn hắn, những thiếu nữ đang làm việc ngoài đồng không kìm nổi ngây ngốc ngắm nhìn, khuôn mặt đỏ ửng.
Thạch Kiên lại gần mấy người tá điền bắt chuyện. Dưới sự an bài của hắn, họ đã bắt đầu thí điểm trồng lúa hai vụ, những vùng đất trũng cũng cải tạo trồng send. Thông qua nói chuyện với họ, Thạch Kiên biết rằng khoa học kỹ thuật ở Tống triều còn quá lạc hậu, chưa biết cách ươm giống, cấy mạ.
Hắn gọi mấy người nông dân đang cấy mạ, rồi bảo họ dừng lại. Sau đó nói:
– Mọi người xem tiểu tử làm.
Nói xong, hắn cởi giầy tất, xắn ống quần bước xuống ruộng