Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 2: Chưng cất


Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 2: Chưng cất


Hòa Châu là vùng ven sông, bên kia sông là Giang Châu, phía đông là Giang Ninh (nay là Nam Kinh), nhuận Châu (nay là Trấn Giang), Dương Châu, đều là những địa phương giàu có bậc nhất trong thiên hạ. Là con đường buôn bán rượu cho tới tận phía Nam nhà Tống, cho tới khi bị người Kim xâm chiếm, con đường phồn hoa này mới suy bại.
Hòa Châu ở Đại Tống không phải là một châu lớn, thành trì cũng không được coi là lớn nhưng lại là con đường giao thông trọng yếu, rất phồn hoa. Thạch Kiên đi dạo trên đường, nhìn tửu quán hai bên đường, nhìn dòng người tấp nập qua lại như mây, vô cùng náo nhiệt, trong trí nhớ của hắn cũng có chút ấn tượng mơ hồ. Tiểu tử hắn phụ thể không ngờ nương tựa Lý gia bấy lâu chỉ biết đọc sách, đi ra đường cũng chỉ vài ba lần, so với hắn kiếp trước, con mọt sách này còn mạnh hơn mấy phần….
Hắn nhìn xung quanh một hồi, lập tức phát hiện ra một việc. Chủ ý thì hắn có rất nhiều, nhưng không có nổi một xu tiền vốn, thân cô thế cô, không ai hỗ trợ. Thêm vào đó, Thạch Kiên rất ít đi ra ngoài, không ai biết hắn, thậm chí người qua đường còn có người cảm thấy khó chịu khi tên tiểu hài tử hắn hết nhìn đông lại nhìn tây, thậm chí còn nghĩ rằng hắn muốn trộm cắp của ai đó, hoặc vừa phạm tội đang tìm đường tẩu thoát, cũng có người chẳng thèm để ý tới hắn.
Lúc này, Thạch Kiên chợt phát hiện ra một hiện tượng thú vị, sau nửa buổi dạo phố, hắn thấy có ba cái tửu quán, một cái là khách sạn Thái Bạch, một cái là Thái Bạch Tửu Quán, một quán lại treo cờ hiệu của tửu quán Thái Bạch, xem ra hình tượng Lý Bạch đã in đậm trong lòng dân chúng thời này. Nghĩ tới Thái Bạch, một người coi rượu như mạng, linh cơ hắn chợt động. Hiện tại ở Bắc Tống chỉ sợ còn chưa ai biết nấu rượu, nếu không trong truyện Thủy Hử, Võ Tòng có là sâu rượu cũng không uống nổi mười tám bát chứ đừng nói uống xong còn sức đánh chết hổ. Nếu là rượu nồng độ cao, uống hết mười tám bát thì đừng nói đánh hổ, đi đường sợ cũng không nổi chứ đừng nói là uống cả vò như trong truyện.
Kỳ thật, Thạch Kiên nhận định cũng có chút sai lầm, thực ra nấu rượu đã xuất hiện từ thời Đường, năm 640 trước công nguyên, thời vua Đường Thái Tông, trong một lần du ngoạn tới Tân Cương đã học đượng cách nấu rượu Cao Xương, từ đó nhà Đường bắt đầu xuất hiện rượu trắng. Đại thi nhân Bạch Cư Dị thời Đường đã từng nói:
– Lệ chi tân thục kê quan sắc, thiêu tửu sơ khai hổ phách hương.
(Dịch thơ:
Trái vải vừa chín tươi như mào gà,
Rượu mới cất xong trong như hổ phách)
Ung đào cũng có câu:

Tự đáo Thành Đô thiêu tửu thục,
Bất tư thân cánh nhập Trường an
(Dịch thơ:
Vào đến Thành đô thấy mùi rượu thơm quá,
Không còn muốn quay về Trường An nữa)
Sử sách thời Lý cũng ghi lại về loại rượu Kiếm Nam Xuân từ lúc cất rượu cho đến thưởng rượu, trước phải dùng thảo mộc chưng cất, pha nước rồi ủ. Ngoài ra, mấy năm qua còn thu thập được nhiều văn vật thời Tùy, có cả vài chục chiếc chén uống rượu, có điều chén rất lớn, chứng tỏ rượu trắng nồng độ cao khẳng định chưa xuất hiện. Nếu nói một cách rõ ràng, ủ rượu đã xuất hiện từ thời Đường, Minh, nhưng không thông dụng, có thể là do mọi người không hiểu nguyên lý và không có công cụ chưng cất, vì vậy nếu chưng cất kỹ càng, trong quá trình chưng cất rượu sẽ theo hơi nước bốc hơi hết không còn chút nào, quá lãng phí, hiệu quả cũng không tốt, thêm nữa độ rượu càng cao càng tốn nguyên liệu.
Ở thời kỳ phong kiến, ấm no là đại sự của vương triều thống trị thì lại càng nghiêm trọng hơn, cho tới tận thời Minh, khi kỹ thuật hoàn thiện Trung Quốc mới xuất hiện rượu trắng nồng độ cao.

Thạch Kiên sai lầm, nhưng trong cái thành nhỏ này, quả thật kỹ thuật chưng cất rượu chưa được biết đến, mặc dù hắn làm bậy bạ nhưng lại may mắn trúng. Trước đây, hắn đã nghiên cứu không ít sách cổ, cộng với kiến thức khoa học, nghiên cứu trong viện khoa học Trung Quốc cùng các ủy ban trung ương, hắn đã sơ bộ nắm vững cách thức nấu rượu trắng của Đường triều, cũng tìm ra các phương pháp để nấu, ủ rượu.

Ý tưởng này khiến Thạch Kiên bị kích thích mạnh mẽ, hắn vô cùng kích động, chạy thẳng về nhà xin tiền bà nội.
Bà nội hắn thỉnh thoảng cũng thấy hắn xin tiền mua sách và bút mực nên cũng lơ đễnh không để ý. Chỉ là lần này, Thạch Kiên lại hỏi bà có bao nhiêu tiền, hắn muốn lấy hết, bà tò mò hỏi:
– Tôn nhi (cháu) láu lỉnh của ta, con cần nhiều tiền như vậy làm gì ?

Thạch Kiên hết cách đành dở bộ nhõng nhẽo, túm tay bà nội:
– Bà nội, yên tâm, con sẽ không tiêu xài lung tung.

Bà nội hắn còn tưởng hắn muốn mua một quyển sách rất đắt tiền, mà ở thời đại này photo còn chưa được phát minh, sách vở rất đắt tiền, nếu là một tác phẩm, thi sách vĩ đại thì lại càng đắt tiền, thậm chí còn không thể mua được. Bà nội hắn cũng không nói thêm gì, lấy từ đầu giường ra một xâu tiền, cẩn thận đặt vào tay hắn.
Nhìn bộ dạng cẩn thận của bà, chỉ sợ rằng đây là tiền mà bà đã tích cóp từ lâu.
Nhìn bà, Thạch Kiên vô cùng cảm động, nước mắt lưng tròng, hắn trìu mến hôn lên má bà một cái rồi nói:
– Bà nội, Kiên nhi sau này sẽ chăm sóc, hiếu thuận với bà.
Nói xong hắn xoay lưng ra khỏi phòng, len lén đưa tay chùi nước mắt.

Bà nội Thạch Kiên khẽ đưa tay vuốt vuốt gò má hắn hôn, lắc đầu:
– Đứa nhỏ này, mắc bệnh gần chết xong tự dưng lại tỏ ra hiếu thuận như vậy.
Thạch Kiên cầm tiền chạy đi tìm thợ mộc, rồi vẽ một bản vẽ, nói thợ một chế tạo một cái dụng cụ cất rượu kín. Dụng cụ nấu rượu tốt nhất là thủy tinh, sau đó là kim loại, thủy tinh tốt nhưng dễ vỡ vì vậy các nhà máy rượu hiện đại thường dùng dụng cụ bằng kim loại, nhưng Thạch Kiên hiện tại chỉ có chút tiền, không thể đặt thợ rèn chế tác, càng đừng nói tới dụng cụ thủy tinh, mà dù muốn làm dụng cụ bằng thủy tinh sợ rằng cũng không có nhà xưởng nào chế tạo cho hắn.

Thợ mộc nhìn bản vẽ của hắn, đầu tiên nhíu mày, không hiểu cái dụng cụ hình dạng cổ quái này dùng làm gì, nhưng Thạch Kiên lại thưởng hắn mấy đồng vì vậy sau một hồi xem xét, hắn cũng mặc kệ không quan tâm.

Muốn làm ra dụng cụ cất rượu này phải mất một ngày, nhưng Thạch Kiên cũng không vội, hắn chậm rãi dặn dò kỹ càng, nhắc thợ mộc nhất nhất phải cẩn thận, đặc biệt dụng cụ phải kín, không được để hở, đồng thời để dụng cụ không làm ảnh hưởng tới mùi rượu hắn còn dặn phải sử dụng loại gỗ tùng để chế tạo, sau khi dặn dò kỹ lưỡng hắn mới trở về nhà.
Sáng hôm sau, bà nội dậy rất sớm tới Lý phủ làm việc, Thạch Kiên cũng dậy ngay sau đó, hắn không đọc sách như mọi ngày mà đi ra sân sau tập thể dục, luyện một bộ Thái Cực Quyền.
Ở thời đại này, Thái Cực Quyền còn chưa xuất hiện, càng không có những bài tập thể dục. Thạch gia và tôi tớ Lý phủ vốn ở cùng một chỗ, Thạch Kiên lại làm những động tác quái dị khiến tôi tớ Lý phủ kéo tới xem rất đông.
Thạch Kiên không thèm để ý, hắn hiểu rằng thân thể hiện tại rất yếu nhược, điều cần nhất trước mắt là phải làm cho thân thể này cường tráng hơn mới là quan trọng.
Sau một hồi vận động, hắn đi tới nhà thợ mộc, sau một đêm làm việc, thợ mộc đã hoàn thành công việc, Thạch Kiên cầm dụng cụ cất rượu xem xét tỉ mỉ, hài lòng gật đầu. Chất lượng còn tốt hơn là hắn suy nghĩ, quả thực nếu nói vể nghệ thuật thủ công, sợ rằng Tống triều đã đạt tới đỉnh cao rồi.
Tên thợ mộc dựa theo bản vẽ của Thạch Kiên làm ra dụng cụ này, nhưng hắn không hiểu công dụng của nó vì thế cũng có chút tò mò, hỏi hắn. Thạch Kiên tự nhiên sẽ không giải thích cho hắn, chỉ cười không đáp khiến tên thợ mộc kia càng thêm tò mò.
Thạch Kiên rời khỏi nhà tên thợ mộc, bước về phía tửu quán mua mười cân rượu. Rượu lúc này so với rượu ở kiếp trước có lượng cồn rất thấp, còn có chút vị ngọt, khá giống với sâm banh và đồ uống giải khát. Vì muốn có kết quả cao nhất, Thạch Kiên chọn mua những loại rượu tốt nhất, sau đó đem tất cả về nhà, đổ vào một chiếc nồi sắt, bắt đầu chưng cất.
Trong chốc lát, rượu bắt đầu sôi, bốc hơi, hơi rượu theo ống trúc chảy ra ngoài, ống trúc này hiệu quả làm lạnh rất thấp, mặc dù Thạch Kiên liên tục đổ nước giếng vào nhưng kết quả không khả quan hơn bao nhiêu. Cuối cùng, quá trình chưng rượu cũng kết thúc, mười cân rượu ngon biến thành ba cân rượu trắng. Do tác dụng của chưng cất, tạp chất ban đầu bị thanh lọc khá nhiều, rượu hắn cất ra so với rượu trắng ở tiền kiếp không kém hơn bao nhiêu. Nhưng sau khi nếm thử Thạch Kiên phát hiện, rượu vẫn còn rất nhạt.
Hắn lại tiếp tục chưng cất lần thứ hai, lần này do lượng rượu còn ít hơn nên tiến độ cũng nhanh hơn, ba cân rượu còn lại hơn một cân. Thạch Kiên lại thử một chút, rốt cuộc lần này rượu đã có chút hương vị, độ cồn đại khái khoảng ba mươi độ, tương đương với các loại rượu nhẹ ở kiếp trước. Hắn vẫn chưa hài lòng, tiếp tục chưng cất, sau lần thứ ba số rượu còn lại chưa tới nửa cân. Thạch Kiên thử một ngụm rồi gật đầu, rượu lúc này đã đạt tới khoảng bốn mươi độ. Hắn gật gù, tạm dừng chưng cất.
Mười cân rượu, chưng cất còn chưa được một cân, vậy cũng đã là rất thành công. Thêm vào đó không phải chưng cất một lần, mà là ba lần, Thạch Kiên đạt được hơn một cân cũng là nhờ dụng cụ chưng cất của hắn, ngăn bớt rượu bốc hơi vào không khí, nếu nhưng không có chút kiến thức sợ rằng không thể nào thành công. Thêm nữa, lần chưng cất này của hắn không phải dùng để bán mà là để làm hàng mẫu.

Hắn đổ toàn bộ rượu vào một chiếc bình sứ trắng, sau khi hoàn tất công việc thì bà nội cũng về tới nhà. Sau khi làm việc xong, bà trở về nấu cơm cho Thạch Kiên, vừa bước vào cửa đã ngửi thấy hương rượu thơm lừng khắp nơi. Bà nội ngửi thấy mùi rượu, tưởng rằng Thạch Kiên vì hôm trước bị mẫu thân Lý Tuệ mắng mua rượu uống giải sầu liền chạy tới, ôm lấy Thạch Kiên:
– Cháu ơi, sao có thể nghĩ quẩn uống rượu như vậy ?

Thạch Kiên bị bà nội ôm vào lòng vội nói:

– Bà nội, cháu không uống rượu, mà muốn bán rượu.
Bà nội thấy Thạch Kiên nói không uống rượu mà muốn bán rượu thì có chút tức giận. Địa vị của thương nhân ở Tống triều so với thời Đường có tốt hơn một chút, nhưng thân phận cũng rất thấp.

Sĩ, nông, công, thương, thương nhân xếp hạng cuối cùng, bà liền nói:
– Cháu chỉ cần lo đọc sách thật chăm chỉ là được, đâu cần phải buôn bán! Chúng ta nghèo nhưng cũng không đến mức không có tiền cho cháu mua bút mực.

Thạch Kiên và bà nội đã sống với nhau mấy năm, chưa bao giờ hắn thấy bà bực tức như vậy. Nghĩ lại, hắn chợt hiểu ra lý do, vội khuyên bà:
– Bà nội, thiên hạ có bao nhiêu người đọc sách, có bao nhiêu người đỗ tú tài ? Chưa kể tới cử nhân, tiến sĩ. Như phụ thân chỉ vì đọc sách mà sinh bệnh, thêm nữa hiện tại chúng ta ăn còn không đủ, cháu không có tâm tư đọc sách.
Thạch Kiên nói đều là lời thật, nếu không phải hắn phụ thể vào người này, thì cái tên Thạch Kiên này dù đọc sách mười năm, hai mươi năm sợ rằng cũng không có tiền đồ.
Hắn tiếp tục nói:
– Cháu vừa nghĩ ra một phương pháp, muốn kiếm chút tiền rời khỏi Lý gia. Bà nội, bà yên tâm, cháu vẫn sẽ chăm chỉ đọc sách, lớn lên nhất định tiền đồ sẽ hơn cả phụ thân, sẽ không theo người khác học buôn bán.

Bà nội bình thường vô cùng cưng chiều đứa cháu bảo bối này, bây giờ thấy hắn nói đầy chí khí, cũng nguôi giận, chợt bà nhìn chiếc bình trong tay Thạch Kiên, nghi hoặc hỏi:
– Cháu, cháu chỉ có một lọ rượu, dù là rượu gì cũng giỏi lắm chỉ vài đồng mà thôi ?

Thạch Kiên lấy một chiếc chén bên cạnh, đưa cho bà rồi nói:
– Bà nội, bà nếm thử một chút xem sao.

Bà nội đầu tiên chăm chú nhìn chén rượu, cái này rõ ràng là rượu nhưng lại trong như nước. Có điều lại bốc mùi thơm phức, hương rượu nồng đậm khiến bà rất nghi hoặc.
Nhìn một lúc cuối cùng bà cũng ngửa cổ uống một ngụm, tại Tống triều, rượu được lưu hành vốn rất nhẹ, dù là một tiểu hài tử cũng có thể uống, khó trách bà lại uống một hơi như vậy.


Uống xong, bà xoay người ho khù khụ. Loại rượu này khiến bà bị sốc nghẹn.
Thạch Kiên lại quên không nhắc bà, vội vàng bước tới vỗ lưng giúp bà.
Bà nội hít hà một lúc lâu rồi mới nói:
– Cháu ngoan, đây là rượu gì, sao uống vào cổ họng như bị lửa đốt, tới bụng lại như bị dao đâm.

Thạch Kiên nói:
– Bà nội, loại rượu này là rượu mạnh, cháu học được cách làm từ trong sách cổ.

Bà nội nói:
– Loại rượu này mãnh liệt như vậy, ai dám uống ?

– Bà nội, chắc chắn sẽ có người uống

– Cháu ngoan, cháu muốn mở tiệm rượu ? Nhưng bà không có tiền….

– Bà nội, cháu không muốn mở quán rượu, mà muốn bán cách chế rượu

– Bán cách chế rượu ? Có thể bán được bao nhiêu tiền ?

– Cháu không biết, tóm lại sẽ được rất nhiều tiền, đủ để chúng ta sống một thời gian dài.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.